Thời điểm đánh giá xếp hạng

Một phần của tài liệu ’’Mô hình Logistic và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần VietBank (Trang 29 - 65)

* Đối với khách hàng đã và đang quan hệ tín dụng với Ngân Hàng VietBank:định kì 06 tháng /lần vào các ngày 31/3 và 30/9 hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo ĐVKD

-Trường hợp có thay đổi, biến động tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách hàng (do điều kiện chủ quan của Khách hàng hoặc ảnh hưởng khách quan từ chính sách, thị trường chung), CBDG phải cập nhật thông tin và đánh giá lại.

-Trường hợp khách hàng đề nghị thay dổi hạn mức tín dụng, cấp lại hạn mức tín dụng hoặc bắt buộc phải điều chỉnh hạn mức tín dụng. Khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng trung và dài hạn sau khi đã được cấp tín dụng ngắn hạn, việc đánh giá xếp hạng lại phải được thực hiện trước khi điều chỉnh hạn mức tín dụng hoặc cấp hạn mức tín dụng trung/dài hạn.

* Đối với Khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu tiên với Ngân hàng, hoặc Khách hàng tiềm năng, yêu cầu đánh giá xếp hạng trước khi đề xuất cấp tín dụng.Trong trường hợp này, CBDG thu thập và sử dụng thông tin hoạt động trước nó 02 năm gần nhất hoặc từ ngày hoạt động của Khách hàng (nếu chưa đủ 02 năm). * Trong mọi trường hợp khách hàng chỉ được xếp hạng khi Khách hàng hoạt động

tối thiểu 06 tháng.

Sau đây là quy trình thực hiện của hệ thống chấm điểm tín dụng của Ngân hàng VietBank:

Bước 1: Thu thập thông tin

Để ngân hàng có thể đánh giá xếp hang tín dụng doanh nghiệp,các cán bộ tín dụng cần thu thập được các thông tin liên quan như sau:

a. Thông tin chung Thông tin chung gồm có: - Thông tin về cơ cấu tổ chức

-Danh sách các cổ đông lớn và thành viên Hội Đồng Quản Trị; -Thông tin về lịch sử phát triển Khách hàng;

-Thông tin về chính sách nhân sự, tiềm năng nhân lực và đội ngũ điều hành (chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực…);

-Định hướng chiến lược và kế hoạch kinh doanh (nếu có). b. Thông tin pháp lý

Thông tin pháp lý gồm:

-Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; -Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh;

-Giấy chứng nhận đăng kí mã số thuế; -Điều lệ doanh nghiệp;

-Giấy phép hành nghề đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh đặc biệt cần giấy phép; -Quyết định bổ nhiệm Chủ Tịch hội đồng quản trị, Người đại diện theo Pháp luật, kế toán trưởng;

-Văn bản liên quan đến quyết định đầu tư, vay vốn, kinh doanh của cấp có thẩm quyền trong các doanh nghiệp;

-Các giấy tơg pháp lý có liên quan. c. Thông tin tài chính

Thông tin tài chính gồm:

-Báo cáo tài chính 02 năm liền trước (nếu có) và đến thời điểm gần nhất (ưu tiên sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán)

+ Bảng cân đối kế toán;

+ Báo cáo kết quả kinh doanh;

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) + Thuyết minh báo cáo tài chính (nếu có).

-Kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính năm hiện hành và dự báo cho năm sau(nếu có);

-Chỉ tiêu doanh thu theo từng lĩnh vực ngành nghề (nếu Khách hàng kinh doanh đa ngành nghề).

d. Các thông tin thị trường-kinh doanh

-Danh mục và thông tin sản phẩm dịch vụ: vai trò của sản phẩm – dịch vụ đối với xã hội,chất lượng,tình hình tiêu thụ sản phẩm – dịch vụ,khả năng cạnh tranh,giai đoạn hiện tại trong chu kì sống,tiềm năng và triển vọng phát triển của sản phẩm – dịch vụ. - Thông tin chung về thị trường ngành nghề, lĩnh vực hoạt động bao gồm:

+ Hiện trạng, quy mô thị trường + Phân chia thị trường

+ Thị trường đầu ra, đầu vào và tín ổn định của thị trường

+ Chu kì, xu hướng, triển vọng và chiến lược phát triển chung của ngành + Các chỉ số hoạt động chung của ngành

-Danh sách chung về các đối thủ cạnh tranh chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Danh sách của các nhà cung cấp đầu vào (nguyên, nhiên vật liệu).Tính chất và mức độ quan hệ với các nhà cung cấp đầu vào.

-Danh sach thông tin về các đối tác đầu ra (hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ…) - Các thông tin về công nghệ, môi trường và xu hướng thay đổi của công nghệ liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngân hàng.

e. Thông tin quan hệ với các TCTD khác

-Bảng kê dư nợ vay tại các TCTD, tổ chức kinh tế và các đơn vị; -Lịch sử quan hệ với ngân hàng VietBank

-Lịch sử quan hệ với các TCT khác

Bước 2: Xác định ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh của Khách hàng

-Việc xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Khách Hàng nhằm mục đích tham chiếu đúng các giá trị chuẩn được lập theo đặc thù từng ngành nghề, lĩnh vực. -Xác định ngành nghề kinh doanh dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Khách hàng.Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại trên 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của Khách hàng.

-Quy định này phân loại doanh nghiệp dựa trên 5 nhóm ngành cơ bản: +Nông lâm, ngư nghiệp;

+ Công nghiệp nặng; + Công nghiệp nhẹ;

+ Đầu tư xây dựng cơ bản; -Phạm vi 5 nhóm ngành như sau: a. Nông, lâm ngư nghiệp:

i. Các doanh nghiệp hoạt động khaithác,nuôi trồng,đánh bắt các sản phẩm từ nông,lâm,ngư nghiệp,bao gồm:

+ Trồng trọt và chăn nuôi;

+ Trồng rừng, khai thác gỗ và các sản phẩm lâm sản khác; + Khai thác và nuôi trồng thủy sản;

ii. Doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông,lâm,ngư nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ.

iii. Doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông,lâm,ngư nghiệp thuộc nhóm ngành thương mại-dịch vụ.

b.Thương mại – dịch vụ; Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ bao gồm:

+ Kinh doanh xuất- nhập khẩu và bán buôn, bán lẻ. + Công nghệ thông tin – viễn thông

+ Vận tải kho bãi + Văn hóa giáo dục;

+ Kinh doanh bất động sản (chỉ đơn thuần kinh doanh, không đầu tư xây dựng) + Kinh doanh khách sạn, nhà hàng;

+ Các dịch vụ khác

c. Công nghiệp nặng: Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ ngành công nghiệp khác, bao gồm: + Khai khoáng + Vật liệu xây dựng + Chế tạo máy móc + Năng lượng + Các ngành công nghiệp nặng khác

d. Công nghiệp nhẹ: Các doanh nghiệp chuyên cung cấp hàng hóa phục vụ tiêu dùng bao gồm: + Giầy da – may mặc; +Chế biến thực phẩm +Dược phẩm +Thiết bị gia đình + Sản xuất hàng tiêu dùng + Các ngành công nghiệp nhẹ khác

e. Đầu tư xây dựng cơ bản:Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình nhà ở,văn phòng,nhà máy,xí nghiệp,hệ thống đường,bao gồm:

+ Xây dựng dân dụng; + Xây dựng công nghiệp;

+ Kinh doanh bất động sản từ chính các dự án xây dựng

Bước 3: Xác định quy mô Khách hàng

Xác định quy mô khách hàng doanh nghiệp dựa vào: + Ngành nghề kinh doanh của Khách hàng

+ 4 tiêu chí: Doanh thu thuần năm, Vốn chủ sở hữu, Số lao động trung bình trong năm

-Quy mô khách hàng được chia làm 3 loại:

+ Quy mô lớn: tổng điểm lớn hơn hoặc bằng 86.5 + Quy mô vừa: tổng điểm từ 36.5 đến 86.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quy mô nhỏ: tổng điểm nhỏ hơn hoặc bằng 36.5

Bước 4 : Chấm điểm các chỉ tiêu Tài chính

-Việc đánh giá thực hiện trên 12 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm ngành:

a. Khả năng thanh toán:

+ Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần) = TSNH/ Nợ ngắn hạn

(TSNH: tài sản ngắn hạn không tính đến hàng tồn kho mất phẩm chất,các khảon phải thu khó đòi)

+Khả năng thanh toán nhanh (lần) = (Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Phải thu)/Nợ ngắn hạn

b.Tốc độ tăng trưởng

+ Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) = Doanh thu thuần năm nay – Doanh thu thuần năm trước)/Doanh thu thuần năm trước * 100%

+ Tốc đọ tăng trưởng lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận trước thuế năm nay – Lợi nhuận trước thuế năm trước)/Lợi nhuận trước thuế năm trước*100%

a. Khả năng sinh lời :

+ Biến lợi nhuận ròng (%) = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần*100% + Chỉ số ROA (%) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản *100%

+ Chỉ số ROE (%) = Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu * 100% d. Khả năng tự tài trợ:

+ Hệ số tự tài trợ (%) = Vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn*100% e. Chỉ tiêu hoạt động:

+ Vòng quay các khảon phải thu (vòng) = Doanh thu thuần / Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân

(Các khoản phải thu không tính phải thu khó đòi doanh nghiệp chưa trích dự phòng) +Vòng quay hàng tồn kho (vòng) = Giá vốn hàng bán/tồn kho bình quân

(Giá vốn hàng bán không bao gồm chi phí khấu hao)

+Vòng quay vốn lưu động (vòng) = Doanh thu thuần/ TSNH bình quân + Hiệu quả sử dụng tài sản (lần) = Doanh thu thuần/ tổng tài sản

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

-Việc đánh giá chỉ tiêu thực hiện trên 32 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm ngành: a. Trình độ quản lý và môi trường nội bộ

+ Lịch sử tư pháp của người đứng đầu DN/ chủ DN + Trình độ học vấn của người đứng đầu DN/ chủ DN

+Kinh nghiệm, năng lực điều hành và chất lượng quản lý của Chủ DN/Ban lãnh đạo; + Uy tín, quan hệ của Chủ DN trên thị trường, với các cơ quan liên quan;

+ Môi trường kiểm soát nội bộ, cơ cấu tổ chức của DN + Môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp

+ Tầm nhìn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp b. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

+ Ảnh hưởng từ chính sách của Nhà nước, chính phủ và Chính quyền địa phương + Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào

+ Khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay thế bởi các “sản phẩm thay thế” + Khả năng gia nhập thị trường (cùng ngành, cùng lĩnh vực kinh doanh) của các doanh nghiệp mới theo đánh giá của CBDG;

+ Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của Dn vào các điều kiện tự nhiên. c. Quan hệ với TCTD

+ Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại của các DN tại các TCTD + Số lần cơ cấu lại nợ (gồm cả gốc và lãi) trong vòng 12 tháng qua + Số lần chậm trả lãi trong 12 tháng

+ Số lần cam kết các cam kết mất khả năng /chậm thanh toán (Thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết khác) trong 12 tháng qua tại các TCTD

+ Mức độ quan hệ tín dụng với các Ngân hàng VietBank + Lịch sử trả nợ của các DN với Ngân hàng VietBank (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sử dụng vốn vay sai mục đích khi vay vốn tại Ngân Hàng VietBank

+ Tình hình cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ngân hàng VietBank trong 12 tháng qua

+ Tỷ trọng số dư tiền gửi bình quân (trong 12 tháng qua)/ Dư nợ bình quân của các doanh nghiệp tại Ngân hàng VietBank (trong 12 tháng qua)

+ Số lượng trung bình các giao dịch với Ngân hàng VietBank d. Các đặc điểm hoạt động của Ngân hàng

+ Vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; + Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (phạm vi tiêu thụ của sản phẩm); + Mối quan hệ với nhà cung cấp;

+Chất lượng báo cáo tài chính;

+ Áp dụng mô hình quản lý hiện đại (ISO) và quy trình công nghệ tiên tiến; + Thành tích được công nhânh rộng rãi;

+ Xu hướng lưu chuyển tiền thuần;

+ Nguồn trả nợ của DN theo đánh giá của CBDG;

Bước 6: Tổng hợp điểm,xếp hạng và phê duyệt kết quả:

STT Nhóm chỉ tiêu Tỷ trọng

1 Chỉ tiêu tài chính 40%

2 Chỉ tiêu phi tài chính 60%

Hình 6. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính

-Căn cứ vào tổng điểm để xác định xếp hạng.Hạng tín dụng được chia thành 9 hạng:

Tổng điểm đạt được Hạng

Từ 90 điểm trở lên AAA

Từ 80 đến 90 điểm AA Từ 70 đến 80 điểm A Từ 60 đến 70 điểm BBB Từ 50 đến 60 điểm BB Từ 40 đến 50 điểm B Từ 30 đến 40 điểm CCC Từ 20 đến 30 điểm CC Dưới 20 điểm C

Hình 7. Bảng điểm và mức xếp hạng tín dụng của VietBank -Phê duyệt kết quả: CBDG gửi kết quả đánh giá cho cấp kiểm soát để thực hiện kiểm tra kết quả xếp hạng.Sau khi cấp kiểm soát kiểm tra và đồng ý kết quả xếp hạng, cấp phê duyệt sẽ thực hiện phê duyệt trên kết quả xếp hạng tín nhiệm Khách hàng.

2.3. Đánh giá về nghiệp vụ xếp hạng tín dụng của Ngân hàng VietBank

Hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) là một cấu phần quan trọng và là một công cụ đắc lực trong hoạt động quản trị ngân hàng đặc biệt là đối với quản trị rủi ro và phát triển kinh doanh. Hiện nay Ngân hàng VietBank đã triển khai hệ thống XHTDNB tuy nhiên hệ thống này đang thể hiện một số bất cập. Sau đây em xin trình bày về thực trạng và đề xuất một số giải pháp như sau:

* Những hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang thực hiện

- Hệ thống XHTDNB dành cho KHCN hiện chỉ áp dụng đối với khách hàng cá nhân vay tín chấp mà chưa áp dụng với tất cả các đối tượng khách hàng cá nhân. - Hệ thống XHTDNB hiện nay của Ngân hàng VietBank chủ yếu dựa vào tài liệu tham khảo của các Ngân hàng khác chứ chưa thực sự có căn cứ và phương pháp khoa

học mang tính thuyết phục. Điều này sẽ gây bất lợi cho Ngân hàng VietBank khi áp dụng và khi muốn điều chỉnh, xem xét định kỳ.

- Việc chấm điểm thực hiện thủ công dẫn đến khó kiểm soát độ chính xác của các bản chấm điểm, dễ bị can thiệp và sửa đổi các thông tin, không khai thác được cơ sở dữ liệu thu thập được từ việc chấm điểm.

- Theo dự thảo Quyết định về phân loại nợ và trích lập dự phòng mới thì các Tổ chức tín dụng phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt để tiến hành phân loại nợ. Trong khi đó, hệ thống XHTDNB chưa được bảo vệ trước Ngân hàng Nhà nước nên việc áp dụng mang tính chất cầm chừng, chưa thực sự là công cụ cho quản lý rủi ro và điều hành kinh doanh. Cụ thể: Chưa có Quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo hệ thống XHTDNB, Quy định chính thức Chính sách khách hàng.

- Hệ thống chấm điểm của VietBank không đưa ra được xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp. Hơn nữa khi nền kinh tế biến đổi, việc áp dụng mô hình chấm điểm không chỉ ra được xác suất vỡ nợ thay đổi như thế nào,tại sao lại thay đổi như vậy, các yếu tố nào gây ra sự biến động này. Mà quản trị rủi ro tín dụng nhất thiết phải xác định được tình hình kinh tế của các doanh nghiệp hay đi đôi với nó chính là xác suất vỡ nợ. Từ những nhược điểm trên ta thấy cần phải xây dựng một hệ thống xếp hạng mang tính chính xác cao, phù hợp với VietBank và thể hiện được xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp.Vì xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp chính là yếu tố thể hiện khả năng trả nợ của chính họ. Thông qua xác suất vỡ nợ,Ngân hàng có thể phân loại khách hàng và nhận diện rủi ro. Từ đó Ngân hàng sẽchủ động đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro.

CHƯƠNG III:

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG LIÊN VIỆT

3.1.Phương pháp sử dụng mô hình logistic trong xếp hạng doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như chúng ta đã biết,Ngân hàng VietBank cũng như một số ngân hàng TMCP khác, hiện nay để quản lý rủi ro tín dụng, VietBank đã dùng phương pháp chấm điểm các khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể là phương pháp này là phương pháp tổng hợp điểm dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Chính vì phương pháp này chấm điểm dựa trên việc tổng số điểm nên có thể một số chỉ tiêu không đảm bảo theo quy định nhưng lại được bù bằng điểm của các chỉ tiêu khác nên dẫn đến việc số điểm không thể hiện đúng thực trạng của doanh nghiệp đi vay. Hơn nữa mô hình này chỉ dựa vào tổng số điểm chấm được để đánh giá việc cho vay mà không hề nêu lên được xác suất vỡ nợ

Một phần của tài liệu ’’Mô hình Logistic và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần VietBank (Trang 29 - 65)