Phân tích văn hóa doanh nghiệp tại AGRIBANK Phân tích văn hóa doanh nghiệp tại AGRIBANK Phân tích văn hóa doanh nghiệp tại AGRIBANK Phân tích văn hóa doanh nghiệp tại AGRIBANK Phân tích văn hóa doanh nghiệp tại AGRIBANK
Trang 1VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK
Được thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ), đến nay trải qua 24 năm đồng hành, trưởng thành cùng quá trình xây dưng và đổi mới của đất nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang khẳng định vị thế của một định chế tài chính lớn của Việt Nam, tiếp tục hoàn thành sứ mệnh phục vụ “tam nông” và nền kinh tế Chặng đường 24 năm chưa hẳn là dài nhưng cũng đủ để Agribank từ chỗ là một ngân hàng còn thiếu thốn, yếu kém nhiều mặt đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình trong hệ thống ngân hàng, trong lòng đông đảo khách hàng trong và ngoài nước Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về nguồn vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ viên chức, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Agribank có tổng tài sản trên 540.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn đạt trên 480.000 tỷ đồng, tổng dự nợ trên 420.000 tỷ đồng Ngoài ra, Agribank còn có nguồn nhân lực với 4,2 vạn nhân viên được đào tạo bài bản, yêu nghề,
có trách nhiệm với công việc, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và có hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trải đều khắp mọi miền tổ quốc và vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam để thành lập chi nhánh tại vương quốc Campuchia Trong suốt thời gian qua
Trang 2Agribank luôn là đối tác tin cậy, gần gũi của trên 3 vạn doanh nghiệp, gần 10 triệu hộ sản xuất, hàng ngàn đối tác trong và ngoài nước, Agribank là một trong những ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.065 ngân hàng đại lý tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ Để đạt được những thành tựu như trên, Agirbank đã luôn nỗ lực phấn đấu về mọi mặt, điểm cốt yếu là vạch ra được những chiến lược phát triển phù hợp với hoàn cảnh trong và ngoài nước Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank luôn xác định mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới là:
- Giữ vững và củng cố vai trò chủ lực trong cung cấp tín dụng cho công nghiệp hoá – hiện đại hoá, nông nghiệp, nông thôn phù hợp với chính sách của Đảng nhà nước, mở rộng một cách vững chắc, an toàn, bền vững về tài chính
- Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp và dan cư ở thành phố, thị xã, tụ điểm kinh tế nông thôn
- Nâng cao và duy trì năng sinh lời
- Phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và tích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập
- Xây dựng và phát triển văn hóa Agribank một cách chuẩn mực và chuyên nghiệp, vun đắp giá trị cốt lõi…
Trong nền kinh tế hội nhập, môi trường kinh doanh có nhiều biến động, Agribank có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tranh thủ công nghệ, sản phẩm mới, kinh nghiệm quản lý… nhưng đồng thời hội nhập kinh tế cũng đặt ra nhiều thách thức về cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế nói chung và giữa các tổ chức tín dụng nói riêng Trong hoàn cảnh này, việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp, tạo dựng nên
sự “khác biệt”, niềm tin trong lòng khách hàng, đối tác và cộng đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới tương lai phát triển của mọi tổ chức chứ không riêng Agribank Kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp thành công cho thấy, doanh nghiệp nào chú trọng đầu tư cho việc xây dựng và phát triển văn hoá mạnh, doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn
Ý thức được điều này, ngay từ những ngày đầu mới được thành lập Agribank đã quan tâm, chú trọng xây dựng và phát triển văn hoá của riêng mình, trong nội dung chiến lược phát triển ở trên cũng đã thể hiện điều đó Agribank luôn cố gắng giữ gìn,
Trang 3phát huy các giá trị văn hoá Agribank, đưa văn hoá Agribank không ngừng lan toả và thực sự trở thành động lực thúc đẩy Agirbnak hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, nhất là trong giây đoạn Agirbank đang xây dựng và triển khai cơ cấu lại bộ máy tổ chức, hoạt động kinh doanh với mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại, hội nhập quốc tế, phù hợp
với yêu cầu phát triển hệ thống ngân hàng và kinh tế - xã hội Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá” Trong khuynh hướng
xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng
lẻ Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp Tuy nhiên, do là một trong những ngân hàng có bề dày lịch sử lâu năm, với mạng lưới hoạt động rộng lớn nhất cùng số lượng nhân viên công tác quá đông với tuổi đời cao nên việc thay đổi, phát triển văn hoá mang tầm chiến lược của Agribank gặp không ít khó khăn trở ngại Xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng, ảnh hướng đến
sự tồn tại và phát triển của Agribank trong hiện tại và tương lai, toàn thể từ nhân viên đến lãnh đạo của ngân hàng Agribank phải quyết tâm, hợp sức vì một diện mạo mới, tương lai mới
Với những nhận thức như trên, đặc biệt thông qua nghiên cứu lý thuyết của môn học Hành phát vi tổ chức, ta càng nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề xây dựng và phát triển văn hoá trong sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp Để xây dựng và phát triển văn hoá Agirbank có rất nhiều cách để thực hiện, trong phạm vi bài tập này Tôi xin
đưa ra dự án “Xây dựng và hoàn thiện cẩm nang văn hoá Agribank” Bởi cẩm nang
văn hoá sẽ là nơi thể hiện đây đủ các nội dung của văn hoá Agribank, là một trong những “Kim chỉ nan” để thực hiện mục tiêu hoàn thiện văn hoá Agribank
Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là hình mẫu cơ bản của các giả thiết, giá trị và niềm tin chung, chi phối cách suy nghĩ và hành động của nhân viên với các vấn đề và các cơ hội Giả thiết tượng trưng cho phần sâu nhất của văn hoá
tổ chức, bởi chúng không có ý thức và được coi là điều hiển nhiên đúng Giả thiết là những cách duy nghĩ chung, những quan điểm phổ biến rộng rãi trên thế giới và những học thuyết đang được sử dụng mà con người dựa vào đó để định hướng cho nhận thức
và hành vi của mình Niềm tin tượng trưng cho nhận thức thực tế của cá nhân Giá trị là những niềm tin ổn định và bền vững hơn về điều gì được coi là quan trọng
Trang 4Nội dung của văn hoá doanh nghiệp là thứ tự tương ứng của niềm tin, giá trị và những giả thiết Nội dung văn hoá của các tổ chức là khác nhau
Văn hoá doanh nhiệp có những nét văn hoá chi phối, đó là những giá trị cốt lõi được đa số thành viên trong tổ chức chấp nhận Ngoài văn hoá chi phối còn có tiểu văn hoá xuất hiện ở nhiều bộ phận, các khu vực địa lý và các nhóm nghề nghiệp khác nhau Tiểu văn hoá có thể đề cao văn hoá chi phối cũng có thể đối chọi với văn hoá chi phối – những giá trị cốt lõi của tổ chức Tiểu văn hoá có hai chức năng là:
- Duy trì các tiêu chuẩn hoạt động và hành vi đạo đức của tổ chức
- Đóng vai trò như một nền tảng để các giá trị mới xuất hiện, chúng có thể là nguồn gốc giúp công ty thay đổi các giá trị cốt lõi phù hợp với nhu cầu của xã hội…
Văn hoá doanh nghiệp có ba chức năng chính sau đây:
- Thứ nhất: văn hoá doanh nghiệp gắn chặt với một hình thái kiểm soát xã hội ảnh hướng tới các quyết định và hành vi của nhân viên trong doanh nghiệp
- Thứ hai: văn hoá doanh nghiệp là “chất keo xã hội” có vai trò gắn mọi người với nhau và giúp họ nhận thấy vài trò của mình trong sự thành công của công ty
- Thứ ba: văn hoá doanh nghiệp hỗ trợ quy trình tạo ý thức, giúp nhân viên hiểu những kết quả của tổ chức để tiếp tục thực hiện công việc được giao, là yếu tố giúp nhân viên gắn bó với nơi làm việc
Nếu chỉ nói như trên “văn hoá doanh nghiệp là hình mẫu cơ bản của các giả thiết, giá trị và niềm tin chung, chi phối cách suy nghĩ và hành động của nhân viên với các vấn đề và các cơ hội”, thì ta không thể hình nhìn bằng mắt những giả thiết, giá trị và niềm tin của tổ chức như thế nào Bởi vậy, để có thể hình dung và hiểu được nó ta phải thông các các “hiện tượng” thể hiện văn hoá của doanh nghiệp Hiện tượng là những biểu tượng và dấu hiệu có thể quan sát của một văn hoá doanh nghiệp, hiện tượng gồm bốn loại sau: những câu chuyện và giai thoại về tổ chức; nghi thức; ngôn ngữ; kiến trúc
và biểu tượng công ty
Văn hoá doanh nghiệp có văn hoá mạnh và văn hoá yếu Văn hoá mạnh tồn tại khi đa số nhân viên trong tổ chức đều chấp nhận giá trị cốt lõi, văn hoá mạnh thương tồn tại rất lâu Ngược lại, khi các gia trị chi phối bị lu mờ và chỉ do vài người quản lý cao cấp nắm giữ thì doanh nghiệp có văn hóa yếu Các công ty có văn hoá mạnh thường
Trang 5sẽ hoạt động tốt hơn công ty có văn hoá yếu nếu nội dung văn hoá phù hợp với môi trường tổ chức, văn hoá sẽ không thể mạnh lên nếu nó loại bỏ văn hoá đối kháng có thể tạo lập nên giá trị mới cho công ty
Nói đến văn hoá doanh nghiệp còn phải nói đến đạo đức kinh doanh, đây là vấn
đề quan trong đối với mỗi doanh nghiệp Thứ nhất, văn hoá doanh nghiệp củng cố đạo đức kinh doanh thông qua việc ủng hộ các đoạ đức xã hội Thứ hai, nếu văn hoá doanh nghiệp thực sự mạnh chúng sẽ xoá bỏ chủ nghĩa cá nhân của con người và không khuyến khích xung đột mang tính xây dựng
Với tình hình kinh tế trong và ngoài nước hiện nay, việc sáp nhập các tổ chức là điều khó tránh khỏi, vấn đề đặt ra là khi các tổ chức hợp nhất thì văn hoá doanh nghiệp sẽ thế nào? Khi sáp nhập văn hoá cần phải tiến hành kiểm chứng văn hoá kép để chuẩn đoán sự thích hợp của văn hoá mỗi doanh nghiệp Bốn chiến lược chính để hợp nhất văn hoá doanh nghiệp là hợp nhất, triệt tiêu văn hoá, đồng hoá và tách biệt, cụ thể như sau:
Đồng hoá Công ty bị thu tự nguyện
tuân thủ văn hoá của công
ty thu mua
Công ty bị thu mua có văn hoá yếu
Triệt tiêu văn hoá Công ty thu mua áp đặt văn
hoá của họ vào công ty bị thu mua
Hiếm khi làm việc – có thể cần thiết khi văn hoá của công ty bị thu mua không hoạt động nhưng nhân viên của công ty lại không nhận
ra điều đó
hoá thành một văn hoá hợp nhất mới
Những văn hoá đang tồn tại
có thể được nâng cao
ý duy trì những tồn tại khác biệt với những thay đổi tối thiểu văn hoá hay thực thực tiễn của tổ chức
Các công ty hoạt động thành công trên các lĩnh vực kinh doanh khác nhau đòi hỏi các giá trị văn hoá khác nhau
Hình 1: Các chiến lược hợp nhất những văn hoá khác biệt
Trang 6Văn hoá doanh nghiệp rất khó thay đổi Tuy nhiên, có thể thay đổi qua việc tạo
ra sự cần thiết phải thay đổi và thay thế những hiện tượng ủng hộ văn hoá cũ bằng những hiện tượng mới phù hợp hơn với văn hoá tương lai
Với vài trò quan trọng của mình, việc củng cố văn hoá có nhiệm vụ rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể củng cố văn hoá của mình theo những chiến lược như sau:
Hình 2: Những chiến lược để củng cố văn hoá tổ chức
Nói đến văn hoá doanh nghiệp còn phải nói đến vấn đề xã hội hoá tổ chức Xã hội hoá tổ chức là quy trình cá nhân tiếp thu các giá trị, các hành vi xử sự những kiến thức xã hội cần thiết để đảm nhận tốt vai trò của mình trong tổ chức Xã hội hoá tổ chức
là một quá trình nhân viên mới vừa tìm hiểu nội dung công việc vừa điều chỉnh thích nghi với công việc mới, các quy phạm làm việc theo nhóm và các hành vi Xã hội hoá tổ chức trải qua ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xã hội hoá tiền tuyển dụng Giai đoạn này diễn ra trước ngày tuyển dụng đầu tiên và bao gồm những xung đột giữa nhu cầu của tổ chức và ứng cử viên để thu thập thông tin và thu hút lẫn nhau
Giai đoạn 2: Đụng độ Đây là giai đoạn người mới đến so sánh những gì họ kỳ vọng với những thực tế mà họ biết, ở giai đoạn này xuất hiện hội chứng sốc thực tế
Giai đoạn 3: Quản lý vai trò Trong giai đoạn người mới đến đã dần ổn định, họ
đã có mối quan hệ với các đồng nghiệp và người quản lý Giai đoạn này cong liên quan đến việc giải quyết các xung đột công việc và các hoạt động ngoài công việc
Củng cố văn hoá
tổ chức
Việc làm của người sáng lập và người lãnh đạo Lựa chọn và xã hội hoá
nhân viên Áp dụng thưởng phù hợp với văn hoá
Quản ly mạng lưới văn
hoá Duy trì lực lượng lao động ổn định
Trang 7Để quản lý quá trình xã hội hoá, các tổ chức nên áp dụng hình thức xem xét trước công việc thực tế (RJPs) và công nhận giá trị của các tác nhân xã hội hoá
Qua những kiến thức trên về văn hoá doanh nghiệp, ta nhận thấy vai trò quan trọng của văn hoá đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có một mục tiêu, chiến lược phát triển riêng của mình và họ các nét văn hoá đặc trưng riêng
Trở lại với Agribank – một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện này, với bề dầy lịch sử, Agribank có những nét văn hoá đặc trưng, chứa đựng tính chất truyền thống nhưng cũng không thiếu yếu tố hiện đại Qua việc học tập và tìm hiểu về Văn hoá doanh nghiệp trong môn Quản trị hành vi tổ chức, tôi nhận thấy rằng: trong thời đại hội nhập hiện nay, canh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, Agribank ngoài các lợi thế về vốn, tài sản, nguồn nhân lực hay mạng lưới hoạt động thì việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp là điều rất đúng đắn và cần thiết Bởi lẽ:
- Văn hoá doanh nghiệp làm nên sự khác biệt của tổ chức này với tổ chức khác, đây chính là yếu tố cơ bản để xây dựng nên thương hiệu cho một ngân hàng Ngày nay, văn hóa của một tổ chức được coi là yếu tố căn bản tạo nên sự khác biệt của một thương hiệu Bản sắc văn hóa của mỗi ngân hàng góp phần tạo nên bản sắc thương hiệu của ngân hàng đó Đây cũng là điểm quan trọng tạo nên sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
- Văn hoá doanh nghiệp tạo điều kiện củng cố vị thế và uy tín của sản phẩm trên thương trường, là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới và sáng chế, nhờ đó tạo sức hấp dẫn của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng
- Văn hoá doanh nghiệp của ngân hàng đem lại lợi nhuận to lớn cho ngân hàng, lợi nhuận này được tạo ra từ mức sinh lợi thực tế trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên tri thức, trí lực của người lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có của ngân hàng
Nhận thức rõ được điều này, ngay từ khi thành lập đến này, Agribank luôn chú trọng xây dựng và phát triển văn hoá của mình với mục tiêu:
Để Văn hóa Doanh nghiệp trở thành nguồn sức mạnh nội lực trong kinh doanh
Trang 8 Để Văn hóa Doanh nghiệp trở thành giải pháp quản trị điều hành, góp phần củng cố uy tín, nâng cao vị thế của Agribank trong nước và quốc tế
Để Văn hóa Doanh nghiệp trở thành phẩm chất, đạo đức, nếp sinh hoạt
và làm việc của công nhân viên chức, trở thành truyền thống của Agribank, củng
cố niềm tin bền vững của khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng của các dịch vụ sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế
Văn hoá Agribank được hình thành từ sớm, được phát triển và hoàn thiện cùng với sự phát triển chung của Agribank Văn hoá Agribank một phần cũng được thể hiện qua các bề nổi như: trang phục, phong cách giao tiếp, diện mạo công sở…Ngoài ra, văn
hoá Agribank còn được thể hiện qua logo của ngân hàng
Ngân hàng chính thức lựa chọn logo hình vuông 04 màu: màu nâu đất, xanh lá cây, vàng, trắng, có 09 hạt lúa vàng kết nối thành hình chữ S, hình đất nước Việt Nam, bên ngoài có chữ “Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” viền bao xung quanh, bên trong có chữ viết tắt tiếng Anh: VBARD Logo của Agribank thể hiện
sự gần gũi, thân thiện và chứa đựng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Agribank và đây cũng là nét văn hoá của Agribank Cùng với logo của mình, Agribank còn đưa ra phương châm hành động một cách rất thiết thực và
có ý nghĩa đó là “mang phồn thịnh đến với khách hàng”, sự phồn thịnh của khách hàng
Trang 9là mục tiêu của mọi sự cố gắng, nỗ lực mà Agribank đã, đang và sẽ thực hiện trong suốt con đường phát triển của mình, nó thể hiện nội dung về đạo đức kinh doanh, thể hiện giá trị văn hoá cốt lõi của Agibank
Nói đến văn hoá của Agribank thì không thể không nói đến thương hiệu Agribank, bởi thương hiệu chính là kết tinh trí tuệ, tài năng, sáng tạo của doanh nghiệp,
là uy tín, là văn hóa của chính doanh nghiệp đó Có thể nói, quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu từ năm 1990 đến nay, đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động quảng bá thương hiệu đã được Agribank chú ý coi trọng hơn và bắt đầu được triển khai
có hệ thống Agribank thực hiện công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu với nhiều hình thức như từ việc định vị đến đồng bộ hóa logo, slogan, màu sắc, biển hiệu, biển quảng cáo tấm lớn (Bill board); thông qua các chương trình, sự kiện quan trọng, có ý nghĩa trong cộng đồng; quảng cáo trên các ấn phẩm báo chí, phương tiện truyền thông; quảng cáo trên các biển tấm lớn, tấm nhỏ, panô ngoài trời; phim TVC… Đồng thời, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền thông qua tờ Thông tin Agribank; website Agribank (tiếng Việt và tiếng Anh) Thông qua các hình thức nêu trên cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, hình ảnh và thương hiệu của Agribank được gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước có nhiều ý nghĩa, tác động sâu rộng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng, cộng đồng
Có thể nhận thấy văn hoá Agribank được biểu hiện qua các “hiện tượng”, lãnh đạo và hầu hết cán bộ nhân viên Agribank đều nhìn nhận rõ được vai trò văn hoá doanh nghiệp và cùng đồng lòng để thực hiện các mục tiêu về văn hoá đã đề ra, có thể thấy rằng văn hoá của Agribank là một nền văn hoá mạnh và phù hợp Ngoài những hoạt động trên, Agribank còn có những hoạt động mang tính thiết thực để củng cố và phát triển văn hoá của mình như: tổ chức các phong trào thi đua; các cuộc thi thể hiện văn hoá Agribank; hay xuất bản những cuốn sách về người thực việc thực để tuyên truyền các nét văn hoá đẹp của mình… Trong mục chiến lược phát triển văn hoá của mình,
Agribank luôn khẳng định bản sắc văn hoá của Agribank là: “Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu quả”, cùng nét văn hoá về phẩm chất đạo đức của cán bộ, nhân viên Agribank là: “Cần, Kiệm, Liêm chính, Chí công, Vô tư”, thể hiện những phần
giá trị văn hoá cốt lõi của Agrbank
Trang 10Văn hoá Agribank còn rất nhiều nội dung để đề cập, tuy nhiên trong giới hạn bài tập này Tôi chỉ có thể phân tích ngăn gọn như trên, nó phản ánh phần nào những thành quả rất đáng tự hào về văn hoá mà Agirbank đã dầy công gây dựng trong hơn 24 năm qua Tuy nhiên, với mạng lưới hoạt động và số lượng nhân viên lớn nhất trong hệ thống ngân hàng, trải dài khắp các miền lãnh thổ của Việt Nam hiện thì việc truyển tải, củng
cố, xây dựng và phát triển văn hoá của Agribank gặp không ít khó khăn, trở ngại Điều
đó dẫn đến việc văn hoá Agribank còn có những hạn chế nhất định là điều khó tránh khỏi như:
- Còn có các đơn vị trong hệ thống có những biểu hiện văn hóa không phù hợp: không nghiệm chỉnh chấp hành lề lối, phong cách làm việc, chưa thực sự tôn trọng khách hàng…
- Công tác truyền tải ,tuyên truyền văn hoá đôi khi chưa thực sự tốt nên dẫn đến hiện tượng một số cán bộ hiểu văn hoá chỉ đơn thuần ở trang phục, phong cách giao tiếp, diện mạo công sở…hoặc chỉ thuần túy nên lên các phương châm khẩu hiệu mà không nắm được các giá trị văn hoá cốt lõi Điều này đã hạn chế hiệu quả trực tiếp của việc xây dựng văn hoá trong ngân hàng, chưa biến nó thành một thế mạnh cạnh tranh
- Việc xây dựng các văn bản quy định về văn hoá Agribank còn chưa thống nhất
và đồng bộ
- Còn có các bộ phận cán bộ, nhân viên làm việc chưa có tính chuyên nghiệp, còn thụ động; tồn tại bộ phận lãnh đạo và nhân viên không có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp dẫn đến thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hướng xấu đến thương hiệu, văn hoá Agribank
- Cơ chế dùng người của Agribank còn chưa thực sự phù hợp
Để khắc phục các hạn chế trên,một trong những điều thiết thực nhất cần làm hiện này là việc tiến hành xây dựng và hoàn thiện “cẩm nang văn hoá Agribank” với mong muốn đúc kết, kế thừa, và phát triển những giá trị văn hoá để mỗi cán bộ, viên chức thẩm nhuần, chuyển hoá thành hành vi hàng ngày
1 Nội dung dự án
a) Nguyên tắc xây dựng và phát triển văn hoá Agribank gồm:
Xây dựng và phát triển văn hoá Agribank phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước; Đúng pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, kế thừa và phát huy