4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các quan hệ về tổ chức hành nghề công chứng - Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức hành nghề công chứng ra đời từ yêu cầu tất yếu của xã
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ KIM THƯ
TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 603801.07
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội, 2017
Trang 2
Cụng trỡnh được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xó hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TRUNG TÍN
Phản biện 1: PGS.TS Bựi Ngọc Cường
Phản biện 2: TS Nguyễn Văn Tuyến
Luận văn sẽ đ-ợc bảo vệ tr-ớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 13 giờ 00 ngày 25 tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Th- viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 31
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khó XIII,
kỳ họp thứ 7 ngày 19 tháng 06 năm 2014 đã thông qua Luật công chứng 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 Đây là một bước tiến quan trọng trong việc xã hội hóa hoạt động công chứng của nước ta hiện nay Từ ngày 1/5/2015, Nghị định số 29/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành Nghị định được ban hành với mục tiêu tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng; thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan hoạt động công chứng theo lộ trình quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng về chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; chính sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn…
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công là điều quan trọng của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước Vai trò của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công được nâng lên một tầm cao mới, không chỉ phát huy dân chủ tăng cường pháp chế mà còn nâng cao sức cạnh tranh khi đất nước đang tiến tới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Yêu cầu xã hội hóa dịch vụ công, trong đó có xã hội hóa công chứng một ngành dịch vụ pháp lý là hết sức cần thiết Song song với xã hội hóa các hoạt động như luật sư, giám định tư pháp thì xã hội hóa công chứng là chủ trương lớn của đảng và nhà nước
Trang 42
trong chiến lược caỉ cách tư pháp đến năm 2020 Bước ngoặt lớn đó
là khi luật công chứng 2006 ra đời và cho đến nay là Luật công chứng 2014 đã cho phép thành lập nên các tổ chức hành nghề công chứng, một mô hình mới nhằm đáp ứng được những nhu cầu của xã hội và xu hướng chung của thế giới Tuy nhiên việc ra đời của tổ chức hành nghề công chứng vẫn còn nhiều hạn chế mà luật công chứng chưa tiên liệu hết những vướng mắc, khó khăn và nhiều biến động, thêm vào đó là nhân thức của một số cán bộ và người dân về tổ chức này vẫn còn mơ hồ chưa hiểu rõ Chính vì vậy tôi chọn đề tài
Tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay làm đề tài luận văn kinh tế của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay ở nước ta đã có một số đề tài nghiên cứu về công chứng dưới góc độ như quản lý nhà nước về công chứng, xã hội hóa
công chứng, thực trạng pháp luật về công chứng, hoạt dộng của công
chứng, chứng thực Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào nói về tổ chức hành nghề công chứng, là một tổ chức rất được quan tâm trong thời gian gần đây khi mà luật công chứng sửa đổi năm
2014 đã đi vào thực tế và đang còn gặp nhiều vướng mắc
Tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay
là đề tài nghiên cứu tương đối hệ thống về tổ chức hành nghề công chứng thông qua những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn
tổ chức hành nghề công chứng cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện của Luật công chứng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
- Mục đích của luận văn là từ những lý luận thực tiễn về công chứng làm sáng tỏ và phân tích rõ về tổ chức hành nghề công
Trang 53
chứng, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật về tổ chức này
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các quan hệ về tổ chức hành nghề công chứng
- Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức hành nghề công chứng ra đời từ yêu cầu tất yếu của xã hội là hoạt động xã hội hóa công chứng từ khi nghị định của chính phủ về công chứng, chứng thực có hiệu lực và khi có Luật công chứng ra đời năm 2006 và cho đến này là Luật công chứng sửa đổi năm 2014
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận được sử dụng là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin;
- Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: + Phương pháp tìm hiểu tư liệu: Là nghiên cứu về lý luận thông qua những tài liệu có liên quan đến tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng Qua đó xây dựng lý thuyết của đề tài
+ Phương pháp so sánh: Làm rõ sự giống và khác nhau, những điểm tiến bộ và phát triển của Luật công chứng 2014 so với Luật công chứng 2006 và các văn bản pháp luật quy định về công chứng
Trang 64
từ trước tới này Từ đó đánh giá những thuận lợi và hạn chế trong thực tế thi hành Luật công chứng 2014, đề ra những giải pháp phù hợp giải quyết những khúc mắc còn tồn đọng
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là một phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu Trên cơ sở các tài liệu, thông tin và dữ liệu thu thập được, tác giả sẽ phân tích, đánh giá, xem xét trên các khía cạnh Qua đó tổng hợp lại để có những kết luận, những
đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về hoạt động công chứng;
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, luận văn đã hệ thống, phân tích, bổ sung những vấn
đề có tính lý luận về công chứng và tổ chức hành nghề công chứng; chỉ ra những điểm khác trong tổ chức giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng; những bất cập còn tồn tại trong Luật công chứng
2014 và đề xuất đưa ra những giải pháp phù hợp;
Về thực tiễn, các luận cứ và giải pháp của đề tài có thể sử dụng được cho việc hoàn thiện các chế định pháp luật có liên quan đến tổ chức hành nghề công chứng trên thực tế; luận văn còn là tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, đào tạo về luật học
7.Kết cấu của luân văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về tổ chức hành nghề công chứng;
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về tổ chức hành nghề công chứng;
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tổ chức hành nghề công chứng
Trang 75
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC HÀNH
NGHỀ CÔNG CHỨNG 1.1 Khái niệm và đặc điểm công chứng
Khái niệm:
Việc xác định khái niệm công chứng là vấn đề quan trọng có vai trò lý luận cũng như thực tiễn ảnh hưởng đến mô hình tổ chức cơ chế hoạt động của các phòng công chứng cũng như văn phòng công chứng Chúng ta có những khái niệm khác nhau về công chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật như:
- Nghị định số 31/CP ngày 18 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2000 của chính phủ về công chứng chứng thực
- Luật công chứng năm 2006
- Điều 2 khoản 1 Luật công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014
quy định: “ Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức
tự nguyện yêu cầu công chứng”
Đặc điểm của công chứng:
Trang 86
- Thứ nhất, công chứng là hành vi do công chứng viên thực hiện Điều này phân biệt với chứng thực là hành vi do người đại diện của
cơ quan hành chính công quyền thực hiện
- Thứ hai, nội dung cơ bản của công chứng là xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt theo yêu cầu của công dân, tổ chức và chứng nhận các hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật
- Thứ ba, văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và có hiệu lực thi hành với các bên, những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng
có giá trị chứng cứ không phải chứng minh đã được Luật công chứng (Khoản 3-Điều 5) và Bộ luật tố tụng dân sự (Điều 80, 83) quy định, trừ trường hợp văn bản công chứng bị Tòa án tuyên vô hiệu
Trang 97
Đặc điểm của tổ chức hành nghề công chứng:
- Là tổ chức mang tính dịch vụ pháp lý Xét về bản chất, tổ chức hành nghề công chứng, là một loại hình doanh nghiệp cung cấp “dịch
vụ công chứng” Hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng hướng đến 3 lợi ích( CỦA Nhà nước, của các bên tham gia giao dịch
và của chính phòng hoặc văn phòng)
Lợi ích của phòng, văn phòng công chứng: được thu phí và thù lao công chứng theo quy định khi thực hiện các hoạt động công chứng, nhưng chủ yếu không vì lợi nhuận
+ Tổ chức hành nghề công chứng thực hiện một số hoạt động có tính chịu trách nhiệm cao hơn
Cùng với một số điểm giống nhau thì phòng công chứng và văn phòng cũng có những điểm khác biệt như:
+ Công chứng viên thuộc Phòng công chứng là công chức, viên chức nhà nước được hưởng lương từ ngân sách còn văn phòng công chứng công chứng viên không phải công chức, viên chức
+ Phòng công chứng có kinh phí được nhà nước cấp còn văn phòng là tự chủ tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động
+ Do đặc thù là tổ chức dịch vụ pháp lý nên cơ cấu tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng được quy định theo Luật công chứng; ngoài ra với hình thức hoạt động Văn phòng công chứng còn được quy định trong cả Luật doanh nghiệp Điều này ứng với loại hình văn phòng công chứng Văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình Công ty hợp danh, hoạt động trên cơ sở tự chủ tài chính, hạch toán độc lập, tuy nhiên lại chịu sự quản lý khắt khe và chặt chẽ hơn so với các công ty hợp danh thông thường khác
1.3 Quản lý nhà nước về tổ chức hành nghề công chứng
Trang 108
Quản lý nhà nước về tổ chức hành nghề công chứng có ý nghĩa rất lớn, đảm bảo cho sự hình thành, tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng nhằm đạt được mục tiêu đề ra đối với hoạt động công chứng
*) Bộ Tư pháp: Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ
trong việc thực hiện hoạt động quản lí nhà nước về công chứng
*) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực
hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng; thành lập, giải thể,chuyển đổi Phòng công chứng, cho phép thành lập Văn phòng công chứng, thu hồi giấy phép hoạt động của Văn phòng công chứng; kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm, giải quyết khiếu tố về công chứng; tổng hợp tình hình công chứng ở địa phương để báo cáo Bộ
Tư pháp
*) Sở Tư pháp: Sở Tư pháp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trao
quyền quản lý các Phòng công chứng về mặt tổ chức, chăm lo cơ sở vật chất, hoạt động tuyên truyền, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức, nhân viên…
*) Hội công chứng viên: Trước hết phải khẳng định công chứng
viên là một nghề và cũng có rủi ro nghè nghiệp Vì vậy Hội công chứng được thành lập để bảo vệ quyền lợi cho các công chứng viên
Trang 119
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC
HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG 2.1.Nguyên tắc chuyển đổi, thành lập, giải thể tổ chức hành nghề công chứng
Đối với Phòng công chứng:
- Luật quy định “ phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển văn phòng công chứng” ( điều 18) Quy định này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đới với hoạt động công chứng, quan tâm đén vùng có điềukiện kinh tế khó khăn, phù hợp với ý chí nguyện vọng của người dân nơi đó Tuy nhiên xét trên phương diện toàn cục thì các phòng công chứng do nhà nước thành lập vẫn phát huy tính tích cực của nó trong bối cảnh điều kiện kinh tế hiện nay, nhất là những nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, khi mà những nơi này kinh tế chưa phát triển thì các giao dịch dân sự kinh tế còn rất hạn chế Ở những nơi này việc phát triển các văn phòng công chứng là rất khó khăn, có nơi không có văn phòng công chứng việc xã hội hóa công chứng ở những địa bàn này còn nhiều bất cập
- Đối với những vùng có kinh tế, xã hội phát triển đủ điều kiện
để xã hội hóa công chứng thì lúc này nhà nước và chính phủ xem xét xem có thể thực hiện được chủ trương xã hội hóa hay chưa, từ đó chuyển đổi mô hình phòng công chứng sang một hướng khác vừa có lợi cho nhà nước vừa có lợi cho phòng công chứng
- Theo quy định của Luật công chứng 2014, Phòng công chứng chỉ dược thành lập thại những địa bàn chưa có đủ điều kiện
Trang 1210
phát triển được Văn phòng công chứng Điều này được hiểu
là các địa bản không thuộc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì không được phép thành lập phòng công chứng
- Điều 21 Luật công chứng 2014 quy định trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập
đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng Tuy nhiên xoay quanh vấn đề này vẫn còn rất nhiều khó khăn như: tâm lý của cán bộ công chức; viên chức, vướng mắc trong việc xử lý tài sản, vấn đè giải quyết chế độ cho cán bộ công chức; viên chức và người lao động
- Ở những nơi hoạt động công chứng đã được xã hội hóa ở mức
độ cao, không cần thiết duy trì phòng công chứng, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét giải thể Do đó, có thể hiểu rằng, chỉ được giải thể Phòng công chứng khi không thể chuyển đổi sang Văn phòng công chứng
Đối với Văn phòng công chứng:
- Ngược lại, với Phòng công chứng thì chỉ được thành lập tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng Quy định này cho thấy rõ chính sách khuyến khích cho hoạt động xã hội hóa hoạt động công chứng
- Khác với Phòng công chứng, Điều 22 của Luật công chúng
2014 quy định về văn phòng công chứng thì văn phòng công chứng muốn thành lập phải có từ 2 công chứng viên hợp danh trở lên, được nhà nước giúp đỡ bằng các chính sách phù hợp theo quy định với từng vùng miền cụ thể
- Văn phòng công chứng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nhưng khác với doanh nghiệp khác, văn phòng công chứng phải hoạt động liên tục, không được ngắt quãng do các hợp