Nhóm giải pháp tăng cung hàng hóa và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Quan điểm toàn diện về vấn đề kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 28)

I. Những giải pháp chung về việc kiềm chế lạm phát.

3. Nhóm giải pháp tăng cung hàng hóa và dịch vụ.

Như đã phân tích ở trên các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát tác động tới tổng cầu đang tỏ ra kém hiệu quả bởi tác động trực tiếp tới mục tiêu tăng trưỏng kinh tế. Vì vậy, trong dài hạn cần có các chính sách tác động từ phía cung.

Thứ nhất, hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở khu vực tư nhân, cả về thể chế kinh tế lẫn ưu đãi tín dụng. Khi khu vực nhà nước bị thu hẹp tương đối, sức ép lạm phát sẽ giảm. Thứ hai, tiếp tục phát triển các thể chế hỗ trợ thị trường nhằm giúp thị trường vận hành tốt hơn. Thứ ba, việc nới lòng từ từ giá trị đồng USD nên được đi liền với các chính sách tái cấu trúc nền kinh tế, giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá. Việc tăng lương cơ bản đi liền với tỷ giá USD giảm, tất yếu sẽ khiến lao động Việt Nam đắt lên tương đối. Để đối phó với tình huống này trong dài hạn, cần có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động để tăng sức cạnh tranh thông qua kỹ năng lao động cao chứ không phải chỉ chờ vào lao

Thực hiện giải pháp tăng cung hàng hóa, dịch vụ nhằm đảm bào cung cầu cần quan tâm tới 3 nguồn:

Thứ nhất, là sản xuất trong nước, phần tăng chậm, thậm chí bị giảm hiện nay chủ yếu rơi vào ngành nông nghiệp, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… vì thế, cần phòng chống thiên tai, dịch bệnh, để hạn chế thấp nhất mức thiệt hại, mặt khác cần “lấy mùa bù chiêm”, lấy thực phẩm khác thay cho nguồn thực phẩm từ gia súc, gia cầm…

Nguồn thứ hai, là kiểm tra các đơn vị, nhất là các đơn vị cung ứng lớn đế xử lý nghiêm tình trạng găm hàng chờ giá; kiểm tra và xử lý tình trạng té nước theo mưa, khi giá cả tăng.

Nguồn thứ ba là nguồn tăng nhập khẩu: do nhập siêu tăng, nguồn đầu tư trực tiếp tăng, nguồn đầu tư gián tiếp tăng; nguồn kiều hối tăng, làm cho lượng USD tăng, và hàng nhập khẩu trở nên đắt kép. Vì thế cần phải có chính sách kiểm soát dòng chảy tư bản vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan điểm toàn diện về vấn đề kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w