1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển KTNT trong quá trình CNH - HĐH ở Việt Nam

21 329 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 137,5 KB

Nội dung

Qua 5 năm thực hiện chủ trương CNH - HĐH do Đại hội Đảng IX đề ra ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội.

A. MỞ BÀI Qua 5 năm thực hiện chủ trương CNH - HĐH do Đại hội Đảng IX đề ra ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội. Bình quân trong 10 năm GĐP nông nghiệp tăng 4,3%, sản lượng lương thực tăng 5,5%, gấp hơn 2 lần so với tỷ lệ tăng dân số. Tuy nhiên nếu đánh giá một cách khách quan, nhìn thẳng vào sự thật và đối chiếu với tiềm năng, lợi thế nông nghiệp nước ta cũng như mục tiêu mà Đại hội IX đã đề ra thì thấy rằng sự phát triển của KTNT thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiền năng hiện có, vẫn còn nhiều hạn chế, tính biền vững và hiệu quả chưa cao. Đại hội Đảng IX đã chỉ rõ mục tiêu: “CNH - HĐH đất nước trong đó trước hết là trọng tâm và CNH - HĐH nông thôn phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”. Việc phát triển KTNT trong quá trình CNH - HĐH nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là vấn đề mang tính cấp thiết, thu hút sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước và Chính phủ. Với đề tài: “Phát triển KTNT trong quá trình CNH - HĐH Việt Nam” em xin được xây dựng một số vốn hiểu biết của mình nói về vấn đề phát triển KTNT Việt Nam. Cách nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề cùng một số kiến nghị về chính sách nông nghiệp nông thôn nhằm hoàn thiện hơn cho việc thúc đẩy phát triển KTNT góp phần phát triển kinh tế Việt Nam theo định hướng XHCN. Trong đề án nghiên cứu này còn nhiều điều em chưa đề cập đến do trình độ còn hạn chế. Kính mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của Thầy. Em xin chân thành cảm ơn!. 1 B. NỘI DUNG I/. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN KTNT THEO CON ĐƯỜNG CNH - HĐH VIỆT NAM . 1/. Thế nào là KTNT. 1.1 Định nghĩa: Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong Nông - Lâm - Ngư nghiệp, cùng với các ngành thủ công nghiệp truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ . tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành nghề kinh tế nông thôn Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp bảo đảm nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Công nghiệp gắn với nông, lâm, ngư nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp khác. Các loại hình dịch vụ thương nghiệp, tín dụng, khoa học và công nghệ, tư vấn… cùng với các cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm…). Đó là những bộ phận hợp thành của kinh tế nông thôn và sự phát triển của chúng là biểu hiện trình độ phát triển của kinh tế nông thôn. Cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn Kinh tế nhà nước trong lĩnh vựa nông nghiệp là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế nông thôn. Bộ phận tiêu biểu của thành phần kinh tế này là các nông – lâm trường quốc doanh, các trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp và các cơ sở hạ tầng nông thôn. Thương nghiệp, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ kinh tế và khoa học… 2 Chúng gắn bó hữu cơ với kinh tế nông thôn từng vùng như là bộ phận cấu thành bên trong của nó. Kinh tế tập thể sẽ trở nên đa dạng hơn, các hình thức kinh tế này sẽ phát triển từ thấp đến cao, hoàn chỉnh nhất là các hợp tác xã kiểu mới, tiến lên liên hiệp các hợp tác xã kinh doanh nhiều ngành nghề. Kinh tế tập thể là con đường tất yếu để nông dân và cư dân nông thôn đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và cùng với kinh tế nhà nước trong nông thôn hợp thành nền tảng của nền kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế hộ gia đình chưa tham gia hợp tác xã thuộc thành phần kinh tế cá thể hoặc tiểu chủ: Hộ gia đình và hợp tác xã được là đơn vị cơ bản trong kinh tế nông nghiệp.hộ gia đình đó còn là hình thức trung gian chuyển tiếp từ thành phần kinh tế cá thể sang kinh tế tập thể Kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước tiếp tục tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tìm ra những hình thức kinh tế thích hợp để từng bước đưa thành phần kinh tế tư nhân đi vào con đường kinh tế tư bản nhà nước để tiến lên chủ nghĩa xã hội Về trình độ công nghệ kinh tế nông thôn Đây là sự tổng hợp, kết hợp có căn cứ khoa học nhiều trình độ và quy mô nhất định: Từ công nghệ truyền thống nói chung còn lạc hậu cho đến công nghệ nửa hiện đại và hiện đại ; nhiều quy mô, trong đó quy mô nhỏ và vừa là thích hợp nhất. Về cơ cấu xã hội – giai cấp. Quá trình phát triển kinh tế nông thôn là quá trình phát triển công lao động xã hội, chuyển đổi và đa dạng hoá Ngành nghề sản xuất và dịch vụ nông thôn. Quá trình đó cũng dẫn đến sự biến đổi cơ cấu xã hộ - giai cáp và làm thay đổi quan trọng đời sống văn hoá xã hội các vùng nông thôn 3 Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ phần to lớn trong việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái Nông thôn nước ta bao gồm những khu vực rộng lớn. đây, các tài nguyên của đất nước chiếm tuyệt đại bộ phận như: đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng biển, nguồn nước. Phát triển kinh tế nông thôn cho phép khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ chúng trong quá trình sử dụng. 2/. Vai trò của KTNT. 2.1 KTNT phát triển sẽ tạo ra những tiền đề, cơ sở quan trọng để đảm bảo thắng lợi cho quá trình CNH - HĐH nước ta. Phát triển KTNT trước hết là phát triển KTNN một cách mạnh mẽ và ổn đinh, tạo cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là cho công nghiệp một cơ sở vững chắc về nhiều phương diện, trước hết là về lương thực, thực phẩm. Dù cho nền kinh tế có phát triển đến đâu thì nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng vì nó thoả mãn nhu cầu hàng đầu của con người là nhu cầu ăn, tạo ra sự ổn định về chính trị, kinh tế và quốc phòng. Với việc phát triển đồng bộ các ngành nghề nông thôn, KTNT sẽ tạo ra một khối lượng sản phẩm với giá trị ngày càng tăng và điều đó góp phần giải quyết vấn đề vốn để CNH - HĐH. 2.2 Phát triển KTNT theo hướng CNH - HĐH sẽ thực hiện dược quá trình CNH - HĐH tại chỗ. Gắn bó tại chỗ công nghiệp với nông nghiệp, vấn đề đô thị hoá sẽ được giải quyết theo phương thức đô thị hoá tại chỗ, làm cho người lao động có việc làm tại chỗ, giảm sức ép của sự chênh lệch kinh tế giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng phát triển và vùng kém phát triển. 4 KTNT, trong khi phát triển mạnh mẽ không chỉ nông nghiệp mà cả công nghiệp, thương nghiệp cùng các ngành nghề khác, sẽ làm cho toàn bộ các ngành đó chuyển mạnh sang một nền kinh tế phát triển. 2.3 KTNT phát triển sẽ tạo cơ sở vật chất, tạo tiền đề cho sự phát triển văn hoá nông thôn. Nông thôn vốn là vùng kinh tế, văn hoá lạc hậu, sản xuất và sinh hoạt phân tán, nhiều hủ tục, ít theo luật pháp thống nhất. Mặt khác, nông thôn là nơi truyền thống cộng đồng (cả tốt lẫn xấu) còn sâu đậm . Phát triển KTNT sẽ tạo điều kiện vừa để giữ gìn, phát huy truyền thống văn hoá xã hội tốt đẹp, bài trừ văn hoá lạc hậu cũ, vừa tổ chức tốt đời sống văn hoá và tinh thần. 2.4 Sự phát triển của KTNT gắn liền với phát triển xã hội, văn hoá, chính trị và kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, sẽ dẫn đến thắng lợi của CNXH trên đất nước ta. Một nông thôn có kinh tế và văn hoá phát triển, dời sống ấm no, đầy đủ về vật chất, yên ổn và vui tươi về tinh thần sẽ là một nhân tố quyết định củng cố vững chắc trận địa lòng dân, thắn chặt mối liên ming công nông - đảm bảo cho nhân dân ta có thể đánh bại mọi âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, cũng như tăng cường tiềm lực và sức mạnh quốc phòng - an ninh đủ sức đánh bại mọi âm mưu xâm lược vũ trang của mọi kẻ thù, dưới bất kỳ hình thức nào. 5 II/. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN KTNT VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH. 1/. Thực trạng KTNT Việt Nam. 1.1 Trong nông nghiệp. 1.1a Trồng trọt. Cây lương thực, thực phẩm. Sản lượng lương thực từ 19,6 triệu tấn năm 1988 tăng lên 36,9 triệu tấn năm 1997; 34,2 triệu tấn năm 1999 và khoảng 35 triệu tấn vào năm 2000, bình quân 1 năm tăng hơn 1,4 triệu tấn. Sản lượng lương thực tăng nhanh và ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng lương thực tăng 6% cao hơn tốc độ tăng dân số 2% nên lương thực bình quân đầu người tăng dần qua các năm. Cụ thể như sau: Năm Sản lượng 1990 324 kg 1994 361 kg 1995 378 kg 1999 444 kg Trong lương thực, sản xuất lúa tăng nhanh và ổn định cả về diện tích và năng suất. Nếu năm 1990 cả nước mới gieo cấy 6 triệu ha thì năm 2000 đã tăng lên 7,67 triệu ha do khai hoang và tăng vụ. Cơ cấu mùa vụ và cây trồng đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân, lúa hè thu, giảm diện tích lúa mùa có năng suất thấp từ 2,73 triệu ha xuống 2,38 triệu ha trong 12 năm tương ứng, tạo điều kiện để thâm canh tăng năng suất lúa từng vụ và cả năm. Cùng với mở rộng diện tích, 10 năm qua sản xuất lúa nước ta còn đạt nhiều tiến bộ về thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng lúa 6 gạo. Trình độ thâm canh lúa của nông dân tăng lên cùng với tác động tích cực của khoa học kỹ thuật nhất là giống lúa mới, đã tạo ra sự ổn định về năng suất lúa: Năm Năng suất 1990 32 tạ/ha 1998 39 tạ/ha 2000 42,6 tạ/ha Bình quân 10 năm năng suất lúa tăng 10 tạ/ha. Cùng với những tiến bộ về mùa vụ, chuyển vụ và thâm canh lúa, 12 năm qua đã hình thành một số vùng lúa đặc sản phục vụ xuất khẩu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long . Trung bình mỗi tỉnh có từ 10 vạn đến 20 vạn lúa đặc sản với nhiều chủng loại khác nhau nhưng có đặc điểm giống nhau là hạt gạo dài, thơm ngon theo yêu cầu của thị trường. tỉnh An Giang đã xuất hiện mô hình sản xuất lúa xuất khẩu theo mô hình liên doanh gắn với thị trường tiêu thụ Nhật Bản, theo qui trình công nghệ Nhật Bản. Trong 3 năm từ 1996 đến 1998 nước ta xuất khẩu 10,2 triệu tấn gạo, nhiều hơn lượng gạo xuất khẩu năm trước đó gần 1 triệu tấn, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới sau Thái Lan. Đến năm 2001 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Cùng với lúa, màu lương thực khá ổn định trong 12 năm qua góp phần bổ sung nguồn lương thực cho người và thức ăn gia súc. Sản lượng màu qui thóc bình quân mỗi năm đạt gần 3 triệu tấn, trong đó tăng trưởng nhanh nhất là ngô: 7 Năm Diện tích Năng suất Sản lượng 1995 55 vạn ha 21 tạ/ha 1.184 ngàn tấn 1997 66 vạn ha 25 tạ/ ha 1 triệu tấn 2000 707 ngàn ha 26, 6 tạ/ha 1,84 triệu tấn Ngô đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu với qui mô trên 100 ngàn tấn một năm và có khả năng tăng trong những năm tới. Cây ăn quả và cây công nghiệp. Trong trồng trọt bước đầu đã thực hiện được phương châm “Đất nào cây ấy” để tăng hiệu quả, chuyển dần những diện tích trước đây trồng lúa, màu năng suất thấp sang trồng cây ăn quả và cây công nghiệp có lợi hơn. Bình quân qua 12 năm từ 1988 đến 2000 với bình quân 5 năm trước đó, sản lượng lạc tăng 34%, mía tanưg 74%, cao su tăng 78%, hồ tiêu tăng 68% . đặc biệt sản lượng cà phê tăng nhanh: Năm Sản lượng 1990 119 ngàn tấn 1995 268 ngàn tấn 1999 450 ngàn tấn 2000 680 ngàn tấn 12 năm qua, cà phê trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn thứ hai sau gạo, riêng năm 1997 xuất khẩu 390 ngàn tấn cà phê, 2 năm 1998 và 1999 sản lượng cà phê xuất khẩu đạt xấp xỉ 400 ngàn tấn, năm 2000 đạt trên 600 ngàn tấn, giá trị trên 550 triệu USD/năm. 8 Cùng với cà phê là cây sao su, năm 1998 sản lượng cao su đạt 199 ngàn tấn, tăng 3,5 lần so với năm 1990, năm 2000 đạt trên 250 ngàn tấn chủ yếu do tăng diện tích cho sản phẩm. Cao su vẫn là mặt hàng nông sản xuất khẩu có thị trường và có giá trị lớn thứ ba sau gạo và cà phê. Các cây ăn quả đặc sản có chất lượng cao phát triển mạnh, nhất là nho, vải thiều, nhãn, mận hậu, cam . đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rõ nét nhiều vùng Nam Bộ, mìn núi phía Bắc. Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang); huyện Đông Triệu (Quảng Ninh) đã và đang giàu lên nhờ mở rộng diện tích và tăng năng suất vải thiều. 9 1.1.b Chăn nuôi. Chăn nuôi phát triển nhanh và toàn diện, bình quân qua 12 năm từ 1988 đến 2000 so với bình quân 7 năm trước đó 1981, 1987 đàn trâu tăng 5%, đàn bò tăng 10%, đàn lợn tăng 20%, đàn gia cầm tăng 20%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 25%, sản lượng trứng tăng 33%. Năm 2000 đàn lợn đạt 19,52 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 1,4 triệu tấn, tăng 67% và gấp hơn 2,5 lần so với năm 1988 đặc biệt đàn bò sữa tăng khá, năm 1999 đạt gần 30 ngàn con, trong đó TPHCM gần 25 ngàn con tăng gấp 3 lần so với năm 1990. Chăn nuôi bò sữa là một nghề mới của nông dân TPHCM và Hà Nội, đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng sữa tươi của dân cư các thành phố, thị xã trong điều kiện thu nhập và đời sống được cải thiện so với trước đây. Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, thức ăn và thú y nên chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 1.2 Trong lâm nghiệp và thủy sản. Những thành tựu đạt được trong sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản trong 12 năm từ 1988 đến 2000 như một mốc son chói lọi đánh dấu sự sang trang từ tự cấp tự túc đến sản xuất hàng hoá. Nguồn ngoại tệ thu được từ các sản phẩm Nông - Lâm - Thủy sản những năm qua chiếm tỷ trọng từ 45% đến 47% tổng giá trị xuất khẩu cả nước. Điều đặc biệt có ý nghĩa là giá trị xuất khẩu Nông - Lâm - Thủy sản thu được là phần dư ra sau khi đã thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. 10

Ngày đăng: 22/07/2013, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w