Như vậy, để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng và công bằng, các chính sách kinh tế vĩ môn phải hướng tới các sản lượng, việc làm, ổn định giá cả, kinh tế đối ngoại và phân phối côn
Trang 1Mục lục
Phân tích tác động của CSTK ở Việt Nam năm 2009 đến tăng trưởng và lạm phát
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành tựu kinh tế vĩ mô của đất nước thường được đánh giá qua
3 dấu hiệu cơ bản như: lạm phát, tăng trưởng và công bằng xã hội
Sự ổn định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp bách như: lạm phát, suy thoái, thất nghiệp trong thời kì ngắn hạn Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải giải quyết hững vấn đề dài hạn hơn, có liên quan đến tăng trưởng kinh tế Còn công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội, vừa là vấn đề của chính phủ Như vậy, để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng và công bằng, các chính sách kinh tế vĩ môn phải hướng tới các sản lượng, việc làm, ổn định giá cả, kinh tế đối ngoại và phân phối công bằng Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt như hiện nay, các nhà kinh doanh ra sức sản xuất, mở rộng kinh tế nhắm sản xuất ra thật nhiều hàng hóa phục vụ nhu cầu vô hạn của con người Tuy nhiên việc tạo ra nhiều hàng hóa đã vô tình phản lại mong muốn có nhiều lợi nhuận của các doanh nghiệp Hàng hóa tăng nhanh hơn nhu cầu của con người dẫn đến cung vượt quá cầu và tình trạng lạm phát xuất hiện Lạm phát gây cho nền kinh tế nhiều bất ổn đòi hỏi nhà nước phải vào cuộc để điều chỉnh lạm phát, điều chỉnh lại tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Để thực hiện những điều trên, nhà nước sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau Một trong những chính sách chủ yếu đang được chính phủ các nước có nền kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng sử dụng đó là CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Trang 2Vậy CSTK là gì? Những công cụ của CSTK là gì? CSTK ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam?
Để tìm hiểu câu trả lời trên, chúng em đã chọn đề tài này
2. Đối tượng nghiên cứu
• Tình hình phát triển của Việt Nam giai đoạn trước năm 2009
• Tác động của CSTK ở Việt Nam năm 2009 đến tăng trưởng và lạm phát
3. Phạm vi nghiên cứu
Chính sách tài khóa của đất nước trên lý thuyết và thực tế
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về tình trạng phát triển của Việt Nam và tác động của CSTK ở Việt Nam năm 2009 đến tăng trưởng và lạm phát Từ đó đưa ra kết luận của bài
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, nhận xét,
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG , LẠM PHÁT
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CSTK ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ LẠM PHÁT
1.1: Tăng trưởng và lạm phát
1.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products, GNP)
là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm)
• Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng
• Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc dân chia cho dân số
Trang 3• Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hai quá trình: sự tích luỹ tài sản (như vốn, lao động, và đất đai) và đầu tư những tài sản này một cách có năng suất hơn Tiết kiệm và đầu tư là trọng
tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phậm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất
cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính)
1.1.2 Lạm phát:
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm
vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh
tế sử dụng loại tiền tệ đó Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế
Ví dụ:
- Dưới triều đại nhà Nguyên Mông Cổ, chính phủ đã chi rất nhiều tiền chống lại các cuộc chiến tranh tốn kém, và đã phản ứng bằng cách in nhiều tiền hơn, dẫn đến lạm phát Vấn đề lạm phát trở nên nghiêm trọng nên người dân đã ngừng sử dụng tiền giấy, thứ tiền
mà họ coi như "giấy vô giá trị."Lo sợ sự lạm phát mà đã cản trở triều đại nhà Nguyên, nhà Minh ban đầu đã từ chối việc sử dụng
Trang 4tiền giấy, chỉ sử dụng đồng tiền xu Triều đại này đã không phát hành tiền giấy cho đến 1375
Trong lịch sử, lan truyền vàng hoặc bạc vào một nền kinh tế cũng dẫn đến lạm phát Từ nửa sau của thế kỷ 15 đến nửa đầu thế kỷ
17, Tây Âu đã trải qua một chu kỳ lạm phát lớn được gọi là "cách mạng giá cả", với giá cả trung bình tăng gấp sáu lần, có lẽ, sau hơn 150 năm Điều này phần lớn do các dòng đột ngột của vàng
và bạc từ Tân thế giới chảy vào Habsburg Tây Ban Nha.Bạc lan rộng trong suốt một Châu Âu đói tiền mặt trước đây và gây ra lạm phát trên diện rộng.Các yếu tố nhân khẩu học cũng góp phần tăng
áp lực lên giá cả, với mức tăng trưởng dân số châu Âu sau suy giảm dân số do đại dịch Cái chết đen
Đến thế kỷ XIX, các nhà kinh tế phân loại ba yếu tố riêng biệt mà gây ra một tăng hoặc giảm giá cả hàng hóa: một sự thay đổi trong giá trị hoặc chi phí sản xuất hàng hóa, một sự thay đổi trong giá tiền mà sau đó là thường biến động trong giá hàng hóa của nội dung kim loại trong tiền tệ, và sự mất giá đồng tiền từ một cung tiền gia tăng liên quan đến số lượng của hỗ trợ cho tiền tệ này bằng kim loại có thể chuộc lại Theo sự gia tăng của tiền giấy được
in trong Nội chiến Hoa Kỳ, thuật ngữ "lạm phát" bắt đầu xuất hiện như một tham chiếu trực tiếp đến mất giá đồng tiền xảy ra khi số lượng tiền giấy có thể chuộc lại vượt xa số lượng kim loại có sẵn để chuộc lại chúng Tại thời điểm đó, thuật ngữ lạm phát chỉ sự mất giá của đồng tiền, và không chỉ sự tăng giá hàng hoá
Mối quan hệ này giữa sự dư thừa cung tiền giấy và một mất giá kết quả trong giá trị của chúng đã được ghi nhận bởi các nhà kinh tế
cổ điển trước đó như David Hume và David Ricardo, những người
sẽ chuyển sang xem xét và tranh luận những tác động của việc mất giá tiền tệ (sau này được gọi là lạm phát tiền tệ) có trên giá hàng hoá (sau này gọi là lạm phát giá cả, và cuối cùng chỉ gọi là lạm phát)
Kết luận: Tăng trưởng và lạm phát là 2 mặt của kinh tế học vĩ
mô Ngược lại với lạm phát là giảm phát Một chỉ số lạm phát bằng
0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả"
Trang 51.1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát
Keynes: Lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế nếu đạt ở ngưỡng nào đó Nếu ở dưới mức ngưỡng lạm phát không nhất thiết tác động tiêu cực đến tăng trường kinh tế
Fisher 1993 khi lạm phát tăng ở mức độ thấp thì mối quan hệ anyf không tồn tại khi lạm phát tăng quan hệ này là nghịch biến Một số nhà kinh tế nghiên cứu tìm ra ngưỡng xác định sự tác động: 8% Các nước đang phát triển 11-12% (sanhadi), các nước công nghiệp 1-3%
Lạm phát phi mã và siêu lạm phát tác động đến nền kinh tế Tuy quan điểm về lý thuyết và mô hình minh chứng cho mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát của các trường phái có sự khác nhau, nhưng điểm chung của các trường phái là mối quan hệ
ấy không phải một chiều, mà là sự tác động qua lại; nếu muốn tăng trưởng cao thì phải chấp nhận lạm phát, mối quan hệ này không tồn tại mãi và đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ làm giảm tăng trưởng; trong dài hạn, khi tăng trưởng
đã đạt đến mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc này lạm phát là hậu quả của việc tăng cung tiền quá mức vào nền kinh tế
1.2: Tác động của CSTK đến tăng trưởng và lạm phát
1.2.1: Khái niệm về CSTK
Chính sách tài khoá là một chính sách vĩ mô mà trong đó Chính phủ sử dụng các công cụ của mình là thuế và chi tiêu chính phủ nhằm điều chỉnh mức sản lượng thực tế hướng đến mức sản lượng mong muốn Từ đó đạt được những mục tiêu như: tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp
Chính sách tài khoá có thể tạm chia thành chính sách tài khoá cân bằng, chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tài khoá thắt chặt
Trang 61.2.2: Tác động của CSTK đến nền kinh tế
Thực tế cho thấy, giữa chính sách tài khóa và nền kinh tế có một mối quan hệ khăng khít CSTK là công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế, ngược lại nền kinh tế lại là môi trường chứa đựng tới các yếu tố ảnh hưởng đến thu-chi NSNN Nếu CSTK phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn thì có thể nâng cao hoàn thiện tác dụng, từ đó phát triển kinh tế xã hội một cách tốt hơn
Việc thay đổi chính sách thu NSNN một mặt làm thay đổi thu nhập trong dân cư, mặt khác, có thể tác động đến giá cả và dịch
vụ Thay đổi chi tiêu một mặt làm ảnh hưởng đến tổng chi tiêu toàn xã hội, mặt khác, cũng có thể làm thay đổi thu nhập của dân
cư thông qua các khoản trợ cấp Từ đó ảnh hưởng đến giá cả, sản lượng, công ăn việc làm Bởi vậy, CSTK có liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế
Qua hình 1, hình 2 ta
thấy rằng, ngân sách nhà
nước có tác động rất lớn
đến nền kinh tế quốc dân
Do đó, bằng các công cụ
chính sách liên quan đến
ngân sách nhà nước, Nhà
nước có thể phối hợp “bàn
tay hữu hình của mình” là
thông qua các hoạt động
thu, chi NSNN và “bàn tay
vô hình” do kinh tế thi
trường tạo ra để đưa nền
kinh tế thị trường về trạng thái mong muốn, đặc trưng bởi các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: “ tăng trưởng, việc làm, giá cả”
Trang 7
1.2.3: Tác động của CSTK đến tăng trưởng và lạm phát
- Ở giai đoạn suy thoái kinh tế ứng với trường hợp nền kinh tế nằm cách xa trạng thái cân bằng, tức là nằm ở đoạn nằm ngang của đường tổng cung, được đặc trưng bởi việc thu hẹp sản xuất và
tỷ lệ việc làm, trong khi tốc độ giảm phát có xu hướng giảm đi Các biện pháp kích thích tổng cầu có tác dụng đẩy đường tổng cầu dịch chuyển sang phải, nhờ đó tăng GNP trong khi mặt bằng giá cả tăng lên ở mức hợp lý Khi đó kích cầu lên là biện pháp hữu hiệu và khả thi nhằm tăng GNP thực tế, tăng tỷ lệ việc làm Chính sách tài khóa nhằm mục đích này được gọi là chính sách tài khóa mở rộng
Hình 3: Tác động của chính sách tài khoản mở rộng
Chính sách tài khóa mở rộng có tác dụng kích thích tăng tổng cầu, khiến cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ AD thành AD’ Trong điều kiện không toàn dụng và tổng cung không đổi, sự chuyển dịch này có thể làm tăng GNP thực tế
từ Q thành Q’
Một số công cụ của CSTK mở rộng như:
• Chính phủ tăng chi tiêu G => AD tăng => sản lượng Y tăng
=> Gía cả P tăng => Việc làm tăng và thất nghiệp giảm
• Chính phủ giảm thuế t => AD tăng => giá và sản lượng cân bằng tăng => Việc làm tăng, thất nghiệp giảm
- Mặt bằng giá cả tăng cao trong khi tốc độ tăng trưởng GNP
và tỷ lệ có việc làm ở mức rất cao, giảm tổng cầu có tác dụng chủ yếu làm giảm mặt bằng giá cả, mà ít ảnh hưởng tới sản lượng và
tỷ lệ việc làm Như vậy, sử dụng CSTK tác động giảm tổng là biện
Trang 8pháp hữu hiệu nhằm giảm lạm phát Chính sách tài khóa nhừm mục đích này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt
Hình 4: Tác động của chính sách tài khóa thắt chặt
Chính sách tài khóa thắt chặt có tác dụng kích thích tổng cầu giảm xuống, khiến cho đường tổng cầu dịch chuyển ssang trái từ AD thành AD’ Trong điều kiện toàn dụng và tổng cung không đổi , sự chuyển dịch này có thể làm mặt bằng giá cả giảm từ P xuống P’ trong khi lại ít ảnh hưởng đến sản lượng và tỷ lệ việc làm
Một số công cụ của CSTK thắt chặt như:
• Chính phủ giảm chi tiêu => AD giảm => sản lượng Y giảm
=> giá cả P giảm => việc làm giảm
• Chính phủ tăng thuế => AD giảm => giá và sản lượng cân bằng giảm => việc làm giảm
• Chính phủ vừa giảm chi tiêu vừa tăng thuế => tống cầu AD giảm => sản lượng và giá cân bằng giảm, thất nghiệp tăng
1.3 Những hạn chế của chính sách tài khóa
trong thực tế so với lý thuyết
• Thứ nhất: Chính phủ khó lượng hóa được mức độ sử dụng chính sách, tức là không tính toán chính xác được liều lượng tăng giảm chi tiêu thuế là bao nhiêu Nguyên nhân chủ yếu
là do có sự khác biệt trong quan điểm, cách đánh giá về sự kiện kinh tế và hơn nữa bản thân các quan hệ kinh tế thường biến động nhất thường
Trang 9• Thứ hai: Những khó khăn bắt nguồn từ độ trễ về thời gian Để
có thể tăng (giảm) chi tiêu các cơ quan chức năng của chính phủ phải có thời gian thu nhập số liệu về khu vực tư nhân, về GDP,… rồi phải có thời gian xử lý số liệu, xử lý thông tin và khi đã có chủ trương phải có thêm thời gian phổ biến thực hiện Do có “độ trễ” về thời gian nên chính phủ có thể thực hiện hành động không kịp thời với sự biến động của tình trạng kinh tế Lúc cần tăng chi tiêu thì có thể không kịp tăng, lúc cần giảm lại không kịp giảm và nền kinh tế bị rối loạn thêm
• Thứ ba: Những khó khăn bắt nguồn từ tác động ngược của những yếu tố khác trong tổng cầu
Trong mô hình đơn giản ta đã đưa ra ở trên, khi G thay đổi, C,
I được coi là không đổi, nhưng thực tế G thay đổi có thể dẫn đến C và I có thể thay đổi Chẳng hạn, việc tăng G có thể thực hiện bằng các con đường như chính phủ vay dân sư qua trông qua bán trái phiếu, in tiền và vay nợ nước ngoài Trong các con đường trên, việc vay dân cư thông qua việc bán công trải sẽ làm cho lãi suất tăng lên Khi lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến
C và I
• Thứ 4: Khó khăn liên quan đến khoản nợ quốc gia và thâm hụt ngân sách Khi ngân hàng thâm hụt quá nặng, việc sử dụng chính sách tài khóa tích cực bị hạn chế, nhất là trong trường hợp chống suy thoái Bởi kinh tế suy thoái, thu ngân sách sẽ giảm sút do thu nhập của dân cư giảm Ý định dùng chính sách tài khóa để chống thâm hụt sẽ làm cho ngân sách
bị thâm hụt
2 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM 2009 ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ LẠM PHÁT
2.1 Thực trạng tăng trưởng và lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam trước năm 2009
Trang 10• Vào năm 2007, tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh 1994, ước tính tăng 8.48%, so với năm 2006 đạt kế hoặc đề ra (8.2-8.5%) Về chỉ số giá tiêu dùng diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao ở các tháng cuối năm ( tháng 12 tăng 2.91% so với tháng trước) Còn so với năm 2006, giá tiêu dùng tăng 12.63%, giá tiêu dùng bình quân tăng
11.01% (Thông tin số liệu trích ở Cổng thông tin điện tử
Chính phủ nước CHXHVN).
Có thể thấy được rằng, nền kinh tế VN 2007 tăng trưởng mạnh và lạm phát cao
• Vào năm 2008:
- Quý I năm 2008, nền KT tăng trưởng khá với GDP tăng 7.4%, lạm phát cao và bất thường so với mọi năm, tỉ lệ
thất nghiệp cả năm tăng nhẹ.(theo thống kê của Website
của CLB Doanh nhân Bắc Ninh tại HN) Nền kinh tế
giai đoạn này tăng trưởng
- Từ tháng 4 đến tháng 9 (2008), tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng ước đạt 6.52% So với tháng 12 năm 2007, chỉ số
giá tiêu dùng tháng 9 tăng 21.87%.(Thông tin số liệu trích
ở website của thư viện tài liệu ebook).
Ở đây ta thấy được tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm so với quý I, lạm phát cao hơn Đây là một nền KT đang trong giai đoạn đình lạm
- Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2008, nền kinh tế đạt tốc
độ tăng trưởng là 6.32% Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm so với tháng 9/2008 trong đó tháng 10 giảm 0.19%, tháng 11
giảm 0.76%5, tháng 12 giảm 0.68% (Thông tin số liệu
trích ở Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHVN).
Tỉ lệ tăng trưởng giảm so với quý I , và cũng giảm so với trung bình mọi năm
Nền kinh tế đang trong giai đoạn giảm tăng trưởng và có nguy cơ suy thoái rất cao Vì vậy, đến 2009, 2010, Chính Phủ
đã phải lựa chọn, đưa ra CSTK phù hợp để khắc phục thực trạng trên