1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

quyen va nghia vu cua vien chuc

5 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 306,06 KB

Nội dung

Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

Trang 1

Viên chức là gì?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải

là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật"

Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ

có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, khác với lao động của công chức mang tính chất quyền lực công Còn đơn vị sự nghiệp công lập, đó là "tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước"

Về tuyển dụng viên chức

Về căn cứ tuyển dụng: Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu

nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế Còn theo Luật Viên chức thì việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập

Về hình thức tuyển dụng: Viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét

tuyển, do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện (hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý thực hiện hoặc theo phân cấp) Và sau khi có quyết định tuyển dụng, viên chức phải thực hiện ký hợp đồng làm việc lần đầu nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo thời hạn hợp đồng thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với

vị trí việc làm của viên chức theo quy định và phải thực hiện ký hợp đồng

Trang 2

Trong khi đó, theo Luật Cán bộ, công chức, hình thức tuyển dụng công chức

được thực hiện chặt chẽ hơn và bắt buộc phải thông qua thi tuyển (trừ trường hợp được xét tuyển với điều kiện người đó có đủ điều kiện về sức khỏe, văn bằng, độ tuổi, cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn có thể được tuyển dụng thông qua xét tuyển) Và sau khi có Quyết định tuyển dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công chức chỉ thực hiện việc tập sự theo nội dung Quyết định tuyển dụng nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào một ngạch bậc của công chức theo quy định

Công chức được phân chia theo "ngạch", còn viên chức thì không được phân thành ngạch như ngạch chuyên viên, cán sự, mà được được phân theo chức danh nghề nghiệp Chức danh nghề nghiệp thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp

vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp Ví dụ viên chức ngạch giảng viên có giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp Chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm cho viên chức theo các nguyên tắc: làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó, người được bổ nhiệm phải đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét

Về điều kiện tham gia dự tuyển: Tiêu chuẩn chung cho người tham gia dự tuyển

của công chức và viên chức là có quốc tịch Việt Nam, có đơn đăng ký dự tuyển, có

lý lịch rõ ràng, có văn bằng chứng chỉ phù hợp, có đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, đối với công chức thì bắt buộc phải từ

đủ 18 tuổi trở lên còn đối với viên chức thì đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật

Nơi làm việc: Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập như các

lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao còn công chức làm việc trong các cơ quan: Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -

xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân

mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; Bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội

Lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

Công chức theo biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (đối với những người trong bộ máy lãnh đạo, quản

lý của đơn vị sự nghiệp công lập)

Trang 3

Viên chức theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị

sự nghiệp công lập phù hợp, tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao Ngoài ra, viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc; không đủ sức khỏe hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc; được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoặc được cấp có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ được quy định là công chức theo quy định của pháp luật; viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền Đơn

vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau: viên chức có hai năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ; viên chức bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục (đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn) hoặc sáu tháng liên tục (đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn) mà khả năng làm việc chưa hồi phục; khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động hoặc thu hẹp quy mô do những lý do bất khả kháng Đối với trường hợp có tranh chấp về hợp đồng làm việc thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động

Các hình thức kỷ luật viên chức

Đối với công chức, Luật Cán bộ, công chức quy định "Công chức vi phạm quy

định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức và buộc thôi việc"

Điều 52 Luật Viên chức quy định "Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật

trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức và buộc thôi việc" (không có hình thức hạ bậc lương, giáng chức giống như công chức)

Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ công chức

Do đặc thù của Việt Nam, giữa viên chức và cán bộ, công chức luôn có sự liên thông, chuyển đổi giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội Vì vậy, Luật Viên chức có quy định các trường hợp cụ thể

về việc chuyển đổi này Đó là: (1) Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 5 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển; (2) Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp

Trang 4

luật quy định là công chức đồng thời là quyết định tuyển dụng; (3) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật Viên chức; (4) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển sang làm viên chức và được bố trí công việc phù hợp

Quyền lợi của viên chức

Viên chức là người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập Do đó, các

quyền và nghĩa vụ của viên chức cũng có những nội dung giống như công chức như quyền được hưởng lương và các chế độ liên quan đến lương, quyền về nghỉ ngơi Bên cạnh đó, do tính chất, đặc điểm lao động của viên chức là hoạt động

mang tính chuyên môn nghiệp vụ nên Luật viên chức đã quy định các quyền của

viên chức theo hướng mở hơn so với với công chức, nhằm tạo điều kiện để viên chức có thể phát huy tài năng, sức sáng tạo như: được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; Đồng thời Luật Viên chức cũng hoàn thiện hệ thống các nghĩa vụ của viên chức cho phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của Viên chức như những việc viên chức không được làm, nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp

Quyền của viên chức

Quy định tại Điều 11 đến Điều 15 Luật Viên chức

Về hoạt động nghề nghiệp: Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều

kiện làm việc; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật; được hưởng các quyền khác

về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật

Về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương: Được trả lương

tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp

và chính sách ưu đãi; tiền làm thêm giờ, tiền thưởng, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác; được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập

Về nghỉ ngơi: Được nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của

pháp luật; đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật; được nghỉ không hưởng lương

Trang 5

trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

Về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định: Được ký

hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc; góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công

ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

• Ngoài ra, viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở ; trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật

Viên chức có nghĩa vụ

Được quy định tại các Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật Viên chức

• Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công

vô tư; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập; tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức

• Trong hoạt động nghề nghiệp, có nghĩa vụ thực hiện công việc hoặc nhiệm

vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng; thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; khi phục vụ nhân dân phải có thái độ lịch sự, tôn trọng, không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn phiền hà đối với nhân dân

• Đối với viên chức quản lý, ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ chung của viên chức, còn có nghĩa vụ: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn

vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao; thực hiện dân chủ, giữ gìn

sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp, phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách; chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách

Ngày đăng: 21/11/2017, 08:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w