1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

BTL QTRRTD nhóm 8 ĐHK17

32 338 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 554,67 KB

Nội dung

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIÊN NGÂN HÀNG – PHÂN VIỆN PHÚ YÊNBÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHỦ ĐỀ : TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ MUA BÁN NỢ TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠN

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIÊN NGÂN HÀNG – PHÂN VIỆN PHÚ YÊN

BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

CHỦ ĐỀ : TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ MUA BÁN NỢ TRONG XỬ LÝ NỢ

XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TH.S Đặng Vũ Khánh Vân

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1 Tìm hiểu chung về các phương pháp quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại 5

1.1 Khái niệm về rủi ro 5

1.2 Quản trị rủi ro 5

1.3 Các biện pháp xử lý giảm thiểu rủi ro tín dụng 5

1.3.1 Phái sinh tín dụng 5

1.3.2 Xử lý tài sản đảm bảo 7

1.3.3 Mua bán nợ 8

1.3.3.3 Chủ thể tham gia 9

1.3.3.5 Phạm vi và nguyên tắc hoạt động mua bán nợ 10

1.3.3.6 Nghiệp vụ mua bán nợ 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ Ở VIỆT NAM 12

2.1 Sự cấp thiết về việc phát triển thị trường mua bán nợ 12

2.2 Cơ sở pháp lý của hoạt động mua, bán nợ của các NHTM ở Việt Nam 13

2.3 Các tổ chức tham gia hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam 14

2.3.1 Công ty quản lí nợ và khai thác tài sản (AMC) thuộc các NHTM 14

2.3.2 Công ty quản lí tài sản VAMC 15

2.4 Thực trạng nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam 16

2.5 Thực trạng thị trường mua bán nợ của Việt Nam hiện nay 18

2.5.1 Tình hình mua bán nợ của Công ty quản lí và khai thác tài sản (AMC) thuộc các NHTM 18

2.5.2 Tình hình mua bán nợ xấu tại công ty VMAC 19

2.5.3 Tình hình mua bán nợ xấu của Công ty TNHH mua bán nợ - DATC 22 2.6 Đánh giá mức độ thành công và hiệu quả của công tác mua bán nợ xấu trong xử lý nợ xấu

Trang 3

của hệ thống NHTM Việt Nam 23

2.6.1 Những thành công đạt được 23

2.6.2 Những hạn chế còn tồn tại 24

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU CHO CÁC NHTM VIỆT NAM 26

3.1 Giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam 26

3.1.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý 26

3.1.2 Mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài 27

3.1.3 Nâng cao năng lực hoạt động của các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp 27

3.1.4 Đa dạng hàng hóa trên thị trường mua bán nợ xấu 27

3.1.5 Phát triển các tổ chức trung gian cho hoạt động mua bán nợ xấu 27

3.1.6 Tiến hành thống kê, phân loại nợ xấu một cách chính xác và hợp lý theo các quy định hiện hành 28

3.2 Kiến nghị 28

3.2.1 Đối với Quốc hội 28

3.2.2 Đối với Chính phủ 29

3.2.3 Đối với các Bộ, Ngành 29

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Một trong những đặc trưng quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của cácNgân hàng thương mại là tính rủi ro rất cao, đặc biệt là rủi ro tín dụng Thực tế cho thấy,rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam gần đây có chiều hướng tăng lên thông qua tỷtrọng nợ xấu trên tổng dư nợ Giải quyết nợ có xấu, làm lành mạnh tình hình tài chính củacác NHTM từ lâu vẫn được Chính phủ, ngành Ngân hàng cũng như các đơn vị hữu quanxem là một trọng tâm lớn trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng Bởi vì sự yếukém của hệ thống NHTM sẽ có tác dụng tiêu cực tới các lĩnh vực khác trong nền kinh tếtrong thời gian tới, nhất là khi nước ta đang trong lộ trình hội nhập quốc tế

Hiện nay các ngân hàng đều có bộ phận xử lý rủi ro riêng tại các chi nhánh Tuynhiên hoạt động xử lý nợ hiện nạy vẫn còn nhiều hạn chế Một giải pháp tích cực manglại hiệu quả cao là thành lập các Công ty Mua bán nợ đã được các quốc gia trên thế giới

áp dụng rất thành công Tuy nhiên, ở Việt Nam sau một thời gian hoạt động cho thấy hoạtđộng Mua bán nợ, xử lý các khoản nợ có vấn đề của các Công ty Mua bán nợ chưa đạthiệu quả mong muốn Vì vậy, việc nghiên cứu về thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hiệnnay và đưa ra các định hướng, giải pháp để phát triển thị trường này là vô cùng cần thiết,nhằm giải quyết cơ bản vấn đề nợ xấu tại Việt Nam

Mục đích cuối cùng thông qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động mua bán nợ

ở Việt Nam hiện nay, lý giải những nguyên nhân và từ đó, đề xuất những giải pháp đẩymạnh hoạt động mua bán nợ một cách có hiệu quả, góp phần làm cho bức tranh tài chínhcủa nền kinh tế Việt Nam trở nên vững mạnh hơn

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 Tìm hiểu chung về các phương pháp quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại 1.1 Khái niệm về rủi ro

Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến sự tổn thất về tài sảncủa ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoảnchi phí có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định

1.2 Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là việc nhận diện và đề ra các biện pháp nhằm hạn chế sự xuất hiệncủa rủi ro và những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xác định tương quan hợp lýgiữa vốn tự có của ngân hàng với mức độ mạo hiểm có thể trong sử dụng vốn ngân hàng

1.3 Các biện pháp xử lý giảm thiểu rủi ro tín dụng

Hiện nay, có nhiều biện pháp xử lý giảm thiểu rủi ro tín dụng, có thể nêu ra một sốbiện pháp phổ biến như sau:

- Phái sinh tín dụng

- Mua bán nợ

- Xử lý nợ xấu bằng tài sản đảm bảo

1.3.1 Phái sinh tín dụng

a Khái niệm phái sinh tín dụng:

Phái sinh tín dụng là công cụ cung cấp cho những nhà kinh doanh hoặc bảo hiểm rủi

ro tín dụng bằng việc cô lập rủi ro tín dụng từ những giao dịch cơ bản

Ngân hàng sử dụng các công cụ phái sinh như nghiệp vụ hoán đổi tín dụng, quyềnchọn tín dụng để điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay phù hợp với mục tiêu của chínhsách tín dụng

Các công cụ phái sinh chủ yếu gồm:

- Hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS)

Trang 6

- Hoán đổi toàn bộ thu nhập (TRS)

- Quyền chọn hoán đổi rủi ro tín dụng

- Trái phiếu liên kết phái sinh rủi ro tín dụng

b Nguyên lý vận dụng của các công cụ phái sinh:

Hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS): Là hợp đồng hoán đổi tín dụng mà trong đó bênmua sự an toàn sẽ phải trả một khoản phí cho bên bán sự an toàn Khoản phí này đượcxem là một khoản thu nhập phí đối với bên bán Khi rủi ro tín dụng xảy ra (người đi vaykhông trả nợ) thì bên bán phải bồi hoàn lại cho bên mua giá trị của khoản vay theo cácđiều khoản trong hợp đồng Ngược lại, rủi ro tín dụng không xảy ra, tức người vay trảtrước hết toàn bộ gốc và lãi đúng hạn thì hợp đồng sẽ hết hiệu lực và bên mua mất toàn

bộ khoản phí, điều nay giống như bên mua trả một khoản phí để mua bảo hiểm cho khoảnvay của mình trước những sự kiện tín dụng bất lợi Các giao dịch giữa bên mua và bênbán diễn ra hoàn toàn bí mật, bên tham chiếu không hề biết có giao dịch này bởi lẽ bênbán và bên mua đều không thông báo cho bên tham chiếu (tức người đi vay biết)

Hợp đồng trao đổi toàn bộ thu nhập (TRS): Là hợp đồng phát sinh tín dụng mà bênmua sẽ chuyển giao toàn bộ lãi của khoản vay và bất kỳ sự tăng giá nào của khoản vay,đổi lại bên bán sẽ thanh toán cho bên mua một mức lãi suất cơ bản (lãi suất LIBOR) cộngvới một tỷ lệ lãi suất cố định và bất cứ khoản giảm giá nào của khoản vay Theo hợpđồng này, các bên sẽ thanh toán cho nhau định kỳ bất kể có xảy ra sự kiện tín dụng haykhông vì bản chất của hợp đồng là sự trao đổi rủi ro và giá trị hai dòng tiền mỗi bên Nếungười vay trả nợ đầy đủ hay tăng hạng mức tín nhiệm, bên bán sẽ được lợi vì giá trị củakhoản vay sẽ tăng lên Hợp đồng này sẽ chấm dứt nếu người vay không thể thanh toánđược khoản nợ

Hợp đồng quyền chọn rủi ro tín dụng: Hợp đồng quyền chọn rủi ro tín dụng cũng làmột công cụ bảo đảm cho giá trị của các khoản cho vay của ngân hàng, trong đó bên mua

sự an toàn sẽ trả phí để mua quyền chọn bán các khoản nợ của mình, bên bán sự an toàn

sẽ cam kết thanh toán theo giá thực hiện trong hợp đồng khi sự kiện tín dụng xảy ra Nếunhư khách hàng vay vốn trả nợ như kế hoạch, bên mua sẽ thu được những khoản thanhtoán như dự định, hợp đồng quyền chọn sẽ không được sử dụng và bên mua sẽ mất toàn

Trang 7

bộ khoản phí trả trên hợp đồng quyền chọn Nhưng nếu khách hàng không trả nợ hoặckhoản vay bị sụt giảm giá trị, bên mua có quyền yêu cầu bên bán thanh toán giá trị tổnthất theo cam kết.

Trái phiếu liên kết phái sinh rủi ro tín dụng: Trái biếu ràng buộc là một công cụ pháisinh kết hợp các đặc tính của khoản nợ thông thường và hợp đồng quyền chọn tín dụng.Trái phiếu này giúp cho tổ chức vay vốn có thể linh hoạt hơn trong quá trình thanh toán.Trái phiếu ràng buộc tạo cho tổ chức phát hành một đặc quyền trong việc giảm mứcthanh toán nếu xảy ra những sự kiện tín dụng

c Ưu, nhược điểm của công cụ phái sinh tín dụng:

Ưu điểm:

Sử dụng công cụ phái sinh tín dụng là một biện pháp chủ động để tái cấu trúc rủi rotín dụng trong danh mục mà không làm thay đổi cơ cấu của bảng cân đối kế toán Cùngvới sự phát triển của công nghệ ngân hàng trong việc đo lường và đánh giá rủi ro, việcphát triển thị trường chuyển giao các khoản rủi ro tín dụng giúp các ngân hàng dễ dànghơn trong việc thực hiện chiến lược về quản trị danh mục của mình Công cụ phái sinh tíndụng giúp ngân hàng giải quyết sự đối nghịch trong việc phát triển các mối quan hệ tíndụng với việc đa dạng hóa danh mục

Các hình thức phát mại tài sản để thu nợ chủ yếu gồm:

- Trực tiếp bán tài sản bảo đảm cho người mua

Trang 8

- Ngân hàng dùng biện pháp xiết nợ.

- Bán đấu giá tài sản đảm bảo

Trong trường hợp có tranh chấp về tài sản đảm bảo hoặc khách hàng cố tình khôngtrả nợ bằng hình thức phát mại tài sản thì ngân hàng có thể nhờ pháp luật can thiệp đểgiải quyết

Ưu điểm:

- Thu hồi được tiền về cho ngân hàng.

- Giải quyết được triệt để nợ xấu.

Nhược điểm:

- Thủ tục pháp lý khá phức tạp, thời gian xử lý dài.

- Biến động giá thị trường có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

1.3.3 Mua bán nợ

1.3.3.1 Khái niệm

Mua bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, do bên bán nợ chuyển giao quyền chủ

nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ Khoản nợ đượcmua, bán là khoản nợ được tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chứctín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài cho khách hàng vay (kể cả khoản trả thay trong bảolãnh) hiện đang còn dư nợ hoặc đang được theo dõi ngoại bảng

Nói cách khác mua bán nợ là một sự dàn xếp tài chính, qua đó một công ty mua bán

nợ mua lại các khoản nợ của một công ty với số tiền ít hơn giá trị của khoản nợ đó Lợinhuận phát sinh từ sự chênh lệch giữa tiền thu được của số nợ đã mua và giá mua thực tếcủa món nợ đó Lợi ích của công ty bán nợ là nhận được tiền ngay thay vì phải chờ đếnlúc con nợ trả nợ, hơn nữa lại tránh được những phiền toái và các chi phí trong việc theođuổi các con nợ chậm trả Đứng ở góc độ Ngân hàng, việc bán khoản nợ khó đòi chocông ty mua bán nợ sẽ giúp Ngân hàng tập trung vào hoạt động, hạn chế những vướngmắc trong quá trình xử lý nợ tại các bộ phận xử lý rủi ro của ngân hàng

1.3.3.2 Bản chất

Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, cụ thể khi đến

Trang 9

hạn khách hàng không thanh toán khoản nợ cho Ngân hàng Lúc này, ngân hàng sẽchuyển giao khoản nợ trên cho công ty mua bán nợ Trước đây, mọi người quan điểmrằng công ty mua bán nợ hoạt động như một tổ chức chuyên đòi nợ thuê, khi nhận đượckhoản nợ từ Ngân hàng sẽ tổ chức xử lý đòi nợ thay cho Ngân hàng Nhưng thực chất,Ngân hàng thay vì thực hiện quyền đòi nợ đã bán quyền sở hữu khoản nợ, bao gồmquyền đòi nợ và các quyền liên quan của mình cho công ty mua bán nợ Như vậy, bảnchất của hoạt động mua bán nợ chính là mua quyền đòi nợ từ Ngân hàng, sau đó xử lýbằng các nghiệp vụ chuyên môn, và tiến hành kinh doanh thu lợi nhuận trên khoản nợ đó.

1.3.3.3 Chủ thể tham gia

Bên bán nợ là các Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chứctín dụng, tổ chức có nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng, tổchức tín dụng nước ngoài sở hữu khoản nợ và bên mua nợ là các tổ chức và cá nhân trongnước và nước ngoài có nhu cầu mua khoản nợ từ bên bán nợ, để trở thành chủ sở hữu mớicủa khoản nợ

Bên mua nợ là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài có nhu cầu muakhoản nợ từ bên bán nợ, để trở thành chủ sở hữu mới của khoản nợ

Bên môi giới là các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm chức năng trung gian, dànxếp việc mua, bán nợ giữa các bên mua, bán nợ và được hưởng phí dịch vụ môi giới theothỏa thuận

Bên nợ là các tổ chức, cá nhân vay nợ tổ chức tín dụng

1.3.3.4 Hàng hóa trên thị trường mua bán nợ

a Phân loại hàng hóa trên thị trường mua bán nợ

Phân loại theo khả năng chứng khoán hóa trên thị trường mua bán Nợ có thể chiathành 2 nhóm:

- Nhóm thứ nhất: các khoản nợ dược chứng khoán hóa như trái phiếu, cổ phiếu, cácloại giấy tờ xác nhận nợ khác

- Nhóm thứ hai: các khoản nợ chưa được chứng khoán hóa như: bất động sản, hànghóa, máy móc được thế chấp cho các khoản vay…

Phân loại theo tài sản đảm bảo thì Nợ có thể chia thành các nhóm

Trang 10

Nợ có tài sản bảo đảm: là các khoản nợ có tài sản bảo đảm kèm theo Mức độ rủi rocủa loại nợ này thấp hơn so với loại nợ không có tài sản bảo đảm.

Nợ không có tài sản bảo đảm: là loại nợ của doanh nghiệp được vay nhưng không

có tài sản bảo đảm trực tiếp kèm theo

b Công cụ mua bán nợ

Việc mua bán các khoản nợ (gồm nợ theo chuẩn và nợ xấu) có thể được thực hiệnthông qua trao đổi các công cụ mua bán nợ (nói cách khác là các hàng hóa trên thị trườngnợ) hoặc thông qua việc trao đổi các tài sản Ngoài việc thanh toán trực tiếp bằng tiền thìcác bên trên thị trường mua bán nợ phần lớn sử dụng các công cụ mua bán nợ (nhất là đốivới các khoản nợ lớn) Các công cụ trên thị trường mua bán nợ bao gồm: trái phiếu, cổphiếu, chứng chỉ quỹ, các loại giấy tờ khác

1.3.3.5 Phạm vi và nguyên tắc hoạt động mua bán nợ

a Phạm vi mua, bán nợ

Các khoản nợ được mua, bán bao gồm:

- Các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay (kể cả khoản nợ cho vayđối với các tổ chức tín dụng khác) đang hạch toán nội bảng

- Các khoản nợ đã được tổ chức tín dụng xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằngnguồn vốn khác hiện đang được hạch toán theo dõi ngoại bảng

Một khoản nợ có thể được mua, bán một phần hay toàn bộ do các bên mua, bán nợthỏa thuận

Các bên không thực hiện mua, bán đối với các khoản nợ đã có thỏa thuận khôngđược mua, bán

b Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ

Đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, phù hợp với quy định của phápluật Việt Nam và thông lệ quốc tế Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quychế này, thì áp dụng các điều ước quốc tế đó

Việc mua, bán nợ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên bán

nợ, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua, bán nợ

Trang 11

Việc chuyển giao khoản nợ được mua, bán được tiến hành đồng thời với việcchuyển giao các nghĩa vụ của bên nợ và các bên có liên quan đến khoản nợ (kể cả cácquyền gắn liền với các bảo đảm cho khoản nợ) từ bên bán nợ sang bên mua nợ.

Việc mua, bán nợ có liên quan tới các tổ chức, cá nhân nước ngoài và thanh toánbằng ngoại tệ, các bên mua, bán nợ phải chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành

về quản lý ngoại hối và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam

Một khoản nợ có thể được bán một phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và cóthể được mua, bán nhiều lần

c Phương thức mua, bán nợ

Các bên tham gia mua, bán nợ được lựa chọn một trong hai phương thức sau:

- Phương thức mua, bán nợ thông qua đấu giá các khoản nợ thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về bán đấu giá tài sản

- Phương thức mua, bán nợ thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và bênmua nợ hoặc thông qua môi giới

Trong việc mua, bán này, giá mua, bán nợ là do các bên thỏa thuận trực tiếp hoặcthông qua bên môi giới Riêng đối với các khoản nợ thuộc Nhóm 1 theo quy định hiệnhành của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lýrủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, thì giá mua, bán nợkhông được thấp hơn giá trị khoản nợ được mua, bán Đồng thời, giá mua bán nợ là giámua cao nhất trong trường hợp khoản nợ được bán theo phương thức đấu giá

Trang 12

đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu doanhnghiệp nhà nước.

- Định giá khoản nợ: dựa trên sự điều tra, phân loại nợ, từ đó xác định mức giá muahợp lý bằng các hình thức: thỏa thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá hoặc theo chỉ định củaThủ tướng Chính phủ

b Nghiệp vụ xử lý

Xử lý các khoản nợ đã mua bằng nhiều cách:

- Đối với những khoản nợ có nguy cơ phá sản, hoạt động kinh doanh quá yếu kémkhông còn khả năng phục hồi thì đề nghị cho phá sản, thanh lý tài sản

- Đối với những khoản nợ có khả năng phục hồi tình hình kinh doanh trong tươnglai đang gặp khó khăn nhất thời thì có thể can thiệp điều hành vào hoạt động, tư vấn chodoanh nghiệp

- Đối với những khoản nợ gặp khó khăn nhất thời về tài chính nhưng có tiềm năngphát triển, công ty có thể chuyển nợ thành vốn góp, đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp

Xử lý tài sản đã mua, tiếp nhận: Bảo quản, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, chothuê, đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh, liên doanh khai thác tài sản

c Nghiệp vụ bán nợ:

Sau khi tổ chức xử lý, khai thác, công ty mua bán nợ sẽ thu hồi vốn và lợi nhuậnbằng cách bán ra các khoản nợ và tài sản bằng các hình thức như thỏa thuận trực tiếp, đấuthầu, đấu giá hay bán qua thị trường chứng khoán

Ngoài ra, còn thực hiện các nghiệp vụ như: Tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồnđọng Huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu mua nợ để mua một khoản nợnhất định có giá trị lớn, có tài sản bảo đảm

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ Ở VIỆT NAM 2.1 Sự cấp thiết về việc phát triển thị trường mua bán nợ

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trongviệc phát triển kinh tế như cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, lưu chuyển vốn từ nơithừa đến nơi thiếu, hoạt động ngân hàng vẫn chứa đựng tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây ra nhiềunguy cơ đổ vỡ hàng loạt cho hệ thống Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự

Trang 13

suy yếu ngân hàng chính là tình trạng nợ xấu tồn động quá cao trong một thời gian dàinhưng không được xử lý dẫn đến tình hình tài chính của ngân hàng rơi vào khó khắn, tìnhtrạng thiếu thanh khoản trầm trọng và thậm chí chờ phá sản Vì vậy, vấn đề xử lý nợđược nhiều quốc gia quan tâm đặc biệt là ở một số nước có tỷ lệ nợ quá cao và vượt mứcgiới hạn an toàn Có nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu như xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ,

cơ cấu lại nợ, chứng khoán hóa nợ Trong đó, việc hình thành các công ty quản lý nợ vàkhai thác tài sản như DATC, AMC, VAMC được xem là một công cụ hiệu quả, góp phầnkhai thông dòng chảy vốn

Hiện nay ở nước ta việc cơ cấu lại ngân hàng đã và đang triển khai nhằm củng cố vàtăng cường sức mạnh tài chính cho hệ thống ngân hàng, công tác xử lý nợ của các NHTMđang được triển khai Sự hình thành và phát triển của các công ty quản lý nợ và khai tháctài sản cần phải chú trọng, phát huy và xây dựng mô hình phù hợp với tình hình thực tếnước ta hiện nay Đây là vấn đề quan trọng và rất cần thiết để hình thành một thị trườngmua bán nợ hoạt động nhằm giúp các DN đang gặp khó khăn tài chính cũng như tiếp cậncác nguồn tài chính mới, khơi thông dòng chảy tạo đà phát triển kinh tế

2.2 Cơ sở pháp lý của hoạt động mua, bán nợ của các NHTM ở Việt Nam

Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chinhánh nước ngoài

Văn bản pháp lý đầu tiên bán hành quy chế cho nghiệp vụ mua bán nợ của cácTCTD là Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN ngày 19/04/1999 Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 thay thế cho Quyết định 140/1994/QĐ-NHNN, đã tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho các TCTD trong hoạt động mua bán nợ nhằm mở rộng khả năng chovay của TCTD đối với khách hàng, tăng cường khả năng chuyển dịch cơ đầu tư, gópphần quản lý rủi ro tín dụng, củng cố tính thanh khoản và chất lượng các khoản đầu tưcủa TCTD Tuy nhiên, quyết định này vẫn chỉ giới hạn ở quy định mang tính quy trìnhđối với hoạt động mua bán nợ mà thiếu đi những yêu cầu có tính bắt buộc bán nợ ở cácTCTD nếu nợ xấu vượt quá tỷ lệ nhất định hoặc kéo dài quá thời hạn cho phép mà khôngđược xử lý, gây lãng phí nguồn lực xã hội

Trang 14

Vì vậy, ngày 17/7/2015, NHNN đã ban hành Thông tư 09/2015/TT-NHNN quyđịnh về hoạt động mua bán nợ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư 09/2015/TT-NHNN ra đời có nhiều điểm mới với nội dung đầy đủ và chặtchẽ hơn các văn bản trước đó Nếu trước đây bất cứ TCTD nào cũng có thể tham gia mua

nợ, thậm chí thông qua các đơn vị môi giới hoặc lập ra các công ty “sân sau” để xử lý nợxấu về mặt hình thức thì đến nay, hoạt động này buộc phải dừng lại Ngoài ra, các quyđịnh cụ thể về tỷ lệ nợ xấu bắt buộc của đơn vị mua nợ, phạm vi mua nợ cho phép củacác công ty quản lý tài sản cũng như các yêu cầu mới về quy trình, thủ tục, hồ sơ mua bánnợ…mà Thông tư nêu ra sẽ ngăn chặn các trường hợp xử lý nợ ảo, đưa hoạt động muabán nợ vào khuôn khổ và đi vào thực chất Điều này đặt cơ sở cho việc thúc đẩy quá trình

xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng, đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống về mức dưới 3%như mục tiêu của NHNN

Có thể nói, Thông tư 09/2015/TT-NHNN phản ánh những nỗ lực không ngừng củaNHNN nhằm từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý về hệ thống ngân hàng, tạo thuậnlợi cho hoạt động của các TCTD tại Việt Nam

2.3 Các tổ chức tham gia hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam

2.3.1 Công ty quản lí nợ và khai thác tài sản (AMC) thuộc các NHTM

Ở các thị trường phát triển, bên cạnh các định chế tài chính như ngân hàng thươngmại, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, các công ty chuyên quản lý mua bán nợ luôn tồn tại Ở ViệtNam, khái niệm “Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản” chính thức ra đời năm 2001 từQuyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việcthành lập công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM

Tính đến nay, các AMC ở Việt Nam có khoảng 20 công ty Quản lý nợ và khai tháctài sản thuộc sở hữu 100% vốn của các NHTM, do đó AMC nhận được sự hỗ trợ lớn từcông ty mẹ về tài chính, nhân sự và thương hiệu AMC đầu tiên được thành lập vào năm

1995 (Vietcombank AMC), các AMC được thành lập nhiều nhất vào năm 2009, 2010.Mặc dù xuất hiện từ lâu nhưng mô hình AMC chưa thực sự phát triển ở Việt Nam và phụthuộc rất lớn vào định hướng phát triển của công ty mẹ Ngoài ra, có khá nhiều công ty tưnhân/cổ phần được thành lập nhằm thực hiện một số chức năng của AMC như: Tư vấn

Trang 15

thủ tục thu hồi nợ, xử lý nợ, đòi nợ.

Về vốn điều lệ: đa số các AMC có vốn điều lệ từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng Chỉ

có AMC của ngân hàng Eximbank có số vốn trên 1000 tỷ đồng

2.3.2 Công ty quản lí tài sản VAMC

Vấn đề tìm kiếm một mô hình xử lý nợ xấu phù hợp cho Việt Nam đã được đặt ra từnăm 2011, khi bắt đầu có những dấu hiệu cảnh báo về mức nợ xấu tăng cao của hệ thốngngân hàng và những hệ lụy của nó đối với nền kinh tế Năm 2012 yêu cầu này càng trởlên cấp bách bởi khối nợ xấu ngày càng lớn và làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.Những tháng đầu năm 2013, nợ xấu tiếp tục xu hướng tăng và tình hình cũng không khảquan mặc dù các TCTD đã có những biện pháp tự xử lý nhằm giảm nợ xấu Trước tìnhhình đó, Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được thành lập và hoạt động theo Nghị định53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ vàQuyết định số 1459/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam

a Giới thiệu về công ty

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lýtài sản của các TCTD Việt Nam

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Vietnam Asset Management Company – VAMC Địa chỉ: trụ sở chính số 22 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thànhphố Hà Nội

Vốn điều lệ: 2.000.000.000.000 (Hai nghìn tỷ đồng)

b Tổng quan về hoạt động của VAMC

VAMC là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lànhmạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăngtrưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế VAMC hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi,không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý

nợ xấu

VAMC là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, cơ chế tài chính và tiềnlương theo cơ chế của Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt

Trang 16

Từ ngày 1/10/2013, VAMC đã chính thức mua nợ xấu của các TCTD theo kế hoạchđược NHNN phê duyệt hàng năm Sau khi mua nợ xấu, VAMC thực hiện tổng hợp, phânloại, đánh giá và xây dựng mục khoản nợ xấu để áp dụng các biện pháp thu hồi nợ cóhiệu quả như đôn đốc thu hồi, khởi kiện, cơ cấu nợ, bán nợ, bán tài sản bảo đảm hoặc ủyquyền cho các TCTD thu hồi nợ.

2.4 Thực trạng nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

Biểu đồ: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 6/2017

Năm 2013, có thời điểm nợ xấu tại các TCTD của Việt Nam tăng mạnh tới 23,73%

so với năm 2012 Lúc này, nợ xấu thật sự là mối đe dọa đến an toàn hệ thống ngân hàng

và ổn định tài chính quốc gia Nợ xấu đã ngày càng vượt tầm kiểm soát của từng ngânhàng Tính đến ngày 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng Việt Nam là3,61%, giảm gần 1% so với đầu năm 2013

Năm 2014, một năm tích cực và chủ động xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành là

Ngày đăng: 21/11/2017, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w