I. Những giải pháp chung về việc kiềm chế lạm phát.
1. Chính sách tiền tệ.
Đối với chính sách này, chúng ta cần phải xác định, điều hành và kiểm soát tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh toán và cung ứng tín dụng ở mức hợp lý. Trên cơ sở đó áp dụng chính sách tiền tệ một cách hợp lý, thập chí là chấp nhận lãi suất dương. Hạn chế tình trạng khát vốn giả tạo và phát triển tín dụng xấu, đồng thời chủ động mua ngoại tệ dự trữ đi liền với các biện pháp hút tiền về nhằm vô hiệu lượng tiền vào và lượng tiền ra mua ngoại tệ cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán.
Đối với cho vay kinh doanh bất động sản, phải cho vay đúng đối tượng, chẳng hạn người dân vay mua nhà, doanh nghiệp vay triển khai dự án, nếu ai vay cũng được thì vô hình dung tiếp tay cho giới đầu cơ, cò đất, cò dự án…Vì vậy cần khẩn trương ban hành và cho thực hiện ngay việc đánh thuế lũy tiến đối với những người vượt định mức nhà ở, đất ở để đầu cơ tăng giá, áp dụng chính sách khống chế tỷ lệ cho vay để đầu tư bất động sản. Hiện nay, giá bất động sản không tính vào rổ hàng hóa để tính chỉ số giá tiêu dùng, nhưng sự nóng lạnh của thị trưòng này lại tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng, bởi việc đưa vào hay rút ra một lượng tiền khổng lồ vào thị trường này cũng tác động đến giá cả hàng hóa trên thị trường hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.
Đối với việc cho vay đầu tư chứng khoán, cấn kiểm soát chặt chẽ, xem xét tỷ lệ tối đa không quá 20% vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng, đảm bảo các tổ chức tín dụng cho vay có hiệu quả, quản lý tốt. Việc giảm cho vay đầu tư chứng khoán là chủ trương đúng đắn và được thực hiện nghiêm chỉnh, tuy
mô tín dụng khác nhau, vì thế các ngân hàng thương mại phải có cơ chế tự giám sát để bảo toàn cho mình và hệ thống. Một yếu tố khác cần quan tâm nữa là việc điều hành tỷ giá theo hướng không thể tăng giá hoặc mất giá quá mức đồng tiền Việt Nam, điều này có nghĩa, chúng ta chấp nhận tiền đồng tăng giá ở mức độ hợp lý.
Giải pháp mới là phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, không chỉ là trái phiếu của Chính phủ mà còn cho phép các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp có uy tín có nhu cầu ngoại tệ chính đáng, được phép phát hành để huy động ngoại tệ trôi nổi trong nền kinh tế và cả lượng ngoại tệ mà các ngân hàng thương mại đang coi là thừa. Biện pháp này có tác dụng kép: vừa hút được USD về, vừa tránh đưa tiền đồng ra lưu thông, vừa ổn định được tỷ giá. Vấn đề đặt ra là cần có một mức lãi suất trái phiếu đủa sức hấp dẫn và phải sử dụng có hiệu quả lượng USD thu được từ trái phiếu.
Hiện nay, Ngân hàng nhà nước đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất cơ bản thêm 2%, và cho các ngân hàng tự ấn định lãi suất huy động , tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm lượng cung tiền trên thị trường. Nhưng dường như chưa có tác động mạnh đối với sự tăng lên của mức giá, đây cững có thể do độ trễ của chính sách, tuy nhiên điều này đòi hỏi cần kết hợp nhiều chính sách đồng bộ, không thể chỉ trông chờ vào chính sách tiền tệ.