Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi đô thị phát triển một cách có kiểm soát, theo quy hoạch theo đúng chủ trương của
Đảng và Nhà nước “Cần phải phát triển đô thị một cách vững chắc, có trật tự, nhằm xây dựng một đô thị đoàng hoàng hơn to đẹp hơn”
Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh Việc xây dựng và phát triển các đô thị này đòi hỏi phải được thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự đô thị không còn là chuyện xa lạ ở các
đô thị trong suốt thời gian qua Tình hình vi phạm trật tự đô thị đã
và đang là một vấn đề nóng trong thực tế các đô thị nước ta hiện nay; dường như đây chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá nhanh trong khi quản lý nhà nước về đô thị lại chưa đáp ứng kịp Hiện tượng xây dựng không phép, sai với nội dung giấy phép xảy
ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, … có thể nhận thấy các công trình vi phạm pháp luật về xây dựng ngày càng nhiều và đa dạng hơn Mức độ không chỉ dừng lại ở mấy căn hộ tập thể cơi nới không xin phép hay nhà trong kiệt xây ban công lấn chiếm không gian công cộng,
mà nhà riêng sai theo kiểu nhà riêng, biệt thự sai kiểu biệt thự, các
vi phạm về đất đai diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp
Thực tế cho thấy, song song với những mặt tích cực, sự phát triển đô thị nước ta trong những năm qua đã tạo ra sức ép khá lớn về nhiều mặt, có nguy cơ dẫn đến sự phát triển không bền vững Quá
Trang 2trình phát triển đô thị đã, đang nảy sinh nhiều vấn đề lớn như: gia tăng dân số cơ học ở các đô thị lớn; tình trạng lấn, chiếm đất xây dựng nhà trái phép vi phạm các chỉ giới, sai với quy hoạch ngày càng nghiêm trọng; nhiều khu công nghiệp hình thành không theo một khuôn mẫu về phòng cháy, chữa cháy và xử lý chất thải; sự bùng nổ các phương tiện cơ giới gây ách tắc giao thông
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, trong quá trình chỉnh trang, phát triển của thành phố trong thời gian qua, cũng không tránh khỏi những tồn đọng trong trật
tự xây dựng đô thị, giao thông đô thị, quản lý cư trú, phòng cháy chữa cháy
Với những lý do yêu cầu cấp bách như vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu khoa học để tìm ra những giải pháp phục vụ cho quá trình phát triển của thành phố Đà Nẵng nói chung, trật tự đô thị ở
Đà Nẵng nói riêng Đề tài “Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” được lựa chọn là xuất phát từ nhu cầu đó,
để đánh giá những thực trạng, tìm giải pháp và phương hướng nhằm
bổ sung thêm về lý luận, áp dụng vào thực tế quản lý trật tự đô thị ở thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu QLNN về đô thị nói chung và QLNN về các ngành, lĩnh vực nói riêng được nhiều tác giả đề cập, như:
“Phát triển Đô thị bền vững” do TS Nguyễn Thế Nghĩa - TS
Tôn Nữ Quỳnh Trân chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2002
Giáo trình “Quản lý đô thị” do GS TS Nguyễn Đình Hương và
ThS Nguyễn Hữu Đoàn chủ biên, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội – 2003
Trang 3“Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi” của TS Võ Kim Cương,
Nhà xuất bản xây dựng, năm 2004,
“Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực” phần III do PGS
TS Đinh Văn Mậu, GS TS Lê Sỹ Thiệp và TS Nguyễn Trịnh Kiểm chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 2009
“Pháp luật và Quản lý đô thị” do TS KTS Lê Trọng Bình chủ
biên, Trường Đại học Kiến trúc, Hà Nội – 2009
Chuyên đề “Quản lý nhà nước về đô thị và nông thôn” của
PGS.TS Phạm Kim Giao, tập bài giảng Học viện Hành chính, Hà Nội – 2011
“Đại cương Quản lý đô thị trong điều kiện toàn cầu hóa và phát triển bền vững” do GS.TS Phạm Hữu Khiển và PGS.TS Lưu
Kiếm Thanh chủ biên, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội – 2011 Ngoài ra, còn nhiều đề tài nghiên cứu QLNN trên các lĩnh vực như đất đai, giao thông đô thị, an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường và tài nguyên, quy hoạch đô thị Tuy nhiên, qua tìm hiểu,
rà soát thì việc nghiên cứu đề tài QLNN về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy chưa có công trình nghiên cứu nào
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về trật tự đô thị; Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, hạn chế của hoạt động
Trang 4quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Xác định các phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về trật tự đô thị và thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
4.2 Phạm vi nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2016
Luận văn nghiên cứu trên phạm vi địa bàn thành phố Đà Nẵng
và trong thời gian năm năm từ năm 2012 đến 2016
Về nội dung, do hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị
có nội dung rộng nên trong giới hạn, luận văn chỉ đề cập đến năm vấn đề chính mà thành phố Đà Nẵng đang còn nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý đó là: 1) Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng; 2) Quản
lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; 3) Quản lý nhà nước về trật
tự giao thông đô thị; 4) Quản lý nhà nước về cư trú; 5) Quản lý nhà nước về cảnh quan, mỹ quan đô thị
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, cũng như của các cấp chính quyền thành phố Đà Nẵng về hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đã có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, như phân tích, tổng hợp,
so sánh, thống kê, quy nạp, diễn dịch,…
Trang 56 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống dưới góc độ pháp luật hành chính về hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Công trình này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng
7 Cơ cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về trật
Trang 6CHƯƠNG 1 NHỮNGVẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
TRẬT TỰ ĐÔ THỊ
1.1 Đô thị và trật tự đô thị
1.1.1 Quan niệm về Đô thị
1.1.2 Quan niệm về trật tự đô thị
Trật tự đô thị là sự điều chỉnh, sắp xếp các quan hệ xã hội đô thị hoạt động theo một quy tắc, quy chuẩn phù hợp các quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo cho môi trường dân sự đô thị được phát triển bền vững theo những nguyên tắc nhất định
* Các tiêu chí đánh giá trật tự đô thị
Thứ nhất, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật ban
hành có phù hợp với thực tế hay không, có được mọi người dân chấp nhận không
Thứ hai, năng lực của chủ thể quản lý, vì mục đích của chủ thể
là sắp xếp, điều chỉnh các quan hệ xã hội dân sự đô thị được thực hiện theo một quy tắc nhất định
Thứ ba, căn cứ vào quy hoạch tổng thể sẽ dự đoán được mức
độ ổn định của sự phát triển
Thứ tư, căn cứ vào nhận thức hiểu biết và ý thức chấp hành
pháp luật của công dân để đánh giá được nơi đó có trật tự hay không
Thứ năm, căn cứ vào mặt bằng trình độ chuyên môn của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan chuyên trách
Thứ sáu, căn cứ vào cơ sở vật chất, phương tiện của cơ quan tổ
chức thực hiện việc quản lý về trật tự đô thị
Trang 71.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò về trật tự đô thị
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về trật
tự đô thị
Quản lý nhà nước về trật tự đô thị là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân có thẩm quyền, trên cơ sở Hiến pháp, Luật để can thiệp vào các lĩnh vực đô thị như: giao thông đô thị, xây dựng đô thị, trật tự xã hội đô thị nhằm điều chỉnh các hoạt động đô thị đi theo một quy tắc, một trật tự nhất định, đảm bảo đúng theo mục tiêu đã được xác định trước
QLNN về trật tự đô thị có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, QLNN về trật tự đô thị có thể do nhiều chủ thể tham gia Thứ hai, QLNN về trật tự đô thị dựa trên cơ sở pháp lý trực
tiếp là pháp luật về trật tự đô thị
Thứ ba, QLNN về trật tự đô thị là hoạt động của con người,
liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống
Thứ tư, QLNN về trật tự đô thị có nội dung rất rộng như: quản
lý về phòng, chống tội phạm
* Vai trò của QLNN về trật tự đô thị
Một là, nhà nước quyết định tốc độ nhanh hay chậm của sự phát triển kinh tế - xã hội
Hai là, nhà nước quyết định sự đảm bảo trật tự an toàn xã hội
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về trật tự đô thị
Thứ nhất, xây dựng, ban hành văn bản quản lý nhà nước về trật tự đô thị
Thứ hai, tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước về trật tự
đô thị
Thứ ba, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong
QLNN về trật tự đô thị
Trang 81.2.3 Phương pháp quản lý nhà nước về trật tự đô thị
QLNN về trật tự đô thị là một trong những hoạt động của quản
lý Nhà nước Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý về trật tự đô thị, Nhà nước đã đưa ra những hình thức và phương pháp quản lý phù hợp để quá trình quản lý đạt hiệu quả nhất
1.3 Các yếu tố bảo đảm quản lý nhà nước về trật tự đô thị
QLNN về trật tự đô thị chịu sự tác động bởi các yếu tố sau:
Trang 9Kết luận Chương 1
Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh đã làm rõ một
số khái niệm cơ bản nhất về đô thị, các tiêu chí để xác định, phân loại
đô thị đã xác định được các tiêu chuẩn quan trọng để xác định đô thị Đồng thời, từ việc tìm hiểu các quan niệm về đô thị và những đặc điểm của QLNN nói chung, trên cơ sở đó đã rút ra quan niệm, đặc điểm vai trò của QLNN về trật tự đô thị, từ đó đã khái quát, làm rõ các bộ phận cấu thành QLNN về trật tự đô thị
QLNN về trật tự đô thị là hoạt động quan trọng của nhà nước, nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội dân sự đô thị, đặc biệt trong quá trình chỉnh trang đô thị như hiện nay, đây là lĩnh vực cần được chú trọng, quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, để sớm điều chỉnh các mối quan hệ này đi vào nề nếp, tuân theo một khuôn khổ nhất định đúng với chương trình quy hoạch tổng thể đã đề ra
QLNN nói chung, trong đó QLNN về trật tự đô thị nói riêng phải gắn liền với pháp luật QLNN về trật tự đô thị có rất nhiều lĩnh vực cần phải điều chỉnh Công cụ quan trọng để thực hiện việc quản
lý là pháp luật, pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động dân
sự đô thị và là công cụ có tính bắt buộc thực hiện các quy định để đảm bảo trật tự đô thị Đồng thời, cũng là cơ sở để xử lý các vi phạm xảy ra Nội dung chủ yếu của pháp luật QLNN về trật tự đô thị (như: pháp luật quản lý về trật tự xây dựng đô thị, pháp luật về quản lý trật
tự ATGT, pháp luật quản lý về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật quản lý về cư trú) cũng đã được đề cập đến một cách tổng quát
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 Hiện trạng trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.1.1 Khái quát về thành phố Đà Nẵng
2.1.2 Tình hình trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Từ nhiều năm qua, thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, nhất là về hạ tầng cơ sở, hình thành nên diện mạo một đô thị hiện đại, văn minh Đà Nẵng đang chuyển sang giai đoạn phát triển về chiều sâu, trong đó hướng đến việc trở thành thành phố giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại
Nhìn lại sau 14 năm thành phố Đà Nẵng được công nhận đô thị loại 1, có thể thấy diện mạo đô thị ở thành phố Đà Nẵng thay đổi nhanh chóng và rõ rệt
Tuy nhiên, hiện nay tình hình trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận vẫn còn nhiều phức tạp
2.2 Thực tiễn quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.2.1 Xây dựng và ban hành văn bản QLNN về trật tự đô thị của chính quyền thành phố Đà Nẵng
2.2.1.1 Xây dựng, ban hành văn bản về quản lý trật tự xây dựng
Trang 112.2.1.2 Xây dựng, ban hành văn bản về quản lý PCCC
2.2.1.3 Xây dựng, ban hành văn bản về quản lý trật tự an toàn giao thông
2.2.1.4 Xây dựng, ban hành văn bản về quản lý cư trú
Thành phố Đà Nẵng đã triển khai xây dựng, ban hành nhiều văn bản về quản lý cư trú
Để tăng cường công tác quản lý cư trú, nhất là quản lý sau đăng
ký tạm trú, thường trú tại nhà thuê, mượn, nhà ở nhờ, HĐND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 23/12/2011
Để góp phần hạn chế dân di cư tự do, Giám đốc Công an thành phố đã ban hành Công văn số 214/CATP ngày 22/01/2014 chỉ đạo lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện tốt chức năng được giao
Ngoài ra, Công an thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch 327/KH-CATP ngày 10/6/2011 về khảo sát thực trạng công tác đăng
ký, quản lý cư trú phục vụ xây dựng dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và kế hoạch 64/CATP ngày 28/02/2012 kiểm tra khảo sát nhân hộ khẩu tạm trú trên địa bàn thành phố
2.2.1.5 Xây dựng, ban hành văn bản về quản lý đối với cảnh quan, mỹ quan đô thị
Trong thời gian qua công tác chỉnh trang và quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dần đi vào nề nếp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã tập trung huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường… đã từng bước làm thay đổi bộ mặt thành phố ngày một khang trang, hiện đại hơn
Trang 122.2.2 Tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự đô thị
2.2.2.1 Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng
Xác định công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật luôn là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu
Thành quả của một nếp sống văn hóa-văn minh đô thị của mỗi người dân sẽ góp sức cùng xây dựng một thành phố Đà Nẵng phát triển bền vững và đầy tự hào là nơi đáng sống nhất hiện nay tại Việt Nam
2.2.2.2 Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý phòng cháy, chữa cháy
Thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 10/11/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Cảnh sát PC&CC thành phố Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy đã phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC địa phương và Ban quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng tiến hành kiểm tra công tác an toàn PCCC tại các cơ sở nguy hiểm cháy, nổ cao trên địa bàn TP Đà Nẵng
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã làm được, một số cơ sở vẫn còn những tồn tại thiếu sót trong công tác PCCC
Để duy trì công tác đảm bảo an toàn PCCC tại cơ sở đặc biệt trong mùa nắng nóng, Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về Phòng cháy – Cảnh sát PC&CC TP Đà Nẵng đề nghị người đứng đầu cơ sở phải tổ chức thực hiện một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC như sau:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC
và tổ chức thực tập phương án chữa cháy tại chỗ
- Khi xây mới hoặc cải tạo, mở rộng phải thực hiện thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC theo quy định trước khi đưa hạng mục công trình vào sử dụng