1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm toàn diện về vấn đề kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

33 953 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 365,5 KB

Nội dung

Trên góc độ kinh tế học, lạm phát là một thuật ngữ biểu hiện xu hướng tăng lên của mức giá chung theo thời gian, có nhiều tiêu chí xác định tỷ lệ lạm phát, nhưng thông thường tỷ lệ lạm phát được xác định bằng phần trăm thay đổi của mức giá theo chỉ số điều chỉnh GDP, và chỉ số giá tiêu dùng. Như vậy, có thể thấy những yếu tố ảnh hưởng tới giá tiêu dùng và GDP đều là những yếu tố gây ra sự biến động tỷ lệ lạm phát. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề mang tính toàn cầu. Đối với Việt Nam, việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đã đưa nền kinh tế tiến sâu thêm một bước vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, vì thế những biến động kinh tế vĩ mô trở thành một thách thức lớn đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế, và việc làm thế nào để đưa ra một con số chính xác về tỷ lệ lạm phát là một công việc hết sức khó khăn. Xuất phát từ những biến động chung của nền kinh tế trong thời gian qua, tôi đã lựa chọn đề tài “Quan điểm toàn diện về vấn đề kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay”. Tuy nhiên đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nguyên nhân gây ra lạm phát và việc kiềm chế lạm phát hiện nay, hay chính là việc sử dụng quan điểm toàn diện đề xem xét vấn đề lạm phát trên góc độ triết học. Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn, hy vọng đề tài này sẽ đóng góp một cách tiếp cận mới về vấn đề kiềm chế lạm phát hiện nay.

Trang 1

Lời mở đầu

Trên góc độ kinh tế học, lạm phát là một thuật ngữ biểu hiện xu hướngtăng lên của mức giá chung theo thời gian, có nhiều tiêu chí xác định tỷ lệ lạmphát, nhưng thông thường tỷ lệ lạm phát được xác định bằng phần trăm thayđổi của mức giá theo chỉ số điều chỉnh GDP, và chỉ số giá tiêu dùng Nhưvậy, có thể thấy những yếu tố ảnh hưởng tới giá tiêu dùng và GDP đều lànhững yếu tố gây ra sự biến động tỷ lệ lạm phát

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, ổn địnhkinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà

là vấn đề mang tính toàn cầu Đối với Việt Nam, việc chính thức trở thànhthành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đã đưa nền kinh tếtiến sâu thêm một bước vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, vì thế nhữngbiến động kinh tế vĩ mô trở thành một thách thức lớn đặt ra cho các nhà quản

lý kinh tế, và việc làm thế nào để đưa ra một con số chính xác về tỷ lệ lạmphát là một công việc hết sức khó khăn

Xuất phát từ những biến động chung của nền kinh tế trong thời gian qua, tôi

đã lựa chọn đề tài “Quan điểm toàn diện về vấn đề kiềm chế lạm phát trongnền kinh tế Việt Nam hiện nay” Tuy nhiên đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu vềmối quan hệ giữa các nguyên nhân gây ra lạm phát và việc kiềm chế lạm pháthiện nay, hay chính là việc sử dụng quan điểm toàn diện đề xem xét vấn đềlạm phát trên góc độ triết học

Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài còn nhiều hạn chế, rất mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn, hyvọng đề tài này sẽ đóng góp một cách tiếp cận mới về vấn đề kiềm chế lạmphát hiện nay

Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Lê Ngọc Thông đã giúp đỡ tôi hoànthành đề tài này!

Trang 2

Chương I: Cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện

và vấn đề lạm phát.

I Phép biện chứng duy vật và quan điểm toàn diện.

1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

a.Khái niệm:

Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống nhữngnguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúngđắn hiện thực Hai nguyên lý khái quát nhất của phép biện chứng duy vật lànguyên lý về mối liên hệ phổ biển và nguyên lý về sự phát triển Trong đề tàinày chúng ta sẽ sử dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Các sự vật, hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mốiliên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, táchrời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó?Theo quan điểm biện chứng, các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhauvừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau, vàmối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình đó có được là nhờ tínhthống nhất vật chất của thế giới Nhờ có tính thống nhất đó, nên chúng khôngthể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyểnhoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định, chính trên cơ sở đó, triết học duyvật biện chứng khẳng định rằng, mối liên hệ là phạm trù triết học, dùng để chỉ

sự quy định, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiệntượng, hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới

Các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mìnhthông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau Bản chất, tính quy luậtcủa sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các

Trang 3

mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng đối với sự vật, hiện tượngkhác.

Như vậy, sự tồn tại, vận động và tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự vật,hiện tượng, các quá trình, chính là nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổbiến

b Các tính chất của mối liên hệ.

Mọi mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng không chỉ mang tính kháchquan, vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, mà còn mang tính phổ biến, tính phổbiến thể hiện:

Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiệntượng khác, không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ

Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể,tuỳ theo điều kiện nhất định, song, dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ làbiểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất

Nghiên cứu mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới cònthấy rõ tính đa dạng, nhiều vẻ của nó, dựa vào tính đá dạng đó có thể phânchia thành các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp: mối liên hệ bên trong,mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệbản chất, mối liên hệ không bản chất…Mỗi cặp mối liên hệ có những đặctrưng riêng, song, tùy theo những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các mối liên hệtưong ứng với chúng có thể giữ vai trò quyết định, vai trò quyết định đó phụthuộc và quan hệ hiện thực xác định

Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loạimối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xich của mối liên hệphổ biến, mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùytheo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triểncủa chính các sự vật

Sự phân chia thành các loại mối liên hệ cũng chỉ mang tính tương đối,nhưng sự phân chia đó lại hết sức cần thiết, bởi mỗi loại mối liên hệ lại có vị

Trang 4

trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật Vì vậy conngười phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó đề có cách tác động phù hợpnhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.

2 Quan điểm toàn diện.

Một nguyên tắc phương pháp luận quan trọng rút ra từ nguyên lý vềmối liên hệ phổ biến đó là quan điểm toàn diện

Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mốiliên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật vàtrong sự tác động qua lại giữa những sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mốiliên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhậnthức đúng về sự vật Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phảibiết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mốiliên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên…để hiểu rõ bảnchất sự vật, và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả caonhất trong hoạt động của bản thân, đương nhiên, trong nhận thức và hànhđộng, chúng ta cần lưu ý tới những sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên

hệ ở những điều kiện xác định

Trong hoạt động thực tếm theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào

sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó

mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác,tránh quan điểm phiến diện, chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đãvội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng, đồng thời,chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp các phương tiện khác nhau

để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

II Cơ sở lý luận về vấn đề lạm phát.

1 Một số khái niệm.

a Lạm phát.

Trang 5

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của nềnkinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trưòng hay sựgiảm sức mua của đồng tiền Khi so sánh với nền kinh tế khác, lạm phát là sựphá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác Như vậy, theonghĩa đầu tiên, người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nềnkinh tế của một quốc gia, còn theo cách định nghĩa thứ hai, người ta hiểu làlạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu.

Ngược lại với lạm phát là giảm phát, một nền kinh tế có chỉ số lạm phátbằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ được gọi là sự ổn định giá cả

b Một số khái niệm liên quan.

Nhắc tới lạm phát, bất kỳ ai cũng nghĩ tới sự tăng lên của mức giá theothời gian, hay sự mất giá của đồng nội tệ, hay một cách hiểu thông thườngnhất đó là giá cả và chi phí sinh hoạt tăng làm ảnh hưởng lớn đến đời sốngcủa đại đa số bộ phận dân cư, vậy theo nghĩa đó người dân có kỳ vọng vào bất

kỳ một tỷ lệ lạm phát nào không? Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu một sốkhái niệm liên quan tới sự tăng giảm giá trị đồng tiền

Thiểu phát: là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp, một số tài liệu cho rằng, tỷ lệlạm phát 3-4%/năm trở xuống là thiểu phát, tuy nhiên ở một số nước nhưĐức, Nhật thì con số này là hoàn toàn trung bình Một số đặc trưng xác địnhthiểu phát đó là: ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi cho vay, đồng thời

họ lại đặt ra lãi suất huy động thấp, một tình trạng được coi là thị trường tiền

tệ trì trệ; sản xuất trở nên thiếu sôi động, lạm phát thấp khiến cho tiền côngthực tế cao, người lao động vì thế có thể giảm cung lao động, tăng thời giannghỉ ngơi, giá cả sản phẩm thấp làm giảm động lực sản xuất

Lạm phát thấp: Mức độ lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3-7%một năm

Lạm phát cao (lạm phát phi mã): Mức lạm phát tương ứng với tốc độtăng giá hai chữ số một năm nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát

Trang 6

Siêu lạm phát: là lạm phát mất kiểm soát, một tình trạng giá cả tăngnhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị, chỉ số lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên.Các tiêu chí để xác định siêu lạm phát: người dân không muốn giữ tài sản củamình ở dạng tiền; giá cả hàng hoá trong nước không tính bằng nội tệ nữa màbằng một ngoại tệ ổn định; các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dùthời gian tín dụng là rất ngắn; lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ sốgiá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100%.

2 Các phép đo chỉ số lạm phát.

Thông thường tỷ lệ lạm phát được xác định bằng chỉ số giá tiêu dùng,hay chỉ số điều chỉnh GDP, tuy nhiên sự thay đổi trong giá cả của hàng hóađược thể hiện thông qua nhiều loại chỉ số giá

Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cảcủa một lượng lớn hàng hoá và dịch vụ trong một nền kinh tế, để đưa ra đượcmột mức giá cả trung bình, được gọi là mức giá trung bình của một tập hợpcác loại sản phẩm

Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điềm hiện tại đối vớimức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc Tỷ lệ lạm phátthể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm của mức giá trung bình hiện tại sovói mức giá trung bình ở thời điểm gốc

Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trịcủa chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóatrong chỉ số cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó đượcthực hiện Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:

Chỉ số giá sinh hoạt (CLI): là sự tăng lên trên lý thuyết giá cả sinh hoạtcủa một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng được giảđịnh một cách xấp xỉ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi

“ngưòi tiêu dùng điển hình” một cách có lựa chọn Trong nhiều quốc gia công

Trang 7

nghiệp, những sự thay đổi theo phẩn trăm hàng năm trong các chỉ số này làcon số lạm phát thông thường được nhắc tới.

Chỉ số sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được khôngtính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu Nó khác với CPI là sựtrợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được củacác nhà sản xuất không bằng với những gì mà ngưòi tiêu dùng đã thanh toán

Chỉ số giảm phát GDP, dựa trên việc tính toán tổng sản phẩm quốc nội,

là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế với tổng giá trị GDP năm gốc, từ đó

có thể xác định GPD của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực Đây làphép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất

3 Các nguyên nhân gây ra lạm phát.

Lạm phát được xác định thông qua nhiều loại chỉ số giá, mỗi loại chỉ sốgiá lại được xác định theo các nhân tố ảnh hưởng khác nhau, vì thế có nhiềunguyên nhân gây ra lạm phát, dưới đây là một số nguyên nhân:

Lạm phát do cầu kéo: Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổngcung ở mức toàn dụng lao động thì sẽ sinh ra lạm phát

Lạm phát do cầu thay đổi: Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đitrong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thị trường cóngười cung cấp độc quyền và giá cả có tính cứng nhắc phía dưới tức là chỉ cóthể tăng mà không giảm, thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không tăng giá,trong đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá, kết quả là mức giá chungtăng lên, dẫn tới lạm phát

Lạm phát do cơ cấu: Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danhnghĩa cho người lao động, ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, khôngthể tăng tiền công cho người lao động trong ngành của mình, nhưng để đảmbảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sảnphẩm Điều này là nguyên nhân gây ra lạm phát

Trang 8

Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơntổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khầu khiến lượng cungsản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu.Lạm phát nảy sinh do mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu.

Lạm phát do nhập khẩu: sản phẩm không tự sản xuất trong nước màphải nhập khẩu, thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng, lạm phát hìnhthành do mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên

Lạm phát tiền tệ: Cung tiền tăng, khiến cho lượng tiền trong lưu thôngtăng lên, là nguyên nhân gây ra lạm phát

Lạm phát đẻ ra lạm phát: cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đâygiá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại, tổng cầu sẽ trởnên cao hơn so với tổng cung, gây ra lạm phát

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát, tuy nhiên cóthể nhóm lại thành 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra lạm phát: lạm phát docầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, và lạm phát do quán tính Vì vậy, trongphần tiếp theo của chuyên đề, chúng ta sẽ xem xét cụ thể vấn đề lạm phát trên

cơ sở 3 nguyên nhân chính này

4 Các hiệu ứng do lạm phát gây ra.

a Lạm phát dự kiến.

Trong trường hợp lạm phát có thể dự kiến trước thì các thực thể thamgia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ranhững tổn thất cho xã hội

Chi phí mòn giầy: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữtiền, và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng vói tỷ lệ lạm phát, nênlạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hơn hay giảm cầu về tiề Khi đó, họ cầnphải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn Các nhà kinh tế đã dùngthuật ngữ “chi phí mòn giầy” đề chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện

Trang 9

cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so vớikhông có lạm phát.

Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, cácdoanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm.Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp dolạm phát doanh nghiệp này tăng giá, còn doanh nghiệp khác lại không tănggiá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn, thì giá cả của doanh nghiệpgiữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá Do nềnkinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đãdẫn tới tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô

Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân tráivới ý muốn của ngưòi làm luật, do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởngcủa lạm phát

Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làmthước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này

co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra quyết định củamình

b Lạm phát không dự kiến.

Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại củacải giữa các cá nhân một cách độc đoán Các hợp đồng, các cam kết tín dụngthường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người

đi vay được hưởng lợi, còn người cho vay bị thiệt hại Khi lạm phát thấp hơn

dự kiến, người cho vay sẽ được lợi, còn người đi vay chịu thiệt hại Lạm phátkhông dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rấtlớn

Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tácđộng tiêu cực của lạm phát, thậm chí còn cho rằng tổn thất về lạm phát gây ra

là không đáng kể, điều này chỉ đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừaphải Khi lạm phát biến động mạnh, tác động tới xã hội của nó thông qua việc

Trang 10

phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn, và

do vậy, chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phátnày

Nhìn lại những đánh giá trên để thấy rằng tỷ lệ lạm phát ngày một tăngcao trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề gây tổn thất lớn cho xã hội, tuynhiên không vì thế mà cho rằng lạm phát chỉ gây ra những tác động tiêu cựccho xã hội, một tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ kích thích nền kinh tế phát triển,giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, vì thế để nềnkinh tế tăng trưởng ổn định thì việc kiềm chế lạm phát cần đến một hệ giảipháp đồng bộ và hiệu quả Vì vậy trong các chương còn lại chúng ta sẽ xemxét sâu hơn về vấn đề nàyy

5 Mối quan hệ giữa việc sử dụng quan điểm toàn diện trong nghiên cứu các giải pháp kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay.

Như ta đã phân tích ở phần I, cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện lànguyên lý về mối liên hệ phổ biến Trong phép biện chứng duy vật, mối liên

hệ phổ biến dùng để khái quát các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, cácgiai đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng Cơ sở của nguyên lý về mốiliên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó các sự vật,hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng, có khác nhau thế nào đi chăng nữacũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.Cũng trên cơ sở đó, quan điểm toàn diện đòi hỏi muốn nhận thức được bảnchất của sự vật, hiện tượng, chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mốiliên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnhthể của sự vật, hiện tượng ấy với sự vật, hiện tượng khác

Liên hệ với vấn để lạm phát hiện nay chúng ta thấy:

Trước hết, có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, mọi sự tác động tới tổngcung, tổng cầu trong nền kinh tế vĩ mô đều có thể là nguyên nhân dẫn tới lạmphát, vì thế chúng ta cần sử dụng quan điểm toàn diện để xem xét đâu là

Trang 11

nguyên nhân chính, chủ yếu đẩy tỷ lệ lạm phát lên cao vượt lên trên tốc độtăng trưởng.

Thứ hai, theo lý thuyết cổ điển lạm phát thuờng được coi là một hiệntượng của tiền tệ, vì vậy chúng ta cần xem xét tác động của các chính sáchtiền tệ ảnh hưởng tới việc gia tăng lạm phát như thế nào

Thứ ba, lạm phát hình thành do sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố,

vì thế việc sử dụng quan điểm toàn diện để xem xét sự tác động qua lại giữacác nguyên nhân gây ra lạm phát, từ đó mới có thể rút ra giải pháp hiệu quảcho việc kiềm chế lạm phát

Như vậy, tất cả các lý do trên đã giải thích mục đích của chuyên đềnày Vì vậy, trong chương tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng vấn để nêutrên và các giải pháp đã và đang thực hiện cho việc kiềm chế lạm phát hiệnnay

Trang 12

Chương II: Thực trạng về vấn để lạm phát trong thời gian qua.

I Thực trạng về vấn đề lạm phát do ảnh hưởng từ các nguyên nhân nội tại.

1 Lạm phát do cầu.

a.Nguyên nhân.

Lạm phát do cầu, hay còn gọi là lạm phát do cầu kéo, xảy ra do tổngcầu tăng, tổng cung không thay đổi, hay tổng cung tăng nhưng tăng chậm hơntổng cầu

Tổng cầu tăng do một số nguyên nhân:

Do tăng chi tiêu của các hộ gia đình và tăng đầu tư của các doanhnghiệp Khi đó, có một lượng tiền lớn được tung ra cho việc mua hàng hóa vàdịch vụ, gây ra một lượng tiền dư ra trong lưu thông, khiến cho đồng tiền bịmất giá

Do tăng cán cân thương mại, khiến cho người nước ngoài tăng mua hàngtrong nước, còn người trong nước giảm mua hàng nước ngoài

Trang 13

Do Chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế Việc Chính phủ tăng chi tiêucủa mình cho hàng hóa và dịch vụ, lượng tiền mà Chính phủ chi mua hànghóa và dịch vụ sẽ trực tiếp đưa vào nền kinh tế, làm tăng tổng cầu Nếu Chínhphủ giảm thuế hoặc tăng chi chuyển nhượng thì sẽ làm tăng thu nhập khảdụng, từ đó làm tăng tiêu dùng của các hộ gia đình, tức là tăng cầu Hiện nay,một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát cao là việc tăng chitiêu của Chính phủ.

Do việc kiểm soát lượng cung tiền của ngân hàng trung ương còn hạnchế Ngân hàng trung ương không kiểm soát được lượng cung tiền hợp lý,cung tiền tăng, làm tăng lãi suất, kích thích tăng đầu tư tư nhân, làm tăng cầu

b Thực trạng.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc

độ khá nhanh, khoảng 7%-8%/năm, nhưng chất lượng tăng trưởng kém Hiệnnay nền kinh tế Việt Nam phát triển chủ yếu là theo chiều rộng, tức là tăngcường khai thác tài nguyên, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng sảnlượng, chưa thực hiện được việc tăng sản lượng bằng việc nâng cao trình độsản xuất Chi tiêu của Chính phủ còn cao, trong đó một phần không nhỏ làđầu tư còn kém hiệu quả, thất thoát do tham ô, tham nhũng, tiền chi ra nhiềunhưng không thu lại được hàng hóa, khiến cho lượng cung tiền quá lớn gây ralạm phát

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát ngày một tăng cao:năm 2004 là 9,4%, năm 2005 là 8,3%, năm 2006 là 7,5%, năm 2007 là 12,6%,tính đến tháng 2 năm 2008 con số này là 15,7%, và theo dự báo tỷ lệ này cuốinăm 2008 là 19,4% thậm chí lên tới con số 22,3%

Trang 14

Bảng 2: Chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ các

năm trước và so với tháng 12 của các năm trước (100%)

Năm CPI so với tháng trước

CPI so với tháng 12 năm

Như vậy so với tháng 12/2007, giá tiêu dùng của tháng 3 đầu năm nay

đã tăng 9,19%, trong đó nhóm hàng lương thực tăng 17,91%, thực phẩm tăng13,8%; nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 8,01%; phương tiện đi lại, bưu điện tăng7,32%, các nhóm khác tăng phổ biến từ 0,6%-4,4% Bình quân mỗi thángtrong qúy I năm nay, giá tiêu dùng tăng ở mức 16,38% so với quý I nămtrước, trong đó hàng thực phẩm tăng 28,41%; lương thực tăng 21,53%; nhà ở,

Tỷ lệ lạm phát&tốc độ tăng GDP

0 5 10 15 20 25

Năm

%

GPD(%) Lạm phát (%)

Trang 15

vật liệu xây dựng tăng 17,94%; phương tiện đi lại, bưu điện tăng 10,05%; cácnhóm hàng khác tăng phổ biến từ 2%-7%.

Do giá tiêu dùng tăng cao, đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm và cácmặt hàng thiết yếu đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của toàn bộ dân cư,mặc dù mức lương tối thiểu đã tăng 20% từ tháng 1/2008, nhưng do giá tiêudùng tăng mạnh nên tiền lương thực tế của người lao động gần như khôngđược cải thiện, sức mua giảm

Về mặt chính sách, các chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ươngcòn kém phát huy hiệu quả Cung ứng lượng tiền vượt quá mức đòi hỏi củanền kinh tế Chính sách tiền tệ mở rộng được phát huy trong thời gian dài,khiến lượng cung tiền tăng cao, làm đồng tiền bị mất giá gây lạm phát Theo

TS Lê Xuân Nghĩa (Vụ trưởng vụ chiến lược, Ngân hàng nhà nước ViệtNam), thì nguyên nhân trực tiếp của lạm phát trong thời gian gần đây là dolượng tiền trong lưu thông, đặc biệt là do tình hình thừa USD trong thị trườngtiền tệ Việt Nam gần đây, khiến Ngân hàng nhà nước phải dùng một lượnglớn VNĐ để mua vào lượng dự trữ USD thừa ra, lượng tiền này được đưa vàolưu thông gây tăng cung tiền Cụ thể, tính riêng tháng 6/2007 Ngân hàng nhànước đã bơm ra lưu thông 112.000 tỷ đồng để mua vào 7 tỷ USD, đây là mộtcon số không nhỏ tạo áp lực tăng tiền trong lưu thông

Về cán cân thương mại, trong những năm gần đây, nhập khẩu của nước

ta đã tăng mạnh cả về quy mô tuyệt đối, và cả về tỷ lệ so với GDP Năm 2000

là 15.636,5 triệu USD, bằng 50,1% GDP, thì năm 2007 đã tăng lên tới62.682,2 triêu USD, bằng 88%GDP và tới năm 2008, mới qua 5 tháng, nhậpkhẩu đã lên tới 37.817 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước

Do nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu, nên nhập siêu trong những nămgần đây tăng mạnh, nếu năm 2000 mới có 1.153,8 triệu USD bằng 8% tổngkim ngạch xuất khẩu, và bằng 3,7%GDP thì năm 2007 đã lên tới 14.128,8triệu USD, bằng 29,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, và bằng 19,8% GDP Tính

Trang 16

đến tháng 5 năm 2008, nhập siêu đã lên tới 14.419 triệu USD, cao gấp 3,4 lần

so với cùng kỳ năm trước

2 Lạm phát do cung.

a Nguyên nhân.

Lạm phát do cung hay còn gọi là lạm phát do chi phí đẩy, xảy ra khi chiphí sản xuất gia tăng hay năng lực quốc gia bị giảm sút, trong cả hai trườnghợp đều tạo ra áp lực tăng giá

Chi phí sản xuất tăng có thể do một số nguyên nhân sau: do sự gia tăngtiền lương danh nghĩa, tăng giá nguyên, nhiên vật liệu… Do chi phí sản xuấttăng nên doanh nghiệp buộc phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận,cuối cùng, thị trường cân bằng tại mức giá cao hơn ban đầu

Năng lực sản xuất của một quốc gia giảm có thể do một số nguyên nhân: giảmsút nguồn nhân lực, do sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, do sự biến độngchính trị, chiến tranh, thiên tai… do năng lực sản xuất suy giảm nên khả năngđáp ứng nhu cầu giảm, gây khan hiếm hàng hóa và tăng giá cả

b Thực trạng.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2007 đến tháng 4/2008 đã tăng 21,4%,nguyên nhân là do giá thực phẩm, giá nhà đất, giá dầu ngày càng tăng.Nguyên nhân tăng giá của các mặt hàng này do chi phí nguyên vật liệu đầuvào và chi phí sản xuất tăng cao, điều này làm cho tốc độ tăng sản xuất côngnghiệp quý I thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước mặc dù giá trị sản xuấtvẫn tăng so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo vàcông nghiệp chế biến, giá nguyên liệu đầu vào tăng đồng loạt ảnh hưởng đếntính ổn định, đồng thời tiềm ẩn khả năng rủi ro cao trong sản xuất và tiêu thụcủa ngành công nghiệp Hơn nữa, trong quý I hàng năm, thường là thời giancác doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, đối tác để ký kết các hợp đồng sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm Do vậy giá nguyên vật liệu tăng cao và khó lường

đã làm cho cả sản xuất và khách hàng đều gặp khó khăn trong việc ký kết các

Ngày đăng: 22/07/2013, 10:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X Khác
2. Giáo trình Triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh- NXB lý luận chính trị Khác
3. Giáo trình kinh tế học-Trường ĐH Kinh tế quốc dân Khác
4. Giáo trình kinh tế phát triển-Trường ĐH Kinh tế quốc dân Khác
5. www.dangcongsan. org.vn 6. www.vietbao.vn Khác
9. www.ciem. org.vn 10.www.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w