1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

ĐỀ án tốt NGHIỆP CCLLCT nâng cao hiệu quả hoạt động của ban nội chính thành ủy hải phòng giai đoạn 2016 2020

58 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 341,5 KB

Nội dung

1.1. Tính cấp thiết của đề án Ban Nội chính Thành uỷ Hải Phòng (sau đây gọi tắt là Ban Nội chính Hải Phòng) có chức năng giúp Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đẩy mạnh lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, Kết luận số 21KLTW Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XI) “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng” trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Xuất phát từ tình hình thực tiễn hiện nay, với rất nhiều yêu cầu, đòi hỏi cao đối với cơ quan tham mưu chủ chốt về nội chính và phòng, chống tham nhũng, cũng như tình hình thực tiễn tổ chức, hoạt động của Ban Nội chính Hải Phòng. Cụ thể: + Công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội phục vụ phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Hiện nay tham nhũng ở nước ta đang được coi là “quốc nạn” làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Hải Phòng là thành phố cửa chính ra biển quan trọng, đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế khoa học kỹ thuật tổng hợp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Có các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa cao... đặt ra yêu cầu xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng an ninh, xây dựng phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế một cách tích cực, chủ động và nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của thành phố. + Ban Nội chính Hải Phòng là cơ quan mới được tái lập, có chức năng nhiệm vụ là cơ quan tham mưu của Thành ủy Hải Phòng, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng (cơ quan chuyên môn nghiệp vụ về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng của Thành ủy). Tuy nhiên, pháp luật thiếu quy định cụ thể về chức năng, quyền hạn đối với Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Hải Phòng vẫn đang trong quá trình kiện toàn, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, chất lượng công tác tham mưu, chỉ đạo có mặt còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả công tác chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Do yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới: Thực hiện Kết luận số 72KLTW, ngày 10102013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32NQTW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; xây dựng Hải Phòng đến năm 2020 trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại... Trong điều kiện có nhiều thách thức, khó lường, để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi hàng đầu của Hải Phòng là phải thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư; khơi thông những nguồn lực mới cho phát triển; đổi mới mạnh mẽ về năng lực, sức chiến đấu, phương thức lãnh đạo của Đảng; tăng cường kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; tạo chuyển biến toàn diện, đồng bộ, sâu sắc về cải cách hành chính; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; củng cố niềm tin của nhân dân. Là cơ quan tham mưu chủ chốt về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng của Thành ủy; Ban Nội chính Hải Phòng không chỉ đứng trước yêu cầu phải khắc phục những tồn tại, làm tốt chức năng nhiệm vụ hiện tại, mà còn phải tự đổi mới mình để mạnh hơn, hiệu quả hơn trong tham mưu, chỉ đạo, đáp ứng được yêu cầu cao hơn trong thời gian tới. Từ những nhận thức và lý do trên, học viên xin chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Nội chính Hải Phòng giai đoạn 2016 2020” làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị của mình.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

xxxxx

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

BAN NỘI CHÍNH HẢI PHÒNG

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Hà Nội, 9/2015

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

BAN NỘI CHÍNH HẢI PHÒNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề án này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của

TS Phạm Hồng Quý, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ cùng các thầy cô trong Học

viện Chính trị khu vực I; sự tạo điều kiện của các cán bộ lãnh đạo, công chứcBan Nội chính Thành uỷ Hải Phòng, cũng như sự nỗ lực của bản thân học viên

Nhân dịp này cho phép Học viên bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâusắc tới tập thể các thầy, cô giáo Học viện Chính trị khu vực I đã truyền đạt cáckiến thức về lý luận chính trị, giúp đỡ Học viên trong quá trình học tập cũng nhưhoàn thành đề án này

Học viên xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Thành ủy, Ban Nội chínhThành uỷ, Trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng đã tạo điều kiện cho Học viênđược tham gia nghiên cứu học tập lớp Cao cấp lý luận chính trị do Học việnChính trị Khu vực I mở tại Hải Phòng Xin cảm ơn những chia sẻ kinh nghiệm

và giúp đỡ của các đồng nghiệp trong cơ quan để Học viên hoàn thành chươngtrình học tập cùng với đề án này

Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Phạm Hồng Quý đã giúp đỡ

hoàn thành đề án này Xin cảm ơn thầy Lê Văn Hởi và cô Trần Thị Nga - Đồngchủ nhiệm lớp, đã tạo điều kiện thuận lợi để học viên hoàn thành chương chìnhhọc tập và các quy định của nhà trường

Cuối cùng, Học viên xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn

bè, các anh, chị, em trong tập thể lớp Cao cấp lý luận chính trị tại chức khoá Xthành phố Hải Phòng năm học 2013 - 2015 đã đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ, chia sẻtrong quá trình học tập và hoàn thành đề án này

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó !

Hải Phong, ngày 15 tháng 10 năm 2015

Học viên

MỤC LỤC

Trang 4

A MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề án 1

2 Mục tiêu của đề án 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Giới hạn của đề án 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Giới hạn về không gian 4

3.3 Giới hạn về thời gian 4

B NỘI DUNG 5

1 CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 5

1.1 Cơ sở khoa học 5

1.1.1 Một số khái niệm 5

1.1.2 Biểu hiện hiệu quả hoạt động của Ban nội chính cấp tỉnh 7

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 9

1.3 Cơ sở thực tiễn 10

2 NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN 11

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 11

2.1.1 Đặc điểm tình hình chung của thành phố Hải Phòng 11

2.1.2 Đặc điểm tình hình nội chính và phòng, chống tham nhũng của thành phố Hải Phòng 12

2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án 16

2.2.1 Về tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động 16

2.2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động của Ban Nội chính Hải Phòng 18

2.2.3 Đánh giá chung 22

2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện 25

2.4 Các giải pháp thực hiện đề án 26

2.4.1 Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực hoạt động, sức chiến đấu của Ban Nội chính Hải Phòng 26

2.4.2 Xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ; xây dựng cơ quan Ban Nội chính Hải Phòng ngày càng vững mạnh 31

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 35

Trang 5

3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 35

3.2 Tiến độ thực hiện đề án 38

3.2.1 Hàng năm tiến hành 38

3.2.2 Năm 2016 40

3.2.3 Năm 2017 40

3.2.4 Từ năm 2018 đến năm 2020 40

3.3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án 41

4 DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 45

4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 45

4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 45

4.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề án và tính khả thi của đề án 45

4.3.1 Thuận lợi 45

4.3.2 Khó khăn 46

4.3.3 Tính khả thi của đề án 47

C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 49

1 Kiến nghị 49

1.1 Đối với Trung ương 49

1.2 Đối với thành phố Hải Phòng 50

2 Kết luận 50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 6

Phần 1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề án

- Ban Nội chính Thành uỷ Hải Phòng (sau đây gọi tắt là Ban Nội chínhHải Phòng) có chức năng giúp Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng,Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đẩy mạnh lãnh đạo, chỉ đạo,

tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “về tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, Kết luận số21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XI) “về tiếp tục thực hiện Nghị quyếtHội nghị Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác phòng, chống tham nhũng” trên địa bàn thành phố Hải Phòng

- Xuất phát từ tình hình thực tiễn hiện nay, với rất nhiều yêu cầu, đòi hỏicao đối với cơ quan tham mưu chủ chốt về nội chính và phòng, chống thamnhũng, cũng như tình hình thực tiễn tổ chức, hoạt động của Ban Nội chínhHải Phòng Cụ thể:

+ Công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xãhội phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu củaĐảng, Nhà nước và nhân dân ta Hiện nay tham nhũng ở nước ta đang được coi

là “quốc nạn” làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; lànguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ Phòng, chống tham nhũng là công việckhó khăn, phức tạp, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thốngchính trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+ Hải Phòng là thành phố cửa chính ra biển quan trọng, đầu mối giaothông, trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ và cả nước Có các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ pháttriển mạnh, tốc độ đô thị hóa cao đặt ra yêu cầu xây dựng khu vực phòng thủvững chắc về quốc phòng an ninh, xây dựng phòng tuyến hợp tác, cạnh tranhkinh tế quốc tế một cách tích cực, chủ động và nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tựtạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của thành phố

Trang 7

+ Ban Nội chính Hải Phòng là cơ quan mới được tái lập, có chức năngnhiệm vụ là cơ quan tham mưu của Thành ủy Hải Phòng, mà trực tiếp, thườngxuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy về công tác nội chính vàphòng, chống tham nhũng (cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về công tác nộichính và phòng, chống tham nhũng của Thành ủy) Tuy nhiên, pháp luật thiếuquy định cụ thể về chức năng, quyền hạn đối với Ban Nội chính tỉnh ủy, thành

ủy trực thuộc Trung ương; tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Hải Phòng vẫnđang trong quá trình kiện toàn, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, chấtlượng công tác tham mưu, chỉ đạo có mặt còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả côngtác chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ

- Do yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới:

Thực hiện Kết luận số 72-KL/TW, ngày 10-10-2013 của Bộ Chính trị vềtiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW "về xây dựng và pháttriển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước"; xây dựng Hải Phòng đến năm 2020 trở thành thành phố Cảng xanh, vănminh, hiện đại Trong điều kiện có nhiều thách thức, khó lường, để đạt đượcmục tiêu trên, đòi hỏi hàng đầu của Hải Phòng là phải thực hiện tốt nhiệm vụquốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị

và trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư; khơi thông những nguồn lực mớicho phát triển; đổi mới mạnh mẽ về năng lực, sức chiến đấu, phương thức lãnhđạo của Đảng; tăng cường kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hànhcủa các cấp chính quyền; tạo chuyển biến toàn diện, đồng bộ, sâu sắc về cải cáchhành chính; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí;củng cố niềm tin của nhân dân

Là cơ quan tham mưu chủ chốt về công tác nội chính và phòng, chốngtham nhũng của Thành ủy; Ban Nội chính Hải Phòng không chỉ đứng trước yêucầu phải khắc phục những tồn tại, làm tốt chức năng nhiệm vụ hiện tại, mà cònphải tự đổi mới mình để mạnh hơn, hiệu quả hơn trong tham mưu, chỉ đạo, đápứng được yêu cầu cao hơn trong thời gian tới

Trang 8

Từ những nhận thức và lý do trên, học viên xin chọn vấn đề “Nâng cao

hiệu quả hoạt động của Ban Nội chính Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020” làm

đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị của mình

1.2 Mục tiêu của đề án

1.2.1 Mục tiêu chung

Hiệu quả hoạt động của Ban Nội chính Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020được nâng cao góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị, ngănchặn và đẩy lùi có hiệu quả tình hình tham nhũng trên địa bàn thành phố, gópphần tích cực trong việc xây dựng Hải Phòng đến năm 2020 trở thành thành phốCảng xanh, văn minh, hiện đại

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Công tác tham mưu, đề xuất, hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định của BanNội chính Hải Phòng được tăng cường, chất lượng được nâng cao, đảm bảo tínhthời sự

- Có hệ thống quy chế phối hợp chặt chẽ trong công tác nội chính vàphòng, chống tham nhũng giữa Ban Nội chính Hải Phòng với các cơ quan khốinội chính, các sở, ban, ngành thành phố, quận ủy, huyện ủy Tập trung vàonhững ngành, lĩnh vực và địa bàn nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn và thamnhũng

- Có cơ chế cộng tác viên, cơ sở đặc tình, đảm bảo phục vụ tích cực nângcao hiệu quả hoạt động của Ban Nội chính Hải Phòng

- Có đầy đủ hệ thống quy chế nội bộ, quy trình công tác đảm bảo chặt chẽ,hiệu quả trên tất cả các mặt công tác; có cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tácchuyên môn

- Tổ chức bộ máy Ban Nội chính Hải Phòng được kiện toàn, đội ngũ cán

bộ, hoạt động có hiệu quả đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơquan và các nhiệm vụ đột xuất được Thường trực Thành ủy giao Tuyển dụng đủ

số lượng cán bộ theo biên chế được giao và hàng năm tiếp nhận từ 2 đến 3 cán

bộ biệt phái ở các cơ quan khối nội chính thành phố về công tác tại Ban

Trang 9

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức công tác tạiBan Nội chính Hải Phòng Phấn đấu đến năm 2020 đạt được:

+ 100% cán bộ, chuyên viên thông thạo có chuyên môn sâu trong lĩnh vựcnội chính và phòng, chống tham nhũng;

+ 100% đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên môn (Lãnh đạo Ban

và các Trưởng, Phó trưởng phòng hai phòng nghiệp vụ) là những cán bộ chuyêngia trong lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng của thành phố

1.3 Nhiệm vụ của đề án

1.4 Giới hạn của đề án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

“Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Nội chính Hải Phòng”

3.2 Giới hạn về không gian

Đề án được thực hiện tại Ban Nội chính Hải Phòng

3.3 Giới hạn về thời gian

Đề án được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020

Trang 10

b) Hiệu quả hoạt động

Đứng trên những góc độ khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau vềhiệu quả hoạt động

Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích của hoạt động thì hiệu quả hoạt động làhiệu số giữa kết quả thu được trong hoạt động với chi phí bỏ ra, với cách hiểunày đồng nghĩa với việc hoạt động ấy đã đem lại lợi nhuận

Nếu đứng ở góc độ các yếu tố cấu thành để xem xét thì hiệu quả hoạtđộng thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình hoạt động

Có thể nói rằng đã có sự thống nhất trong quan điểm cho rằng phạm trùhiệu quả hoạt động phản ánh mặt chất lượng của hoạt động, song lại khó tìmthấy sự thống nhất trong khái niệm về hiệu quả hoạt động Nhiều nhà quản trịcho rằng hiệu quả hoạt động là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tốtrong quá trình hoạt động

c) Hoạt động của Ban Nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ

Ngày 08-4-2013, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quy định số183-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính tỉnh

ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (Ban Nội chính tỉnh ủy) Theo đó, Ban Nộichính tỉnh ủy là cơ quan tham mưu của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên làBan Thường vụ, Thường trực tỉnh ủy về công tác nội chính và phòng, chống

Trang 11

tham nhũng Ban Nội chính tỉnh ủy có 5 nhiệm vụ, cụ thể:

- Nghiên cứu, đề xuất:

+ Tham mưu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, BanThường vụ tỉnh ủy về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng

+ Tham mưu, đề xuất cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng đối vớiđảng bộ tỉnh

+ Xây dựng các đề án về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng,báo cáo Tỉnh ủy, Ban Thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định

+ Đề xuất với Ban Thường vụ tỉnh ủy cho chủ trương về hoạt động củacác cơ quan nội chính ở địa phương (tòa án, kiểm sát, tư pháp, thanh tra, công

an, quân sự, hải quan), hội luật gia…

+ Đề xuất với Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh ủy cho chủ trương, địnhhướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhànước

- Hướng dẫn, kiểm tra:

+ Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chứcđảng trực thuộc Tỉnh ủy thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, phápluật về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng ở địa phương

+ Giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ tỉnh ủy kiểm tra, giám sát các cơ quannội chính địa phương thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, phápluật về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng

- Thẩm định: Các đề án về lĩnh vực nội chính và phòng, chống thamnhũng trước khi trình Tỉnh ủy và Ban Thường vụ tỉnh ủy

- Tham gia với Ban Tổ chức tỉnh ủy về công tác cán bộ theo phân cấp;tham gia với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm một số chức danh

tư pháp theo quy định

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh

ủy giao

Trang 12

Theo những quan niệm trên về hiệu quả, hiệu quả hoạt động và nhiệm vụcủa Ban Nội chính cấp tỉnh thì hiệu quả hoạt động của Ban Nội chính cấp tỉnhchính được biểu hiện ở kết quả thực hiện cụ thể các nhiệm vụ của Ban Nội chínhcấp tỉnh.

1.1.2 Biểu hiện hiệu quả hoạt động của Ban Nội chính cấp tỉnh

- Về thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, đề xuất”

Biểu hiện hiệu quả nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất của Ban Nội chính cấptỉnh được thể hiện ở số kiến nghị tham mưu đề xuất được Ban Thường vụ,Thường trực tỉnh ủy chấp nhận và thể chế thành văn bản của Tỉnh uỷ, BanThường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ (nghị quyết, chỉ thị, thông tri, kết luận,chương trình hành động) để chỉ đạo, nâng cao sự lãnh đạo của đảng trong côngtác nội chính và phòng, chống tham nhũng, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệuquả hoạt động, cũng như công tác phối hợp, hiệp đồng tác chiến của các cơ quannội chính, chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo ổn định được tình hình anninh trật tự địa phương, không để xảy ra tình huống đột xuất, bất ngờ, nhằmkhông ngừng củng cố, xây dựng bộ máy các cơ quan nhà nước ngày càng trongsạch vững mạnh và chuyên nghiệp phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ xây dựng vàphát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Ngoài ra hiệu quả nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất còn được thể hiện ở tínhsáng tạo, tính kịp thời trong việc phát hiện, dự báo những vấn đề nổi cộm,những vấn đề còn bất cập, hạn chế, yếu kém về công tác an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội và phòng, chống tham nhũng của địa phương tham mưu đềxuất với Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh ủy đưa ra để họp ý kiến chỉ đạo tạicác cuộc họp của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh uỷ, hoặc để xâydựng đề án, đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu lý luận

- Về thực hiện nhiệm vụ “Hướng dẫn, kiểm tra”

Biểu hiện hiệu quả nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra của Ban Nội chính cấptỉnh được thể hiện ở tính kịp thời phát hiện những vấn đề, những lĩnh vực cònhạn chế, có khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện cácchủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính và phòng,

Trang 13

chống tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương để chấn chỉnh,hướng dẫn, đôn đốc thực hiện, nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện có nềnếp, sát đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và đảm bảo đúng cácquy định của pháp luật, phù hợp với đặc thù tình hình thực tiễn của đơn vị, địaphương.

Ngoài ra, biểu hiện hiệu quả nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra của Ban Nộichính cấp tỉnh còn được thể hiện ở việc phát hiện những nhân tố mới để pháthuy, cũng như những sai phạm, khuyết điểm để xử lý

- Về thực hiện nhiệm vụ “Thẩm định”

Biểu hiện hiệu quả nhiệm vụ thẩm định của Ban Nội chính cấp tỉnh đượcthể hiện ở thời gian và chất lượng ý kiến tham gia vào các dự thảo văn bản liênquan đến công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng của tỉnh đảm bảođúng cho việc ban hành văn bản nội dung đúng chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của nhà nước và phù hợp đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thựctiễn của địa phương; đảm bảo tính cụ thể, khoa học, khả thi; xác định rõ nétmục tiêu và các chỉ tiêu cần đạt được và nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu

đã đề ra

- Về thực hiện nhiệm vụ “Tham gia công tác cán bộ”

Biểu hiện hiệu quả nhiệm vụ tham gia công tác cán bộ của Ban Nội chínhcấp tỉnh được thể hiện ở việc chất lượng các ý kiến tham gia nhận xét đối vớicán bộ được bổ nhiệm lại hoặc dự kiến được bổ nhiệm vào các vị trí chức vụthuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý; các chức danh của cơ quan tư phápnhư thẩm phán, kiểm sát viên, chánh án đảm bảo đúng tiêu chuẩn về phẩmchất, đạo đức, tư tưởng, lối sống góp phần nâng cao chất lượng, uy tín của cán

bộ sau khi được bổ nhiệm

- Về thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh ủy giao.

Biểu hiện hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ khác của Ban Nội chính tỉnh

uỷ được thể hiện là số lượng công việc do Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh ủyđược giao và kết quả hoàn thành các công việc đó với chất lượng tốt, trong thời

Trang 14

gian ngắn Nhiệm vụ khác đó, có thể do Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh ủychủ động giao, nhưng cũng có thể Ban Nội chính tỉnh uỷ chủ động đề xuất thammưu cho Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh ủy để được giao việc.

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý

- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục đích của Đảng làxây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, vănminh Đảng được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thườngxuyên phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng

- Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17-10-2005 của Chính phủ “quyđịnh chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lýhành chính đối với các cơ quan nhà nước”

- Các quy định của Luật Cán bộ, công chức về nghĩa vụ, quyền hạn, điềuđộng, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái đối với công chức

- Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-5-2012 của Hội nghị Trung ương 5(khóa XI) “về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”

- Chương trình hành động số 19-Ctr/TU, ngày 6-12-2012 của Ban Thường

vụ Thanh uỷ Hải Phòng về việc thực hiện Kết luận 21-KL/TW ngày 25-5-2012của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghịquyết Hội nghị Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn Hải Phòng

- Quy định số 183-QĐ/TW ngày 08-4-2013 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính tỉnh ủy, thành

ủy trực thuộc Trung ương

- Quyết định 1124-QĐ/TU, ngày 05-8-2013 của Ban Thường vụ Thành uỷHải Phòng về việc thành lập Ban Nội chính Hải Phòng và Quy định 06-QĐ/TU

về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Hải Phòng

Trang 15

- Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013, quy định: Đảng Cộng sản ViệtNam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; gắn bó mật thiết với Nhân dân,phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhândân về những quyết định của mình.

- Nghị quyết số 03-NQ/CU, ngày 17-3-2015 của Chi ủy mở rộng cơ quanBan Nội chính Hải Phòng về một số vấn đề cấp bách nâng cao hiệu quả công táccủa đội ngũ cán bộ công chức

- Báo cáo của Ban Nội chính Hải Phòng V/v Sơ kết 2 năm thực hiện Quyđịnh số 183-QĐ/TW của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máycủa ban nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương

1.3 Cơ sở thực tiễn

- Thực tiễn những năm qua tại Hải Phòng, công tác nội chính và phòng,chống tham nhũng trên địa bàn thành phố luôn được cấp ủy các cấp quan tâm.Củng cố và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, đẩymạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, lãng phíđạt được những kết quả tích cực; quốc phòng - an ninh được củng cố và tăngcường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định và được giữ vững

Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế yếu kém như: tình hình an ninh trật

tự còn diễn biến phức tạp; an ninh đô thị, an ninh nông thôn còn tiềm ẩn yếu tốbất ổn định Công tác phòng, chống tham nhũng còn thiếu chiều sâu và toàndiện, kết quả đạt được còn hạn chế; hành vi tham nhũng có chiều hướng tinh vi,phức tạp hơn, xảy ra ở nhiều cấp, ngành, lĩnh vực, nhất là một số lĩnh vực, như:quản lý, sử dụng đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý quy hoạch, đầu tưxây dựng cơ bản, mua sắm và sử dụng tài sản công, thuế, xuất nhập khẩu

Một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tu dưỡng, kiến thức quản lý nhànước hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm kỷ cương, kỷ luật công vụ, viphạm pháp luật, làm giảm niềm tin của nhân dân

- Dựa trên các báo cáo sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của BanChấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị:

Trang 16

+ Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về

"Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới";

+ Sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 05 và một năm thực hiện Kết luận số

38 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh quốc giatrong tình hình mới;

+ Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị

về Chiến lược cải cách tư pháp;

+ Sơ kết thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22-9-2008 của BộChính trị (khoá X) "Về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới"

- Hoạt động của Ban Nội chính Hải Phòng từ khi thành lập đến nay: kếtquả đạt được; những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm đượcđúc rút qua quá trình triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ thời gian qua

2 NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án

2.1.1 Đặc điểm tình hình chung của thành phố Hải Phòng

Hải Phòng có diện tích tự nhiên 1.507,57 km2, nằm ở hạ lưu của hệ thốngsông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng; có vị trí địa lý thuận lợi, với đường

bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray,Văn Úc, Thái Bình Địa giới hành chính của Hải Phòng gồm 07 quận và 08huyện, được chia thành 223 xã, phường, thị trấn Với quy mô 1.946 nghìn dân,trong đó dân cư thành thị chiếm 46,72%

Tăng trưởng bình quân GDP là 8,67%/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 3,5%GDP của cả nước Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.857USD Hạ tầng giaothông và đô thị phát triển, có đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàngkhông Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố đạt trên 208 nghìn tỷ đồng,tăng bình quân 8,87%/năm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hải Phòngđứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; đến tháng 4/2015, có 470 dự ánđầu tư FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đầu tư 11,38 tỉ USD đến từ 33

Trang 17

quốc gia và vùng lãnh thổ Thị trường xuất khẩu được mở rộng tới 118 quốc gia

Tuy nhiên, tình hình an ninh nội bộ, an ninh văn hoá tư tưởng, an ninhnông thôn đô thị vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp Nhận thức và ý thứccảnh giác của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân trước những âm mưu,thủ đoạn “diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thùđịch còn hạn chế Trên một số lĩnh vực, công tác quản lý nhà nước còn thiếuđồng bộ, chưa kiên quyết và thiếu kịp thời trong việc xử lý sai phạm Hiệu lực,hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền của thành phố còn nhiều hạn chế.Chất lượng nguồn nhân lực được xác định là một trong những nhiệm vụ trọngtâm, khâu đột phá, song chưa theo kịp yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế

Trong đời sống xã hội xuất hiện một số loại tội phạm mới trong lĩnh vựckinh tế, đầu tư, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm về môi trường, tộiphạm về công nghệ cao Xuất hiện một số hiện tượng “tôn giáo mới”, đạo lạ,

tà đạo, tạp đạo, như: Thanh Hải vô Thượng sư; Ngọc Phật Hồ Chí Minh; Thánhmẫu Âu cơ; Trời Thái Bình Long Vân; Hoàng Thiên Long; Đạo Trời… có mặttại 9/15 quận, huyện, với khoảng 900 người tin theo

Tình hình đơn thư, khiếu nại, tố cáo còn phức tạp, một số vụ việc phứctạp, dai dẳng, kéo dài chưa xử lý dứt điểm Hàng năm, các cấp, ngành thành phốtiếp trên 5.700 lượt công dân đến phản ánh, khiếu nại, tố cáo, trong đó có từ 150đến 200 đoàn đông người; tiếp nhận trên 3.000 đơn thư các loại và giải quyếttheo thẩm quyền từ 350 - 400 đơn thư khiếu nại, tố cáo

Trang 18

Với 92.760 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, tạo việc làm cho 144.393người; trước sự suy thoái kinh tế thế giới, tình hình doanh nghiệp và đời sống xãhội trên địa bàn thành phố chịu nhiều tác động, khó khăn trong sản xuất kinhdoanh, nợ ngân hàng không có khả năng thanh toán; tình trạng “tín dụng đen”,lừa đảo xảy ra ở nhiều nơi đã tác động xấu đến an ninh trật tự và ảnh hưởngđến đời sống người lao động

2.1.2.2 Về công tác phòng, chống tham nhũng

Triển khai thực hiện khá đồng bộ các giải pháp phòng ngừa; tiếp tục đổimới nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; tăng cườngcông tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật, xây dựng thể chế, công khai, minhbạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị gắn với thực hiện dân chủ

ở cơ sở Các lĩnh vực trọng tâm, nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực, sai phạm đượctăng cường quản lý Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra phát hiện

và xử lý kịp thời, nghiêm minh một số vụ việc sai phạm, tiêu cực, tham nhũng.Kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng đảm bảo đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật, với các mức hình phạt nghiêm khắc, tươngxứng với tính chất, mức độ và hành vi phạm tội của các bị cáo, được dư luận xãhội đồng tình, góp phần đảm bảo ổn định tình hình chính trị địa phương, từngbước tạo được niềm tin trong đông đảo nhân dân đối với công cuộc đấu tranhphòng, chống tham nhũng, lãng phí của Đảng và Nhà nước

Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế, như thiếu chiều sâu và chưa toàndiện Trên một số lĩnh vực tình hình sai phạm, tham nhũng còn diễn biến phứctạp Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là những tác động mặt trái làm thấtthoát tài sản Nhà nước Tình trạng vi phạm trong sử dụng vốn ngân sách, thuế,xuất nhập khẩu, ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp

Một bộ phận cán bộ thoái hoá biến chất đã lợi dụng những sơ hở, nhữngbất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật, sự yếu kém trong quản lý nhà nước,kiểm tra, giám sát không thường xuyên, kịp thời để thực hiện các hành vi thamnhũng, tập trung vào một số lĩnh vực như: quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu

Trang 19

tư xây dựng cơ bản, thực hiện pháp luật thuế, xuất nhập khẩu, tài chính, ngânhàng Còn một số cán bộ do hạn chế về nhận thức pháp luật, vì lợi ích cục bộcủa địa phương nên đã phạm tội Trong 5 năm 2010-2015, các cơ quan điều traCông an thành phố đã khởi tố, điều tra 31 vụ án tham nhũng, với 58 bị can thamnhũng; đã xét xử 22 vụ với 47 bị cáo.

Các vụ án tham nhũng được phát hiện tuy hậu quả không lớn, nhưng đãtác động đến tình hình an ninh chính trị, xã hội của một số địa phương cơ sở.Một số vụ việc, vụ án tham nhũng phức tạp, liên quan đến cán bộ có chức vụ,quyền hạn là lãnh đạo ngành, địa phương đã gây dư luận, bức xúc trong nhândân Thậm chí, có vụ án tham nhũng được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,chống tham nhũng xác định để chỉ đạo điểm trong toàn quốc, như vụ án thamnhũng đất đai tại Vụng Hương - Đồ Sơn, Quán Nam - Lê Chân

2.1.3 Việc thành lập và hoạt động của Ban Nội chính Hải Phòng

Ngày 08-4-2013, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quy định số183-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính tỉnh

ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và Công văn số 155-CV/TW để chỉ đạothực hiện Trên cơ sở đó, ngày 5-8-2013 Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng

đã ban hành Quyết định 1124-QĐ/TU và Quy định 06-QĐ/TU về việc thành lập

và quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Ban Nội chính Hải Phòng

Ban Nội chính Hải Phòng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15-8-2013;

là cơ quan tham mưu của Thành ủy Hải Phong, mà trực tiếp, thường xuyên làBan Thường vụ, Thường trực Thành ủy về công tác nội chính và phòng, chốngtham nhũng Ngay sau khi được thành lập, Ban Nội chính Hải Phòng phối hợpvới Ban Tổ chức Thành ủy đã xây dựng Đề án nhân sự Khẩn trương kiện toàn

tổ chức, thành lập chi bộ đảng, tổ chức công đoàn; triển khai các mặt công tác,ban hành Quy chế làm việc, xây dựng mối quan hệ phối hợp hiệp đồng chặt chẽvới các cơ quan nội chính và các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn thànhphố; chủ động tham mưu cho Thành uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Thành uỷHải Phòng nâng cao hiệu quả công tác nội chính và phòng, chống tham nhũngtrên địa bàn thành phố

Trang 20

Tháng 12/2013, Ban Bí thư Trung ương Đảng Quyết định chuẩn y Uỷviên Thành ủy Hải Phòng đối với đồng chí Phó trưởng ban phụ trách Ban Nộichính Hải Phòng Tháng 01/2014, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng Quyếtđịnh bổ nhiệm đồng chí Phó Trưởng ban phụ trách giữ chức vụ Trưởng ban.

Theo Quy định số 183-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương, biên chế củacác Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy không quá 21 người: lãnh đạo ban gồmTrưởng ban và từ 1 đến 2 Phó Trưởng ban; có 3 đầu mối trực thuộc gồm: Vănphòng; Phòng Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng; Phòng Theo dõicông tác các cơ quan nội chính

Khi mới thành lập, số lượng cán bộ ban đầu của Ban Nội chính Hải Phòng

là 08 người, sau này được bổ sung dần đội ngũ cán bộ từ các ngành nội chính

về, đến nay đã bổ sung thêm 12 cán bộ, trong đó có 02 cán bộ được biệt phái từngành công an thành phố Sau 2 năm hoạt động 02 cán bộ lãnh đạo cấp phòngcủa Ban Nội chính Hải Phòng được thành phố bổ nhiệm, điều động công tác giữchức vụ Phó Chánh Thanh tra thành phố và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dânhuyện Kiến Thụy Đến nay biên chế của Ban Nội chính Hải Phòng là 16 người(không kể hợp đồng), so với chỉ tiêu biên chế được giao, còn thiếu 3-5 người

Mô hình tổ chức hiện nay của Ban Nội chính Hải Phòng thực hiện theoquy định của Trung ương Văn phòng Ban thực hiện công tác tổ chức cán bộ,tham mưu, tổng hợp, hành chính, quản trị Hai phòng nghiệp vụ hoạt động ở 02lĩnh vực tương đối độc lập là “nội chính” và “phòng, chống tham nhũng” vì vậy

có nhiệm vụ tương đối khác nhau

Cấp ủy cấp huyện không có ban nội chính Nhiệm vụ tham mưu lãnh đạo,chỉ đạo công tác nội chính được giao cho Văn phòng huyện ủy, quận ủy TheoChương trình hành động số 19-CTr/TU của Thành ủy Hải Phòng thực hiện Kếtluận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thì đồng chí Bí thư cấp ủy cácđịa phương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãngphí Như vậy, Ban Nội chính cũng là ban xây dựng đảng duy nhất không có hệthống ở cấp dưới

Trang 21

2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án

2.2.1 Về tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động

+ Số biên chế hiện đang sử dụng là 16 đồng chí (không gồm 02 đồng chíCông an thành phố được biệt phái sang công tác tại Ban)

+ Hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 08 người

- Bố trí biên chế:

+ Lãnh đạo Ban: Gồm 03 đồng chí (Trưởng ban và 02 Phó Trưởng ban),đều là nam giới

+ Các đơn vị trực thuộc: (1)Văn phòng Ban có 03 biên chế, gồm: 03 Phó

Chánh Văn phòng (gồm 02 nam giới và 01 nữ giới) và 08 lao động hợp đồng,

(6 CBCV)

Trang 22

gồm: 02 lái xe, 01 văn thư, 01 thủ quỹ, 01 kế toán, 01 tạp vụ và 02 bảo vệ (gồm

03 nữ giới và 05 nam giới) (2)Phòng Theo dõi công tác các cơ quan nội chính

có 06 biên chế, gồm: 02 Phó phòng và 04 chuyên viên (tất cả đều là nam giới)

(3)Phòng Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng có 06 biên chế, gồm:

Trưởng phòng, 02 Phó phòng và 03 chuyên viên (tất cả đều là nam giới)

* Chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên viên

Tổng số cán bộ, chuyên viên: 18 người (gồm cả 02 cán bộ biệt phái),trong đó:

- Về trình độ chuyên môn:

+ Thạc sỹ (luật, kinh tế): 02 người

+ Đại học: 16 người (gồm các ngành luật, an ninh, kinh tế, quản trị kinhdoanh, hành chính, báo chí Hiện có 06 đồng chí đang học các lớp thạc sỹchuyên ngành luật, kinh tế)

+ Số cán bộ có từ 2 bằng đại học trở lên: 11 người

+ Chuyên viên cao cấp: 01 người

+ Chuyên viên chính: 11 người

+ Chuyên viên: 06 người

Trong đó, số cán bộ đã kinh qua các chức vụ từ cấp phó trưởng phòng vàtương đương trở lên là: 14 người

- Về độ tuổi:

+ Từ 30 - 40 tuổi: 04 người (nam giới: 03, nữ giới: 01)

+ Từ 41 - 50 tuổi: 08 người (đều là nam giới)

+ Từ 51 - 55 tuổi: 04 người (đều là nam giới)

+ Từ 55 - 60 tuổi: 02 người (là nam giới)

Trang 23

2.2.1.2 Thực trạng cơ sở vật chất

- Ban Nội chính Hải Phòng có trụ sở làm việc độc lập tại số 7 Hồ XuânHương, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng Diện tíchnhà làm việc là 203,32m2, được bố trí thành 09 phòng làm việc, bình quânkhoảng 8m2/người Trong đó, Văn phòng Ban và 02 phòng nghiệp vụ được bốtrí 05 phòng làm việc, tổng diện tích khoảng 60m2, bình quân 4m2/người

- Về phương tiện đi lại: được trang bị 02 xe ô tô 5 chỗ ngồi, trong đó có

01 chiếc mua sắm mới năm 2013 và 01 chiếc đã sử dụng 20 năm, hết khấu hao

- Thiết bị văn phòng: được trang bị 03 máy tính sách tay, 01 camera; 01máy ảnh; 01 máy photocopy; 07 máy ghi âm và 08 máy tính để vào mạngInternet Ngoài ra, mỗi cán bộ, chuyên viên được trang bị 01 máy vi tính phục

vụ công tác soạn thảo, lưu trữ, gửi nhận văn bản trên mạng thông tin của Đảng

- Kinh phí hoạt động: do ngân sách nhà nước cấp, tổng cộng trong 2 nămhoạt động là 4.430 triệu đồng Trong đó: Kinh phí tự chủ 3.717 triệu đồng; kinhphí không tự chủ 713 triệu đồng Định mức chi kinh phí thường xuyên là 22triệu đồng/người/năm

2.2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động của Ban Nội chính Hải Phòng

2.2.2.1 Về thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, đề xuất”

+ Đề xuất nội dung công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng đểxây dựng Nghị quyết, chương trình công tác kiểm tra, giám sát hàng năm củaThành ủy Hải Phòng Xây dựng trình Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng kýban hành một số văn bản của Thành ủy1

+ Tham mưu đề xuất cho Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng ban hànhChỉ thị số 31-CT/TU, ngày 26-8-2014 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủyđảng đối với việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố trên địa bàn thành phố; Chỉ thị số 34-CT/TU, ngày 03-3-2015 về tăng

1 Báo cáo công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng; Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của

Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Báo cáo kết quả công tác thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng phức tạp

từ 01/01/2011-30/6/2013; Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Thông báo kết luận 130-TB/TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo; Báo cáo chuyên đề về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng từ năm 2013-2014, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới phục vụ Hội nghị của Thành uỷ triển khai Kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng; Báo cáo kết quả rà soát các cuộc thanh tra kinh

tế - xã hội từ năm 2011-2014 trên địa bàn thành phố

Trang 24

cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trênđịa bàn thành phố Hải Phòng.

+ Đề xuất Ban Thường vụ, Thường trực Thành uỷ chỉ đạo: các vụ, việcphức tạp, kéo dài, dư luận quan tâm, các vụ, việc có ý kiến khác nhau giữa các

cơ quan tố tụng2; các vụ việc, vụ án Đoàn công tác số 2 Ban Chỉ đạo Trungương về phòng, chống tham nhũng đã kiến nghị Chỉ đạo xử lý đơn tố cáo hành

vi tham nhũng của một số cán bộ Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sátnhân dân thành phố trong quá trình giải quyết vụ án kinh doanh thương mại vàotháng 7/2013 Chỉ đạo xử lý đối với 95 đơn thư, vụ việc khiếu nại, tố cáo phứctạp, dai dẳng kéo dài Chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cácngành tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự phục vụ Đại hội Đảng cáccấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII Tổ chức Hội nghị triển khaiKết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trong tìnhhình mới

+ Phối hợp các cơ quan tiến hành tố tụng, các sở, ngành thành phố đề xuấtThường trực Thành uỷ Hải Phòng chỉ đạo xử lý tốt các vụ việc, vụ án thamnhũng, các vụ án nghiêm trọng, phức tạp nảy sinh từ cơ sở, đảm bảo ổn địnhtình hình địa phương3

+ Chủ động khảo sát tình hình, công tác cai nghiện ma tuý và công tác thihành án dân sự trên địa bàn thành phố, qua đó xây dựng báo cáo chuyên đề,tham mưu cho Thường trực Thành uỷ một số giải pháp nâng cao hiệu quả côngtác cai nghiện ma tuý và công tác thi hành án dân sự trên địa bàn

2.2.2.2 Về thực hiện nhiệm vụ “Hướng dẫn, kiểm tra”

+ Ban hành các văn bản hướng dẫn chế độ báo cáo và sửa đổi bổ sung chế

độ báo cáo về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng gửi các cơ quan

2 Việc thực hiện bồi thường oan sai, việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng Dự án mở rộng Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi; Vụ án cướp giật tài sản có đối tượng vị thành niên tham gia xảy ra tại xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng; Chỉ đạo tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường giao thông Tân Vũ - Lạch Huyện

3 Vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ tại Đội 5 Thanh tra giao thông Hải Phòng; Vụ án Đào Văn Chính - Trưởng Công an xã Tân Phong lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Chuyển tội danh từ Điều 279 sang Điều 281 BLHS)

Trang 25

nội chính, các quận ủy, huyện ủy, các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy, các sở,ngành, đoàn thể thành phố Hải Phòng.

+ Đề xuất và được Thường trực Thành uỷ Hải Phòng đồng ý cho xâydựng và triển khai thực hiện các Kế hoạch khảo sát, đánh giá tình hình, công tácnội chính và phòng, chống tham nhũng; công tác giải quyết các vụ việc tranhchấp khiếu kiện tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố4

+ Đề xuất và được Thường trực Thành uỷ Hải Phòng đồng ý giao BanNội chính ban hành 82 công văn hướng dẫn các cơ quan nội chính, các cấp ủy,chính quyền địa phương, các ngành trong xử lý các vụ việc về công tác nộichính và phòng, chống tham nhũng Chủ trì phối hợp các cơ quan chức năngkiểm tra hồ sơ 22 vụ việc Cục Hải quan Hải Phòng xử lý có dấu hiệu bỏ lọt tộiphạm nêu tại Báo cáo số 822/BC-ĐGS của Đoàn Giám sát Uỷ ban Thường vụQuốc hội

+ Tham mưu cho Thường trực Thành uỷ Hải Phòng thành lập 03 đoànkiểm tra, trong đó Ban Nội chính Thành uỷ là cơ quan thường trực, để đánh giácông tác phòng, chống tham nhũng 2 năm (2013-2014) tại 12 cơ quan, đơn vị,địa phương Triển khai Kế hoạch số 107-KH/TU, ngày 29-5-2015 của BanThường vụ Thành ủy Hải Phòng về việc rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xãhội từ năm 2011-2014

+ Hướng dẫn các quận, huyện uỷ phân công cán bộ làm công tác nộichính của đảng; đôn đốc các ngành, đoàn thể, các đơn vị, địa phương thực hiệnnghiêm chế độ báo cáo công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng

2.2.2.3 Về thực hiện nhiệm vụ “Thẩm định”

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành uỷ Hải Phòng, Ban Nội chính

đã thẩm định các dự thảo văn bản trước khi Ban Thường vụ ký ban hành, như:

+ Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới

4 Kế hoạch số 47-KH/BNCTU, ngày 18-9-2013 V/v khảo sát, đánh giá tình hình, công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng tại 04 cơ quan nội chính thành phố, 05 sở, ngành và 03 quận uỷ, huyện uỷ ; Kế hoạch

số 06-KH/BNCTU ngày 04-7-2014 V/v khảo sát tình hình và công tác giải quyết các vụ việc tranh chấp khiếu kiện tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố

Trang 26

+ Hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân thành phố về một số nội dung cụ thểliên quan đến cưỡng chế thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố.

+ Báo cáo của Thành uỷ về kết quả hoạt động của Đoàn Luật sư HảiPhòng và tham gia ý kiến về dự thảo Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

+ Kế hoạch công tác chuẩn bị của Tòa án nhân dân thành phố trong việc

tổ chức xét xử các vụ án được dư luận quan tâm, vụ án có yếu tố nước ngoài;công tác bồi thường oan sai

+ Tham gia góp ý vào các văn kiện phục vụ cho Đại hội Đảng bộ cácquận, huyện và thành phố nhiệm kỳ 2015-2020

2.2.2.4 Về thực hiện nhiệm vụ “Tham gia công tác cán bộ”

+ Phối hợp với Ban Tổ chức và các ban, ngành dự thảo trình Ban Thường

vụ Thành uỷ ban hành Quy chế phối hợp về công tác bảo vệ chính trị nội bộ

+ Tiến hành thẩm tra, xác minh tiêu chuẩn cán bộ để Ban Thường vụThành uỷ xem xét bổ nhiệm chức danh Giám đốc Sở Y tế

+ Giới thiệu cho Ban Thường vụ Thành uỷ xem xét và Chủ tịch Uỷ bannhân dân thanh phố đã quyết định bổ nhiệm, điều động đối với 02 đồng chíTrưởng phòng của Ban Nội chính, một giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra thànhphố và một giữ chức vụ Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Thuỵ

+ Đề xuất và được Thường trực Thành uỷ đồng ý cho tiếp nhận 02 cán bộCông an thành phố biệt phái về công tác tại Ban

2.2.2.5 Về thực hiện các nhiệm vụ khác

+ Dự thảo các báo cáo của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng về tổngkết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lượcxây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướngđến năm 2020; tổng kết công tác cải cách tư pháp nhiệm kỳ 2010-2015

+ Ban hành Nghị quyết của Chi bộ cơ quan Ban Nội chính Hải Phòng vềcông tác cán bộ Xây dựng quy chế làm việc của cơ quan; Quy chế nắm tìnhhình; các quy định trình tự, thủ tục về công tác nghiệp vụ; quyết định phân côngcán bộ theo dõi địa bàn

Trang 27

2.2.3 Đánh giá chung

2.2.3.1 Ưu điểm

Mặc dù mới được thành lập, Ban Nội chính Hải Phòng đã sớm ổn định tổchức và đi vào hoạt động, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Chủ độngxây dựng các Quy chế, Quy định, Quy trình về công tác nghiệp vụ Tổ chức một

số các biện pháp công tác, phối hợp nắm tình hình công tác nội chính và phòng,chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Đã chủ động tham mưu đề xuất choBan Thường vụ, Thường trực Thành uỷ Hải Phòng lãnh đạo, chỉ đạo nâng caohiệu quả công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng trên một số lĩnh vực,địa bàn, phục vụ tốt nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thànhphố Phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, địa phương giải quyết một số vụ việcphức tạp nảy sinh, góp phần tích cực ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội trên địa bàn thành phố

Đội ngũ cán bộ của Ban Nội chính Hải Phòng đều là những cán bộ,chuyên viên có trình độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, đã kinh qua nhiềuchức vụ lãnh đạo quản lý từ cấp phòng trở lên tại nhiều ngành nội chính củathành phố

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên môn được quan tâm đầu tư,mua sắm, sửa chữa kịp thời, nhất là phương tiện công nghệ thông tin đã giúpcho cán bộ, công chức có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi, không bị gián đoạnngay cả khi đi công tác tại cơ sở, do đó đảm bảo tiến độ công việc chung củaBan Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý văn bản, giảm thiểu sửdụng văn bản giấy, tiết kiệm được chi phí phô tô, in ấn và không gian lưu trữ tàiliệu Được sự quan tâm của Thành ủy, hiện trụ sở Ban Nội chính Hải Phòngđang được xây dựng thêm một dẫy nhà làm việc để cải thiện điều kiện làm việccho cán bộ, chuyên viên

2.2.3.2 Hạn chế

Chất lượng, nội dung tham mưu chưa rộng, chưa bao trùm hết các lĩnhvực có khả năng xảy ra mất ổn định, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, lãngtrong quản lý kinh tế - xã hội Công tác nắm và dự báo tình hình chưa sâu sát,

Trang 28

chưa kịp thời đảm bảo tính thời sự, còn trường hợp bị động, bất ngờ, như vụviệc khai thác con don, con dắt tại phường Tân Thành, quận Dương Kinh; vụcác hộ dân xã Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng đòi đất tại khu di tích Trạng trìnhNguyễn Bỉnh Khiêm

Công tác phối hợp với các cơ quan chức năng thành phố chưa chặt chẽ.Chưa tham mưu cho Ban Thường vụ Thành uỷ ban hành các quy chế phối hợpgiữa Ban Nội chính với Đảng uỷ cơ quan Thanh tra thành phố, Đảng uỷ Công anthành phố, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân thanh phố, Ban cán sự đảngToà án nhân dân thành phố, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hộiluật gia, Đoàn luật sư Hải Phòng

Việc tham gia với Ban Tổ chức Thành ủy về công tác cán bộ theo phâncấp; tham gia với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm một số chứcdanh tư pháp theo quy định còn mức độ, chưa nhiều

Chưa tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tham mưu giúp việc cấp ủyquận, huyện về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng Chưa xây dựngđược lực lượng cộng tác viên ở dưới cơ sở

Việc giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm với các Ban Nội chính tỉnh

ủy, thành ủy chưa thường xuyên Việc tham gia các ý kiến trên các diễn đàn,hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, nâng cao vai trò, vị thế của Ban Nội chínhHải Phòng chưa nhiều

Đội ngũ cán bộ Ban Nội chính Hải Phòng hầu hết chưa từng kinh quacông tác đảng Hiệu quả công tác chưa đồng đều, còn nhiều lúng túng, còn bộc

lộ một số hạn chế cần sớm được khắc phục5 dẫn đến nhiều công việc chậm đượcgiải quyết, nhiều vụ việc phức tạp chậm được thu thập thông tin đánh giá và đềxuất xử lý, làm mất tính thời sự đối với yêu cầu chính trị địa phương

Việc tuyển dụng cán bộ bổ sung đủ biên chế được giao còn chậm Chưachủ động, chưa bám sát, tranh thủ ý kiến của các ngành và tham mưu cho

5 Một số đồng chí chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, chưa hiểu rõ trách nhiệm công tác được giao Khả năng nghiên cứu hồ sơ vụ việc, nắm tình hình, phát hiện vấn đề cần tham mưu, đề xuất còn yếu Việc xây dựng chương trình công tác cá nhân, kế hoạch nghiên cứu đề xuất xử lý đơn thư còn lúng túng, còn chung chung, mang tính chiếu lệ Sự hiểu biết về địa bàn và lĩnh vực được phân công theo dõi còn hạn chế, thiếu nhạy bén, ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo, tham mưu, đề xuất của ban nội chính của Thành uỷ Trong ứng xử, giao tiếp còn chưa chững chạc; một số đồng chí tính quyết đoán còn yếu, tinh thần trách nhiệm chưa cao

Trang 29

Thường trực Thành ủy Hải Phòng vận dụng cơ chế cho biệt phái cán bộ cácngành nội chính thành phố sang công tác tại Ban Nội chính.

2.2.3.3 Nguyên nhân hạn chế

Lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng rất rộng, khó khăn, phứctạp và có yếu tố đột xuất, bất ngờ Là cơ quan của Đảng hoạt động trong lĩnhvực công tác của chính quyền với các quy định cụ thể của pháp luật, nhưng lạithiếu quy định cụ thể về thẩm quyền của Ban Nội chính cấp tỉnh

Công tác phối với của các cấp, ngành với Ban Nội chính còn hạn chế,nhất là trong việc bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý; cơ chế phốihợp giữa Ban Nội chính với các ban Đảng của Thành uỷ, các cơ quan nội chính,các ngành, các địa phương chậm được xây dựng, ban hành Một số cán bộ các

cơ quan nội chính thành phố còn thiếu tích cực trong việc phối hợp với Ban Nộichính Cán bộ lãnh đạo nhiều ngành, địa phương chưa hiểu hết chức năng nhiệm

vụ của Ban Nội chính, dẫn đến làm hạn chế hiệu quả phối hợp trong công tác

Biên chế cán bộ cho Ban Nội chính cấp tỉnh còn hạn hẹp, như Hải Phòngchỉ dừng ở số lượng không quá 21 biên chế là chưa phù hợp với khối lượng côngviệc được giao

Là cơ quan tham mưu, giúp việc của Thành uỷ duy nhất không có ngànhdọc cấp dưới Chế độ đãi ngộ cho cán bộ, chuyên viên công tác tại Ban Nộichính còn thua thiết so với một số ngành, như: không có chế độ thâm niên côngtác, không có phụ cấp đặc thù về phòng, chống tham nhũng

Chưa có hướng dẫn cụ thể về kinh phí chi trả phụ cấp cho đội ngũ cộngtác viên, kinh phí mua tin, kinh phí phục vụ thẩm tra xác minh thông tin vụ việc,đơn thư về nội chính và phòng, chống tham nhũng của Ban Nội chính các tỉnh

uỷ, thành uỷ

Ban Nội chính Trung ương chậm ban hành tài liệu Hướng dẫn về nghiệp

vụ công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng cho ban nội chính các tỉnh

uỷ, thành uỷ để chỉ đạo tập huấn cho cấp ủy các cấp, ngành ở địa phương

Ở một số đồng chí, ý thức vươn lên học tập, nghiên cứu còn yếu, kinhnghiệm thực tiễn, kiến thức xã hội còn hạn chế Nhiều đồng chí còn có tư tưởng

Ngày đăng: 17/11/2017, 10:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-5-2012 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) “về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
1. Công văn số 3359-CV/VPTW/nb ngày 04/12/2013 của Văn phòng Trung ương Đảng V/v hướng dẫn chi mua tin đối với Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính các tỉnh uỷ, thành uỷ Khác
7. Kết luận số 72-KL/TW, ngày 10-10-2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Khác
8. Nghị quyết Trung ương số 12-NQ/TW, ngày 16-01-2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay Khác
9. Quy định số 183-QĐ/TW, ngày 08-4-2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương Khác
10. Quy định số 04-QĐ/BNCTW ngày 23/7/2013 của Ban Nội chính Trung ương về công tác viên Khác
11. Quyết định số 1124-QĐ/TU và Quy định 06-QĐ/TU, ngày 05-8-2013 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng V/v thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Hải Phòng Khác
12. Quyết định số 170/2006/QĐ- TTg, ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Khác
13. Quyết định số 1315-QĐ/TU ngày 06/11/2009 của Thành uỷ Hải Phòng V/v quy định tạm thời thực hiện một số chế độ chi tiêu đảm bảo hoạt động của Thành uỷ Hải Phòng Khác
14. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI của Đảng cộng sản Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w