Mục tiêu của môn học: giúp người học có được những hiểu biết cơ bản về tiến trình lịch sử của văn học phương Tây qua các thời đại, về vị trí và vai trò của khu vực văn học này trong bức
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY
1 Mục tiêu của môn học: giúp người học có được những hiểu biết cơ bản về tiến trình lịch sử của văn học phương Tây qua các thời đại, về
vị trí và vai trò của khu vực văn học này trong bức tranh toàn cảnh văn học thế giới, về những đặc điểm, nội dung và ý nghĩa cơ bản của những hiện tượng thuộc về đỉnh cao của lịch sử văn học của nhân loại (các khuynh hướng, trào lưu, tác gia, tác phẩm văn học…).
2 Thời lượng môn học: 45 - 60 tiết
3 Yêu cầu đối với người học:
- Dự giờ trên lớp: 80% thời lượng của môn học,
- Làm tiểu luận và thuyết trình theo nhóm / hoặc viết thu hoạch về môn học/ hoặc sân khấu hóa tác phẩm văn học (30% số điểm)
- Thi hết môn (70% số điểm)
3 Tài liệu học tập chính:
3.1 Nhiều tác giả (1997), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục, Hà Nội 3.2 Michael Alexander (2006), Lịch sử văn học Anh quốc, Cao Hùng
Lynh dịch, NXB Văn hóa Thông tin
3.3 X Carpusina và V Carpusin (2004), Lịch sử văn hóa thế giới, , NXB
Thế giới
3.4 Lê Đình Cúc (2007), Lịch sử văn học Mỹ, NXB Giáo dục
3.5 Xavier Darcos (1997), Lịch sử văn học Pháp, NXB Văn hóa Thông
tin
3.6 Trần Đương (2011), Văn hóa Đức – Tiếp xúc và cảm nhận, NXB
Thế giới
Trang 23.7 Lương Văn Hồng (2003), Đại cương văn học Đức, NXB Văn học 3.8 X.X Môcunxki chủ biên (1978), Lịch sử sân khấu thế giới (nhiều tập), Đức Nam, Hoàng Oanh, Hải Dương dịch, Văn hóa, Hà Nội.
3.9 Phùng Văn Tửu (2006), Văn học Âu – Mỹ, NXB ĐHSP Hà Nội
CÁC BÀI GIẢNG CỤ THỂ
BÀI 1: KHÁI QUÁT:
1 Vị trí của nền văn học phương Tây: Là một trong những khu vực
văn học lớn, có vị trí hàng đầu trong bức tranh chung của văn học thế giới, là nơi khởi đầu và sản sinh ra nhiều hiện tượng văn học (trào lưu, khuynh hướng, tác gia văn học…) có tính thế giới, có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của nhiều khu vực văn hóa khác nhau, trong đó có Việt Nam
2 Tiến trình lịch sử văn học phương Tây: Có nhiều góc nhìn khác
nhau về lịch sử văn học (góc nhìn lịch sử - xã hội, góc nhìn tư duy nghệ thuật, góc nhìn lịch sử thể loại, góc nhìn sự tiến hóa của ngôn ngữ…) Với mỗi góc nhìn khác nhau, chúng ta có thể phát hiện ra những “trắc diện” khác nhau, và vì thế hình ảnh vùng/ khu vực/ nền văn học hiện lên
sẽ rõ ràng hơn Tổng hợp các góc nhìn khác nhau có thể hình dung tiến trình lịch sử của văn học phương Tây như sau:
2.1 Văn học cổ đại (khoảng năm 2000 TCN – thế kỉ V SCN)
2.2 Văn học trung đại (cuối thế kỉ V – thế kỉ XIV),
2.3 Văn học Phục hưng (thế kỉ XV và XVI),
2.4 Văn học cổ điển (thế kỉ XVII),
2.5 Văn học Khai sáng (thế kỉ XVIII),
Trang 32.6 Văn học lãng mạn (nửa đầu thế kỉ XIX),
2.7 Văn học hiện thực và tự nhiên chủ nghĩa (từ khoảng 1830 đến cuối thế kỉ XIX),
2.8 Văn học hiện đại (từ cuối thế kỉ XIX trở đi)
3 Tính không đồng đều của quá trình tiến hóa văn học giữa các nền văn học trong khu vực.
BÀI 2: VĂN HỌC CỔ ĐẠI
Về lịch sử, đó là văn học của thời đại phương Tây chuyển từ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ (hoặc từ thời đại dã man sang thời đại văn minh); về đặc trưng tư duy, đó là thời đại văn học gắn liền với tư duy nguyên hợp; về thế giới quan, đó là thời đại văn học gắn liền với thế giới quan thần linh chủ nghĩa…
1 Trung tâm văn hóa Hi lạp – La Mã
2 Những hình thức văn học quan trọng (thần thoại, anh hùng ca, kịch, ngụ ngôn…)
3 Nội dung và ý nghĩa của các sáng tác cổ đại
4 Vị trí đầu nguồn của văn học cổ đại Hi Lạp – La Mã (quan điểm thẩm
mĩ, hình thức văn học, tiêu chuẩn giá trị của văn học…) Hiện tượng “tái sinh” của huyền thoại
Các tác phẩm cần và nên đọc: Thần thoại Hi Lạp, anh hùng ca Homère
(Iliade, Odyssée), các vở bi và hài kịch cổ đại như Prométhée bị xiềng
Trang 4(của Eschyle), Électre (của Euripide), Oedipe và Antigone (của
Sophocle)…, ngụ ngôn Ésope…
BÀI 3: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Đó là thời đại văn học gắn với sự chi phối của phong kiến, thần quyền
và phương thức truyền bá văn học thời kì văn hóa tiền văn bản.
I Những vấn đề chi phối văn học trung đại:
1 Thể chế phong kiến,
2 Thần quyền và phong trào Thập tự chinh,
3 Văn hóa hiệp sĩ quý tộc,
4 Phương thức truyền bá văn học
II Các khuynh hướng văn học
Có thể quy đời sống văn học trung đại thành hai khuynh hướng chủ đạo, gắn liền với đặc trưng lịch sử và văn hóa của thời đại:
1 Văn học chính thống:
- Văn học truyền giáo và mang tính tôn giáo: các câu truyện Thánh
(Truyện thánh Alexis, Truyện Thánh Léger, Tụng ca nữ thánh Eulalie…),
thơ ca tôn giáo/ Thánh thi (thơ Rutebeuf, Caedmon…), thánh kịch…
- Văn học hiệp sĩ thanh nhã: Văn hóa hiệp sĩ, tác phẩm “Tristan và Yseut”, những truyện liên quan đến huyền thoại vua Arthur và các hiệp
sĩ bàn tròn
2 Văn học mang màu sắc thế tục: Sự chuyển dạng văn hóa thời hậu kì
trung đại; các truyện tiếu lâm, kịch hài chợ phiên; truyện thơ ngụ ngôn…
Trang 5Các tác phẩm cần và nên đọc: một số truyện và thơ Thánh, truyện
Tristan và Yseut, Truyện về chàng Cáo, Truyện kể Cantebury của
Chaucer…
BÀI 4: VĂN HỌC PHỤC HƯNG
Đó là văn học của thời đại có những thay đổi mang tính đột biến về văn hóa và những thay đổi mạnh mẽ trong quan niệm về thế giới, đời sống và chính bản thân con người.
1 Những nhân tố ảnh hưởng tới thời đại Phục hưng châu Âu: học thuyết nhật tâm của Nikolaj Kopernik; các phát kiến địa lí của Vasco de Gama, Amerigo Vespucci, Cristoforo Colombo…; phong trào cải cách tôn giáo
ở Đức, Anh, Pháp; sự ra đời máy in và phát triển nghề in…
2 Chủ nghĩa nhân văn (humanisme) – cốt lõi của văn hóa và văn học Phục hưng
3 Văn học Phục hưng và những quan niệm mới về thế giới và đời sống (là thời đại chuyển từ thần giới sang nhân giới)
Các tác phẩm và tác giả cần và nên đọc: Phục hưng Pháp với Pierre
Ronsard và Thất tinh thi đàn (La Pleiade), Franc,ois Rabelais và tập
truyện Gargantua và Pantagruel, văn luận của Montaigne…; Phục hưng Ý với Thần khúc của Dante, Truyện mười ngày của Boccaccio, thơ tình của Petrarque; Phục hưng Tây Ban Nha với Don Quijoté (Don
Quichotte) của Cervantès; Phục hưng Anh với các bi kịch và hài kịch
của William Shakespeare (Romeo và Juliet, Hamlet, Othello, Macbeth, Vua Lear…), Utopia của Thomas Moore…
BÀI 5: VĂN HỌC CỔ ĐIỂN – CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN PHÁP THẾ
KỈ XVII
Trang 6Là trào lưu văn học gắn liền với chính thể quân chủ chuyên chế, với triết học duy lí, với chức năng giáo hóa và những yêu cầu chặt chẽ về tính qui phạm, điển chế.
I Thế kỉ XVII và chủ nghĩa cổ điển (classicisme) trong văn học: vai
trò của nhà nước quân chủ chuyên chế đối với văn học; triết học duy lí René Descartes và những nguyên tắc mĩ học của chủ nghĩa cổ điển; vai trò của dòng văn học cầu kì của quí tộc salon…
II Thế kỉ 17 là thế kỉ của sân khấu - Kịch cổ điển Pháp:
1 Những nguyên tắc kịch thuật cơ bản
2 Hai loại hình kịch tiêu biểu: bi kịch và hài kịch
2.1 Bi kịch anh hùng và bi kịch ái tình tâm lí
2.2 Hài kịch và ý nghĩa tiếng cười “sửa sang phong tục”
Một số tác giả và tác phẩm cần và nên đọc: bi kịch Le Cid của Pierre
Corneille; bi kịch Andromarque của Jean Racine; các vở hài kịch Những
bà đài các lố bịch, Tartuffe, Lão hà tiện, Người ghét đời, Dom Juan, Người bệnh tưởng…của Molière.
BÀI 6: VĂN HỌC KHAI SÁNG THẾ KỈ XVIII
Là thời đại văn học gắn liền với trào lưu vận động của lịch sử châu
Âu từ phong kiến sang tư sản, thời đại của đấu tranh chính trị, triết học và khoa học theo hướng cổ xúy cho sự thắng lợi của quyền lực tư sản…
I Thời đại Khai sáng: Sự chuyển mình lịch sử của châu Âu Trào lưu
tư sản hóa và cách mạng tư sản (ở Anh, Mỹ, Pháp)
II Đặc điểm văn học thời đại Khai sáng :
Trang 71 Tinh thần dân chủ (đội ngũ nhà văn, thể loại văn học, hình tượng nghệ thuật…)
2 Văn học đậm màu sắc chính trị, triết học, có ý nghĩa thức tỉnh lương tri
3 Dự báo những triển vọng thẩm mĩ mới (tiểu thuyết phong tục và tiểu thuyết tình cảm chủ nghĩa)
Một số tác giả và tác phẩm cần và nên đọc: Văn học Pháp với Diderot
(tiểu thuyết Nữ tu sĩ, Cháu ông Rameau), Jean Jacques Rousseau (tiểu
thuyết Julie hay Nàng Héloise mới, tự thuật Những lời bộc bạch), Voltaire (các truyện chính trị và triết học như Zadig, Candide…)… Văn học Anh với Daniel Defoe (Robinson Crusoe), Jonathan Swift (Những chuyến du lịch của Gulliver), Richardson (tiểu thuyết Pamela hay Đức hạnh được đền bù), Henry Fielding (tiểu thuyết Tom Jones - đứa trẻ bị
bỏ rơi) Văn học Mỹ với Benjamin Franklin (Tự thuật và Bộ niên giám của Richard khốn khổ), Washington Irving và truyện ngắn Văn học Đức với Goethe (bi kịch Faust, tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werther…),
các nhà viết kịch như Lessing, Schiller…
BÀI 7: TRÀO LƯU VĂN HỌC LÃNG MẠN (ROMANTICISME)
Là trào lưu thẩm mĩ thể hiện thái độ thất vọng của các thế hệ nghệ sĩ trước hiện thực sau cách mạng tư sản và thái độ phản ứng đối với sự
gò bó, công thức của mĩ học cổ điển để hướng tới một “chủ nghĩa tự
do trong văn học”.
I Sự ra đời của trào lưu lãng mạn:
1 Trào lưu cách mạng tư sản và tâm trạng xã hội Thái độ phản ứng đối với hiện thực bất như ý sau thành công của cách mạng tư sản
Trang 82 Thái độ phản ứng đối với văn học nặng về lí tính Sự tiếp thu chủ nghĩa tình cảm thế kỉ XVIII
II Một số đặc tính thẩm mĩ cơ bản: văn học của nguyên lí tinh thần:
đề cao tưởng tượng phóng túng, bút pháp lí tưởng hóa và giấc mơ của nghệ sĩ lãng mạn Sự thống trị của chủ nghĩa trữ tình Thời đại giải phóng và tôn vinh cái tôi chủ quan của nhà văn…
Một số tác giả và tác phẩm cần và nên đọc: Madame de Stael và tiểu
luận Về văn học (1800), Chateaubriand với Atala, René; thơ Lamartine,
Alfred de Musset, Alfred de Vigny, Byron, Shelly, John Keats, Emerson…; Edgar Allan Poe với thơ và truyện (trinh thám và kinh dị);
Nathaniel Hawthorne và tiểu thuyết Con chữ màu đỏ, Beecher Stowe với tiểu thuyết Túp lều của bác Tom…
Victor Hugo – Cây đại thụ của văn học lãng mạn: Các tác phẩm kịch
(Hernani, Ruy Blas, Cromwell…); Các tập thơ (Những bài thơ phương Đông, Trừng phạt, Chiêm ngưỡng…); các tiểu thuyết (Ngày cuối cùng của người bị kết án, Nhà thờ Đức bà Paris, Những người khốn khổ, Người cười, Những người lao động của biển, Năm 93…).
BÀI 8: TRÀO LƯU VĂN HỌC HIỆN THỰC (RÉALISME) VÀ TỰ NHIÊN CHỦ NGHĨA (NATURALISME)
Là trào lưu thẩm mĩ mà ở đó các thế hệ nghệ sĩ đặt lên hàng đầu yêu cầu quan sát đời sống, phân tích đời sống và khái quát những qui luật của đời sống thông qua nghệ thuật điển hình hóa Trào lưu thẩm mĩ này cũng gắn với tinh thần phê phán hiện thực mạnh mẽ của các nghệ sĩ.
I Sự ra đời của trào lưu hiện thực
1 Cơ sở hiện thực đời sống sau cách mạng tư sản,
Trang 92 Những thành tựu khoa học của thế kỉ,
3 Ảnh hưởng của văn học lãng mạn và truyền thống văn học…
II Một số đặc điểm cơ bản:
1 Yêu cầu chân thực và khách quan
2 Văn học hiện thực – thời đại chuyển từ lí tưởng hóa sang điển hình hóa…
Một số tác giả và tác phẩm cần và nên đọc: Stendhal và tiểu thuyết
Đỏ và Đen (Le Rouge et La Noir); Honoré de Balzac – đỉnh cao của văn học hiện thực phê phán và bộ tiểu thuyết Tấn trò đời (với các tiểu thuyết tiêu biểu như Miếng da lừa, Eugénie Grandet, Goriot, Ảo mộng tiêu tan…); Gustave Flaubert với tiểu thuyết Bà Bovary; Guy de Maupassant với tiểu thuyết Ông bạn đẹp, Một cuộc đời và các truyện ngắn; Émile Zola và tiểu thuyết tự nhiên chủ nghĩa - Bộ tiểu thuyết Gia đình Rougon Marquart (với các tiểu thuyết Quán rượu, Nana, Germinal…); Charles Dickens với tiểu thuyết Oliver Twist, David Copperfield, Chị em Brontee với tiểu thuyết Jane Eyre, Đỉnh gió hú; Thackeray với Hội chợ phù hoa; William Dean Howells với tiểu thuyết Sự thăng tiến của Silas Lapham, Mark Twain với Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, Jack London với Tiếng gọi hoang dã, Tình yêu cuộc sống, Gót sắt và các truyện ngắn…
BÀI 9: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
Là văn học của thời đại chiến tranh và cách mạng, thời đại của những thành tựu vượt bậc về khoa học kĩ thuật và công nghệ, thời đại của những sự khủng hoảng sâu sắc về tri thức… trên phạm vi toàn thế giới.
Có 3 khuynh hướng văn học tiêu biểu:
Trang 101 Khuynh hướng tiếp tục thẩm mĩ truyền thống: quan tâm những vấn đề
xã hội và chủ đề thời cuộc, tiếp tục lối viết của các nhà văn hiện thực thế
kỉ XIX
2 Khuynh hướng cách tân mạnh mẽ (những nhà văn theo chủ nghĩa hiện đại /modernisme)
3 Khuynh hướng tự tìm lối đi riêng, không tự xếp mình và khuynh hướng hoặc trào lưu văn học nào
Một số tác giả và tác phẩm cần và nên đọc: Charles Baudelaire với tập
thơ tượng trưng Hoa của nỗi đau (Les fleurs du mal); Marcel Proust với tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất (À la recherche du temps perdu); James Joyce với tiểu thuyết Ulysses; các tác giả Jean Paul Sartre, Albert
Camus, Franc,oise Sagan và các tiểu thuyết hiện sinh chủ nghĩa (như
Buồn nôn, Kẻ xa lạ, Chào buồn…); Saint – Exupéry và tiểu thuyết Hoàng tử bé; Ernest Hemingway với tiểu thuyết Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai và các truyện ngắn và truyện vừa (Trại người da đỏ, Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro, Hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber, Ông già và biển cả…); Franz Kafka với tiểu thuyết Vụ án, Hóa thân, Lâu đài và các truyện ngắn; một số kịch tác gia viết kịch cách tân: Bertol Brecht và kịch tự sự gián cách (Mẹ can đảm và bầy con, Vòng phấn Kavkaz…), Jean – Paul Sartre và kịch tình huống (Bầy ruồi), Ionesco và Samuel Beckett với kịch phi lí (Những chiếc ghế, Trong khi chờ Godot…).
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
Trang 11Người soạn: PGS.TS.Nguyễn Hữu Hiếu, Bộ môn Văn học nước
ngoài và Văn học so sánh, khoa VH và NN, trường ĐH KHXH và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM