bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam bồi thường tổn thất tinh thần trong pháp luật việt nam
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tế có những mất mát về nhan sắc, về hạnh phúc làm vợ, làm mẹ, mất mát vềkhả năng vui chơi giải trí…Đó là những tổn thất về tinh thần, một loại thiệt hại tồn tại daidẳng, nó đau một cách âm ỉ, nhói lên trong lòng, có khi kéo dài đến suốt cuộc đời màkhông một phương thuốc nào chữa nỗi, dần già sẽ hình thành một “vết sẹo lòng” khó phaitrong mỗi người phải chịu nỗi đau này “Giá trị tinh thần” có một vai trò quan trọng đốivới cuộc sống của mỗi con người Đối với cá nhân, có tinh thần tốt thì mới có đủ sư tựtin, ý chí phấn đấu vươn lên, có nghị lực để làm tốt nhiều việc “Tâm bất biến” thì mới có
đủ sự thoải mái, ổn định tinh thần để yên tâm suy nghĩ và tập trung được nhiều chuyệnkhác Còn với tổ chức là sự tin tưởng, tín nhiệm mà tổ chức đó có được trong suốt quátrình hoạt động và làm việc của mình Một tổ chức không nhận được sự tín nhiệm của tổchức khác thì khó có thể hợp tác được với nhau, một tổ chức không nhận được sự tintưởng của cấp dưới thì khó có thể nhận được sự làm việc toàn tâm toàn lực của họ Chính
vì vậy ma các giá trị tinh thần luôn được quan tâm, thể hiện qua việc ghi nhận trong cácvăn bản pháp luật Để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và khoa học, chế định bồi thườngtổn thất về tinh thần được qui định qua Bộ luật Dân sự của từng thời kì khác nhau
Tổn thất về tinh thần là những “thiệt hại phi vật chất”, không thể cân, đo, đong,đếm một cách chính xác được Hơn nữa qui định của pháp luật về vấn đề này chủ yếudừng lại ở các qui định mang tính “định tính” mà không “định lượng” nên gây khó khănrất nhiều cho các cán bộ áp dụng pháp luật Nhưng không vì thế mà không thừa nhậntrách nhiệm “bồi thường tổn thất về tinh thần” Bản chất của bồi thường thiệt hại là bùđắp những tổn thất và khôi phục tình trạng ban đầu Trách nhiệm “bồi thường thiệt hạitổn thất về tinh thần” tuy không thể khôi phục lại tình trạng ban đầu nhưng có thể bù đắp,hạn chế, sẻ chia những gánh nặng về sự mất mát, thương đau mà chủ thể phải chịu đựng.Chính vì pháp luật không qui định cụ thể nên đòi hỏi người áp dụng pháp luật ngoài nắmvững các kiến thức chuyên môn còn phải có sự nhạy cảm, tinh tế và cái nhìn khách quan,toàn diện để đưa ra sự phán quyết hợp lý thỏa mãn cho cả người gây thiệt hại và gia đìnhngười bị thiệt hại Tuy nhiên, pháp luật hiện nay còn tồn tại một số qui định không rõràng, cụ thể, không thống nhất gây nên nhiều tranh cãi, nhiều cách hiểu khác nhau trongviệc áp dụng pháp luật, không đảm bảo quyền lợi cho các bên tranh chấp
Xuất phát từ tình hình trên đây, việc nghiên cứu, tìm hiểu các qui định của phápluật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, “bồi thường tổn thất về tinh thần” nóiriêng là một trong những vấn đề có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn sâu sắc Vì những lý dotrên đây, tác giả đã chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần trong phápluật Việt Nam hiện hành” làm đề tài thực hiện cho Tiểu luận tốt nghiệp của mình
2. Tình hình nghiên cứu
Trang 2Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và “trách nhiệm bồithường tổn thất về tinh thần” nói riêng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu pháp luậtquan tâm Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng cũng như “trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần” Trong đóphải kể đến: Tiến sĩ Đỗ Văn Đại với “Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng (Bản án và bình luận án)”, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2010; Đỗ Văn Đại (2014),Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận án, NXB Đạihọc Quốc gia Tp Hồ Chí Minh (xuất bản lần 2); Lê Thị Bích Lan, “Một số vấn đề vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
và uy tín”, Luận văn Thạc sĩ học; Nguyễn Thị Thơm (2011), Trách nhiệm bồi thường tổnthất về tinh thần trong pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, TrườngĐại học Luật Tp Hồ Chí Minh; Võ Thị Như Thương (2015), Trách nhiệm bồi thường tổnthất về tinh thần theo pháp luật Dân sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật,Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh
Bên cạnh đó cũng có một số Tạp chí tập trung nghiên cứu về vấn đề này, có thể kểđến: Phạm Kim Anh (2001), “Về qui định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm phạm trong Bộ Luật Dân sự Việt Nam và hướng hoàn thiện”, Tạp chí khoahọc pháp lý, Số chuyên đề (03); Đỗ Thanh Huyền, Bồi thường tổn thất về tinh thần, Tạpchí Tòa Án nhân dân số 11/2004; Nguyễn Thanh Tú (2005), “Bồi thường thiệt hại về tinhthần đối với thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra trong khi thi hành công vụ”, Tạp chíDân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề (09); Đỗ Văn Đại (2008), “Bồi thường thiệt hại vềtinh thần trong Pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Tòa Án nhân dân, Số chuyên đề (06);Nguyễn Văn Hợi(2013), “Xác định thiệt hại về tinh thần theo qui định của pháp luật Dân
sự Việt Nam hiện hành”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề (08);…
Qua nghiên cứu các tài liệu trên, tác giả nhận thấy Tổn thất về tinh thần còn là mộtvấn đề khái quát, pháp luật chưa có qui định cụ thể và còn có nhiều quan điểm khác nhau
Từ thực tiễn nghiên cứu trên, tác giả mong muốn có thể sử dụng kiến thức và vốn hiểubiết mà mình đã tích lũy được để tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển toàn diện hơn
về lý luận và thực tiễn xét xử của “Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theoPháp luật Dân sự Việt Nam” Những phân tích gắn với thực tiễn áp dụng sẽ phản ánhnhững thiếu sót và những điểm chưa hợp lý của các quy định pháp luật hiện hành Từ đó
có thể đưa ra những định hướng hoàn thiện để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nóichung và đi sâu vào nghiên cứu “Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần của Phápluật Việt Nam hiện hành” theo quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015 sắp sửa có hiệulực Cụ thể là tìm hiểu khái niệm, căn cứ phát sinh, chủ thể có nghĩa vụ bồi thường,những trường hợp không phải bồi thường và nguyên tắc bồi thường Sau đó, đề tài sẽ làm
Trang 3rõ về thực trạng áp dụng những quy định pháp luật nói trên Từ đó phân tích nguyên nhân
để chỉ ra những điểm chưa hợp lý, chưa khả thi trong các qui định pháp luật và đưa rakiến nghị để hoàn thiện
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài là nghiên cứu “Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thầntrong pháp luật Việt Nam” Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong các quiđịnh của BLDS 2005, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009, Luật Sở hữu trítuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và BLDS 2015 đang trên đà có hiệu lực Trong phạm vigiới hạn nghiên cứu, tác giả tập trung tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của pháp luậthiện hành về trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần Bên cạnh đó, tác giả cũng đềcập đến một vài nội dung liên quan về thực tiễn giải quyết hiện nay của các cơ quan cóthẩm quyền để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong giảiquyết bồi thường tổn thất về tinh thần khi áp dụng các quy định của BLDS
5. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu các quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015 sắp sửa cóhiệu lực giúp cho tác giả có cái nhìn hoàn chỉnh dưới lăng kính pháp luật về trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, qua đó phục vụ tốt hơn cho công việc của bản thân.Ngoài ra, qua việc nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cụ thể làbồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần cũng như việc áp dụng vào thực tiễn sẽ tìm rađược một số điểm bất cập Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạnchế trên, góp phần hoàn thiện pháp luật
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác –Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Ngoài ra, đề tài còn sử dụngcác phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống
kê, so sánh, chứng minh được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
đề tài được chia làm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần.
Chương 2: Thực trạng giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH THẦN
Trang 41.1. Khái quát về trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tổn thất về tinh thần
Trước hết, chúng ta hiểu như thế nào là tổn thất về tinh thần? Tổn thất “là sự
mất mát, hư hao, thiệt hại lớn”1 và “tinh thần” là “những ý nghĩ, tình cảm, những
hoạt động thuộc về nội tâm của con người”2 Vậy, “tổn thất về tinh thần” là sự đauthương, mất mát về tình cảm, sự đau đớn, dằn vặt về nội tâm mà con người phải chịuđựng Hiện nay, pháp luật chưa có một qui định cụ thể nào về định nghĩa thế nào là
“tổn thất về tinh thần” nên khái niệm này được nhiều tác giả nghiên cứu và hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau Có tác giả cho rằng, “tổn thất về tinh thần” là “sự tổn thất về
tình cảm, tâm trạng của con người, sự tín nhiệm của xã hội đối với pháp nhân và các chủ thể khác mà biểu hiện là cá nhân phải chịu những đau đớn, lo lắng, buồn khổ về tinh thần hay việc pháp nhân hay các chủ thể khác phải gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong các hoạt động thường ngày do bị suy giảm tôn trọng, tín nhiệm của xã hội” 3 “Tổn thất về tinh thần” là một dạng thiệt hại phi vật chất, nó gắn liền với tâm
lý, tình cảm, danh tiếng của cá nhân, tổ chức Đối với cá nhân, “tổn thất về tinh thần”chính là “phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc bịmất uy tín, bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm”4 Còn đối với tổ chức, thì “tổn thất về
tinh thần” là “danh dự uy tín bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin vì bị hiểu nhầm” 5 Như vậy, chúng ta có thể hiểu là chủ thể bị tổn thất về tinh thần khôngchỉ có cá nhân mà còn có cơ quan, tổ chức, pháp nhân
Từ khái niệm nêu trên, có thể thấy tổn thất về tinh thần có những đặc điểm cơbản sau:
Thứ nhất, tổn thất về tinh thần là thiệt hại phi vật chất, không mang tính chất
kinh tế và tài sản, không thể tính thành tiền, không thể cân, đo, đong, đếm Vì vậy,không thể có công thức chung để quy ra bằng tiền áp dụng cho các trường hợp, tổnthất về tinh thần không thể đo đếm được bằng giá trị vật chất, không thể chỉ dunghình thức bồi thường vật chất là có thể khôi phục được tổn thất về tinh thần Đây làđiểm khác biệt cơ bản giữa tổn thất vật chất với các tổn thất tinh thần6
Thứ hai, tổn thất về tinh thần để lại những vết hằn tâm lý rất sâu sắc, khó phai
mờ trong ký ức của người bị thiệt hại Nó có thể gây nên những đảo lộn trong tâm lý,
đời sống của người bị thiệt hại Nên mục đích khi bồi thường tổn thất về tinh thần
1 Nguyễn Văn Xô (chủ biện) (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Niên (tái bản lần V), trang 757.
2 Nguyễn Văn Xô (chủ biên), tài liệu đã dẫn, (01), trang 739.
3 Lê Minh Hùng, Tập bài giảng Dân sự, Phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, năm 2007.
4 Điểm b, tiểu mục 1.1, mục 1 phần I Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP.
5 Điểm b, tiểu mục 1.1, mục 1 phần I Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP.
6 Đỗ Văn Đại, Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Bản án và bình luận án), NXB Chính Trị Quốc Gia, năm
2010, trang 260.
Trang 5nhằm “bù đắp, xoa dịu” chứ không thể khôi phục tình trạng ban đầu nên không cónghĩa là “bồi thường toàn bộ” cho những tổn thất về tinh thần.
Thứ ba, tổn thất về tinh thần phát sinh từ sự xâm phạm các quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ thể Cụ thể là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, thi thể của người khác Nên tổn thất về tinh thần là “thiệt hại phái sinh”của các thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, danh sự, uy tín, nhân phẩm
Thứ tư, khi có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, có thểgây ra thiệt hại về vật chất, và từ đó dẫn đến tổn thất về tinh thần Tuy nhiên, “tổnthất về tinh thần” có thể tồn tại khi không có thiệt hại về vật chất7
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần
Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trách nhiệm dân sự.Theo Điều 307 BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm trách nhiệmbồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinhthần Điều luật trên đã quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vậtchất Tuy nhiên trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần chưa được định nghĩa
cụ thể mà chỉ quy định chung về căn cứ phát sinh, cách thức mà chủ thể bị thiệthại yêu cầu chủ thể gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm do hành vi xâm phạm của
mình: “Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền
để bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại” 8
Trong chương XXI về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,BLDS 2005 dành một số điều luật quy định về các trường hợp được bồi thườngkhoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại khi người gây thiệthại có hành vi xâm phạm đến sức khỏe (Điều 609); tính mạng (Điều 610); danh
dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 611); thi thể (Điều 628)
Tương tự, trong chương XX về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng, BLDS 2015 cũng dành một số điều luật quy định về các trường hợp bồithường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần như có hành vi xâm phạm đến sứckhỏe (Điều 590); tính mạng (Điều 591); danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 592);thi thể (Điều 606)
Do đó, có thể xem trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần là một nộidung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm bồithường tổn thất về tinh thần là một quan hệ dân sự mà trong đó người có hành vitrái pháp luật xâm phạm danh dự, nhân phẩm uy tín; tính mạng; sức khỏe; thi thểcủa người khác gây ra thiệt hại thì phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do chính
7 Đỗ Văn Đại (2008), Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Tòa Án Nhân Dân, (16), trang 16 – 17.
8 Khoản 3 Điều 307 BLDS 2005.
Trang 6hành vi của mình gây ra Trong mối quan hệ này giữa người gây ra thiệt hại vàngười bị thiệt hại không có mối quan hệ hợp đồng với nhau Mặc dù vậy giữa cácchủ thể vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần do xâmphạm danh dự, nhân phẩm, uy tín; sức khỏe; tính mạng; thi thể của người khác bởi
vì đây là quyền nhân thân bất khả xâm phạm, gắn liền với mỗi chủ thể và đượcpháp luật quy định Vì vậy, mọi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân này đều làhành vi trái pháp luật
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần làmột trách nhiệm dân sự, ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chínhcông khai thì còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần
do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể củachủ thể khác nhằm hạn chế, khắc phục, bù đắp một phần cho người bị thiệt hạihoặc gia đình người bị thiệt hại
Từ khái niệm trên, có thể thấy trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần cónhững đặc điểm sau: Là một nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng; Trách nhiệm này phát sinh khi có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sứckhỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể của cá nhân, tổ chức và gây ra những tổnthất về tinh thần; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần không thểkhôi phục lại tình trạng ban đầu của tinh thần, tức không thể khắc phục toàn bộthiệt hại về tinh thần; Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần bao gồm: buộcchấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường một khoản tiền
để bù đắp tổn thất về tinh thần
1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần
Là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phátsinh khi thỏa mãn các căn cứ do pháp luật quy định Việc xác định căn cứ phátsinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại có ý nghĩa hết sức quan trọng: là cơ sở đểxác định trách nhiệm bồi thường, mức bồi thường…Căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại được đề cập tại Khoản 1 Điều 604 BLDS 2005: “Người nào
do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Tương tự, ở Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 cũng quy định: “Người nào có hành
vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” Ở quy định trên,
đối với cá nhân, BLDS 2005 theo hướng có phạm vi điều chỉnh rất rộng Tuynhiên đối với pháp nhân, BLDS 2005 chỉ liệt kê tới ba đối tượng bị xâm phạm là
“danh dự, uy tín, tài sản” trong khi đó đối với cá nhân chúng ta thấy BLDS 2005theo hướng còn liệt kê cả “quyền và lợi ích hợp pháp khác” Trong thực tế đã xảy
ra trường hợp chủ thể bị xâm phạm không phải là cá nhân mà là một công ty và
Trang 7đối tượng của họ bị xâm phạm không là “danh dự, uy tín, tài sản” như việc xâmphạm tới số kiểm định xe Trong trường hợp trên, Tòa án vẫn cho pháp nhân đượcbồi thường Tại Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 đã khắc phục nhược điểm củaBLDS 2005 Ở đây, đối tượng bị xâm phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
là “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác của người khác” Phạm vi áp dụng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do người gây ra đã được mở rộng và pháp nhân đã được đối xử như cá nhân9 Tuynhiên, những quy định trên còn khái quát, chung chung, chúng ta khó có thể xácđịnh cụ thể các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng Tại mục 1 phần I Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP đã quy định cụ thể tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có bốn yếu tố: Có thiệthại xảy ra trên thực tế; Có hành vi trái pháp luật; Có mối quan hệ nhân quả giữahành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; Người gây thiệt hại có lỗi Trách nhiệmbồi thường tổn thất về tinh thần cũng là một bộ phận của trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng Nên, trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần cũng
có những điều kiện phát sinh tương tự Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu những điềukiện này
1.2.1. Có thiệt hại xảy ra
Đây là điều kiện đầu tiên và cũng là điều kiện quan trọng nhất của tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi nếu không có thiệt hại thì tráchnhiệm bồi thường thiệt hại cũng không phát sinh Mục đích của trách nhiệm bồithường thiệt hại là khắc phục, bù đắp những tổn thất cho người bị thiệt hại, nênphải có thiệt hại thì mới có thể thực hiện được mục đích
Nếu thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thì việc xác định có thiệt hại cũngkhông quá khó khăn nhưng trường hợp tổn thất về tinh thần sẽ rất khó xác địnhbởi nó mang tính chất “định tính” chứ không thể “định lượng” cụ thể được Vậynên thiệt hại được hiểu theo hai khía cạnh: xã hội và pháp lý
Theo ý nghĩa xã hội, thiệt hại chính là “bị mất mát về người, về của cải vậtchất hoặc tinh thần”10
Dưới góc độ pháp lý, thiệt hại được hiểu là “tổn thất về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; Tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân hoặc chủ thể khác được pháp luật bảo vệ” 11
Như vậy, thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngđược xác định bao gồm cả thiệt hại về vật chât lẫn tổn thất về tinh thần khi mà
9 Đỗ Văn Đại (2015) (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, trang 454 – 455.
10 Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, năm 2006, trang 943
11 Bộ Tư Pháp, Viện nghiên cứu KHPL, Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa NXB Tư pháp, năm 2006, trang 713.
Trang 8quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được pháp luật bảo vệ bị xâm phạm.Trong đề tài này, tác giả sẽ không đi sâu phân tích thiệt hại về vật chất.
Thiệt hại về tinh thần là “tổn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc suy
sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân Khác với thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần không có tiêu chí chung để xác định cho mọi cá nhân bởi điều kiện hoàn cảnh của từng cá nhân là khác nhau” 12 Tại điểm b mục 1.1 phần I Nghị quyết
03/2006/NQ – HĐTP đã quy định như sau: “Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của
cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích, gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc bị mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm…” “Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh
dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin…vì bị hiểu nhầm…” Qua quy định này, ta hiểu không chỉ có cá nhân mà tổ
chức cũng có thiệt hại về tinh thần Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP đã liệt kê ranhững trường hợp tổn thất về tinh thần có thể xảy ra Tuy nhiên, lại thiếu trườnghợp thi thể bị xâm phạm được BLDS 2005 và BLDS 2015 thừa nhận trách nhiệmbồi thường thiệt hại về tinh thần
Pháp luật về dân sự nói chung, chế định bồi thường tổn thất về tinh thần nóiriêng là những vấn đề nhạy cảm và vô cùng phức tạp, bởi vì những thiệt hại vềtinh thần là những thiệt hại phi vật chất, không có công thức chung để quy ra tiền.Việc giải quyết bồi thường một khoản tiền là bù đắp sự tổn thất về tinh thần cũngchỉ nhằm an ủi, xoa dịu nỗi đau cho nạn nhân Đây là một vấn đề phức tạp, chođến nay, các cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể nào
để áp dụng thống nhất, vì vậy vẫn còn có nhiều tranh cãi trong quá trình áp dụng.Thiệt hại về tinh thần là sự thiệt hại về giá trị tinh thần, tình cảm hoặc sự suy sụp
về tâm lý, tình cảm của cá nhân Hình thức biểu hiện thiệt hại về tinh thần rất đadạng như sự suy sụp tâm lý của người bị thiệt hại sau khi sức khỏe bị xâm phạm
do bị tàn tật, bị biến dạng bề ngoài…Ngoài những thiệt hại về tinh thần mà bảnthân người bị thiệt hại phải gánh chịu thì có những trường hợp người thân thíchcủa họ cũng gánh chịu tổn thất về tinh thần này Đó có thể là sự suy sụp, lo lắng,
sự đau thương của người thân thích đối với cái chết của nạn nhân Khác với thiệthại vật chất, thiệt hại về tinh thần không có tiêu chí chung xác định cho mọi cánhân bởi điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân là khác nhau, nhưng thiệt hại vềtinh thần thường đi kèm với thiệt hại vật chất
Ngoài ra, muốn bồi thường, sự thiệt hại phải thõa mãn các điều kiện sau: thiệthại phải chắc chắn, nhất định, thực tế và chưa được bồi thường Nói đến sự thiệt
12 Bộ Tư Pháp, Viện nghiên cứu KHPL , Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa NXB Tư pháp, năm 2006, trang 714.
Trang 9hại chắc chắn, nhất định, thực tế là nói đến một sự thiệt hại đã xảy ra hoặc chưaxảy ra nhưng nhất định sẽ xảy ra và có thể ước lượng được Để chứng minh sựthiệt hại chắc chắn, người bị thiệt hại phải đưa ra những chứng cứ cần thiết và xácđáng như: hóa đơn, chứng từ thanh toán những chi phí hợp lý nhằm cứu chữa,phục hồi sức khỏe Một sự thiệt hại không chắc chắn xảy ra hoặc có tính chất giảđịnh thì không được bồi thường Bồi thường thiệt hại là nhằm khôi phục lại toàn
bộ hoặc một phần tình trạng tài sản trước khi thiệt hại xảy ra hoặc bù đắp nhữngtổn thất về tinh thần nên thiệt hại được coi là điều kiện có ý nghĩa quan trọng.Không bồi thường khi không có thiệt hại xảy ra
Buộc người gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường một khoản tiền bùđắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại và cho những người thân thích của
họ là phù hợp về lý luận và thực tiễn, phù hợp với phong tục tập quán, truyềnthống tương thân tương ái của con người Việt Nam
Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy “có thiệt hại xảy ra” là điều
kiện tiền đề để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng nhưbồi thường tổn thất về tinh thần Khi xác định đúng thiệt hại sẽ có cơ sở để xácđịnh mục đích bồi thường, khoản bồi thường, mức bồi thường cũng như hình thứcbồi thường
1.2.2. Có hành vi trái pháp luật
Sau khi xác định có thiệt hại xảy ra trên thực tế, tiếp theo phải xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là “phải có hành vi trái pháp
luật” Hành vi gây thiệt hại trước tiên phải là hành vi pháp luật cấm thực hiện, nếu
hành vi đó được thực hiện mà pháp luật không cấm thì người thực hiện hành vi đókhông phải bồi thường thiệt hại Không thể có người gây thiệt hại khi không cóhành vi gây thiệt hại Hành vi gây thiệt hại là hành vi có ý thức của con người diễn
ra trái với quy định của pháp luật và gây thiệt hại tới các đối tượng được pháp luậtbảo vệ Theo quy định tại mục 1.2 mục 1 phần I Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP
thì “hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện
thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật”.
Theo đó, hành vi gây thiệt hại có thể bằng hành động hoặc không hành động, hànhđộng và không hành động đều là những biểu hiện của con người ra ngoài thế giớikhách quan, được ý thức kiểm soát, lý trí điều khiển và đều có khả năng làm biếnđổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho quan hệ xã hộiđược pháp luật bảo vệ Hành động gây thiệt hại có thể là tác động trực tiếp của chủthể vào đối tượng gây thiệt hại hoặc có thể là tác động gián tiếp của chủ thể vàođối tượng thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại Không hành động gâythiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình trạng bìnhthường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thểkhông làm một việc pháp luật quy định bắt buộc phải làm mặc dù có đầy đủ điềukiện để làm việc đó
Trang 10Như vậy, khi xác định hành vi gây thiệt hại cho người bị thiệt hại để phátsinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chúng ta có thể thấy có những đặc điểm củahành vi trái pháp luật gây thiệt hại:
Thứ nhất, phải là “Những xử sự cụ thể của con người”.
Phải xem xét tổn thất về tinh thần xảy ra có phải do hành vi cụ thể của conngười gây ra hay không, vì pháp luật điều chỉnh các hành vi đã bộc lộ ra bên ngoàithế giới khách quan chứ không điều chỉnh các “hành vi” còn nằm trong suy nghĩcủa chủ thể Vì vậy, hành vi trái pháp luật chỉ có thể là những hành vi được thểhiện ra bên ngoài bằng những hành động cụ thể, bằng những “biểu hiện” nhấtđịnh13
Xử sự cụ thể của con người thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hànhđộng
Thứ hai, tính trái pháp luật của hành vi.
Hành vi gây ra thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật, nếu không trái phápluật thì không phải bồi thường mặc dù có thiệt hại xảy ra Hành vi trái pháp luật ởđây được hiểu là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, ngoài ra có nhữnghành vi vi phạm các quy tắc xử sự sinh hoạt trong đời sống cũng có thể coi là hành
vi trái pháp luật nếu gây ra thiệt hại Những hành vi gây thiệt hại nhưng do yêucầu nghề nghiệp hoặc gây thiệt hại theo bản án, quyết định của cơ quan Nhà Nướcthì không phải là hành vi trái pháp luật
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ –
HĐTP thì tính trái pháp luật của hành vi được hiểu là “trái với các quy định của
pháp luật” Tức là hành vi đó phải trái với các quy định của pháp luật nói chung,
có thể là pháp luật hành chính, hình sự hay dân sự…Hơn nữa, theo quy định củaNghị quyết trên thì trái pháp luật không đương nhiên bao gồm cả hành vi vi phạmđến đường lối, chính sách của Đảng, các quy tắc sinh hoạt xã hội Mà chỉ khi nàođường lối, chính sách của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật thì hành vi viphạm mới được xem là hành vi trái pháp luật
Tóm lại, việc xác định một hành vi được xem là hành vi trái pháp luật gâythiệt hại đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các căn cứ làm phát sinhtrách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, xác định chủ thể có trách nhiệmbồi thường cho người bị thiệt hại
Có những trường hợp dù không có hành vi trái pháp luật của con ngườinhưng có tổn thất về tinh thần, ví dụ như: thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gâyra; thiệt hại do cây cối gây ra; thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra.Trong những trường hợp này thì chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng phảichịu trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, ngườithân thích của người bị thiệt hại
13 Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và binh luận bản án, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, (xuất bản lần 2), trang 60.
Trang 111.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra đượcxây dựng trên cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả Hành vi trái pháp luật phảixảy ra trước thiệt hại và “thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi tráipháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại”14 Xét
về nguyên tắc, nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả trong khoảng thời gian xácđịnh và hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp Có nghĩa là thiệt hại đã cósẵn cơ sở trong hành vi Một hành vi vi phạm nhất định trong một điều kiện xácđịnh thì chỉ làm nảy sinh ra hậu quả này chứ không phải là hậu quả nào khác.Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm và ngược lại, nếukhông có hành vi thì thiệt hại sẽ không xảy đến Nếu không xác định được mốiquan hệ này sẽ không xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người cóhành vi vi phạm và không buộc được người gây thiệt hại phải bồi thường chongười bị thiệt hại
Ví dụ: Do có mâu thuẫn với nhau, A xách dao đến nhà B hăm dọa đánh B.
Do A có hung khí nên B không chuẩn bị kịp Hậu quả B bị thương 40% A đã cóhành vi trái pháp luật chính là gây thương tích cho người khác Ngoài việc A phảichịu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích thì về trách nhiệm dân sự A còn phảichịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho B Trong đó có bồi thường thiệt hại vềtinh thần do hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác Bởi vì hành vi gâythương tích là nguyên nhân làm cho sức khỏe của B bị thiệt hại dẫn đến B bị tổnthất về tinh thần
Nếu chúng ta làm rõ được mối quan hệ nhân quả sẽ trả lời hai câu hỏi đượcđặt ra: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có phát sinh không? Mức bồi thường thiệthại được xác định như thế nào nếu nhiều người gây ra thiệt hại cho một ngườihoặc cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi? Trong thực tế mốiquan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra biểu hiện rất phức tạp
Cần phân biệt giữa nguyên nhân và điều kiện: nguyên nhân trực tiếp gây rathiệt hại còn điều kiện thì không trực tiếp gây ra thiệt hại nhưng có tác động đểcho thiệt hại xảy ra nhanh hơn Vậy trong mối quan hệ nhân quả, nguyên nhân làyếu tố quyết định còn điều kiện là yếu tố quan trọng dẫn đến kết quả Nguyênnhân và điều kiện trong mối quan hệ nhân quả có thể là một hay nhiều hiện tượng,nhưng giữa chúng có một điểm khác nhau ở chỗ quan hệ với hậu quả xảy ra Nếukhông có nguyên nhân thì không có hiện tượng, sự vật xảy ra và cũng không tồntại một điều kiện Nhưng nhiều trường hợp có nguyên nhân xảy ra nhưng không
có kết quả nếu không có điều kiện Về nguyên tắc thì không có việc hiện tượngnày chỉ là nguyên nhân còn hiện tượng kia là điều kiện Mối quan hệ nhân quả có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thiệt hại Về mặt lý luận cũng như thựctiễn để xác định mối quan hệ nhân quả là một vấn đề tương đối khó khăn Bởi vì
14 Xem tiểu mục 1.2 mục 1 phần I Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP.
Trang 12sự thiệt hại thường thì do nhiều nguyên nhân chứ không chỉ do một nguyên nhângây ra Các nguyên nhân này không tồn tại độc lập mà phối hợp với nhau phát sinh
ra kết quả, nếu thiếu một trong các nguyên nhân thì không có kết quả xảy ra Tuynhiên mức độ tác động của từng nguyên nhân đối với kết quả có thể là khác nhau,
sự khác nhau này đã tạo ra vai trò chủ yếu và thứ yếu của từng nguyên nhân.Trong thực tiễn thì thiệt hại có thể có nhiều nguyên nhân, vậy xác định nguyênnhân nào là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp, nguyên nhân nào là nguyên nhânthứ yếu và gián tiếp, một thiệt hại có thể kéo theo nhiều thiệt hại khác, thiệt hạiđầu tiên có được coi là nguyên nhân của thiệt hại sau hay không Chúng ta khôngthể căn cứ vào thứ tự trước sau của hành vi gây thiệt hại đẻ xác định nguyên nhânchủ yếu hay thứ yếu được, nhất là trong các vụ án có nhiều người tham gia
Do đó, để trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh cần xem xétmột cách khách quan, toàn diện hành vi trái pháp luật nào xâm phạm đến quyền vàlợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ là nguyên nhân dẫn đến tổn thất về tinhthần xảy ra
1.2.4. Người gây ra thiệt hại có lỗi cố ý hoặc vô ý
“Lỗi là thái độ tâm lý của người gây ra thiệt hại, thể hiện nhận thức và mong muốn của mình đối với hành vi gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi đó gây ra” 15 Lỗi thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý Theo quy định tại tiểu
mục 1.4 mục 1 phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP thì: Lỗi cố ý “là trườnghợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác màvẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hạixảy ra” Lỗi vô ý “là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình cókhả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy rahoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệthại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”16 Lỗi được cấu thành bởi hai yếu
tố đó là lý trí và ý chí Lý trí là sự thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan,còn ý chí là yếu tố biểu hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở nhận thức thựctại khách quan
Như vậy, một người bị coi là có lỗi khi người gây thiệt hại nhận thức đượchoặc không nhận thức được nhưng đủ điều kiện thực tế để nhận thức được tínhchất gây thiệt hại của hành vi và có đủ điều kiện để điều khiển một hành vi kháckhông gây thiệt hại Như vậy, để xác định được lỗi cố ý hay vô ý, chúng ta phảidựa vào thái độ chủ quan và nhận thức lý trí của người gây thiệt hại17 Phân loại lỗi
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thiệt hại và mức bồi thường đối với cáchành vi xâm phạm Tuy không rõ ràng như ba yếu tố còn lại nhưng lỗi cũng được
15 Bộ Tư Pháp, Viện nghiên cứu KHPL, Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách Khoa NXB Tư Pháp, năm 2006, trang 468.
16 Xem Điều 308 BLDS 2005.
17 Hoàng Thế Liên (chủ biên), (2013), tài liệu đã dẫn, (18), trang 703 – 704.
Trang 13hầu hết pháp luật các nước thừa nhận là điều kiện bắt buộc trong những trườnghợp thông thường Trong pháp luật Sở hữu trí tuệ, lỗi không phải là yếu tố bắtbuộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể có hành vixâm phạm18 Một khía cạnh khác khi nghiên cứu về yếu tố lỗi trong trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là trách nhiệm bồi thường cả trongtrường hợp người gây ra thiệt hại không có lỗi19 Luật trách nhiệm bồi thường NhàNước quy định thiệt hại phải do người thi hành công vụ gây ra trong quá trình thihành công vụ Nên hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệthại là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúngquy định của pháp luật và được xác định trong văn bản của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà Nước trong hoạt độngquản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án phải có vănbản của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hànhcông vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại cácĐiều 13, 28, 38 và 39 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà Nước Còn đốivới việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà Nước trong hoạt động tố tụnghình sự phải có bản án, quyết định của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền xác địnhngười bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 củaLuật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 Người bị thiệt hại có quyền yêucầu bồi thường khi “có văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác địnhhành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật”20 hoặc “có văn bản của cơquan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hạitrong trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 Luật Trách nhiệm bồithường của Nhà Nước”21 Với quy định của pháp luật hiện hành xuất phát từ sựkhác biệt của trách nhiệm bồi thường của Nhà Nước với trách nhiệm bồi thườngthiệt hại của các chủ thể dân sự khác.
Như vậy, để đảm bảo cho việc “xác định chủ thể bồi thường thiệt hại mộtcách trực tiếp và theo đó quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại được bồithường kịp thời, ngăn chặn hữu hiệu các cơ quan có thái độ thờ ơ, thiếu tráchnhiệm làm cho quyền lợi của nhân dân bị thiệt hại”22 thì cho dù người thi hànhcông vụ có lỗi hay không có lỗi thì khi gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần chochủ thể khác trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao thì Nhà Nước cũng phải bồithường thiệt hại cho người bị thiệt hại Khi gây ra thiệt hại, đặc biệt là tổn thất về
18 Xem Khoản 6 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009.
19 Xem Khoản 2 Điều 604 BLDS 2005.
20 Điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà Nước năm 2009.
21 Điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà Nước năm 2009.
22 Phùng Trung Tập (2007), Nguyên tắc của pháp luật Dân sự cần được quy định trong luật bồi thường Nhà Nước, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (08), trang 44.
Trang 14tinh thần, người thi hành công vụ được suy đoán là có lỗi và yếu tố lỗi được dùnglàm căn cứ xem xét trách nhiệm hoàn trả của họ cho ngân sách Nhà Nước đối vớikhoản tiền mà Nhà Nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại23.
Trong dự thảo năm 2012 đã đề xuất bỏ yếu tố lỗi trong các căn cứ làm phátsinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Ngày nay, khoản 1 Điều 584 BLDS 2015
khẳng định “người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” Ở đây,
chỉ cần tồn tại yếu tố có thiệt hại xảy ra trên thực tế, có hành vi trái pháp luật (xâmphạm tới lợi ích của người khác mà không thuộc trường hợp không chịu tráchnhiệm bồi thường) và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệthại thực tế xảy ra thì đã làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, không cầnxem xét người gây thiệt hại có lỗi hay không có lỗi Tuy nhiên, cũng cần làm rõmặc dù yếu tố lỗi không còn tồn tại trong danh sách các căn cứ phát sinh tráchnhiệm bồi thường nhưng lỗi vẫn còn nguyên giá trị trong việc xem xét mức độthiệt hại được bồi thường24
1.3. Trường hợp được bồi thường tổn thất về tinh thần
1.3.1. Theo BLDS 2005 và BLDS 2015
1.3.1.1. Trường hợp sức khỏe bị xâm phạm
Sức khỏe của con người là vô giá, khó có thể xác định được bằng mộtkhoản tiền hay lợi ích chính xác Do vậy, việc xác định làm căn cứ xác địnhthiệt hại là vô cùng khó khăn Mặc dù vậy, khi một hành vi trái pháp luật xâmhại tới sức khỏe cần thiết phải tính toán đến những thiệt hại thực tế mà người
bị thiệt hại phải gánh chịu Vì vậy, bồi thường thiệt hại về sức khỏe thực chất
có ý nghĩa đền bù một phần thiệt hại về vật chất, tạo điều kiện cho nạn nhânhay gia đình nạn nhân khắc phục khó khăn do tai nạn gây ra, và một số trườnghợp có ý nghĩa trợ cấp cho nạn nhân, gia đình nạn nhân Việc điều trị chỉ làmlành vết thương thể xác chứ không thể làm lành vết thương tinh thần
Tại BLDS 2005, Điều 609 và Điều 590 BLDS 2015 cũng quy định khi sứckhỏe bị xâm phạm thì ngoài các khoản bồi thường về vật chất như chi phí hợp
lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe,…người gây ra thiệt hạicòn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần
Không phải tổn thất về tinh thần ở trường hợp nào cũng được bồi thườngnhư nhau “Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần căn cứ vào sự ảnhhưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cánhân”25 Tòa án phải xem xét mức độ tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại
23 Võ Thị Như Thương (2015), Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần trong pháp luật Việt Nam, trang 16.
24 Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, (2016), trang 454.
25 Điểm b tiểu mục 1.5 mục 1 phần II Nghị quyết 03/2006/ NQ – HĐTP.
Trang 15phải gánh chịu mới có thể quyết định được mức bồi thường tổn thất về tinhthần Đây cũng không phải là vấn đề dễ dàng bởi thiệt hại về tổn thất ở mỗitrường hợp, mỗi người là khác nhau Không phải cùng một tỉ lệ thương tật thìmức độ bồi thường thiệt hại là như nhau, không phải tỉ lệ thương tật càng caothì mức độ bồi thường càng nhiều Ví dụ một thanh niên 18 tuổi và một ngườigià cùng bị thiệt hại như nhau và bị thương tật là mù vĩnh viễn, nhưng khôngphải mức độ tổn thất về tinh thần là như nhau, phía trước anh thanh niên còn cảmột tương lai dài trong khi người già họ đã sống gần trọn một phần đời nênmức độ đau buồn có khi sẽ ít hơn Cũng có những người chịu những nỗi đaunhư nhau nhưng có người có thể vượt qua được và tiếp tục sống tốt nhưngcũng có người không thể vượt qua, cứ sống dày vò trong nỗi đau trong mộtthời gian dài rồi dẫn đến rối loạn thần kinh, có khi bị tâm thần dẫn đến tự sát.Cũng có trường hợp cùng bị thương như nhau nhưng có những người để lại vếtsẹo bên trong thân thể, có người lại bị sẹo ngay mặt khiến họ cảm thấy tự ti,mặc cảm với bản thân và sống xa lánh mọi người…Sự đau thương, buồn phiền,mất mát về tình cảm khi sức khỏe bị xâm phạm không thể nào xác định được.Ngoài các căn cứ nêu trên, chúng ta còn có thể dựa vào một số yếu tố khácnhư mức độ, tính chất tương thích của nạn nhân Có những thương tật vĩnh
viễn, tồn tại suốt đời và không thể phục hồi được, “tồn tại dai dẳng, kéo dài cả
cuộc đời” 26 Những người này phải chịu nỗi đau tinh thần lớn hơn nhiều so với
những người bị thương tích nhẹ, còn khả năng lao động hoặc có thể phục hồiđược Ví dụ, một người bị tổn hại sức khỏe dẫn đến mất khả năng lao độngvĩnh viễn thì những tổn thất về tinh thần mà họ gánh chịu sẽ khác so với nhữngngười cũng bị tổn hại sức khỏe nhưng tỉ lệ thương tật thấp Cùng bị thiệt hại vềmất đi quyền làm cha, làm mẹ vĩnh viễn nhưng những người đã có con cũngnguôi ngoai được phần nào so với những người chưa có con27 Bên cạnh đó,dựa vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cũng như vai trò của người bị thiệt hạitrong gia đình cũng có vai trò trong việc xác định tổn thất về tinh thần
“Trường hợp gia đình nạn nhân rất khó khăn về kinh tế, nạn nhân lại đóng vaitrò là trị cột gia đình, là người có thu nhập chủ yếu thì thiệt hại xảy ra sẽ gây áplực rất lớn về tinh thần đối với nạn nhân hơn là thiệt hại nạn nhân không cónghề nghiệp và sống dựa vào gia đình”28 Cũng có thể dựa vào mối quan hệgiữa tính chất của thương tích với đặc điểm nhân thân của người bị thiệt hại:
độ tuổi, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp…Những yếu tố này sẽ phản ánh sựtác động trực tiếp của những thiệt hại về vật chất đối với đời sống tinh thần của
26 Trích theo Đỗ Văn Đại (2008), tài liệu đã dẫn (04), trang 15.
27 Phùng Trung Tập, Cần bổ sung một số quy định trong dự thảo BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tạp chí Dân chủ Pháp luật số 4/2005, trang 4.
28 Nguyễn Văn Huy, Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần theo pháp luật hiện hành, Luận văn cử nhân, Người hướng dẫn: ThS Chế Mỹ Phương Đài, năm 2010, trang 12.
Trang 16họ Ví dụ như, một vận động viên điền kinh có đôi chân bị tàn tật là một tổnthất rất nghiêm trong đối với họ Ngoài ra, chúng ta còn có thể xem xét các căn
cứ khác như: vị trí của thương tích, thời gian chịu thiệt hại dài hay ngắn, tìnhtrạng thể chất và tổn thất của nạn nhân…Nên các cán bộ áp dụng pháp luật cần
có một cái nhìn khách quan và toàn diện để xác định một cách đúng đắn mức
độ tổn thất về tinh thần, từ đó làm căn cứ tính mức bồi thường tổn thất
Sau khi xác định được có tổn thất về tinh thần và mức độ tổn thất, vấn đềđặt ra ở đây là mức bồi thường Vậy, mức bồi thường bao nhiêu là hợp lý?Theo quy định tại điểm c tiểu mục 1.5 mục 1 phần II nghị quyết 03/2006/NQ –HĐTP thì pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận Thông thường, các bênkhông thể tự thỏa thuận được do lợi ích đối lập nhau và bên bị thiệt hại luônmuốn được bồi thường nhiều nên thường thì các bên yêu cầu Tòa án giải quyết
Theo BLDS 2005 nếu không thỏa thuận được thì được xác định là “một khoản
tiền” tương đương với số tháng lương tối thiểu tùy thuộc vào trường hợp cụ thể nhưng không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời
điểm giải quyết bồi thường Cơ sở này đã được thay thế bằng “mức lương cơ
sở do Nhà nước quy định” trong BLDS 2015 cho “tháng lương tối thiểu doNhà nước quy định” trong BLDS 200529 Mức lương sẽ thay đổi theo từng thời
kỳ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm giải quyết bồi thường
để xác định mức lương tối thiểu chung Hiện nay, mức lương tối thiểu chungđược thay thế bằng mức lương cơ sở theo quy định tại Nghị định 66/2013/NĐ– CP ngày 27/6/2013 của Chính Phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ,công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để làm căn cứ tính mức bồi thườngtổn thất về tinh thần từ ngày 01/7/2013 là 1.150.000 đồng/tháng30 BLDS 2015
đã tăng mức tối đa khi các bên không đạt được thỏa thuận Đối với sức khỏe bị
xâm phạm thì BLDS 2005 ấn định “mức tối đa không quá 30 tháng lương tối
thiểu do nhà nước quy định” còn khoản 2 Điều 590 BLDS 2015 theo hướng ấn
định “không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” Mặc dù Nhà
nước quy định như vậy nhưng việc xác định còn gặp nhiều khó khăn do chỉmang tính chất tương đối nên các cán bộ áp dụng pháp luật cần có cái nhìntoàn diện để ra quyết định cho hợp lý
Khi đã xác định được mức độ tổn thất và mức bồi thường, vấn đề còn lại là
xác định chủ thể được bồi thường “Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do
sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại” 31 Vậy
người có sức khỏe bị xâm phạm dẫn đến tổn thất về tinh thần là người được bồithường Trong thực tế, người thân thích của nạn nhân cũng có thể chịu những
29 Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận những điểm mới của BLDS 2015, (2016), trang 469.
30 Khoản 2 Điều 3 Nghị định 66/2013/NĐ – CP ngày 27/6/2015.
31 Điểm a tiểu mục 1.5 mục 1 phần II Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP.
Trang 17tổn thất về tinh thần “do chịu những đau đớn về tổn thất, lo lắng cho nạnnhân” Ví dụ, cha mẹ, anh em cảm thấy lo lắng và đau đớn khi nhìn thấy con,anh chị em của mình hôn mê trên giường bệnh chưa thể tỉnh lại Mặc dù tổnthất về tinh thần của những chủ thể này cũng có tồn tại nhưng pháp luật chỉchấp nhận bồi thường cho nạn nhân có sức khỏe bị xâm phạm.
1.3.1.2. Trường hợp tính mạng bị xâm phạm
Tính mạng của con người là một thứ vô giá, một người bị chết thì khôngthể bù đắp, thay thế được32 Đây là một quyền nhân thân được Hiến Pháp ghinhận và được pháp luật bảo vệ Hành vi xâm phạm tính mạng không nhữngphải chịu trách nhiệm hình sự mà còn phải chịu trách nhiệm dân sự là tráchnhiệm bồi thường thiệt hại Một người bị xâm phạm tính mạng sẽ để lại mấtmát lớn về tổn thất đối với những người thân thích, gần gũi của người đã chết.Thiệt hại ở đây là “khoản tiền do gia đình nạn nhân phải bỏ ra và số tiền mànhững người được nạn nhân cấp dưỡng sẽ nhận được, và khoản tiền bù đắp tổnthất về tinh thần cho những người thân thích, gần gũi của nạn nhân”33 Theo
quy định tại Khoản 1 Điều 610 BLDS 2005, còn phải bồi thường “một khoản
tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất” của người bị thiệt hại, “nếu không có những người này
thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôidưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này”34 Khi “một người chết đithì để lại nỗi tiếc thương vô hạn đối với những người thân thích, gần gũi của họ
và một số trường hợp nhất định nó gây tổn hại đến sức khỏe, làm suy sụp,khủng hoảng tinh thần nhất là trong trường hợp phải chứng kiến cái chết đauđớn của người thân”35 Nhưng không phải mọi trường hợp, mức độ tổn thất vềtinh thần như nhau vì trạng thái tâm lý của mỗi người là khác nhau
Có thể dựa vào một số căn cứ để đánh giá mức độ đau thương, buồn phiềncủa người thân thích như: “địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mốiquan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích củangười bị thiệt hại”36 Việc xác định mức độ thiệt hại còn gặp nhiều khó khăn.Nếu “người bị thiệt hại có địa vị, có tầm quan trọng và mối quan hệ tình cảmgắn bó khăng khít với các thành viên khác trong gia đình, họ lại là lao độngchính, là trụ cột mà chết đi thì sự mất mát, đau thương là rất lớn đối với những
32 Bùi Văn Thẩm, Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Chính Trị quốc gia Hà Nội, năm 2004, trang 30 và 31.
33 Hoàng Thế Liên (chủ biên), (2013), tài liệu đã dẫn (18), trang 722.
Trang 18người thân thích, gần gũi nhất của họ”37 Ví dụ, một gia đình chỉ có hai mẹ con,người con là lao động chính để nuôi cả nhà, nếu người con mất đi thì sự đauđớn để lại cho người mẹ là rất lớn Bên cạnh đó có thể dựa vào các yếu tố khácnhư: các đặc điểm nhân thân của người bị hại38; cách thức thực hiện hành vixâm phạm tính mạng cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâmphạm, số lượng người xâm phạm, tình trạng sức khỏe của người bị hại; trạngthái tinh thần, tình trạng sức khỏe của người thân thích của nạn nhân khi hoặcngay sau khi người bị hại chết.
Sau khi xác định được có tổn thất về tinh thần, cũng giống như trường hợpsức khỏe bị xâm phạm, vấn đề đặt ra ở đây cũng là mức bồi thường Và mứcbồi thường ở đây cũng giống như trường hợp do sức khỏe bị xâm phạm là docác bên thỏa thuận Theo Khoản 2 Điều 610 BLDS và điểm d tiểu mục 2.4 mục
2 phần II Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP đều ghi nhận quyền tự do thỏa
thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa là
không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” Theo đó, khi tính
mạng bị xâm phạm thì tất cả những người thân thích của nạn nhân bị tổn thất
về tinh thần được hưởng chung một khoản bồi thường nhưng không quá 60tháng lương tối thiểu được Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồithường Nhưng quy định này còn khái quát, chung chung, chưa nêu cụ thểđược có nhiều người cùng bị xâm phạm tính mạng trong cùng một gia đình thìnhững người thân thích ở trường hợp một người bị xâm phạm tính mạng vànhiều người cùng bị xâm phạm tính mạng trong cùng một gia đình Trongtrường hợp nhiều người bị xâm phạm tính mạng trong cùng một gia đình thìđương nhiên nỗi đau sẽ tăng lên rất nhiều Đối với tính mạng bị xâm phạm,
khoản 2 Điều 591 BLDS 2015 ấn định “mức bồi thường không quá 100 lần
mức lương cơ sở do Nhà Nước quy đinh” Về mức bồi thường tối đa khi không
có thỏa thuận, BLD 2005 không thực sự rõ ràng đối với trường hợp khi một giađình có nhiều người chết cùng lúc Thực tế, trong một vụ việc có 3 người trongcùng một gia đình chết, tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm không thống nhất (lúc là
60 tháng lương tối thiểu, lúc là 180 tháng lương tối thiểu) còn Tòa giám đốcthẩm thì lại không rõ ràng39 Do đó, trong dự thảo luật 2012 theo hướng làm rõnội dung này trong BLDS Ngày nay, khoản 2 Điều 591 BLDS 2015 khẳng
định “nếu không thỏa thuận được được thì mức tối đa cho một người có tính
mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà Nước quy định” Như vậy, mức tối đa là chỉ áp dụng cho một người có tính mạng bị xâm
37 Nguyễn Thị Kim Thanh (2009), “Trao đổi về bài: Vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần theo Khoản 2 Điều
610 BLDS 2005”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (22), trang 42.
38 Thanh Thủy (2004), “Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định của BLDS”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (10), trang 22.
39 Đỗ Văn Đại, Luật Bồi thường thiệt hại ngoai hợp đồng Việt Nam, Tập 1, Bản án số 50 – 54.