1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

văn hóa nông thôn

14 847 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 73 KB

Nội dung

4.Văn hóa làng xã và nét đặc thù của nó:Văn hóa làng xã là một hệ thống những chân lý, giá trị, chuẩn mực và mục tiêu mà các thành viên của nó luôn chia sẻ trong cuộc sống và hoạt động..

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ: VĂN HÓA NÔNG THÔN MÔN: XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN

1.Khái niệm văn hóa:

Văn hóa có nhiều góc độ nhìn nhận và định nghĩa Có thể xem văn hóa như là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách, bản sắc của một cộng đồng, một dân tộc

XHH coi văn hóa như là một tập hợp những quan niệm, giá trị, chuẩn mực và mục tiêu mà mọi người trong xã hội cùng nhau chia sẻ trong đời sống hoạt động hàng ngày của họ

2.Các yếu tố của văn hóa nông thôn:

Mỗi nền văn hóa bao gồm những thành tố mà các thành viên của cộng đồng cùng chia sẻ với nhau

2.1.Chân lý: do những quan niệm chung mang lại.

2.2.Hệ giá trị:

Fichter: Tất cả những cái gì có lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân, hoặc xã hội đều có một giá trị

Những giá trị đều được sắp xếp theo tầm quan trọng, ý nghĩa và sự ảnh hưởng của chúng đối với các thành viên trong xã hội Chúng tập hợp lại thành một thang bậc những giá trị xã hội Có những giá trị mà mọi thành viên đều chia sẻ với nhau, có những giá trị mà mọi xã hội đều hết sức né tránh Những thang bậc của các giá trị trở thành cơ sở để xây dựng những tiêu chí “thưởng – phạt” của một hệ thống xã hội nhất định Vì vậy, mỗi xã hội đều có những khung hình phạt và các mức độ khen chê khác nhau

Những giá trị tạo thành những tiêu chí mà mọi thành viên trong xã hội noi theo Chính quá trình gia nhập vào xã hội là quá trình cá nhân học và tuân theo những giá trị xã hội

Trang 2

Để đánh giá một sự kiện hay một khuôn mẫu hành vi, một tác phong, người ta căn cứ vào giá trị Vì vậy, giá trị có chức năng đánh giá, điều chỉnh hành vi của các cá nhân

Durkheim: Giá trị là những lý tưởng tập thể và nó có tác dụng chi phối, điều chỉnh tư tưởng và hành động của con người theo khuôn mẫu xã hội

2.3.Chuẩn mực:

- Là những cung cách bắt buộc được mô hình hóa thành hành vi, dành cho một vị trí xã hội (vị thế xã hội)

- Thể hiện thành các quy tắc, quy định, đòi hỏi của xã hội đối với một khuôn mẫu tác phong Chuẩn mực cho biết phải hành động như thế nào trong một tổ chức xã hội, trong một tình huống xã hội cụ thể

2.4.Mục tiêu:

- Là cái đích thực tế được đặt ra Mọi người cùng nhau tổ chức hoạt động của mình xoay quanh những cái đích thực tế đó

2.5.Các yếu tố khác:

Ngoài những yếu tố trên, văn hóa còn bao gồm: ngôn ngữ, biểu tượng, nghệ thuật âm thanh và nghệ thuật trình diễn (thơ, hát ru, hò khi trợ giúp trong lao động, lúc nghỉ ngơi thì có hát quan họ - hát đúm – hát xoan – ví dặm – hát bài chòi…Hát chèo, hát tuồng, cải lương, ca vọng cổ, múa rối nước…Hát giao duyên, hát xẩm, hát chầu văn…)

Nghệ thuật tạo hình: trang trí khắc chạm Dưới bàn tay những nghệ nhân, những người thợ đã tạo ra những đồ vật, sản phẩm mang tính nghệ thuật cao

Kiểu kiến thiết nhà cửa và nghệ thuật kiến trúc xây dựng đã tạo thành một yếu tố trong văn hóa nông thôn Hình dáng ngôi nhà, đình, chùa, miếu mạo, lăng tẩm…phản ánh những nét độc đáo của văn hóa nông thôn Ngôi

Trang 3

nhà có hình dáng và cấu trúc phù hợp với khí hậu nơi ở Trong nông thôn, ngôi nhà là biểu trưng cho gia thế của gia đình và là nơi sinh sống, sinh hoạt của người dân

Ví dụ: “Nhà cao cửa rộng” là một tiêu chí để xây nhà Nhà cao gồm 2 yêu

cầu: nơi đặt chân cao so với mặt đất (có tác dụng để đối phó với lũ lụt, ẩm ướt, tránh côn trùng) và mái cao so với nơi người đặt chân (nhằm tạo không gian thoáng mát trong nhà để đối phó với nắng nóng và ẩm thấp) Cách bài trí trong nhà, nơi đặt bàn thờ cũng theo những quy tắc nhất định…”Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”

3.Loại hình văn hóa:

Văn hóa luôn được truyền tải Sự lưu truyền văn hóa được thực hiện thông qua ngôn ngữ Mà ngôn ngữ bao gồm cả ngôn ngữ viết, những ký hiệu, dấu hiệu được tích cóp và truyền từ thế hệ nọ sang thế hệ kia Đồng thời, nó được thể hiện trong những loại hình kiến trúc, văn học, điêu khắc, kịch, nhạc, họa, điện ảnh…Vì thế văn hóa có hai loại hình: văn hóa vật chất

và văn hóa tinh thần

Nhờ vào ngôn ngữ mà văn hóa được lan truyền, gây ảnh hưởng Do vậy, văn hóa mang tính xã hội Quá trình con người gia nhập vào xã hội chính là quá trình học tập và làm theo những gì mà nền văn hóa đã tạo dựng

Đó là quá trình tiếp thu các quy luật văn hóa

Toàn bộ các thành tố của văn hóa được thể hiện thành những khuôn mẫu văn hóa (tác phong xã hội, khuôn mẫu hành vi, hành động xã hội…), thành tín ngưỡng, phong tục tập quán, tục lệ Chúng thể hiện ra trong đời sống hàng ngày những những nghi lễ trong giao tiếp và ứng xử xã hội Chúng tạo thành một nếp sống đặc thù – nếp sống của một cộng đồng, một

xã hội

Trang 4

4.Văn hóa làng xã và nét đặc thù của nó:

Văn hóa làng xã là một hệ thống những chân lý, giá trị, chuẩn mực và mục tiêu mà các thành viên của nó luôn chia sẻ trong cuộc sống và hoạt động

Trong làng xã có những quy định được ghi thành hệ thống những chuẩn mực, gọi là hương ước Trong xã hội truyền thống, mỗi làng đều có hương ước riêng Hương ước bao gồm những quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi thành viên trong cộng đồng làng (luật, lệ của làng) Trong mỗi làng, các giá trị - chuẩn mực, quan niệm đã tạo thành lối sống riêng, là nét biểu hiện đặc thù của xã hội nông thôn

Văn hóa làng còn được thể hiện trong những quy tắc ứng xử, lễ hội của làng và cả những giá trị tín ngưỡng trong tâm linh của mỗi thành viên cộng đồng Mỗi làng là chủ thể sáng tạo ra những giá trị văn hóa Những thành viên của làng vừa là người sáng tạo, vừa là người tổ chức thực hiện, hưởng thụ => thể hiện tính chất dân gian, tính cộng đồng, tính tập thể của văn hóa làng

Mỗi làng đều muốn khẳng định cái riêng của mình thông qua việc khẳng định cái “ta” của làng Trong hành vi ứng xử, các thành viên của làng luôn hướng đến và khẳng định tính đặc trưng của làng mình Mặt khác, văn hóa làng còn thể hiện qua kiến trúc của làng Ví dụ như, hướng đình, vị trí, quy mô to nhỏ, kiểu cách kiến trúc của đình làng, phong thổ nơi đặt đình, điều kiện vật chất do các thành viên của làng đóng góp

Cái ta của làng còn thể hiện qua trình độ học vấn của làng này so với làng khác, được thể hiện ở số người đỗ đạt, làm quan, thể hiện qua những cái cộng đồng đóng góp để xây dựng lớp, mở trường; thể hiện ở những đội văn nghệ hát xướng, luôn được các đàn anh đàn chị kèm cặp để có dịp trổ tài với

Trang 5

những làng khác Cái chung của làng này lại là cái riêng trong sự đối chiếu,

so sánh với các làng khác => nâng cao vị thế của làng

Văn hóa làng còn thể hiện ở những truyện dân gian, được người dân của làng sáng tác, bảo lưu, truyền tụng, bổ sung Những di sản văn hóa đạo đức được sinh ra trong cái nôi của làng, tạo ra những thuần phong mỹ tục, cung cách ứng xử trong làng

Trong văn hóa làng, còn phải kể đến:

4.1.Lễ hội:

Văn hóa được biểu hiện ra trong đời sống, hoạt động của con người dưới dạng lễ tết, lễ hội Tết gồm có 2 phần: cúng ông bà tổ tiên (lễ) và ăn uống bù cho những ngày lao động vất vả (tết) Có nhiều loại Tết: tết nguyên đán, tết thượng nguyên, tết hàn thực (mùng 3/3), tết đoan ngọ, tết rằm tháng bảy, tết trung thu, tết cơm mới (mùng 10/10), tết ông Táo…Các tết được phân bố theo âm lịch

Lễ hội thiên về hoạt động tinh thần: ăn tết, nhưng chơi hội, xem hội

Lễ hội có 2 phần: phần lễ và phần hội Phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn thần linh bảo trợ cho cuộc sống của cộng đồng Có nhiều loại lễ: lễ cầu mưa,

lễ xuống đồng, lễ cơm mới, ra khơi…Lễ hội kỷ niệm những anh hùng, chiến thắng như hội Đền Hùng, hội Đền Kiếp Bạc, hội Đền Hai Bà Trưng…Lễ hội tôn giáo và văn hóa như hội Chùa Hương, hội Phủ Giầy…Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú Mọi trò chơi đều thể hiện ước vọng của con người Các trò chơi như thi đốt pháo, đi thuyền, đánh pháo đất…là những trò mô phỏng tiếng sấm nhắc trời làm mưa Xuất phát từ ước vọng phồn thực, có những trò chơi như ném còn, nhún đu, cướp cầu thả lỗ…Xuất phát từ ước vọng rèn luyện khéo léo có các trò chơi thi nấu cơm, thi đuổi vịt, thi dệt vải, thả diều…Còn xuất phát từ ước vọng khỏe mạnh có các trò chơi thi đấu vật, kéo co Xuất phát từ ước vọng thông minh có hội cờ…

Trang 6

Như vậy, Văn hóa làng thể hiện qua lễ hội của làng Trong lễ hội, các nét nổi trội của làng được thể hiện ra thành cái đẹp trong suy nghĩ, đối đáp qua lời ăn tiếng nói, cử chỉ, nét mặt, quần áo…Trong hội làng, tất cả những

gì còn ở dạng tiềm ẩn hoặc mới được phôi thai được bộc lộ, khẳng định và thi thố Trong lễ hội, người ta mới thấy hết tài đối đáp, giọng hát, lời ca, tài trí đấu vật, cờ, thi tài năng của mỗi làng Do đó, hội thu hút sự tham gia của toàn thể dân làng

Lễ hội còn thể hiện qua phần lễ - cúng tế Nó tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt mà các thành viên trong làng phải tuân theo:

- Lễ đội tế: bao gồm thành phần các bô lão trong làng, với các nghi thức uy nghiêm Ví dụ như trong lễ tế thần thành hoàng làng, bao gồm một chuỗi liên kết, có trật tự của các nghi lễ - lễ rước nước, lễ mộc dục (lễ tắm rửa tượng thần), lễ gia quan (lễ khoác áo mũ cho tượng thần), đám rước, đại

tế, lễ túc trực…

- Người chủ hội làng không phải là bộ máy hành chính thôn (làng) mà

là các cụ bô lão trong làng

- Phụ nữ không được làm chủ tế, không được tham gia những nghi lễ được coi là thiêng liêng Chỉ tham gia nấu nướng, đồ xôi, làm oản, đồ cúng…lễ dâng hương

Hội làng có ảnh hưởng mạnh và lôi cuốn sự tham gia của các thành viên trong làng Tổ chức hội làng có sự phối hợp của các tổ chức khác nhau (hành chính, đoàn thể, các hội) dưới sự điều hành của Hội người cao tuổi, thực hiện tự nguyện và thành lệ Các thành viên chuẩn bị, đóng góp và cùng nhau trẩy hội Kể cả con cháu phương xa cũng trở về, cùng nhau vui vẻ

Có thể nói, hội làng là sinh hoạt của toàn thể cộng đồng làng, là việc chung của làng và là cái gắn kết các thành viên trong làng Hội làng đáp ứng được nhu cầu sống của cộng đồng và là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ

Trang 7

tiên và những người có công với làng Đồng thời, cũng là dịp để vui chơi, trao đổi Hội làng là ngày hội duy nhất và riêng của cộng đồng làng Linh hồn của hội làng là hội, là không khí Hội, là sinh hoạt cộng đồng và ý thức cộng đồng

Ngày nay, trong các làng, sau thời gian bị mai một, lễ hội lại được phục hồi trở lại Hiện tượng đó và đã đang tạo ra 2 xu hướng ảnh hưởng: một mặt, chúng duy trì hoạt động văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng làng xã; mặt khác, nó bộc lộ những tiêu cực khi một số làng đã đẩy mạnh và phục hồi cả những cái

cổ hủ, lạc hậu không hợp với thời đại

4.2.Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng:

Quan niệm có một vị thần bảo vệ cho cả cộng đồng làng xã, tín ngưỡng thờ thành hoàng là trục trung tâm của các sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, đáp ứng được nhu cầu về đời sống tâm linh cho các thành viên, cũng như cho từng cộng đồng cư dân Việt ở nông thôn, có tác động lớn tới lối sống của người nông dân

Thành hoàng làng là một vị thần, là hộ mệnh của làng, được tôn thờ trong đình làng, là chỗ dựa cho người dân

Thành hoàng làng còn được coi như vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống, bảo vệ - phù hộ cho dân làng

Thành hoàng làng có nhiều nguồn gốc: nam thần, nữ thần theo truyền thuyết của mỗi làng Có thể là vị thần đại diện cho sức mạnh của tự nhiên, hoặc có thể là nhân vật lịch sử hoặc có công với dân làng

Nguồn gốc của Thành hoàng làng:

(1)-Nhiên thần: những người đại diện cho sức mạnh của tự nhiên Bao gồm, thiên thần – có nguồn gốc từ trời, Thành hoàng tứ pháp (mây, mưa, sấm, chớp) hoặc một số vị tinh tú trên trời; sơn thần – tùy từng địa phương

Trang 8

mà có sơn thần khác nhau như Cao sơn thần, Tản Viên….thường ở vùng ven núi; Thủy thần như cá Voi, cá Ông (thờ Đức ông) ở vùng ven biển; thổ thần – là thổ dân của các thôn làng

(2)-Nhân thần: cá nhân cụ thể được tôn thành thần Thành hoàng làng Thường là nhân vật lịch sử - vị anh hùng có công đánh giặc ngoại xâm, người có công truyền dạy cho dân làng một nghề thủ công, người khai phá lập làng, có công đắp đê, chống lụt, phòng trừ bệnh tật…, là người hiền sĩ

mở mang dân trí

=>Thể hiện tính chất phức tạp, đa dạng của Thành hoàng làng

Như vậy, Thành hoàng làng phản ánh rõ nét đời sống cộng đồng làng

xã, biểu hiện ý thức tâm lý cộng đồng làng xã Thành hoàng làng là sợi dây

để dân làng đoàn kết, gắn bó với nhau, tình cảm cộng đồng và sự tồn tại cộng đồng luôn được đặt lên trên hết

Cái ta của làng được thể hiện trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng Mỗi làng có một vị thần, quyền uy của Thành hoàng làng chỉ có ý nghĩa trong làng, trong phạm vi mà thần cai quản

Tính chất cộng đồng làng còn biểu hiện ở sự trừng phạt của thần với toàn thể cộng đồng khi một thành viên nào đó vi phạm những điều cấm kỵ hay những tập tục mà thần bảo vệ

Thờ cúng Thành hoàng làng là việc chung của cả cộng đồng Ngày lễ thần là ngày hội lớn của làng với nhiều ý nghĩa Tín ngưỡng Thành hoàng làng là tín ngưỡng của cộng đồng làng xã

4.3.Chợ làng:

Trong lịch sử phát triển của các vùng miền, chợ luôn là không gian phản ánh sự phát triển về kinh tế và những sinh hoạt văn hóa xã hội đặc trưng của địa phương Chợ làng ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, giao

Trang 9

lưu kinh tế và sinh hoạt của nhân dân, không chỉ đối với người dân của làng mình mà cả với các làng xung quanh

Mọi người đi chợ, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu trao đổi hàng hóa, còn thực hiện việc giao lưu tình cảm, gặp gỡ người thân và tiêu dùng cho một số loại hình văn hóa truyền thống: gánh xiếc, mãi võ bán thuốc…Vì vậy, trong dân gian còn có khái niệm “đi chơi chợ”

Do đặc điểm làm thủ công, hàng hóa đem ra trao đổi trên thị trường ít, sức mua ít nên chợ làng thường họp theo phiên Do đó, khi chợ mở, người dân nô nức kéo nhau đi chợ, thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần

Có những chợ làng có sự đa dạng và phong phú của các loại hàng hóa,

có những chợ làng mở ra chỉ để phục vụ cho một nhu cầu đặc biệt: chợ mua bán trâu bò, chợ chuyên mua bán vải sợi…

Hiện nay, do quá trình phát triển, chợ làng đã có nhiều thay đổi, diễn

ra hàng ngày nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Tuy nhiên, tại một số địa phương, vẫn duy trì hình thức chợ làng họp theo phiên

4.4.Lối sống của người nông thôn Việt Nam: Từ truyền thống đến hiện đại

Lối sống của người dân nông thôn có những đặc điểm:

(1)-Hòa đồng với thiên nhiên, nương theo thiên nhiên để làm lợi cho

mình => Với một khu rừng, không được chặt cây hay đốt phá vào mùa khô Với một khúc sông, dòng suối hay đầm hồ, không được tát cạn để bắt cá

Lối sống hòa đồng với thiên nhiên được coi như bản sắc văn hóa của người Việt Làng với lũy tre xanh, mái đình, cây đa, bến nước…đã in sâu vào tâm khảm của người dân quê, nảy sinh tình cảm gắn bó keo sơn với quê hương làng xóm, và nâng lên thành tình yêu đất nước Vì vậy, luôn sẵn sàng

đổ máu, hy sinh để giữ lấy mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình

Trang 10

Tuy nhiên, thế ứng xử hòa đồng với thiên nhiên làm cho con người luôn thụ động, bất lực trước những diễn biến bất thường của thiên tai Sự bất lực của con người trước thiên tai đã tạo điều kiện cho mê tín, dị đoan nảy nở

và phát triển, thể hiện qua các lễ cầu mát, cầu đảo…

(2)-Quý trọng người lao động và sức lao động, đề cao tinh thần yêu

lao động, phê phán sự lười biếng => “Thế gian chuộng của chuộng công, nào ai có chuộng người không bao giờ”, “Rủ nhau đi cấy đi cày, bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu”, “Cơm ăn một bát sao no, ruộng làm một lượt sao cho đành lòng”, “Tích tiểu thành đại, mưa dầm lắm nước”…những kẻ lười biếng bỏ hoang ruộng vườn bị phạt bằng hình thức đánh roi

(3)-Chấp nhận và thích nghi với điều kiện nghèo khổ, đề cao tiết kiệm

=> “Thịt cá là hương hoa, tương cà là gia bản”, “Người ta có thể đi khắp xứ

An Nam và người ta sẽ không hề thấy được sự khác nhau quá chênh lệch giữa mức sống của các cá nhân…Sự xa xỉ là không biết đến”…

Lối sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí bao giờ cũng đi liền với những tư tưởng sống, những quan hệ xã hội lành mạnh Tiết kiệm giúp con người biết quý trọng sức lao động, trân trọng những giá trị lao động do mình làm ra Đồng thời hình thành một ý thức và tinh thần trách nhiệm của các thế

hệ người VN: thế hệ trước luôn ăn dụm để dành, vun vén để lo toan, gây dựng cho thế hệ sau những điều kiện tốt nhất trong khả năng cho phép

Tuy nhiên, tiết kiệm quá mức trở thành hà tiện, “ăn đói mặc rách để tích tiểu thành đại” để làm giàu, làm cho con người sống khốn khó, gò bó, không mở rộng được các quan hệ KT-XH Nhiều người lấy hà tiện làm biện pháp tích lũy của cải để rồi cất giấu tiền bạc tạo thành những vốn chết không được dùng để sản xuất Vì vậy, sự nhạy cảm đối với việc sản xuất kinh doanh bằng việc quay nhanh đồng vốn trong tư duy kinh tế của người nông dân rất kém

Ngày đăng: 23/11/2017, 07:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w