Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (tt)Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (tt)Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (tt)Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (tt)Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (tt)Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (tt)Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (tt)Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (tt)Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (tt)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2Công trình được thực hiện tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Huyên
Phản biện 1: TS Nguyễn Văn Hiển
Phản biện 2: TS Phạm Mạnh Hùng
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ học tại: Học viện Khoa học xã hội vào lúc:
08 giờ 00 phút ngày 17 tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua hoạt động thực hành quyền công tố (THQCT) và Kiểm sát hoạt động tư pháp (KSHĐTP) được đổi mới, nâng cao về chất lượng Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà hoạt động THQCT ở các giai đoạn tố tụng, trong đó có hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót Thực tế ở Việt Nam cho thấy tình hình vi phạm, tội phạm
về ma túy có diễn biến phức tạp trên hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái Công tác đấu tranh với loại tội phạm này rất khó khăn vì tội phạm về ma túy thường đem lại lợi nhuận cao, đối tượng phạm tội liều lĩnh, thủ đoạn phạm tội tinh vi xảo
Xét thấy đây là vấn đề cần được tập trung nghiên cứu và việc nghiên cứu đề tài sẽ có ý nghĩa thiết thực trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy và tiếp tục nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra đối các tội phạm về ma túy của VKSND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài
“T c n quyền côn t tron iai đoạn điều tra các tội p ạm về ma túy từ t c tiễn uyện Văn C ấn, tỉn Yên Bái”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Công tác THQCT của VKS, đặc biệt là THQCT trong trong giai đoạn điều tra đã được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau; các công trình nghiên cứu đã phân tích và làm sáng tỏ được những vấn đề liên quan
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích nghiên cứu: Luận văn phân tích, làm rõ những vấn
đề lý luận về THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo đảm, nâng cao chất
lượng công tác này tại VKSND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Về nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích những vấn đề lý luận cơ
bản về quyền công tố, THQCT trong giai đoạn điều tra của VKSND
Trang 4Đặc điểm và các giai đoạn THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn của việc THQCT trong giai đoạn điều tra các tội
phạm ma túy trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu việc THQCT trong
giai đoạn điều tra đối với các tội phạm ma túy xảy ra trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái trong 05 năm, từ ngày 01/12/ 2011 đến ngày 30/11/2016
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở
lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng những phương pháp nghiên
cứu của Triết học Mác – Lênin và các khoa học chuyên ngành khác, trong đó đặc biệt chú trọng đến phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh kết hợp giữa lý luận và thực tiễn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những đóng góp mới của luận văn: Làm rõ thêm khái niệm, đối
tượng, phạm vi và nội dung của THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy; Phân tích đánh giá ưu điểm, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của hoạt động này trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trong thời gian
tới
Ý nghĩa của luận văn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
từ viết tắt, nội dung của luận văn gồm 03 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy
Trang 5Chương 2: Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hành quyền công
tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy của VKSND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng THQCT của VKSND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY 1.1 Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy
Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội trên cơ sở phát hiện tội phạm, bảo đảm thu thập đầy đủ chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội
từ đó quyết định việc truy tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ việc buộc
tội đó trước Tòa án
Đối tượng của quyền công tố: là tội phạm và người phạm tội
Nội dung của quyền công tố: là sự buộc tội đối với người đã thực
hiện hành vi tội phạm
Phạm vi quyền công tố:
Về phạm vi không gian: chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự
Về phạm vi thời gian: quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật
Thực hành quyền công tố trong TTHS là hoạt động của VKS
để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó; đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật; không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội
Điều tra là một giai đoạn TTHS không thể thiếu, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do BLTTHS quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án Nhiệm vụ ở giai đoạn điều tra là thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm và người phạm tội, làm cơ sở cho việc truy tố và xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; xác định
Trang 6thiệt hại do tội phạm gây ra;; Do giai đoạn điều tra có vị trí, vai trò quan trọng như vậy nên việc xác định đúng phạm vi THQCT của VKS trong giai đoạn này là rất cần thiết
Tội phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước dưới mọi hình thức Ngoài những đặc điểm chung như các tội phạm khác, tội phạm về ma tuý có những đặc điểm riêng mà các tội phạm khác không có như: Tội phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước chứ không phải của một cá nhân hay tổ chức như các tội danh khác Các tội phạm về ma túy đều có chung đối tượng là các chất ma túy và tiền chất ma túy được quy định trong Nghị định 82/2013/NĐ-CP
N ư vậy, T QCT tron iai đoạn điều tra các tội p ạm về
ma túy l việc VKS sử d n tổn ợp các quyền năn p áp lý
t uộc nội dun quyền côn t để t c iện việc truy cứu TN S đ i với n ười p ạm tội về ma túy tron iai đoạn điều tra
Chủ thể thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra: Là cơ
quan VKS,
Đối tượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra: là
việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong giai đoạn này
Nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra: Thứ nhất, những hoạt động phát động THQCT như KTVA,
KTBC
Thứ hai, hoạt động THQCT được thực hiện bởi VKS trong giai
đoạn điều tra, được quy định tại Điều 112 BLTTHS
Phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra: bắt
đầu từ khi có QĐ KTVAHS và kết thúc khi CQĐT ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều
tra vụ án hình sự
1.2 Đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy
- THQCT mang tính quyền lực nhà nước
THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy là một hoạt động áp dụng pháp luật vào thực tế nhằm truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội về ma túy Hoạt động này chỉ do VKS tiến
Trang 7hành bởi VKS là cơ quan duy nhất đại diện Nhà nước thực hiện chức năng THQCT
- THQCT được tiến hành theo một trình tự thủ tục chặt chẽ do
pháp luật TTHS quy định
Mục đích của hoạt động THQCT là nhằm truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do chế tài pháp luật hình sự đặt ra Do vậy quá trình này phải đảm bảo tính chặt chẽ, có căn cứ và mang tính công khai
- Hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy của VKS chủ yếu được tiến hành do truy xét, thu giữ vật chứng, bắt quả tang khi thực hiện hành vi phạm tội… bởi tính chất đặc thù của loại
tội phạm này nên việc đề ra yêu cầu điều tra cần được chú trọng hơn cả
Đối với mỗi vụ án về ma túy cần xác định có hay không có hành
vi phạm tội; Có tính đồng phạm hay không, phạm tội có tổ chức hay theo đường dây kết nối như thế nào; Hình thức phạm tội ra sao; Xác định tội danh phạm phải và theo điều khoản nào của BLHS, năng lực chịu TNHS ra sao, nhân thân người phạm tội như thế nào?
- THQCT đảm bảo quan hệ phối hợp và chế ước giữa VKS và
CQĐT
Mối quan hệ chế ước của VKS với CQĐT thể hiện qua việc: yêu cầu CQĐT tiến hành các hoạt động điều tra; yêu cầu thủ trưởng CQĐT thay đổi; yêu cầu truy nã Khi THQCT trong giai đoạn điều tra, mối quan hệ giữa VKS và CQĐT vừa phối hợp vừa chế ước tạo ra sự liên hệ ràng buộc nhất định nhưng không phải mâu thuẫn, loại trừ nhau VKS không làm thay, cũng không hạn chế hoặc cản trở việc điều tra của CQĐT, cơ quan này tạo điều kiện để cơ quan kia thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình
1.3 Những hoạt động của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy
1.3.1 N ữn oạt độn p át độn côn t tron iai đoạn điều tra các tội p ạm ma túy
Thứ nhất, khởi tố vụ án hình sự: Là việc Nhà nước chính thức
công khai trước toàn xã hội có tội phạm xảy ra và bắt đầu triển khai các hoạt động thực hành quyền truy cứu TNHS đối với người thực hiện tội
Trang 8phạm đó, xác định có hay không có tội phạm để ra quyết định khởi tố
hoặc không khởi tố bị can
Thứ hai, khởi tố bị can: Là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
chính thức tuyên bố về mặt pháp lý một người nào đó thực hiện hành vi
có các dấu hiệu cấu thành tội phạm và bị truy cứu TNHS
Thứ ba, yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định KTVAHS, KTBC: Khi thấy có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố
không đúng với hành vi phạm tội xảy ra, hoặc không đúng với người đã thực hiện hành vi phạm tội thì VKS có quyền yêu cầu CQĐT thay đổi quyết định khởi tố VAHS, KTBC Trong trường hợp phát hiện có người
đã thực hiện hành vi phạm tội mà chưa bị khởi tố thì VKS yêu cầu
CQĐT ra quyết định KTBC đối với người đó
1.3.2 N ữn oạt độn duy tr côn t tron iai đoạn điều tra các v án ma túy
Thứ nhất, đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra hoặc trực tiếp tiến hành điều tra khi cần thiết: Đó là những yêu cầu
về vấn đề cần điều tra làm rõ, tài liệu chứng cứ cần thu thập, được hiểu
là mệnh lệnh của cơ quan công tố đối với CQĐT Ngay sau khi vụ án được khởi tố, VKS có thể đề ra yêu cầu điều tra cho CQĐT để xác định chứng cứ về hành vi phạm tội của bị can hay mở rộng điều tra vụ án Yêu cầu điều tra cũng có thể được đề ra ngay trong quá trình trực tiếp kiểm sát khám nghiệm hiện trường, xét hỏi, lấy lời khai người làm chứng Khi thấy có vấn đề cần điều tra thêm, KSV phải kịp thời bổ sung yêu cầu điều tra để đảm bảo tính chính xác, kịp thời, không bỏ lọt tội phạm trong quá trình điều tra
Thứ hai, yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi Điều tra viên: Khi
phát hiện ĐTV thuộc một trong các trường hợp bị thay đổi hoặc phải từ chối tiến hành tố tụng, KSV có quyền đề nghị Thủ trưởng CQĐT xem xét thay đổi ĐTV hoặc đề nghị Viện trưởng VKS cấp mình xem xét để
yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi ĐTV
Thứ ba, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn
chặn:
Trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình, trong giai đoạn điều tra VKS có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn để kịp
Trang 9thời ngăn chặn tội phạm, hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người đó sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội Việc đưa
ra một bất kỳ một quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn nào đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo tính kịp thời, đúng đắn và đúng với quy định của pháp luật Đối với các biện pháp ngăn chặn trực tiếp làm hạn chế quyền tự do của công dân như bắt khẩn cấp, bắt tạm giam, gia
hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam phải được VKS phê chuẩn
Căn cứ vào yêu cầu giải quyết vụ án, thái độ chấp hành của người
bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng nữa thì cơ quan có thẩm quyền có thể hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hoặc nghiêm khắc hơn Đối với những vụ án bị đình chỉ thì mọi biện pháp ngăn chặn đương nhiên đương nhiên đều được hủy bỏ Đối với những biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn phải
Thứ năm, yêu cầu truy nã bị can: Khi có đủ căn cứ xác định bị
can đã bỏ trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả thì CQĐT ra quyết
định truy nã
Thứ sáu, tạm đình chỉ vụ án: khi chưa kết thúc thời hạn điều tra,
nếu có căn cứ xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo (có chứng nhận của Hội đồng pháp y); hoặc khi đã hết thời hạn điều tra
mà chưa xác định được bị can, không biết bị can đang ở đâu thì CQĐT
ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và phải gửi quyết định này cho VKS
1.3.3 N ữn oạt độn kết t úc t c n quyền côn t trong iai đoạn điều tra các tội p ạm ma túy
Những hoạt động kết thúc THQCT trong giai đoạn điều tra bao gồm truy tố bị can và đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can Trong trường hợp truy tố bị can, hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra kết thúc, đồng
Trang 10thời mở ra hoạt động THQCT trong giai đoạn truy tố Nhưng sau đó Tòa
án có thể ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung Lúc này, chức năng THQCT của VKS trong giai đoạn điều tra có thể lại được phục hồi Vì vậy, truy tố bị can không thể coi là hoạt động kết thúc THQCT trong giai đoạn điều tra được; mà chỉ có trường hợp đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra mới kết thúc, chấm dứt tố
tụng đối với vụ án
Đình chỉ vụ án là quyết định chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can Khi thấy có căn cứ để đình chỉ hoặc đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được tội phạm thì CQĐT ra quyết định đình chỉ vụ án Nếu thấy quyết định đình chỉ không có căn cứ thì VKS hủy bỏ quyết định đình chỉ và yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra
hoặc ra quyết định truy tố
Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THQCT
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY CỦA
VKSND HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
2.1 Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra
2.1.1 Quyền k ởi t v án, k ởi t bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra k ởi t oặc t ay đổi, bổ sun quyết địn k ởi t v án,
k ởi t bị can (Khoản 1 Điều 112 BLTTHS)
VKS có quyền khởi tố VAHS trong hai trường hợp: Một là, sau khi ra Quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố VAHS; Hai là, nếu thấy yêu cầu khởi tố VAHS của Hội đồng xét xử VAHS là có
căn cứ
Về căn cứ để KTVAHS, Điều 100 BLTTHS quy định khả năng duy nhất cho phép KTVAHS là khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định KTVAHS, VKS phải gửi
quyết định đó đến CQĐT để tiến hành điều tra
Theo quy định của BTTTHS, khi CQĐT ra quyết định KTBC thì quyết định đó có hiệu lực ngay Tuy nhiên, hiệu lực của quyết định KTBC của CQĐT có tiếp tục hay không lại phụ thuộc vào việc VKS có
phê chuẩn quyết định KTBC hay không (khoản 4 Điều 126 BLTTHS)
Trang 11BLTTHS đã phân định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm KTBC giữa CQĐT và VKS Trách nhiệm KTBC chủ yếu thuộc về CQĐT, VKS chỉ
ra quyết định KTBC sau khi nhận hồ sơ và Bản kết luận điều tra mà phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định KTBC, VKS phải gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra (Khoản 5 Điều 126 BLTTHS) VKS yêu cầu CQĐT thay đổi hoặc bổ sung quyết định KTVA, KTBC nếu trong quá trình điều tra hoặc khi đã kết thúc điều tra có căn
cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội; hành
vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã khởi tố hoặc còn có tội phạm khác; có căn cứ xác định còn có người khác thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án Nếu CQĐT không thực hiện thì VKS trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định KTVAHS, KTBC theo Điều 106 BLTTHS và Khoản 2 Điều 11, Khoản 2 Điều 13 Quy chế công tác THQCT và KSVTTPL trong việc điều tra các vụ án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSNDTC ngày 02/01/2008 của VKSND Tối cao (Quy chế)
2.1.2 Quyền đề ra yêu cầu điều tra v tr c tiếp tiến n một
s oạt độn điều tra; quyền yêu cầu t ay đổi Điều tra viên t eo quy địn của p áp luật
Khi có yêu cầu của CQĐT hoặc qua kiểm sát việc hỏi cung phát hiện thấy bị can kêu oan, lời khai của bị can trước sau không thống nhất;
bị can có khiếu nại về điều tra; có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực của lời khai bị can; trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng thì VKS có thể trực tiếp gặp, hỏi cung bị can Sau khi nhận hồ sơ
vụ án, nếu có nghi ngờ về tài liệu, chứng cứ; các chứng cứ quan trọng của vụ án có mâu thuẫn; trường hợp vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp khó thống nhất về tính chất vụ án hoặc để củng
cố tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc truy tố thì VKS có thể trực tiếp hỏi cung bị can theo quy định tại các Điều 131 và Điều 132 BLTTHS KSV tiến hành đối chất trong trường hợp có yêu cầu của CQĐT hoặc thấy việc đối chất của ĐTV chưa làm rõ được mâu thuẫn Trong quá trình điều tra, nếu thấy cần thực nghiệm điều tra để kiểm tra mâu thuẫn giữa lời khai của bị can, của những người tham gia tố tụng khác
Trang 12với thực tế khách quan thì VKS yêu cầu để CQĐT tiến hành thực nghiệm điều tra
2.1.3 Quyền yêu cầu T ủ trưởn CQĐT t ay đổi Điều tra viên
ĐTV có thể bị thay đổi hoặc phải từ chối tiến hành tố tụng khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 44 BLTTHS Ngoài ra, ĐTV còn bị thay đổi nếu có căn cứ cho rằng họ có thể không
vô tư trong khi làm nhiệm vụ như có căn cứ cho rằng họ đã bị mua chuộc, bị đe dọa hoặc có những mối quan hệ ràng buộc khác với những người tham gia tố tụng
2.1.4 Quyền quyết địn áp d n , t ay đổi oặc ủy bỏ biện
p áp n ăn c ặn
- Tạm giam: Theo điều 88 BLTTHS năm 2003, VKS có quyền ra lệnh tạm giam trong 02 trường hợp: Người đó phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; Người đó phạm tội nghiêm trọng hoặc tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ
để cho rằng người đó sẽ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố hoặc có thể tiếp tục phạm tội Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam và đề nghị xét phê chuẩn, VKS phải xem xét hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam Nếu thấy có đủ căn cứ, cần phải tạm giam
để phục vụ điều tra và đúng trình tự quy định thì VKS ra quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam; hoặc ngược lại
- Tạm giữ: VKS không trực tiếp ra quyết định tạm giữ mà chỉ phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của những người có thẩm quyền (khoản 2 Điều 86 BLTTHS) Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định này phải được gửi cho VKS cùng cấp để kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn Khi kiểm sát nhà tạm giữ, nếu thấy việc tạm giữ không đúng pháp luật hoặc người bị tạm giữ chỉ có những vi phạm nhỏ, tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, chưa đến mức truy cứu TNHS thì VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ hoặc trực tiếp ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu CQĐT trả tự do cho họ
- Cấm đi khỏi nơi cư trú: được quy định tại Điều 91 BLTTHS VKS không có quyền phê chuẩn hay không phê chuẩn đối với Lệnh cấm
Trang 13cư trú do cơ quan có thẩm quyền ra lệnh Tuy nhiên, đối với trường hợp xét thấy cần thiết phải ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với một đối tượng nào đó mà CQĐT không ra quyết định thì VKS có quyền trực tiếp
ra lệnh cấm đi khỏi nơi cứ trú đối với họ để đảm bảo họ có mặt ở địa phương để triệu tập lên làm việc khi cần
- Bảo lĩnh: Khi xét thấy đối tượng không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam, cơ quan ra lệnh tạm giam sẽ thay đổi biện pháp ngăn chặn sang biện pháp bảo lĩnh và quyết định này không cần phê chuẩn sự phê chuẩn
- Đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo: được quy định tại Điều 93 BLTTHS Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, VKS có thể trực tiếp ra quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo họ không bỏ trốn
Căn cứ vào yêu cầu giải quyết vụ án, thái độ chấp hành của người
bị áp dụng mà cơ quan ra quyết định áp dụng có thể thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hoặc nghiêm khắc hơn Đối với những biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn như lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tam giam thì việc hủy bỏ hay thay thế biện pháp khác phải do VKS quyết định (khoản 2 Điều 94 BLTTHS) Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là việc quyết định không tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn; và xảy ra trong hai trường hợp: 1) Vụ án bị đình chỉ kéo theo các biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng đương nhiên được hủy bỏ; 2) Khi không còn cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ nữa
2.1.5 Quyền ủy bỏ các quyết địn k ôn có căn cứ v trái
p áp luật của CQĐT; Yêu cầu CQĐT truy nã bị can
Trong nhiều trường hợp, VKS thấy các quyết định của CQĐT là không có căn cứ như: có dấu hiệu tội phạm nhưng CQĐT lại không ra quyết định không khởi tố vụ án; hoặc quyết định khởi tố bị can không đúng với người thực hiện hành vi phạm tội, không đúng với tội danh; các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn không phù hợp, không đảm bảo cho quá trình điều tra hoặc lệnh bắt, tạm giam không được thực hiện