1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

29 269 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

5) Tác động đến tình hình tài chính và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp: Hầu hết các nghiệp vụ thanh toán không thể hiện trên giấy mà bằng tiền điện tử: phức tạp hơn nhưng nhanh chóng hơn. Làm thay đổi phương pháp kế toán truyền thống.

Trang 1

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ

CHƯƠNG 1

Trang 2

NỘI DUNG CHÍNH

1) KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA TMĐT 2) LỢI ÍCH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TMĐT

3) PHẠM VI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 4) CÂU HỎI

Trang 3

KHÁI NIỆM

“Thương mại điện tử (E-Commerce): là

việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt qua máy tính và Internet”

Vậy thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện được qua Internet hay hệ thống các máy tính nối mạng?

Đúng như vậy, nhưng không phải giao dịch nào trên Internet cũng được gọi là TMĐT

Trang 4

Ngang (doanh nghiệp): TMĐT là việc thực

hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử bao gồm:

Trang 5

thông hoặc qua các phương tiện điện tử khác.

Kinh

doanh

TMĐT là việc ứng dụng công nghệ (chủ yếu công nghệ thông tin) để tự động hoá các giao dịch kinh doanh và các kênh thông tin kinh doanh.

Dịch

vụ

TMĐT là công cụ để các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý cắt giảm các chi phí dịch

vụ, đồng thời nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch

vụ, tăng tốc độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Inter-net

TMĐT cung cấp khả năng tiến hành các hoạt động mua, bán hàng hoá, trao đổi thông tin trực tiếp trên Internet cùng các d.vụ trực tuyến khác.

Trang 6

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TMĐT

- Tiền thân TMĐT là EFT (Electronic Fund Transfer: chuyển tiền điện tử) giữa các tổ chức, được phát triển vào những năm 70 của thế kỷ trước Tiếp theo là EDI (Electronic Data Interchange: trao đổi dữ liệu điện tử) – công nghệ dùng để chuyển văn bản, dữ liệu giữa các doanh nghiệp lớn.

- Đến lượt Internet ra đời vào năm 1969, ban đầu chỉ dùng trong chính phủ Mỹ, sau đó là đến các trường đại học, viện nghiên cứu, sau đó Internet được thương mại hóa dẫn đến sự ra đời của World Wide Web vào những năm đầu 1990 và hình thành tên gọi Thương mại điện tử.

Trang 7

CÁC CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN

Trang 8

MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH DOANH

Trang 9

ĐẶC TRƯNG CỦA TMĐT

- TMĐT không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy mà bằng các dữ liệu tin học, băng ghi âm hay các phương tiện điện tử khác  Độ tin cậy các giao dịch phụ thuộc vào niềm tin lẫn nhau giữa các đối tác.

Hãy chỉ ra các ưu điểm và thách thức đối với đặc điểm này của TMĐT?

- Giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các

cơ quan chứng thực.

Trang 10

Hãy cụ thể các cấp độ từ thấp đến cao?

- TMĐT đạt tốc độ nhanh nhất trong các phương thức giao dịch

Trang 11

ĐẶC TRƯNG CỦA TMĐT (tt)

- Tận dụng được những ưu điểm và cấu trúc của thương mại truyền thống cùng với sự linh hoạt, mềm dẻo của các mạng điện tử  Cho phép loại

bỏ những trở ngại khi thực hiện các giao dịch

- Hiện diện trên toàn cầu cho nhà cung cấp Lựa chọn toàn cầu cho khách hàng  Các nhà cung cấp đã tiếp cận gần hơn với khách hàng

- Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước

Trang 12

CÂU HỎI

Khái niệm TMĐT (e-Commerce) và kinh doanh

điện tử (e-Business) hiểu như thế nào là đúng?

TMĐT

KD điện tử

?

Trang 13

TRẢ LỜI

- Thương mại điện tử (E-Commerce): bao gồm

các trao đổi giữa các khách hàng, đối tác doanh nghiệp và người bán hàng, ví dụ giữa nhà cung ứng và nhà sản xuất, giữa khách hàng với đại diện bán hàng, giữa nhà cung ứng vận tải và nhà phân phối hàng hoá.

- Kinh doanh điện tử (E-Business): bao hàm

tất cả các yếu tố trên, ngoài ra, kinh doanh điện

tử còn bao hàm các hoạt động xảy ra bên trong doanh nghiệp, ví dụ: sản xuất, nghiên cứu phát triển, quản trị sản phẩm, quản trị nguồn nhân lực

và cơ sở hạ tầng

Như vậy, TMĐT là một phần của KDĐT.

Trang 14

TRẢ LỜI

Quản trị chuỗi cung ứng

(SCM)

Quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM)

Quản trị tri thức

(KM)

TMĐT E-Commerce

Trang 15

Chi phí tạo lập, xử lý, phân phối, bảo quản

và hiển thị thông tin

Chi phí xây dựng, duy trì và quản lý các cửa hàng

Chi phí xử lý đơn đặt hàng

Tiết kiệm chi phí qua việc áp dụng các hình thức thanh toán trực tiếp qua Web

Trang 16

LỢI ÍCH CỦA TMĐT (tt)

1) Đối với tổ chức (tt):

- Hoàn thiện chuỗi cung ứng, giảm tồn kho

- Đáp ứng nhu cầu cá biệt của khách hàng

- Xây dựng các dự án kinh doanh mới

- Khả năng chuyên môn hoá cao, nhất là với

các doanh nghiệp thương mại

- Rút ngắn thời gian triển khai ý tưởng, giảm

thời gian từ thanh toán đến khi nhận hàng

- Tăng hiệu quả mua hàng

- Cải thiện quan hệ khách hàng

- Cập nhật hóa tư liệu công ty

Trang 17

LỢI ÍCH CỦA TMĐT (tt)

1) Đối với tổ chức (tt):

- Các lợi ích khác: cải thiện hình ảnh của công

ty, cải thiện dịch vụ khách hàng, dễ dáng tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới, đơn giản hoá các quá trình, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu công việc giấy tờ, tăng cường tiếp cận thông tin, giảm thiểu các chi phí vận tải, tăng cường tính mềm dẻo trong tác nghiệp…

Trang 18

LỢI ÍCH CỦA TMĐT (tt)

2) Đối với người tiêu dùng:

- Cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện giao dịch 24/24, không bị giới hạn địa lý

- Cung cấp nhiều sự lựa chọn về cơ sở, sản phẩm,

- Giảm chi tiêu nhờ phân phối nhanh chóng

- Tham gia các cuộc đấu giá trên mạng

- Tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng kinh doanh TMĐT nhằm trao đổi các ý tưởng và kinh nghiệm kinh doanh

- Thúc đẩy cạnh tranh  Giảm giá bền vững

Trang 19

LỢI ÍCH CỦA TMĐT (tt)

3) Đối với xã hội:

- Cho phép nhiều người có thể làm việc tại nhà, giảm thiểu việc đi mua sắm  giảm lưu thông trên đường  giảm tai nạn và ô nhiễm

- Góp phần tạo mức sống cao hơn nhờ vào việc hàng hóa được bán với giá thấp hơn

- Tiếp cận thông tin dễ dàng hơn ở mọi lúc mọi nơi Thông tin cá nhân được bảo vệ tốt hơn

- Nâng cao dân trí cho các nước đang phát triển và khu vực nông thôn

- Thúc đẩy việc phát triển các dịch vụ công

Trang 20

dữ liệu (đặc biệt liên quan đến luật).

- Cần thiết có một số máy chủ Web bổ sung cho các máy chủ mạng, điều này làm tăng chi phí ứng dụng TMĐT

Trang 21

HẠN CHẾ CỦA TMĐT (tt)

2) Hạn chế phi kỹ thuật:

- Các vấn đề an ninh và bí mật riêng tư hạn chế khách hàng thực hiện việc mua hàng

- Thiếu niềm tin vào TMĐT

- Nhiều vấn đề pháp luật và chính sách công, bao gồm cả vấn đề đánh thuế trong TMĐT chưa được giải quyết

- Các quy định về quản lý quốc gia và quốc tế đối với TMĐT đôi khi ở trong trình trạng chưa được giải quyết

- Khó tìm kiếm được tư bản đầu tư rủi ro do nhiều công ty dot.com bị phá sản

Trang 22

HẠN CHẾ CỦA TMĐT (tt)

2) Hạn chế phi kỹ thuật (tt):

- Còn khó đo đạc được lợi ích (hiệu quả) của TMĐT, ví dụ hiệu quả của quảng cáo trực tuyến

- Một số khách hàng còn tâm lý muốn nhìn thấy, sờ thấy trực tiếp sản phẩm, ngại thay đổi thói quen mua sắm

- Người dân còn chưa tin tưởng lắm vào môi trường phi giấy tờ, giao dịch không theo phương thức mặt đối mặt Sự lừa đảo trên mạng có xu hướng tăng

Trang 23

CÁC QUAN NIỆM SAI LẦM

- Không chú trọng và hiểu đúng đắn về thiết

kế, giao diện, chức năng của website

- Không cập nhật thông tin thường xuyên

- Website đẹp về mỹ thuật sẽ mang lại nhiều khách hàng

Trang 24

- Không có thói quen trả lời email hỏi thông tin.

- Không quan tâm đến rủi ro trong thanh toán qua mạng

- Áp dụng rập khuôn những mô hình TMĐT đã có

- Không quan tâm đúng mức về cạnh tranh trong TMĐT

- Không quan tâm đến công nghệ mới

CÁC QUAN NIỆM SAI LẦM

Trang 25

TÁC ĐỘNG CỦA TMĐT

1) Thúc đẩy Marketing sản phẩm:

- Xúc tiến sản phẩm: thông qua cung cấp thông tin đầy đủ, trực tiếp cho khách hàng và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng

- Tạo các kênh phân phối mới cho sản phẩm thông qua giao tiếp trực tiếp với khách hàng

- Rút ngắn chu kỳ kinh doanh nhờ vào rút ngắn thời gian cho từng khâu

- Tiết kiệm chi phí

Trang 26

TÁC ĐỘNG CỦA TMĐT (tt)

1) Thúc đẩy Marketing sản phẩm (tt):

- Tăng dịch vụ khách hàng: các hãng tư vấn có thể trả lời khách hàng bằng thư điện tử trong một vài giây, các dịch vụ nhân sử có thể thực hiện bởi các phần mềm trợ giúp

- Định vị hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm nhanh chóng thông qua các trang web

- Các tác động Marketing khác: làm cho sản phẩm tương thích với nhu cầu; quảng cáo sống động hơn, nhanh hơn; hệ thống đặt hàng trực tuyến chính xác hơn,

Trang 27

TÁC ĐỘNG CỦA TMĐT (tt)

2) Làm thay đổi bản chất thị trường:

- Từ thị trường truyền thống chuyển dần sang thị trường điện tử; sản phẩm, mô hình bán hàng đang ngày được số hóa

- Thay đổi cách thức giao tiếp trên thị trường (giao tiếp không gặp mặt, thực hiện đồng thời giữa nhiều người)

- Thay đổi nhiệm vụ của tổ chức và cách thức hoạt động trên thị trường Doanh nghiệp thu nhận đầy đủ hơn các thông tin về khách hàng, xây dựng hồ sơ khách hàng  thiết kế sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng

Trang 28

4) Tác động đến chế tạo sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ: từ định hướng sản xuất  định

hướng theo nhu cầu, định hướng khách hàng

Trang 29

TÁC ĐỘNG CỦA TMĐT (tt)

5) Tác động đến tình hình tài chính và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp:

- Hầu hết các nghiệp vụ thanh toán không thể hiện trên giấy mà bằng tiền điện tử: phức tạp hơn nhưng nhanh chóng hơn

- Làm thay đổi phương pháp kế toán truyền thống

4) Tác động đến quản trị và đào tạo nguồn nhân lực: thay đổi cách thức tuyền

dụng, đánh giá, thăng tiến và phát triển nguồn nhân lực dưới sự hỗ trợ đắc lực của máy tính với độ chính xác cao

Ngày đăng: 16/11/2017, 05:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w