Xây dựng ngành chè theo hướng an toàn tăng sức cạnh tranh trên thị trường

24 283 0
Xây dựng ngành chè theo hướng an toàn tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau hơn hai mươi năm đổi mới ngành công nghiệp của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Điều đó thể hiện ở tỷ trọng các ngành công nghiệp trong GDP của nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng , đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao . Mục tiêu đặt ra của chúng ta là đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Trên cơ sở mục tiêu chung ấy và phân tích bối cảnh , điều kiện phát triển công nghiệp, những điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức với triển công nghiệp Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ chiến lược phát triển công nghiệp như sau : “Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thủy sản , may mặc giầy da điên tử -tin học,một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng … ”.Cây chè là một trong những loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta. Các sản phẩm từ chè cũng có giá trị cao. Chủ chương phát triển ngành chè là một trong những chiến lược nhằm phát huy lợi thế của chúng ta . Tuy nhiên ngành chè hiện nay đã xuất khẩu sang khá nhiều nước trên thế giới nhưng thương hiệu chè Việt vẫn còn ít người biết đến do lượng xuất khẩu chưa nhiều đặc biệt là chất lượng sản phẩm chưa cao...Tôi nghiên cứu đề tài : “Xây dựng ngành chè theo hướng an toàn tăng sức cạnh tranh trên thị trường”nhằm hiểu sâu hơn về ngành chè một ngành công nghiệp chế biến đang phát triển ở nước ta và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển một thương hiệu chè Việt an toàn đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu . Để thực hiện thành công nghiên cứu đề tài này đã có một phần rất lớn sự hướng dẫn của T.S Trương Đức Lực và rất nhiều bài báo ,tài liệu viết về ngành chè

Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn hai mươi năm đổi mới ngành công nghiệp của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Điều đó thể hiện ở tỷ trọng các ngành công nghiệp trong GDP của nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng , đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao . Mục tiêu đặt ra của chúng ta là đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Trên cơ sở mục tiêu chung ấy và phân tích bối cảnh , điều kiện phát triển công nghiệp, những điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức với triển công nghiệp Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ chiến lược phát triển công nghiệp như sau : “Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thủy sản , may mặc giầy da điên tử -tin học,một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng … ”.Cây chè là một trong những loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta. Các sản phẩm từ chè cũng có giá trị cao. Chủ chương phát triển ngành chè là một trong những chiến lược nhằm phát huy lợi thế của chúng ta . Tuy nhiên ngành chè hiện nay đã xuất khẩu sang khá nhiều nước trên thế giới nhưng thương hiệu chè Việt vẫn còn ít người biết đến do lượng xuất khẩu chưa nhiều đặc biệt là chất lượng sản phẩm chưa cao .Tôi nghiên cứu đề tài : “Xây dựng ngành chè theo hướng an toàn tăng sức cạnh tranh trên thị trường”nhằm hiểu sâu hơn về ngành chè một ngành công nghiệp chế biến đang phát triển ở nước ta và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển một thương hiệu chè Việt an toàn đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu . Để thực hiện thành công nghiên cứu đề tài này đã có một phần rất lớn sự hướng dẫn của T.S Trương Đức Lực và rất nhiều bài báo ,tài liệu viết về ngành chè . Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trương Đức Lực đã giúp tôi thực hiện thành công đề án này . Mặc dù đã rất cố gắng nhưng tôi cũng không thể tránh được những thiếu sót,tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để cho đề tài của tôi ngày càng một hoàn thiện . Lê thị Hồng Hạnh -1 - Lớp Công nghiêp 47B Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp I . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGÀNH CHÈ . 1.1Tiềm năng của cây chè . Hiếm có nơi nào trên thế giới lại được thiên nhiên ưu đãi , đất đai phù hợp cho sự phát triển của cây chè như ở Việt Nam . Hầu như khắp nơi trên đất nước Viêt Nam đều trồng được chè đặc biệt là ở các vùng trung du miền núi phía Bắc . Chúng ta có thể đi cách Hà nội 20-40 km về phía Bắc là gặp những đồi chè lớn như ở Thái Nguyên , Phú Thọ xa hơn nữa là Hà giang , Lào Cai , với những giống chè nổi tiếng không những trong nước mà còn được bạn bè trên thế giới biết đến như chè Shan tuyết , chè lài ,chè Ô long … Về phân bố địa lý hành chính ,36/64 tỉnh thành trong cả nước có chè, từ Trung du miền núi phía Bắc, Đồng Bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ đến duyên hải miền Trung 4 tỉnh Tây nguyên và ba đô thị lớn nhất là Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh . Có những nơi như Đài Loan , phải cậy từng phiến đá , mua hoặc vận chuyển đất từ nơi khác đến. Nhưng ở nước ta chất lượng đất khá màu mỡ, đặc biệt là loại đất Bazan tập trung ở các vùng núi là một trong những điều kiện quan trọng và cần thiết nhất để phát triển cây chè. Khí hậu cũng là một thuận lợi ở nước ta với những trận mưa phùn nhỏ tạo điều kiện cho cây chè ra búp nhiều. Việt Nam có đủ các loại chè nguyên sản, núi cao trên mực nước biển >1000m có hương thơm tự nhiên, những cây chè cổ thụ hầu như còn nguyên vẹn tại một số vùng miền núi phía Bắc . Có những giống chè địa phương trồng ngay trong vườn riêng của gia đình và có cách pha chế hết sức đặc biệt . Ngoài ra Việt Nam cũng lai tạo và nhập thêm một số giống chè có chất lượng cao từ Ấn Độ, Trung Quốc ,Silanca, Đài Loan , Nhật Bản , Inđonêsia ,với quĩ gene hơn 100 bộ giống. Với tiềm năng sẵn có như vậy việc phát triển ngành chè ở nước ta có nhiều thuận lợi. 1.2 Phát triển ngành chè theo hướng an toàn để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới 1.2.1 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng chè của Việt Nam Lê thị Hồng Hạnh -2 - Lớp Công nghiêp 47B Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp Đại hội Đại biểu lần thứ VIII đã đề ra phương hướng : “Phát triển mạnh các loại cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao ; hình thành những vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến tại chỗ. Trồng cây công nghiệp kết hợp với chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo hình thức nông lâm kết hợp ,coi trọng các biện pháp thâm canh tăng năng suất ; áp dụng công nghệ sinh học … Chính vì vậy , với ưu thế khí hậu, nguồn tài nguyên đất đai, lao động và sự ưa chuộng của thị trưòng thế giới , sản xuất chè đã trở thành tập quán canh tác của nông dân Việt Nam, và ngày càng khẳng định trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là trong xuất khẩu . Mặc dù có nhiều ưu thế và đạt được những thành quả cao, nhưng thực tiễn hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của nước ta nhiều năm qua cho thấy quy mô chưa lớn , vẫn mang tính chất của nền sản xuất nhỏ , thị trường xuất khẩu chưa vững chắc . Do vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này là hoàn toàn mang tính cấp thiết với nhiều lý do về chính trị xã hội ,văn hoá kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất và xuất khẩu chè góp phần cải biến cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất theo hướng CNH-HĐH : Thứ hai, khi năng lực cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu nâng cao lên sẽ làm hiệu quả kinh tế ngày càng cao, kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn ,góp phần tăng ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán quốc, đảm bảo cho nguồn thu ngoại tệ, ổn định nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Thứ ba ,nâng cao năng lực cạnh tranh còn là một vấn đề cần thiết nhằm cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất và xuất khẩu chè chính là một cơ sở quan trọng để mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài , đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Lê thị Hồng Hạnh -3 - Lớp Công nghiêp 47B Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp 1.2.2 Việt Nam phát triển chè theo hướng an toàn để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hiện cả nước có khoảng 122.500 ha chè tăng 47.700 ha so với năm 1999 (63%) trong đó diện tích chè cho sản phẩm là 101.700 ha (68.9%), giai đoạn 1996-2006 tốc độ tăng diện tích bình quân 6,2%một năm . Chè Việt Nam đang đứng thứ năm thế giới về diện tích và trở thành cây công ngiệp mũi nhọn ,giải quyết việc làm cho 400.000 lao động, mỗi năm xuất khẩu 100 triệu USD.Diện tích chè trên cả nước từ năm 1995-2007 liên tục tăng nhanh theo thống kê trên bảng sau ta thấy rõ điều đó : Trồng chè đã trở thành nghề truyền thống của nhiều địa phương .Tuy nhiên giá chè xuất khẩu trong những năm gần đây giảm . Nếu như năm 1999, xuất giá bình quân 1.333 USD /1tấn đến năm 2003 còn 1.000USD /1tấn, năm 2004 còn 968,5USD/tấn và năm 2006 dù nhích lên 1.057USD /tấn nhưng vẫn thua so với 7 năm trước. Ngoài những nguyên nhân do ảnh hưởng của giá chè quốc tế giảm , giá chè xuất khẩu của Việt Nam giảm còn do chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường chè cao cấp về chất lượng sản phẩm. . Mới đây Hiệp hội chè đã đưa ra cảnh báo khả năng mất thị trường Châu âu sau khi Anh và một số nước châu Âu đưa ra thông báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm chè xuất khẩu vượt ngưỡng cho phép nhiều lần .Khi có sự Lê thị Hồng Hạnh -4 - Lớp Công nghiêp 47B Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp mất cân đối giữa sự phát triển ồ ạt của các cơ sở chế biến chè dẫn đến sự khai thác cạn kiệt các vùng nguyên liệu . Tình trạng sẽ cũng đe doạ đến mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành chè. Chỉ tính riêng các doanh nghiệp chế biến chè hiện nay có 650 cơ sở công nghiệp với tổng công suất trên 3.100tấn búp tươi một ngày .Với sản lượng 546.000 tấn chè búp tươi năm 2005 chỉ đáp ứng được 88% nhu cầu nguyên liệu chè búp của các cơ sở chế biến này . Ngoài ra còn có hàng trăm cơ sở chế biến chè thủ công bán công nghiệp cùng tham gia thu mua nguyên liệu để sơ chế và nhiều cơ sở đấu trộm ướp hương đóng gói chè .Do thiếu nguyên liệu nên nhiều cơ sở không quan tâm đến chất lượng đầu vào, đặc biệt kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè, giá cả thu mua không hơp lý nên không khuyến khích được người sản xuất coi trọng chất lượng nguyên liệu, chăm sóc vườn chè đúng quy cách, dẫn đến năng suất chè bình quân cả nước chỉ đạt 5.7 tấn /ha (mà nếu chăm sóc tốt nhiều vườn chè cho năng suất 20- 25tấn/ ha ). Bên cạnh đó , trang thiết bị công nghệ chế biến lạc hậu nên hầu hết chè Việt Nam được xuất khẩu ở dạng chè nguyên liệu ,chè thành phẩm mới chỉ chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu, chè nguyên liệu chiếm xấp xỉ 80%. Khi nguyên liệu thiếu như vậy thì giá chè tăng lên như vậy nhân dân được lợi nhưng về lâu dài thì chất lượng chè kém đi. Khi hái chè thông thường người chồng chè chỉ ngắt một búp, hai lá, nhưng giá tăng cao họ dùng liềm cắt cành dài khiến cho cây chè bị tổn thương , khó có thể khôi phục vườn chè nhanh được . Chất lượng chè kém đi thì xuất khẩu sẽ giam sút . Với cơ cấu trên 2/3 sản lượng chè được sản xuất dành cho xuất khẩu, trong khi chỉ có non 1/3 tiêu dùng trong nước. Chính vì thế, khi kim ngạch xuất khẩu giảm tất yếu sẽ dẫn đến chuyện đình đốn . Theo số liệu thống kê sơ bộ, 4 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu chè ước tính chỉ đạt 27 nghìn tấn với trị giá 26 triệu USD, tăng 8% về lượng và 4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái . Lê thị Hồng Hạnh -5 - Lớp Công nghiêp 47B Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự nhận định về triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, năm 2006 , tăng trưởng xuất khẩu đạt 22% và năm nay 2007 dự kiến sẽ đạt 25% . Nếu giữ vững đà tăng trưởng này, ,sau 3 năm nữa (2010), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt 100 tỷ USD .Hiện nay với tư cách là thành viên WTO đã và đang mang lại những ưu thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam . Điều quan trọng hơn 84 luật và hơn 30 pháp lệnh đã được thông qua trước khi Việt Nam gia nhập WTO giúp môi trường kinh doanh ở nước ta thông thoáng hơn đối với mọi doanh nghiệp .Tuy nhiên, hiện các nước nhập khẩu hàng Việt Nam đều đang tích cực áp dụng những rào cản kỹ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùngsức khoẻ cộng đồng . Vì vậy, đòi hỏi chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng khắt khe .Vào năm 2015 sắp tới tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu (ISO 2015) sẽ được ban hành .Các nhà xuất khẩu Việt Nam phải lưu tâm điều này để tránh nguy cơ mất thị trường xuất khẩu chỉ vì vài doanh nghiệp không chấp hành đúng luật . Với phong trào Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm trong công nhân lao động ngành chè đã có nhiều thành tích góp phần đưa xuất khẩu chè năm 2006 đạt mức kỷ lục vượt 100.000 tấn đã đóng góp đưa tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt gần 111.6 triệu USD . Trước mắt, ngành chè phải tiếp tục nâng cao chất lượng chè để tăng cường xuất khẩu . Còn xuất khẩu thành phẩm đối với ngành chè dự đoán trong giai đoạn 5-10 năm tới vẫn là mục tiêu cao xa . 1.3 Quản lý sản xuất, chế biến và chứng nhận chè an toàn . Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn vừa có quyết định số 43/2007/QĐ- BNN ngày 16/5/2007 ban hành Quy định về,sản xuất,chế biến và chứng nhận chè an toàn ; áp dụng đối với tổ chức và cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia sản xuất, chế biến,chứng nhận điều kiện sản xuất và chứng nhận sản phẩm chè an toàn ở Việt Nam . Chè an toàn là sản phẩm chè được sản xuất bảo quản theo đúng quy trình kỹ thuật, có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng nitrat, chất điều hoà sinh Lê thị Hồng Hạnh -6 - Lớp Công nghiêp 47B Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp trưởng và các vi sinh vật có hại dưới mức giới hạn cho phép . Quy định nêu rõ các điều kiện về đất trồng, phân bón, nước tưới, kỹ thuật canh tác chè an toàn, phòng trừ sâu bệnh, … Sản phẩm chè an toàn trước khi đưa vào lưu thông phải có giấy chứng nhận sản phẩm chè an toàn , bao gói nhãn mác theo qui định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nghi nhãn mác hàng hoá và Thông tư 09/2007/BKHCN ngày 6/4/2007 của Bộ khoa học và công nghệ . Cơ sở sản xuất chè an toàn cần được tổ chức theo các hình thưc phù hợp với điều kiện cụ thể như doanh nghiệp hợp tác xã , trang trại . Các cơ sở này phải đăng ký và chấp hành nghiêm túc các quy định về điều kiện sản suất , chế biến chè an toàn , có hồ sơ hoạc sổ nghi tay ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất , chế biến (theo mẫu quy định ). Tô chức cá nhân sản xuất gửi kèm hồ sơ đơn đăng ký về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại để cấp chứng nhận đủ điều kiện để sản suất chè an toàn sau 30 ngày , kể từ ngày hồ sơ đăng ký hợp lệ và đảm bảo các điều kiện. Giấy chứng nhận này có hiệu lực không quá 3 năm . Tổ chức có nhu cầu hoạt động về chứng nhận sản phẩm chè an toàn gửi hồ sơ tới cục trồng trọt. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ , cục Trồng trọt tổ chức thẩm định nếu đủ điều kiện trình Bộ quyết định công nhận . Cục Trồng trọt tổ chức kiểm tra các tổ chức chứng nhận chè an toàn , định kỳ 2 năm một lần hoặc đột xuất khi có khiếu nại . Chủ các lô sản phẩm chè có nhu cầu chứng nhận sản phẩm chè an toàn gửi hồ sơ về Tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn và phải trả phí cho việc kiểm nghiệm và chứng nhận sản phẩm chè an toàn . Mức phí do hai bên thoả thuận . Quyết định còn ban hành các phụ lục về giới hạn cho phép của kim loại nặng có trong đất , hàm lượng kim loại nặng trong đất , hoá chất bảo vệ thực vật trong đất , hàm lượng kim loại nặng cho phép trong chè , đơn đăng ký chứng nhận điều kiện sản xuất chè an toàn v.v… Lê thị Hồng Hạnh -7 - Lớp Công nghiêp 47B Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp II .THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CHÈ VIỆT NAM 2.1 Những thành tựu đạt được trong sản xuất kinh doanh của ngành chè của nước ta . 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng do doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường . Biểu đồ :Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè 8 tháng đầu năm của Việt Nam Năm 2006 ngành chè Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt được những tiến bộ trong sản xuất kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu . Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu chè vượt mức 100 triệu USD .Bước vào năm 2007 năm đầu tiên chính thức hội nhập mức thuế nhập khẩu chè có thể lên đến 150% theo quy định của WTO(mức trước đây là 100%) cộng với những chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với cây chè dần dần bị cắt giảm .Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu chè trong quý I /2007 của cả nước vẫn tương đối khả quan với kim ngạch xuất khẩu ước tính lên tới 21 triệu USD, sản lượng xấp xỉ 21 tấn, tăng 2% về trị giá và 4%về sản lượng so với cùng kỳ năm 2006. Tháng 1/2007 , cả nước xuất khẩu được 8,4 nghìn tấn chè các loại với kim ngạch đạt trên 8 triệu USD , giảm 21,6 % về lượng và 24% về giá trị so với tháng 12/2006 Lê thị Hồng Hạnh -8 - Lớp Công nghiêp 47B Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp . Nhưng lại tăng 62,3%về lượng và 51% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006 . Trong tháng 1/2007, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam sang Inđônêxia và thị trường Mỹ tăng 44,7% và 31,4% . Dự kiến trong năm nay năm 2007 đạt giá trị xuất khẩu là 110 nghìn tấn , với kim ngạch 140 triệu USD tăng 15% về lượng và 30% về giá trị so với năm 2006 . Sáu tháng đầu năm 2007, sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 47.000 tấn , với giá trị trên 45 triệu tăng gần 0.9% về giá giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Tháng 7/2007, Việt Nam xuất được 12.000 tấn tăng 11.32% so với cùng kỳ năm 2006 , tuy vậy tổng giá trị vẫn thấp hơn 0.9%so với năm trước .Xuất khẩu chè tháng 8/2007 của Việt Nam đạt 11 nghìn tấn , giảm 1000 tấn so với tháng 7 năm 2007 .Nhưng do giá chè xuất khẩu tăng theo xu hướng chung trên thị trường thế giới nên giá trị xuất khẩu tháng 8 đạt 13 triệu USD , tăng gần 1 triệu USD so với tháng 7 . Với kết quả trên , đã đưa khối lượng chè xuất khẩu 8 tháng / 2007 lên mức 70 nghìn tấn , tăng 8,3 % so với cùng kỳ năm 2006 Giá trị chè xuất khẩu 8 tháng /2007 cũng tăng 7.5% lên mức 72 triệu USD .Tốc độ tăng về giá trị xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng về khối lượng là do giá xuất khẩu về trung bình của chè 8 tháng/07 thấp hơn 1% so với cùng kỳ năm 2006. Dự kiến, năm 2007, Việt Nam xuất khẩu 110 nghìn tấn chè, đạt 140 triệu USD, với đơn giá xuất trung bình 1.200 USD/tấn. Do nhu cầu chè trên thế giới vẫn đang ở mức cao, mặc dù nguồn cung thế giới tương đối nhiều nhưng theo các chuyên gia dự báo, giá chè xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trong thời gian tới. Năm 2007, sản lượng chè của Ấn Độ cao hơn năm 2006, do đó sản lượng xuất khẩu sang các nước như Ai Cập, Pakistan, Irắc và Nga sẽ tăng. Ấn Độ hy vọng đạt 6-10 triệu kg chè xuất khẩu sang Ai Cập so với 2.7 triệu kg của năm 2006. Nhờ giao thông thuận lợi, giảm thuế và cước vận chuyển đã làm tăng lượng chè xuất khẩu sang Pakistan đạt 20 triệu kg chè, cao hơn 5 triệu kg của năm 2006. Xuẩt khẩu chè của Bănglađét có thể đạt 7 triệu kg trong năm 2007, cao hơn 2 lần so với 3 triệu kg năm 2006 nhờ thời tiết thuận lợi. Chè Việt Nam đã được xuất sang 107 thị trường trên thế giới, trong đó có 68 thị trường thuộc các quốc gia Lê thị Hồng Hạnh -9 - Lớp Công nghiêp 47B Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)- một kết quả mà không phải bất kỳ nước nào cũng đạt được, kể cả các nước thành viên của Tổ chức này. Trong số gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang tiêu thụ chè Việt Nam, có 18 thị trường truyền thống ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu. Không chinh phục được thị trường chất lượng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam đành hướng đến các thị trường trung bình như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và thị trường các nước Châu Phi. Thị trường Hoa Kỳ: Hoa K ỳ, nước tiêu thụ chè lớn thứ 8 thế giới với tổng lượng nhập hàng/năm khoảng 149.000 tấn (chè đen chiếm 84%). Năm 2002, chè Việt Nam xuất khẩu vào đây là 2.200 tấn (chiếm 3% thị trường chè chiết xuất tại Hoa Kỳ), trong đó, chè đen (mã 0902.40.00) chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường này. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với giá chè của các nước khác. Giá chè đen nhập khẩu vào Hoa Kỳ năm 2002 bình quân là 1.320 USD/tấn (giá FAS ở cảng xếp hàng nước xuất khẩu) trong khi đó, giá nhập từ Việt Nam chỉ là 740 USD/tấn, bằng 56% giá bình quân nói trên. Đây cũng là một thị trường chè có đòi hỏi rất khắt khe với sự kiểm soát chặt chẽ của Cơ quan Quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tại Châu Á, Việt Nam có 2 khách hàng lớn là Nhật Bản và Đài Loan. Trong đó, Nhật là một thị trường đầy triển vọng với tổng nhu cầu 136.000 tấn/năm và sản xuất trong nước của Nhật chỉ có thể đáp ứng khoảng 90.000 tấn/năm. Mặt hàng chè đen đang đặc biệt được ưa chuộng trên thị trường này. Chè Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6,5% tỷ trọng và giá thành bằng 35% so với giá 3.400 USD/tấn nhập khẩu từ các nước khác. Với EU, nhu cầu chè của khối này chủ yếu đều được đáp ứng bằng nhập khẩu với gần 300.000 tấn/năm. Nhưng chè Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1-1,5% tổng kim ngạch. Giá chè của Việt Nam tại đây chỉ bằng 40% so với mặt bằng giá 2.500 USD/tấn nhập khẩu từ các nước khác. Lê thị Hồng Hạnh -10 - Lớp Công nghiêp 47B

Ngày đăng: 22/07/2013, 10:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan