1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người tày ở thái nguyên hiện nay

180 529 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 2,63 MB

Nội dung

Qua quá trình khảo sát, tác giả luận án thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã đề cập đến, ở các mức độ khác nhau, vấn đề mà đề tài nghiên cứu, bao gồm: các c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NỘI

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

TỘC NGƯỜI TÀY Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NỘI

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

TỘC NGƯỜI TÀY Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

Trang 3

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Công trình này được xây dựng dựa trên sự tiếp thu những ý tưởng khoa học do PGS.TS Đặng Thị Lan định hướng Các số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực Những kết luận trong luận án chưa từng được ai công bố trên bất cứ một công trình khoa học nào

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Nội

Trang 4

Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện luận án của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, chân thành và hiệu quả của nhiều cơ quan, tập thể và cá nhân Nhân dịp hoàn thành luận án, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên nơi tôi công tác; Ban chủ nhiệm Khoa Triết học, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được học tập các chương trình nghiên cứu sinh khóa 2013 - 2016, cũng như giúp đỡ tôi các thủ tục cần thiết trong quá trình viết và bảo vệ luận án

Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo các cơ quan: Ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhThái Nguyên, Ủy ban nhân dân các huyện, các xã của các huyện Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai giúp đỡ nhiệt tình, đồng thời cung cấp cho tôi những thông tin và các tư liệu quý báu để tôi hoàn thiện luận án của mình

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như viết luận án, tôi đã nhận được nhiều lời động viên, giúp đỡ của người thân trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp Nhân đây, cho tôi xin ghi lòng, cảm ơn sâu sắc

Đặc biệt, luận án của tôi hoàn thành, tôi không thể không nhắc đến sự động viên, khích lệ, sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và rất nghiêm túc trong khoa học của PGS.TS Đặng Thị Lan Nhân dịp này, cho phép tôi gửi tới PGS Lan lòng biết ơn sâu sắc nhất

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Nội

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp mới của luận án 4

6 Ý nghĩa của luận án 5

7 Kết cấu của luận án 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6

1.1 Các công trình nghiên cứu về giá trị văn hoá truyền thống và giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống 6

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về giá trị, giá trị văn hóa, về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam 7

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền thống trong quá trìnhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế 11

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về phương hướng, giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong bối cảnh hiện nay 16

1.2 Các công trình nghiên cứu về giá trị văn hoá truyền thống tộc người Tày 23

1.3 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 34

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỘC NGƯỜI TÀY Ở THÁI NGUYÊN 37

Trang 6

2.1 Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn và phát huy giá trị

văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên 37

2.1.1 Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống 37

2.1.2 Khái niệm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên 42

2.2 Các giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên cần được giữ gìn và phát huy 45

2.2.1 Giá trị văn hoá vật thể 46

2.2.2 Giá trị văn hoá phi vật thể 50

2.3 Các nhân tố tác động đến quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên 64

2.3.1 Nhân tố khách quan 64

2.3.2 Nhân tố chủ quan 72

Chương 3 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỘC NGƯỜI TÀY Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG 81

3.1 Khái quát về tỉnh Thái Nguyên 81

3.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, lịch sử tỉnh Thái Nguyên 81

3.1.2 Vài nét về người Tày tỉnh Thái Nguyên 85

3.2 Những thành tựu chủ yếu trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên và nguyên nhân 89

3.2.1 Những thành tựu chủ yếu 89

3.2.2 Nguyên nhân của những thành tựu 104

3.3 Một số hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên và nguyên nhân 105

3.3.1 Một số hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên hiện nay 105

3.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế 115

Trang 7

3.4 Những vấn đề đặt ra trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên hiện nay 118 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI CƠ BẢN VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỘC NGƯỜI TÀY Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY 122 4.1 Một số quan điểm cơ bản trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên 122

4.1.1 Nâng cao nhận thức tính tất yếu của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hiện nay 122 4.1.2 Đảm bảo sự thống nhất giữa truyền thống với hiện đại, giữa kế thừa với đổi mới trong quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Tày ở Thái Nguyên 126 4.1.3 Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên là sự nghiệp chung của Đảng, của Nhà nước, của các cấp, các ngành tỉnh Thái Nguyên và của toàn thể đồng bào Tày 127

4.2 Một số giải pháp về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên 129

4.2.1 Đa dạng hóa phương thức tuyên truyền, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Tày ở Thái Nguyên 129 4.2.2 Phải coi giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên là công việc của chính họ trong bối cảnh hiện nay 137 4.2.3 Đảm bảo sự linh hoạt trong quá trình thực hiện chính sách văn hóa của Đảng, của Nhà nước, của tỉnh ủy Thái Nguyên 141 4.2.4 Ngăn chặn sự biến đổi hoàn toàn các giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày trong quá trình phát triển hiện nay 142

Trang 8

4.2.5 Đảm bảo sự gắn kết giữa sự phát triển kinh tế với chú trọng phát triển văn hóa trên cơ sở giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền

thống tộc người Tày 145

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌCCỦA TÁC GIẢ 151

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

PHỤ LỤC 162

Trang 9

Trong quá trình đổi mới nước ta hiện nay, nhiều yếu tố phát triển kinh tế -

xã hội có sự tác động không nhỏ đến văn hóa truyền thống của dân tộc, những yếu tố đó vừa có những tích cực, vừa hàm chứa những mặt trái của nó Đó là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế Về tích cực, các yếu tố đó đều góp phần làm giàu thêm văn hóa truyền thống của dân tộc, nó làm cho nền văn hóa của chúng ta có nhiều cơ hội để tiếp thu, học hỏi những tiến bộ, tích cực của các nền văn hóa khác trên thế giới, bổ sung, hoàn chỉnh làm cho văn hóa càng ngày càng có sự phù hợp với sự phát triển chung của thời đại Tuy nhiên, mặt trái của những yếu tố đó đã tác động sâu rộng và thậm chí còn có cả sự cản trở, bào mòn, lai căng và có nguy cơ bị mất những nét văn hóa truyền thống của dân tộc

Trong bối cảnh đó, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là vấn đề rất quan trọng Nó sẽ giúp cho nền văn hóa đó không bị mất đi,

mà luôn được trường tồn theo lịch sử Song, những yếu tố đó phải có sự phù hợp với đời sống thực tại, tức là văn hóa truyền thống sẽ có sự chắt lọc, kế thừa trong quá trình phát triển của chúng

Thái Nguyên là tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực trung du và miền núi phía Bắc Thái Nguyên còn là nơi có

Trang 10

2

nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Đây là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh trong khu vực và các tỉnh lân cận Thái Nguyên được đầu tư phát triển công nghiệp hoá sớm hơn so với các tỉnh khác ngay từ những năm 1960, khi miền Bắc bắt tay vào xây dựng xã hội chủ nghĩa Quá trình hội nhập quốc tế của địa phương này cũng diễn ra nhanh và ổn định, điều đó được thể hiện rất rõ qua sự đầu tư của một số tập đoàn lớn vào tỉnh, như Samsung, Shinwon Là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, Thái Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển tổng thể của Hà Nội, đồng thời, đây cũng là điều kiện thuận lợi về hệ thống cơ sở vật chất trong quá trình phát triển Thêm nữa, Thái Nguyên là tỉnh có sự thu hút đông đảo người từ các địa phương lân cận đến để học tập và lao động tại các cơ sở đào tạo, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp trong nhiều thập niên qua Đây là nơi có sự hỗn dung về văn hoá giữa các địa phương đã, đang diễn ra một cách sâu sắc từ trước đổi mới cho đến nay Ở đó, nó vừa hiện diện nét văn hoá bản địa, vừa xuất hiện sự pha trộn, vừa mang yếu tố truyền thống, vừa biểu hiện yếu tố hiện đại… Do đó, Thái Nguyên được coi như điển hình của sự hội nhập, giao lưu, phát triển của khu vực trung du và miền núi phía Bắc trong thời kỳ đổi mới

Tộc người Tày ở Thái Nguyên đứng vị trí thứ 2, sau người Kinh (các tộc người ở Thái Nguyên bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, H’Mông, Hoa) Mặc dù, chiếm một vị trí không lớn trong tổng số đồng bào Tày cả nước (chiếm 15%), nhưng người Tày Thái Nguyên có sự sinh tồn trong những điều kiện và hoàn cảnh khác biệt so với các địa phương khác Họ sớm có sự tiếp cận với những thành tựu của sự phát triển trong nước và trên thế giới Đặc biệt, sự tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của cơ chế thị trường, của quá trình mở cửa hội nhập quốc tế, của sự mở rộng giao lưu văn hóa hiện nay đã góp phần không nhỏ trong quá trình nâng cao đời sống văn hóa vật chất và tinh thần cho đồng bào Tày nơi đây Tuy nhiên,

Trang 11

3

bên cạnh những tích cực đó, nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là những nét cốt yếu trong văn hóa của tộc người Tày đang bị mai một, pha trộn, lai căng, thậm chí bị biến mất hoàn toàn Mặc dầu, nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên đề ra và thực thi một cách kịp thời

và về cơ bản đúng hướng, song, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Tày hiện nay vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề

Nhận thức được những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Giữ gìn và

phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên hiện nay”

làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

- Mục đích:

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên, luận án đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên

và đề xuất các quan điểm, giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên hiện nay

- Nhiệm vụ:

Một là, trình bày một số vấn đề lý luận chung về giữ gìn và phát huy giá trị

văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên

Hai là, phân tích, làm rõ thực trạng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa

truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên hiện nay và những vấn đề đặt ra

Ba là, nêu một số quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên hiện nay

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu vấn đề giữ gìn và phát huy giá

trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên hiện nay

Trang 12

4

Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu việc giữ gìn và phát

huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên từ đổi mới đến nay (từ 1986 đến nay)

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận:

+ Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh trong quan điểm về đời sống tinh thần của xã hội, về ý thức xã hội, về văn hóa Trong quá trình phân tích, luận giải, luận án vận dụng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là quy luật phủ định của phủ định và mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội - ý thức xã hội + Luận án dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa và chính sách phát triển văn hóa, tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày từ khi đổi mới đến nay

+ Luận án có sự kế thừa thành tựu của các học giả đi trước đã nghiên cứu

về các nội dung liên quan đến luận án

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp tiếp cận của luận án là phương pháp tiếp cận triết học, trong một số trường hợp cụ thể có kết hợp với phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành Tác giả luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

so sánh, phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgic, quy nạp, diễn dịch, trừu tượng hóa, khái quát hóa

5 Đóng góp mới của luận án

- Luận án làm rõ các khái niệm giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên; phân tích nội dung cơ bản và các nhân tố tác động đến quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên hiện nay

Trang 13

5

- Đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên hiện nay: những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, một số vấn đề đặt ra

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt hơn quá trình giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở

tỉnh Thái Nguyên hiện nay

6 Ý nghĩa của luận án

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung và làm sáng tỏ lý luận

về văn hóa, bản sắc văn hóa, đồng thời góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa của những giá trị văn hóa tộc người Tày ở Thái Nguyên trong điều kiện đất nước hội nhập, mở cửa hiện nay

- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày tỉnh

Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh có đồng bào Tày sinh sống nói chung

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 4 chương và 12 tiết

Trang 14

6

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu về giá trị văn hoá truyền thống và giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống

Phạm trù giá trị văn hóa được nhiều học giả nghiên cứu ở các ngành

khoa học khác nhau, như: văn hóa học, dân tộc học, sử học, xã hội học, văn học - nghệ thuật, triết học Ở bất kỳ góc độ nào, giá trị văn hóa cũng được thể hiện nó là cái mang tính bền bỉ, có sự trường tồn qua nhiều không gian và thời gian khác nhau, ở mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng dân tộc Chính bản thân

nó có sự ăn sâu, bám rễ trong tư duy, trong tính cách, trong lối sống của cộng đồng Những yếu tố đó được hình thành, được tích tụ, được kiểm nghiệm, đôi khi xuất hiện những tác nhân mới có thể bác bỏ ngay trong quá trình tồn tại

của nó cho phù hợp với thực tại Tuy nhiên, những cái gọi là cốt lõi trong mỗi

nền văn hóa không bị mất đi hoàn toàn, nó cũng không bị phủ định một cách sạch trơn mà nó có sự tiếp biến cho phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh thực tại

Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội ta rất quan tâm Trong bối cảnh tác động của hội nhập, mở cửa, của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng ta đưa ra từ Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII (1998) nhằm thức tỉnh nhân dân cần phải giữ gìn những nét riêng của chính mình trong quá trình hội nhập

Qua quá trình khảo sát, tác giả luận án thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã đề cập đến, ở các mức độ khác nhau, vấn đề mà đề tài nghiên cứu, bao gồm: các công trình nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền thống và giữ gìn văn hóa truyền thống; các công trình nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày

Trang 15

đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam Cuốn sách được chia làm 11 chương, trong đó

3 chương đầu khái quát cơ bản về các khái niệm giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng của lịch sử đối với việc phát triển các giá trị truyền thống Từ chương 4 đến chương 10 là phần chính của sách, tác giả tập trung phân tích 7 đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa Các phạm trù được trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa giống như một “bảng giá trị tinh thần” của người Việt Theo tác giả, những giá trị ấy đã được định hình với những nét cơ bản từ thời kỳ xa xưa - Văn Lang, nó là yếu tố cốt lõi không thể bị đồng hoá khi có sự tiếp biến với những nền văn hoá bên ngoài Ra đời

từ những năm 1980, nhưng cuốn sách đã nhấn mạnh trong bảng giá trị tinh

thần, yêu nước là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất, là thước đo tiêu chuẩn

cho mọi thước đo trong cuộc sống của con người Chương cuối cùng mang tính kết luận tổng quát, tác giả nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người kết tinh mọi giá trị truyền thống của dân tộc với những giá trị truyền thống của dân tộc và sự kết hợp những giá trị cao đẹp của nhân loại

Cuốn sách thể hiện phong cách Trần Văn Giàu một cách đậm nét, với lời văn khúc chiết, mạch lạc, lập luận lôgic, chặt chẽ; thể hiện một con người

đã từng chiến đấu hết mình cho Tổ quốc, cho đồng bào, là người đã từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong kháng chiến; đặc biệt, với nền tảng kiến thức uyên bác, Trần Văn Giàu đã là người tiên phong trong quá trình nghiên cứu các giá trị văn hoá truyền thống qua nhiều ngàn năm lịch sử của dân tộc ta và

Trang 16

8

cho đến nay, những nghiên cứu đó vẫn còn nhiều giá trị Cuốn sách có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu của tác giả luận án, đặc biệt là các đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mặc dù trong thế kỷ XXI đã có nhiều sự thay đổi trong điều kiện phát triển của dân tộc nhưng nó vẫn được coi là yếu tố nền tảng của quá trình triển khai đề tài luận án

Đề tài KHXH 01-10 về “Chủ nghĩa yêu nước truyền thống và hiện đại” (2002) do Phan Huy Lê là chủ nhiệm Với kết cấu 5 chương: Khái niệm về chủ nghĩa yêu nước và phương pháp tiếp cận; Cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam; Quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; Nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyền thống; Phát huy chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Trong số các chương đó, chương 4

về “Nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyền thống” các tác giả đã đề cập đến năm nội dung và cho đến nay, dường như nó vẫn còn nguyên giá trị: Yêu xóm làng, yêu quê hương xứ sở; Yêu thương gia đình, giống nòi; Tinh thần cố kết cộng đồng lấy dân làm gốc; Ý thức về lịch sử văn hoá chung; Ý thức sâu sắc về toàn vẹn lãnh thổ, độc lập tự chủ và tự tôn dân tộc

Đề tài khẳng định chủ nghĩa yêu nước là nội lực tinh thần cơ bản của con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ đất nước Đề tài nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỷ XXI, khi đất nước ta bắt đầu đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, nên những đề xuất của đề tài đã trở thành vấn có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước khi đó Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự phát triển rất mạnh mẽ của khoa học - công nghệ trên thế giới, đặc biệt, tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin; sự giao lưu, hợp tác sâu rộng của các quốc gia từ lĩnh vực kinh tế, chính trị đến văn hoá - xã hội nên nội dung của phạm trù

“chủ nghĩa yêu nước” đã có sự thay đổi về nội hàm

Trang 17

9

Nông Quốc Chấn - Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) (2002) “Văn hoá các dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng”; nội dung cuốn sách được biên soạn từ kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học xã hội 04.08 thuộc chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước khoa học xã hội 04 Cuốn sách đã đề cập đến: Quan điểm mácxít - lêninnít về sự thống nhất mà đa dạng của bản sắc dân tộc trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay; Sự thống nhất

mà đa dạng trong văn hóa vùng và tộc người; Tính thống nhất mà đa dạng trong đời sống văn hóa tinh thần; Tính thống nhất mà đa dạng trong phong tục tập quán và nếp sống; Phương hướng, giải pháp và khuyến nghị nhằm giữ gìn

và phát triển sự thống nhất mà đa dạng về bản sắc dân tộc của văn hóa trong những năm trước mắt Với những nội dung đó, cuốn sách giúp độc giả tìm hiểu về một vấn đề vừa mang tính lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần thực hiện chiến lược phát triển văn hóa của Đảng, phục vụ công tác nghiên cứu quản lý trong lĩnh vực văn hóa

Đặc biệt trong nội dung thứ nhất của cuốn sách, nhóm tác giả khẳng định bản sắc văn hoá của dân tộc cũng thay đổi - tất nhiên là với một tiến độ không thể nhanh hơn sự biến đổi của các quá trình và hiện tượng văn hoá; bản sắc dân tộc cũng được làm giàu và hiện đại hoá ở mức độ nào đó Thêm nữa, nhóm tác giả khẳng định giá trị chuẩn và chủ yếu trong bản sắc quốc gia dân tộc ở Việt Nam bao gồm năm chuẩn giá trị: Kiên nhẫn, cần cù, rõ nhất là trong lao động; Kiên cường, kiên quyết trong khắc phục và chinh phục thiên nhiên, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, để giành tự do cho dân tộc; Dũng cảm, mưu trí; Tính tập thể, tính cộng đồng được thể hiện rõ ở tình “thương người như thể thương thân” và dung hợp theo chữ Hoà - Thiên - Địa - Nhân Qua cuốn sách, tác giả luận án nhận thức rõ hơn về sự thống nhất nhưng đa dạng của 54 sắc thái dân tộc anh em và càng thấy rõ việc giữ gìn cái riêng của mỗi dân tộc (tộc người)

Trang 18

10

Trần Ngọc Thêm trong nhiều công trình đã công bố dưới dạng sách, đề tài nghiên cứu khoa học đã từng đề cập đến các yếu tố đặc trưng của giá trị văn hóa như trong cuốn “Giá trị và sự chuyển đổi hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam”(2010) đã đề cập: 1/Thái độ tôn trọng, ước mong sống hòa hợp với thiên nhiên; 2/ Thiên về tổng hợp và biện chứng, chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm; 3/Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ; 4/Linh hoạt và dân chủ, trọng tập thể; 5/Dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó Tiếp đó, trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: Cái nhìn hệ thống - loại hình” ông đã khẳng định 5 yếu tố đặc trưng của văn hóa có sự liên hệ, tác động lẫn nhau đó là: 1/Tính cộng đồng, 2/Tính ưa hài hòa, 3/Tính trọng âm, 4/Tính tổng hợp, 5/Tính linh hoạt Những nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá trị văn hóa nói chung và giá trị văn hóa của tộc người Tày nói riêng

Đề tài cấp Bộ năm 2005 do Nguyễn Duy Bắc là chủ nhiệm, thuộc Viện

văn hoá và phát triển - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, “Sự biến

đổi các giá trị văn hoá trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” Đề tài bao gồm năm chương, Chương 1:

Mấy vấn đề lý luận về văn hoá, giá trị văn hoá, biến đổi giá trị văn hoá; Chương 2: Sự vận động của các giá trị văn hoá ở nước ta thời kỳ trước đổi mới; Chương 3: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở nước ta và sự biến đổi giá trị nhân cách văn hoá; Chương 4: Sự biến đổi các giá trị văn hoá trong điều kiện xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; Chương 5: Các giải pháp xây dựng những giá trị văn hoá trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Đề tài khẳng định: kinh tế thị trường với những mặt tích cực của nó đã và đang mang lại nhiều thuận lợi cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay, như: nó tạo tiền đề để dẫn đến sự biến đổi tích cực trong các giá trị văn hoá nhân cách, văn hoá chính trị,

Trang 19

11

văn hoá đạo đức, văn hoá thẩm mỹ, văn hoá gia đình… Bên cạnh những tích cực đó, kinh tế thị trường cũng có những hạn chế, khiếm khuyết đã và đang là môi trường nảy nở nhiều hiện tượng tiêu cực, trái với những truyền thống và cách mạng trước những thử thách mới chưa từng có Theo đó, việc xây dựng những giá trị, chuẩn mực văn hoá đạo đức của con người xã hội Việt Nam hiện nay, đòi hỏi phải chủ động, tích cực kế thừa và đổi mới các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc và cách mạng, mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế để phát triển văn hoá tạo ra những giá trị mới

Những công trình trên đã nêu rõ các quan niệm về “giá trị”, “giá trị văn hóa”, “giá trị xã hội”, “bảng giá trị”, “hệ thống giá trị”, “chuẩn giá trị văn hóa” Theo các tác giả, có các giá trị truyền thống và các giá trị mới hình thành do những điều kiện kinh tế - chính trị mới chi phối Đối lập với “giá trị”

là “phản giá trị” - đi ngược lại các giá trị văn hóa, phản lại các giá trị chân, thiện, mỹ Các công trình nói trên cũng đã phân tích lịch sử quá trình hình thành, phát triển và nội dung các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ với bản sắc văn hóa dân tộc, chỉ rõ các mặt tích cực cần kế thừa, phát huy và mặt hạn chế, lỗi thời cần khắc phục, xóa bỏ

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền thống trong quá trìnhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Theo hướng này, có nhiều bài viết sâu sắc Cụ thể: “Văn hóa Việt Nam

và cách tiếp cận mới” của Phan Ngọc (2000); với phương pháp tiếp cận của

ngành văn hoá học, với mục đích tìm kiếm về bản sắc văn hoá dân tộc Việt

Nam, và suy cho cùng, với mục đích đổi mới văn hoá, cho nên tác giả đã

không trình bày các sự kiện văn hoá thành những kiến thức cần nắm được mà

đi trình bày những biện pháp cần làm vì quyền lợi của đất nước và nhân dân

Do đó, các mặt từ lịch sử, chính trị, quân sự, giáo dục, văn học, nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo… được thấy rõ những mối liên hệ chặt chẽ với nhau, và tựu

Trang 20

12

trung lại, nó đều có gốc của con người Việt Nam Mặc dù cuốn sách chủ yếu

mở ra hướng tiếp cận mới cho ngành văn hoá học, nhưng đó cũng là sự tham khảo có ý nghĩa cho chúng tôi trong tiếp cận về giá trị văn hoá truyền thống, như: nghiên cứu văn hoá phải đặt chúng trong bối cảnh của sự tiếp xúc và giao lưu văn hoá với các nền văn hoá khác, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay

Trần Ngọc Thêm xuất bản cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” (2001) Cuốn sách đề cập đến các nội dung chính: Cơ sở lý luận cho cách nhìn

hệ thống - Loại hình về văn hoá Việt Nam; Văn hoá nhận thức; Văn hoá tổ chức cộng đồng: Đời sống tập thể; Văn hoá tổ chức cộng đồng: Đời sống cá nhân; Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên; Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội Trong phần cuối của cuốn sách, thay lời kết, tác giả phân tích văn hoá Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, trong đó, tác giả chỉ rõ văn hoá Việt Nam cổ truyền đứng trước công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Cùng với sự hội nhập, mở cửa, hợp tác, phát triển của đất nước, văn hoá truyền thống của Việt Nam còn chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, chúng có sự thâm nhập tương đối lớn đối với sự phát triển của văn hoá Bên cạnh những yếu

tố tích cực của văn hoá truyền thống người Việt, như: tính linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình hội nhập, phát triển; thì những mặt khó khăn trong văn hoá truyền thống của con người Việt Nam là: bệnh tuỳ tiện, bệnh làm ăn kiểu sản xuất nhỏ, bệnh gia đình chủ nghĩa, bệnh đố kị luôn song hành

Qua đó, tác giả đã chỉ rõ những yếu tố phù hợp con người có thể điều chỉnh phù hợp với những điều kiện phù hợp trong quá trình phát triển của đất nước Từ đó, vấn đề đặt ra là giữa cái hay và cái dở, cái được và cái mất trong kinh tế thị trường là bài toán tối ưu giữa hai nhiệm vụ: nâng cao đời sống và phát triển kinh tế đi đôi với bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc

“Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ

Trang 21

13

biên) (2001) Cuốn sách bao gồm ba phần: Giá trị văn hóa truyền thống vì mục tiêu phát triển; Vài nét về Nho giáo trong văn hóa truyền thống; Một số vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cuốn sách là một cách tiếp cận sâu sắc về giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh đất nước thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xuất phát từ quan điểm lịch sử và với những quan điểm trong Triết học văn hóa, cuốn sách phản ánh những nét cơ bản về giá trị và giá trị văn hóa truyền thống trong mối quan hệ của văn hóa truyền thống và sự phát triển đất nước Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh vị thế của chủ thể của văn hóa nội sinh trong quá trình hội nhập, khi khai thác những yếu tố tích cực của Nho giáo Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần hiếu họ Nội dung cuốn sách khẳng định sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi khai thác và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống vì mục tiêu phát triển bền vững đi đôi với giải quyết đúng đắn mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích và đạo đức trong nền kinh

tế thị trường:

“Giá trị truyền thống, trên thực tế vẫn là hành trang không thể thiếu được trong hành trình của con người vào thế kỷ XXI Tương lai càng không được hứa hẹn một cách chắc chắn thì lại càng làm cho truyền thống trở thành một lãnh địa để con người tìm kiếm hy vọng” [10, tr 22]

Với các nội dung đó của cuốn sách nên nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu của tác giả luận án khi thực hiện đề tài

Cuốn sách “Những thách thức của văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Phạm Duy Đức (2006) có ý nghĩa lý luận và thực tiễn góp phần giải đáp những vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Sách gồm 3 chương Chương 1: Văn hoá Việt Nam sự hình thành và phát triển - Những giá trị tiêu biểu Chương 2: Những tác động của toàn cầu hoá và hội nhập

Trang 22

14

kinh tế quốc tế đối với văn hoá Việt Nam hiện nay Chương 3: Phương pháp và giải pháp để phát huy những ưu thế, vượt qua những thách thức nhằm xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Cuốn sách là tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình tìm hiểu vấn đề của chúng tôi, mặc dầu, cuốn sách là sự nghiên cứu công phu và toàn diện về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam nói chung, mà không đề cập đến một văn hoá cụ thể nào

Lương Gia Ban - Nguyễn Thế Kiệt (2014) “Giá trị văn hoá truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” Cuốn sách là

sự nghiên cứu một cách đầy đủ về giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong xây dựng nhân cách sinh viên trong bối cảnh hiện nay Trong nội dung chương 1, ngoài sự phân tích những đặc điểm tâm - sinh lý của sinh viên, sự tác động của bối cảnh hiện nay đối với nhân cách của sinh viên, các tác giả đã đi sâu phân tích

về cơ sở hình thành và nội dung của giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Chương 2, các tác giả đi khảo sát thực trạng và phân tích các vấn đề đặt ra trong quá trình phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc trong việc xây dựng nhân cách sinh viên hiện nay Từ các vấn đề đặt ra của chương 2, các tác giả đã

đề cập những phương hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong việc xây dựng nhân cách sinh viên hiện nay Cuốn sách là tài liệu tham khảo có ý nghĩa với tác giả luận án, song, những vấn

đề đặt ra của cuốn sách là các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đối với việc hình thành nhân cách của sinh viên, nên có sự khác biệt cơ bản trong quá trình tiếp cận của đối tượng luận án

Trong bài viết “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” của Nguyễn Văn Huyên (1999) trên tạp chí Triết học (được trích dẫn trên website: http://www.chungta.com), tác giả khẳng định: “… mỗi nền văn hoá bao giờ cũng tàng chứa những tố chất đặc sắc, tạo nên nét riêng của mình đó là bản sắc Cái bản sắc đó được kết tinh từ tâm hồn, khí phách hàng

Trang 23

Qua các công trình đã đề cập ở trên, nhiều tác giả đi sâu bàn về khái niệm

“văn hóa”, “bản sắc văn hóa dân tộc”, giá trị văn hóa nói chung và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam; những nội dung cơ bản của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Khi đề cập đến vấn đề nghiên cứu về giá trị văn hóa đó,

có nhiều học giả nghiên cứu với ý nghĩa của bản sắc văn hóa, nhiều học giả đi tìm hiểu về giá trị văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống được đề cập trên các lĩnh vực Tuy nhiên, khi bàn về khái niệm “văn hóa” và khái niệm “bản sắc văn hóa dân tộc” cũng còn những ý kiến khác nhau Sự khác nhau này do các tác giả nghiên cứu về văn hóa từ những góc độ và cách tiếp cận khác nhau

Các công trình của các tác giả ở trên đã phân tích sâu sắc các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, chỉ rõ các thời cơ và thách thức của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay Các công trình nghiên cứu của các tác giả đều nhấn mạnh đến vai trò của văn hoá truyền thống trong bối cảnh có nhiều yếu tố tác động, trong đó có những yếu tố tác động tích cực và không ít các yếu tố tác động tiêu cực Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đã đề cập ở trên cứu về

sự tác động của các yếu tố hiện nay đến nền văn hoá, giá trị văn hoá, giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, mà chưa phải nghiên cứu tác động đến văn hoá một tộc người cụ thể ở nước ta

Trang 24

xu thế toàn cầu hóa nó vẫn có cơ hội phát triển, hình thành một chất lượng mới của bản sắc văn hóa dân tộc, tương ứng với tiên tiến theo quan niệm của chúng ta” [24, tr.105-106] Cuốn sách là sự khẳng định về vai trò của bản sắc văn hóa trong quá trình đổi mới cũng nên cần có sự bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tại, nhưng cũng cần phải giữ vững những giá trị cốt yếu của chính nền văn hóa đó Đây là tư liệu có ý nghĩa trong quá trình

nghiên cứu luận án của tác giả

Nguyễn Duy Quý trong cuốn “Nhận thức văn hóa Việt Nam”(2008) Cuốn sách là cái nhìn toàn diện và sâu sắc, nhưng thể hiện rất rõ được cái đa

dạng trong thống nhất của các nội dung trong văn hoá Trong Phần thứ nhất:

Một số gương mặt trong lịch sử văn hoá Việt Nam; bao gồm hàng loạt các bài viết có tính điểm xuyết về một số nhân vật lịch sử văn hoá thế kỷ X cho đến

Trang 25

Khả Kế, Nguyễn Đổng Chi Phần thứ hai: Sức mạnh của cội nguồn văn hoá;

tác giả đã phân tích và lý giải về cội nguồn văn hoá dân tộc, văn hoá và phát triển, khẳng định: văn hoá không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực phát triển

kinh tế - xã hội và khoa học được coi là một thành tố của văn hoá Phần thứ

ba: Văn hoá Việt Nam - một góc nhìn; tác giả trình bày khái quát từ truyền

thống văn hoá Việt Nam đến những quan điểm cơ bản của Đảng ta trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam; đồng thời, tác giả đề cập đến vai trò và nhiệm vụ của khoa học xã hội và nhân văn trong việc thực hiện đường lối của Đảng, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Cuốn sách đã cung cấp cho người đọc một cách nhìn toàn diện về các nội dung của văn hoá, thông qua sự khảo lược các nhân vật lịch sử, các quan điểm của Đảng về văn hoá qua các thời kỳ, đồng thời, tác giả cuốn sách nhấn mạnh về việc khi nước ta mở cửa, hội nhập sẽ có những chướng ngại và thách thức để trở thành nếp sống, nếp suy nghĩ, nếp hành động trong xã hội Việt Nam Do đó, tác giả khẳng định “Vấn đề hợp tác và giao lưu văn hoá trở thành một nhu cầu” [87, tr.474] và nghiên cứu, thực hiện nghiêm túc Tuy nhiên, cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều thay đổi về quá trình hội nhập,

mở cửa và toàn cầu hoá, đặc biệt cuộc khủng hoảng về tài chính trên thế giới cho đến nay về cơ bản vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, và nó đã xuất hiện nhiều nhân tố mới song cuốn sách ít nhiều có ý nghĩa đối với chúng tôi trong quá

Trang 26

“Giá trị của văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định Giá trị văn hóa hướng đến những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp (chân, thiện, mỹ), từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất Người Giá trị văn hóa luôn ẩn tàng trong bản sắc văn hóa, di sản văn hóa, biểu tượng, chuẩn mực văn hóa Chính vì vậy mà văn hóa thông qua hệ giá trị của

nó góp phần điều tiết sự phát triển xã hội” [96, tr.22-23]

Theo ông, giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng người bao giờ cũng tạo nên một hệ thống, với ý nghĩa là các giá trị ấy nảy sinh, tồn tại trong liên hệ, tác động hữu cơ với nhau Khi đề cập đến hệ giá trị, hay bảng giá trị hay thang giá trị của mỗi cộng đồng đều thể hiện ở cả hai ý nghĩa, đó là: các giá trị riêng lẻ tạo nên một hệ thống hữu cơ các giá trị và có sự sắp đặt trước sau,

độ nhấn về tầm quan trọng của từng nhân tố giá trị trong từng bảng giá trị

Thêm nữa, tác giả cho rằng, giá trị của văn hóa được thông qua sự phân chia theo hai hệ giá trị, đó là: hệ giá trị tổng quát và hệ giá trị bộ phận Hệ giá trị văn hóa tổng quát bao gồm 5 yếu tố: 1/yêu nước, 2/ đoàn kết, 3/cần cù, 4/anh hùng, 5/yêu gia đình và làng xóm [96, tr.46] Hệ thống giá trị văn hóa

bộ phận, tùy thuộc vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống con người, mỗi dân tộc, địa phương còn tích lũy được cùng các hoạt động của con người, mỗi dân tộc, địa phương còn tích lũy được các giá trị văn hóa, kết tinh những tri thức, những điều hay, nét đẹp trong những hoạt động ấy

Trang 27

19

Cuốn sách đã phân tích những giá trị trong văn hoá vật chất và trong văn hoá tinh thần trong bối cảnh hiện nay Qua thực trạng biến đổi giá trị văn hoá truyền thống trong đổi mới và hội nhập, sự biến đổi này được thể hiện trên cả bình diện các giá trị tổng thể cũng như các giá trị bộ phận được đặt trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, từ yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nhất là từ sau đổi mới Từ việc phân tích tính tất yếu cũng như mối quan hệ biện chứng giữa bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tác giả cuốn sách đã nêu lên thực trạng của quá trình đó và từ đây đề xuất 7 kiến nghị mang tính quan điểm định hướng cho việc bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập

Phạm Thanh Hà, tác giả cuốn sách: “Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” (2011); tác giả đã phân tích cơ sở hình thành, những đặc điểm và nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc giữ gìn bản sắc dân tộc Đặc biệt, đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và những tác động hai mặt của toàn cầu hóa, tác giả đã đề ra những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, phát triển lành mạnh con người, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước

Thực tế cho thấy việc nghiên cứu bản sắc dân tộc Việt Nam không chỉ nhằm xác định sự giống nhau và sự khác biệt giữa dân tộc ta với dân tộc khác

mà quan trọng hơn là nhằm xây dựng niềm tự hào, khơi dậy nguồn sức mạnh nội sinh thúc đẩy đất nước phát triển Theo tác giả, giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là giữ lại tất cả những gì của quá khứ, mà phải giữ gìn một cách hợp lý Chúng ta phải chủ động hội nhập trên cơ sở lựa chọn cái tốt đẹp của dân tộc mình và dân tộc khác, đồng thời phải mạnh dạn vứt bỏ cái lạc hậu, cái không phù hợp Ở phần cuối cuốn sách, tác giả nhấn mạnh, muốn giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam thì việc giữ gìn phải được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và cần có sự quan tâm của mọi cấp, ngành, địa phương Cuốn

Trang 28

20

sách là sự tham khảo có ý nghĩa cho đề tài luận án về định hướng và một số giải pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Tác giả cuốn sách “Văn hóa trong chiến lược phát triển của Việt Nam” (2014) - Đinh Xuân Dũng đã cho rằng:

“ các giá trị văn hóa một khi đã hình thành, được cộng đồng chấp nhận thì nó lại có tác động ngược trở lại với tư cách vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy các hoạt động ấy Do hoạt động của con người, năng lực sáng tạo của con người là hết sức đa dạng, nên các giá trị mà họ tạo ra cũng hết sức đa dạng Nhiều giá trị được tập hợp theo một hệ thống nào đó thì gọi là hệ giá trị” [22, tr.28]

Bên cạnh đó vấn đề này còn được quan tâm ở hàng loạt các công trình đăng trên các tạp chí khoa học có giá trị như: “Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa” của Mai Thị Quý, Tạp chí Triết học, Số 12-2003; “Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của con người Việt Nam - Một yêu cầu tất yếu khách quan trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Trương Hoài Phương, Tạp chí Phát triển nhân lực, Số 5(26)

- 2011 Đặc biệt là bài viết của Đặng Văn Bài (2015) (http://quydisan.org.vn)

“Vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong giai đoạn hiện nay” (Truy cập ngày 10/12/2015) Tác giả đã có sự tổng kết các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước về các thành tố của văn hóa Những khuynh hướng và phẩm chất căn bản trong sáng tạo văn hóa của mỗi quốc gia - nhân lõi làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Ông khẳng định: hệ giá trị và truyền thống của mỗi quốc gia, dân tộc được trao quyền kế thừa và liên tục, bổ sung qua nhiều thế hệ

Bài viết của Lương Đình Hải (2015) (https://vass.gov.vn) “Xây dựng

hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (Truy cập ngày 05/12/2015) Tác giả bài viết đã có sự khảo sát nghiên cứu qua các công trình nghiên cứu

Trang 29

21

cũng như việc căn cứ vào các yếu tố tác động của nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa, sự hội nhập kinh tế và quá trình toàn cầu hóa hiện nay; tác giả đã nêu lên bảng giá trị Việt Nam với 10 thành tố, đó là: 1) Tinh thần yêu nước Việt Nam; 2) Tinh thần nhân ái; 3) Anh hùng, dũng cảm; 4) Biết chấp nhận (nhẫn), tiếp thu; 5) Hiếu học; 6) Sáng tạo; 7) Cần cù; 8) Lạc quan; 9) Trọng đạo lý; 10) Ưa ổn định Tác giả khẳng định: Dù có những biến động nhưng các giá trị này không thể biến mất mà đang được tiếp tục củng cố, có những hình thức biểu hiện mới với những mức độ khác nhau

Trong các công trình trên, các tác giả đã phân tích những cơ sở xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh của sự tác động đa chiều, vừa có toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, vừa có công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa có kinh tế thị trường Phần lớn các ý kiến đó đều cho rằng, sự tác động đa chiều đó đều

có hai mặt, vừa tích cực, vừa tiêu cực Đứng trước quá nhiều thời cơ và thách thức đó, không chỉ là sự khó khăn cho lĩnh vực kinh tế, mà văn hoá, cụ thể là các giá trị văn hoá truyền thống hiện nay cũng đã, đang và sẽ phải gánh những hậu quả không nhỏ do các yếu tố tiêu cực đó mang lại Theo đó, vấn đề đặt ra với nền văn hoá nói chung, là phải tìm được yếu tố cốt yếu của mình,

để từ đó, bản thân nó không bị đánh mất chính mình trong quá trình tiếp xúc,

va chạm với các yếu tố khác biệt với các nền văn hoá; để rồi, nền văn hoá của chúng ta không thể bị hoà tan trong quá trình hội nhập

Luận án tiến sĩ của Hoàng Xuân Lương “Bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông và giải pháp giữ gìn, phát huy giá trị của nó ở Việt Nam hiện nay” (2000) bảo vệ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, đã nghiên cứu về vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc thiểu số trong quá trình đổi mới đất nước Tác giả luận án đã có sự tìm hiểu về sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông qua sự phân tích những đặc điểm về

tự nhiên, điều kiện kinh tế, với một số các biểu hiện của bản sắc dân tộc

Trang 30

22

H’Mông Với việc đề xuất một số giải pháp mang tính chất đặc thù, luận án

có sự đóng góp không nhỏ trong quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc H’Mông nói riêng và văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung Đây

là công trình có giá trị trong quá trình nghiên cứu của tác giả luận án Mặc dầu, cùng nghiên cứu về dân tộc thiểu số ở Việt Nam, nhưng Hoàng Xuân Lương nghiên cứu về văn hóa dân tộc H’Mông nên có nhiều sự khác biệt với văn hóa dân tộc Tày

Tóm lại, trong quá trình tìm hiểu các công trình đã được công bố, có

nhiều ý kiến cho rằng hệ giá trị của văn hóa xoay quay các yếu tố thuộc về

Chân, Thiện, Mỹ Tuy nhiên, việc vận dụng hệ giá trị đó như thế nào lại phụ

thuộc vào từng quốc gia, dân tộc từng nhóm người, cá nhân khác nhau Qua đó, chúng tôi cũng nhận thấy có hai cách thao tác về những yếu tố truyền thống trong văn hóa Việt Nam Có một nhóm các học giả nghiên cứu về “bản sắc dân tộc”, có một nhóm các học giả nghiên cứu về “giá trị văn hóa truyền thống” Song, giữa chúng cùng chung một đích, đó là những yếu tố làm nên sự tồn tại bền lâu trong văn hóa cộng đồng, nó cần thiết phải được lưu giữ và tiếp tục

được phát huy để nói lên chất của nền văn hóa đó Nhóm nghiên cứu bản sắc

văn hóa, phần lớn các ý kiến cho rằng: đây không phải là phạm trù “tĩnh” mà là phạm trù “động”, nó có tính mở cao Tính mở đó thể hiện trong quá trình giao lưu hội nhập của đất nước, bản sắc dân tộc nên cần có sự tiếp thu, học hỏi và làm giàu thêm nội hàm Các công trình chúng tôi lược khảo ở trên đều có chung một điều là: các học giả chủ yếu đi tìm hiểu nội dung của giá trị văn hóa, của bản sắc văn hóa; và đều chưa có sự lý giải về cơ sở hình thành, cơ sở giữ gìn những yếu tố đó trong giá trị văn hóa truyền thống

Nhưng đáng nói ở đây, khi có sự tiếp biến trong văn hóa thì những yếu

tố thuộc về bản sắc văn hóa đó có còn là chính nó hay không? Bởi lẽ bản sắc

là cái vốn có của nền văn hoá nhất định, nó là một tiêu chí cơ bản để phân biệt

chất của các nền văn hoá, “nó là nó chứ không thể khác được” Do vậy, qua

Trang 31

23

sự phân tích, sự lược khảo các công trình đó, chúng tôi có thể mạnh dạn khẳng định rằng: Bản sắc văn hoá dân tộc không dễ dàng thao tác, không được và không nên bổ sung để làm giàu thêm vì nó vốn đã là của nó; và, chắc chắn cần lựa chọn một phạm trù mang tính hợp lý tương thích với bối cảnh hiện nay, vừa là để lĩnh hội, tiếp thu những yếu tố mới (mới của nhân loại) vừa phải biến đổi nó cho phù hợp với đặc điểm lịch sử dân tộc Đây cũng chính là điều mà luận án cần quan tâm và nghiên cứu một cách thận trọng

1.2 Các công trình nghiên cứu về giá trị văn hoá truyền thống tộc người Tày

Văn hóa truyền thống tộc người Tày cũng có không ít các học giả quan tâm và nghiên cứu Về cơ bản các tác giả đều quan tâm đến các lĩnh vực thuộc về: Làng bản; nhà cửa; gia đình; trang phục; ẩm thực; ngôn ngữ; tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán; văn nghệ dân gian Có một số tác giả phân chia các lĩnh vực đó thành văn hoá vật chất (bao gồm: làng bản; nhà cửa; gia đình; trang phục; ẩm thực) và văn hoá tinh thần (bao gồm: ngôn ngữ; tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán; văn nghệ dân gian) Song chủ yếu các công trình nghiên cứu đều đề cập đến các lĩnh vực này qua các lăng kính khác nhau Cho dù có phân chia như thế nào chăng nữa thì nó cũng đều phản ánh sự đa dạng và phong phú; mang đậm nét đặc trưng trong văn hoá của người Tày

Trong bối cảnh đất nước đổi mới, với nhiều thành tựu đạt được nhất là trên lĩnh vực kinh tế đã mang lại cho nhân dân ta đời sống ấm no, hạnh phúc Song, bên cạnh đó có nhiều yếu tố tác động trái chiều làm ảnh hưởng đến các giá trị văn hoá của tộc người Tày nói riêng và tộc người thiểu số nói chung

Do đó, việc nghiên cứu các xu hướng của sự biến đổi văn hoá, việc đưa ra các giải pháp để tiếp tục phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tộc người Tày

đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Đặc biệt, giữ gìn và phát huy các

Trang 32

“Văn hóa dân gian Tày” (2002) của Hoàng Ngọc La (chủ biên), nhóm

tác giả đã nghiên cứu về văn hóa dân gian Tày với Lịch sử tộc người và một

số yếu tố Tày - Thái cổ; Nội dung truyền thống văn hóa vật chất và tinh thần của người Tày được sáng tạo trong lịch sử Trong các nội dung đó, truyền thống văn hóa vật chất được nhóm tác giả đề cập như: Nhà cửa, đồ ăn thức uống, trang phục, dụng cụ, vũ khí dân gian; những yếu tố đó đều được hình thành trên nền tảng của sự sinh tồn trong suốt quá trình lịch sử của họ Với truyền thống văn hóa tinh thần, nhóm tác giả nghiên cứu theo kết cấu truyền thống của quá trình nghiên cứu các dân tộc, bao gồm: Vấn đề về vũ trụ quan

và nhân sinh quan, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán, vấn đề ngôn ngữ và văn học dân gian, vấn đề nghệ thuật dân gian và những hình thức văn hóa phức hợp khác

Qua đó, nhóm tác giả khẳng định, người Tày là một trong những dân tộc thiểu số đã có mặt từ lâu đời ở Việt Nam, là dân tộc đã tham gia tích cực trong quá trình xây dựng và giữ gìn đất nước Việt Nam Cả văn hóa vật chất

và văn hóa tinh thần của dân tộc này đều có sự đậm đà sắc hương, tô đẹp và làm phong phú thêm những truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam Cuốn sách đã góp phần nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày - dân tộc thiểu số nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung Tuy

Trang 33

25

nhiên, cuốn sách là nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống dưới góc độ của lịch sử, dựa trên phương pháp tiếp cận lịch đại, kết hợp cả lý luận và thực tiễn khảo sát ở một số địa phương có đồng bào Tày sinh sống, mà chưa lý giải

rõ ràng nguồn gốc, căn nguyên của sự biến đổi, sự phát triển của những yếu tố

đó

Trong cuốn “Nghệ thuật múa rối Tày - Nùng” Nguyễn Huy Hồng

(2003) đã có sự tái hiện lại cách thức tổ chức, người tổ chức, loại hình sân khấu, nghệ thuật biểu diễn, văn học, âm nhạc của nghệ thuật này Qua đó tác giả cũng thể hiện quan điểm của mình về sự tồn tại của loại hình nghệ thuật này là rất cần thiết trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, bởi lẽ, chính

nó làm nên yếu tố đa dạng, phong phú trong nền văn hóa dân tộc

Ma Ngọc Dung“Nhà sàn của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam”

(2004): Nghiên cứu những yếu tố chung của nhà sàn Tày, từ đó rút ra những yếu tố riêng của từng vùng tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Thái Nguyên Sách gồm 4 chương Chương 1: Điều kiện tự nhiên

và xã hội vùng Đông Bắc Việt Nam Chương 2: Cấu trúc nhà sàn Tày Chương 3: Quá trình làm nhà sàn của người Tày Chương 4: ý nghĩa của ngôi nhà sàn trong đời sống người Tày và các biện pháp bảo tồn Cuốn sách giúp tác giả luận án có cái nhìn mang tính khái quát về nhà ở của người Tày ở khu vực Đông Bắc

Cuốn sách của tác giả Ma Ngọc Dung (2006) trong cuốn “Sự biến đổi tập quán ăn uống của người Tày” Cuốn sách là sự tiếp nối từ Luận án tiến sĩ

“Truyền thống và biến đổi trong tập quán ăn uống của người Tày vùng Đông Bắc Việt Nam” (2005) của tác giả Nội dung chính của cuốn sách là nghiên cứu tập quán ăn uống, ứng xử trong ăn uống, đặc điểm các món ăn, cách chế biến món ăn và giới thiệu các món ăn truyền thống của người Tày Sách gồm

4 chương với các nội dung: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và nguồn lương thực, thực phẩm; món ăn, đồ uống, thức hút và ăn trầu; ứng xử xã hội

Trang 34

26

trong ăn uống; sự biến đổi tập quán ăn uống của người Tày và những giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong ăn uống Cuốn sách giúp chúng tôi có được một sự nhìn nhận đầy đủ và đúng đắn về ẩm thực của người Tày qua các thời kỳ khác nhau, sự biến đổi trong văn hoá ẩm thực của

họ cũng là vấn đề cần được nghiên cứu một cách cẩn thận và có những giải pháp trong quá trình giữ gìn và phát huy nó hiện nay

“Văn hóa ẩm thực của người Tày ở Việt Nam” (2007), Ma Ngọc Dung

đi phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và nguồn lương thực, thực phẩm của người Tày trong các điều kiện trước đổi mới và điều kiện sau đổi mới Qua đó, tác giả đã tái tạo lại những hoạt động liên quan đến ăn uống, giới thiệu các món ăn, các tập quán ăn uống, đánh giá nhận xét, so sánh và rút

ra những yếu tố chung của văn hóa khu vực và những đặc trưng riêng của người Tày

Ma Đình Thu đã từng khẳng định về “Lượn Lùng tùng” (2009) của

người Tày vào dịp đầu xuân mới: Lượn Lùng tùng không phải chỉ góp một tiếng nói, một câu lượn mà là một bài ca mừng xuân đặc sắc của các dân tộc thiểu số Việt Nam Cuốn sách là sự tái hiện lại toàn bộ diễn tiến, nghi thức, nghi lễ của buổi lễ hội Lùng tùng (Lễ hội Lồng tồng) Đây là một công trình

có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn nét truyền thống văn hóa của đồng bào Tày trong bối cảnh hiện nay

Trong cuốn “Tín ngưỡng dân gian Tày - Nùng” Nguyễn Thị Yên

(2009) bao gồm hai phần: Phần thứ nhất, tác giả tập trung giới thiệu khái quát

về tín ngưỡng dân gian của người Tày, Nùng; tổng hợp, phân loại các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu của người Tày, Nùng (Mo, Tào, Then, Pụt, ) trong sự giao lưu tiếp biến giữa các yếu tố du nhập và các yếu tố bản địa và trong mối quan hệ giao lưu ảnh hưởng qua lại giữa các địa phương, giữa các ngành khác nhau Qua những hiểu biết cơ bản của đó, tác giả đã tập trung đánh giá hiện trạng và các hình thức sinh hoạt của văn hóa tín ngưỡng

Trang 35

27

trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng và đồng thời cuốn sách đã đưa

ra các kiến nghị để nhằm phát huy trong giai đoạn mới Phần thứ hai của cuốn sách tập trung vào việc giới thiệu các nghi lễ phổ biến của người Tày, Nùng như tang ma, lễ cấp sắc, lễ mừng thọ, lễ đầy tháng, lễ chữa bệnh được thực hiện bởi các thầy Mo, Tào, Then, Pụt

Trong cuốn sách“Văn hóa Việt Nam giàu bản sắc”, Nguyễn Đắc Hưng

(2010) có đề cập đến nét đặc trưng, giàu truyền thống của văn hóa tộc người Tày ở vùng Việt Bắc, đó là: Lễ hội Lồng tồng được tổ chức sau Tết âm lịch, thường từ mùng Hai trở đi tùy theo từng địa phương Đây là lễ hội cầu mưa thuận gió hòa để mùa màn được tươi tốt trong cả năm Lễ hội này diễn ra ở nhiều dân tộc vùng Việt Bắc, nhưng theo sự dẫn luận của tác giả, thì đây là Lễ

hộ do người Tày khởi xướng khi họ đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng Hội Lượn làng Hai (lễ hội Mẹ Trăng) cũng được tổ chức ba năm một lần tại một số địa phương ở Lạng Sơn, Cao Bằng để bày tỏ sự sùng bái

nữ thần Trăng Đây là lễ hội cầu mùa, nhưng được tổ chức về đêm và có một loạt hôi diễn ra trong những đêm trăng đẹp vào trung tuần các tháng Giêng, Hai, Ba âm lịch Hát then là một hoạt động văn hóa phổ biến trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Tày Đây là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng Có thể xem hát then là một trường ca mang màu sắc tín ngưỡng Theo tác giả cuốn sách, hát then đã có một thời bị lãng quên và đến nay mới bắt đầu có sự phục hồi và phát triển

Vương Xuân Tình - Trần Hồng Hạnh (đồng chủ biên) (2012) trong

cuốn “Phát triển bền vững văn hoá tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng

Đông Bắc”, đã tìm hiểu về sự bền vững của văn hoá mà cụ thể là văn hoá tộc

người Các tác giả đã xây dựng 5 chỉ báo cho phát triển bền vững văn hoá tộc người, đó là: Chấp nhận đa dạng văn hoá; Giữ gìn ngôn ngữ tộc người; Ý thức tự giác tộc người; Văn hoá góp phần phát triển kinh tế - xã hội Cuốn

Trang 36

28

sách đã cung cấp các chỉ báo nghiên cứu ở hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn

và đã tiến hành nghiên cứu trên 8 dân tộc

Ngoài ra còn có các công trình như các cuốn sách: “Các dân tộc Tày

Nùng ở Việt Nam = The Tay and Nung nationalities in Vietnam” (1992) của

Viện Dân tộc học; “Câu đố Tày Nùng” (1993) của Hoàng Tuấn Cư, Mông Ky Slay (Sưu tầm, biên soạn); Lục Văn Bảo với các công trình: “Lượn cọi : Ngữ Tày -Quốc Tày” (1994), “Pụt Tày = Chant culturel de l'ethnie Tay du Vietnam” (1992); “Lượn Slương” của Phương Bằng, Lã Văn Lô (sưu tầm, phiên dịch) (1992); “Ca dao Tày - Nùng” (1994) của Triều Ân; “Then Bách điểu” (1994) của Vi Quốc Bình, Nông Văn Tư, Hoàng Hạc; “Lẩu then Bjoóc

mạ của người Tày huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang” (1999) của Hoàng Đức Chung; “Từ điển thành ngữ - tục ngữ dân tộc Tày” (1996) của Triều Ân - Hoàng Quyết; “Thì thầm dân ca nghi lễ” (2001) của Vi Hồng; Hoàng Ngọc

La (chủ biên), Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn (2002) với cuốn “Văn hoá dân gian Tày - Nùng”; Ngô Đức Thịnh (2006) “Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam”; “Đời sống tín ngưỡng của người Tày ven biên giới Hạ Lang, Cao Bằng” (2010) của Nguyễn Thị Yên; Trần Bình (2011) “Văn hoá mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam”; Hoàng Nam (2011) “Tổng quan văn hoá truyền thống các dân tộc Việt Nam”; Trúc Thanh (2014) “Tìm về cội nguồn văn hóa núi”; v.v…

Các công trình dưới dạng Đề tài, Hội thảo, Thông báo khoa học, Luận văn, Luận án như: Tác giả Hà Đình Thành với “Tìm hiểu yếu tố tín ngưỡng

tôn giáo trong một số truyện kể dân gian Tày, Nùng” Thông báo văn hóa dân gian 2001 và “Phác thảo đôi nét về ca dao Tày, Nùng” Thông báo văn hóa dân gian 2004; “Người Tày Cao Bằng và những biểu hiện giao lưu hội nhập văn hóa Kinh - Tày - Nùng ở Cao Bằng” của Nguyễn Thị Yên tại Thông báo văn hóa dân gian 2004; Hoàng Văn Páo với bài viết “Các trò chơi dân gian trong lễ hội Lồng Thồng của người Tày Lạng Sơn” tại Thông báo Văn hóa

Trang 37

29

dân gian năm 2003; “Một số đặc điểm ngôn ngữ Tày và thực trạng của nó hiện nay (qua khảo sát một số địa phương ở vùng Đông Bắc): Thông báo Dân tộc học năm 2007 của Ma Ngọc Dung; “Hát dân ca trong sinh hoạt văn hóa dân tộc tày ở Bắc Giang” của Nguyễn Thị Nga trong Thông báo văn hóa dân gian 2008; “Tác động của du lịch tới đời sống kinh tế-xã hội người Tày thôn Pắc Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn” Thông báo Dân tộc học năm 2012 của Chu Thị Vân Anh; “Vai trò của Phe trong tang ma, cưới xin, làm nhà và tổ chức lễ hội, của người Tày ở Định Biên”, Thông báo Dân tộc học năm 2012 của Trần Bình, Đặng Minh Ngọc; “Tổng quan về nghiên cứu

về biến đổi kinh tế-xã hội và văn hóa của dân tộc Tày ở Việt Nam từ sau đổi mới đến nay” Thông báo Dân tộc học năm 2012 của Nguyễn Thị Thanh Bình;

“Vấn đề hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên và nhu cầu sinh kế của người dân địa phương (Nghiên cứu tại các thôn người dân tộc Tày, Nùng, Dao, H'mông tại vườn quốc gia Ba Bể, giai đoạn 2007-2011): Thông báo Dân tộc học năm 2012 của Hoàng Văn Chiều; “Khúc hát Khảm Hải (vượt biển) trong lễ cầu an của người Tày ở Bắc Kạn” tại Thông báo dân tộc học 2013 của Lương Thị Hạnh…

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Bá Thuỷ (2003) “Di dân tự do của các dân tộc Tày, Nùng, H’mông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắk Lắk giai đoạn

1986 - 2000”; Luận án tiến sĩ “Tiếp xúc ngôn ngữ Việt (Kinh) - Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam” của Đặng Thanh Phương; Luận văn đại học của Hoàng Thị Miên (2004) “Một số thay đổi về tập tục của dân tộc Tày ở tỉnh Yên Bái trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản”; Luận văn thạc sĩ “Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (Nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lạng, tỉnh Lạng Sơn)” (2012) của Phạm Thị Thu Hà;v.v…

Lương Thị Hạnh (2013) đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp học viện với đề tài “Tang ma của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn” tại Học viện Khoa

Trang 38

30

học xã hội Việt Nam Luận án đã có sự tìm hiểu về tang ma truyền thống của người Tày: các quan niệm liên quan đến tang ma, các loại tang ma, quy tắc ứng xử khi người thân qua đời, các nghi lễ, tục để tang, những kiêng kị Từ

đó chỉ ra được những biến đổi cũng như nguyên nhân biến đổi của tang ma người Tày hiện nay Công trình này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh, nó là sự nghiên cứu quan trọng trong quá trình biến đổi về văn hoá tín ngưỡng của đồng bào người Tày ở tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các tỉnh khác trong khu vực có người Tày sinh sống

Đề tài “Những biến đổi về văn hoá phi vật thể của người Tày ở huyện Can Lộc, tỉnh Lạng Sơn” (2008), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện, do nhóm nghiên cứu thực hiện: Trần Hồng Hạnh, Vương Xuân Tình, Lê Thị Mùi, Viện Dân tộc học Tìm hiểu thực trạng văn hoá phi vật thể, xem xét ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội tới văn hoá phi vật thể của người Tày

ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn; từ đó làm rõ những biến đổi của khía cạnh văn hoá này của cộng đồng người Tày Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hoá phi vật thể của cộng đồng này Đề tài đã khẳng định sự tác động của các yếu tố trong quá trình hội nhập, mở cửa tác động đến văn hoá tộc người Tày nơi đây và cần có sự phát huy nó trong thời kỳ mới để

nó không bị mất đi, mà ngược lại, ngày càng trở lên giàu có hơn

“Lễ hội Lồng tồng của người Tày huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (truyền thống và biến đổi)” của Dương Thị Lê (2010) là sự tìm hiểu về lễ hội Lồng tồng của người Tày tại Định Hóa xưa và nay Phân tích những giá trị và

sự biến đổi trong lễ hội này hiện nay, tác giả đã giúp người đọc có một cách nhìn toàn diện về Lễ hội này Về cơ bản những phong tục trong phần Lễ vẫn được giữ nguyên, song trong phần Hội đã có sự thay đổi, bởi lẽ nhiều trò chơi dân gian nay đã không còn phù hợp và không có sự thu hút được đông đảo con em đồng bào, thay vào đó là những trò chơi mang tính hiện đại và thể hiện sự hội nhập thị trường rất rõ

Trang 39

31

Trong Báo cáo tổng hợp đề tài cơ sở năm 2014 của Phạm Quang Linh, Phạm Thị Thu Hà có bài viết “Làng người Tày ở Lạng Sơn trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập”; các tác giả đã xem xét sự cố kết bên trong và hội nhập với bên ngoài của một làng người Tày trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tìm hiểu xu hướng biến đổi và phát triển của làng người Tày Qua đó đã thấy rõ, nhiều yếu tố hiện nay đang bị mai một đi và thay vào đó là những lối sống mang tính chất công nghiệp rất cao Nó được thể hiện trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực; song, điều đáng nghiên cứu ở đây chính là cách thức giữ gìn những yếu tố đó như thế nào trong bối cảnh này

“Cộng đồng Thái-Kadai Việt Nam những vấn đề phát triển bền vững” (2015) là cuốn sách có hàng loạt các bài viết về thực trạng và đề xuất các giải pháp về giá trị văn hoá tộc người Tày hiện nay ở Việt Nam: “Đề xuất một số

từ ngữ tiếng Tày mới hiện đại” của Triệu Lam Châu; “Thực trạng và một số giải pháp lưu giữ các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng” của Triệu Thị Kiều Dung; “Khảo sát sự chuyển giao ngôn ngữ dân tộc Tày giữa các thế hệ trong

sự phát triển bền vững vùng Đông Bắc” của Hà Thị Tuyết Nga; “Một số đề xuất về định hướng bảo tồn, phát huy các giá trị trong tang ma của người Tày Trung Khánh, Cao Bằng trong thời điểm hiện nay” của Nông Thị Thu;… Các bài viết với các cách tiếp cận khác nhau, với các điều kiện sinh tồn của người Tày ở các vùng khác nhau, song đều thể hiện sự đa dạng trong văn hoá của đồng bào Tày trong cả nước Đặc biệt, một số bài viết đề cập đến sự thay đổi trong quá trình đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập và phát triển kinh tế thị trường hiện nay, nhiều phong tục tập quán của đồng bào

đã có sự thay đổi Song, tất cả các công trình đều đề cập đến việc cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để giữ gìn những yếu tố truyền thống

Các công trình công bố trên các tạp chí như: Bế Văn Hậu (2012),

“Nghiên cứu một số nét biến đổi văn hóa người Tày tại Lạng Sơn trong quá

Trang 40

32

trình đổi mới kinh tế - xã hội” Bài viết đi sâu tìm hiểu những biến đổi trong văn hóa của người Tày Biến đổi trong văn hóa vật chất: ẩm thực, trang phục, nhà ở; Văn hóa tinh thần: ngôn ngữ, văn học nghệ thuật, lễ hội, tín ngưỡng; Văn hóa xã hội: gia đình, dòng họ, làng bản Tiếp đó, năm 2013, Bế Văn Hậu

và Mai Văn Huyên với bài viết “Một số nhận xét về biến đổi văn hoá người Tày ở Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới” đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 2, trang 90-95 Bài báo là sự giới thiệu khái quát về dân tộc Tày ở Lạng Sơn, qua đó, các tác giả đã nghiên cứu về biến đổi văn hoá của người Tày thông qua khảo sát tại 3 xã thuộc 3 huyện Cao Lộc, Văn Lăng, Văn Quang của tỉnh Lạng Sơn Các tác giả nghiên cứu sự biến đổi văn hoá dân tộc Tày nơi đây dưới góc độ tiếp cận theo phương pháp xã hội học và trên ba nội dung chính,

đó là: Thứ nhất, biến đổi về văn hoá vật chất; Thứ hai, biến đổi về văn hoá tinh thần; Thứ ba, biến đổi về văn hoá – xã hội Trong số ba dạng biến đổi đó,

ngôn ngữ trong văn hoá tinh thần là yếu tố có sự thay đổi nhiều nhất Các tác giả đã khẳng định: văn hoá Tày không bị mất đi mà nó có quá trình vận động, biến đổi Bài viết của các tác giả là một trong số những minh chứng cần thiết

để tác giả luận án có thêm căn cứ khẳng định về sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tộc người Tày ở tỉnh Thái Nguyên

Hà Đình Thành (2011) Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 6) với bài viết “Thực trạng và giải pháp bảo tồn một số loại hình văn hoá phi vật thể dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn”, đã đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn như: 1/Tập hợp các loại hình, 2/Lập hồ sơ văn hoá phi vật thể từng bộ, 3/Đánh giá từng loại thành tố văn hoá phi vật thể, 4/Công bố rộng rãi các yếu tố phi vật thể, 5/Có cơ chế chính sách thích đáng cho cán bộ làm công tác văn hoá tại cơ sở, 6/Cần khơi dậy lòng tự tôn trọng bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc, 7/Nhà nước cần có kế hoạch cụ thể, có kinh phí để sưu tầm, khai thác những nét đẹp văn hoá, 8/Ngành văn hoá chính quyền cơ sở cố gắng tổ chức, dù mỗi năm một lần vui xuân, 9/Đoàn thanh niên, ngành giáo dục nên tổ chức các chương

Ngày đăng: 13/11/2017, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Văn Bài (2015), “Vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong giai đoạn hiện nay”, quydisan.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong giai đoạn hiện nay”
Tác giả: Đặng Văn Bài
Năm: 2015
2. Bảo tàng Hồ Chí Minh (1997), Hồ Chí Minh về văn hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh về văn hoá
Tác giả: Bảo tàng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
3. Lương Gia Ban - Nguyễn Thế Kiệt (2014), Giá trị văn hoá truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị văn hoá truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay
Tác giả: Lương Gia Ban - Nguyễn Thế Kiệt
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2014
4. Đỗ Thuý Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Thuý Bình
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1994
5. Nguyễn Thanh Bình (2013), “Tổng quan nghiên cứu và những biến đổi của dân tộc Tày từ năm 1986 đến nay”, Tạp chí Dân tộc học (5), tr. 48-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan nghiên cứu và những biến đổi của dân tộc Tày từ năm 1986 đến nay”, "Tạp chí Dân tộc học
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2013
6. Trần Bình (2011), Văn hoá mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam, NXB Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam
Tác giả: Trần Bình
Nhà XB: NXB Thời đại
Năm: 2011
7. Nguyễn Duy Bắc (2005), Sự biến đổi các giá trị văn hoá trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Viện văn hoá và phát triển - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi các giá trị văn hoá trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc
Năm: 2005
8. Nông Quốc Chấn - Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) (2002), Văn hoá các dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá các dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng
Tác giả: Nông Quốc Chấn - Huỳnh Khái Vinh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 2002
9. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển”, Tạp chí Triết học (2), tr. 16-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1998
10. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên) (2001), Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
11. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá hiện nay
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
12. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề triết học - con người - xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề triết học - con người - xã hội
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2002
13. Trần Thị Kim Cúc (2014), Văn hóa Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Thị Kim Cúc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2014
14. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2013), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012, In tại Công ty cổ phần in Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2013
15. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2014), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013, In tại Công ty cổ phần in Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2014
16. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2015), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2014, In tại Công ty cổ phần in Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2014
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2015
17. Hoàng Tuấn Cư, Mông Ky Slay (Sưu tầm, biên soạn) (1993), Câu đố Tày Nùng, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu đố Tày Nùng
Tác giả: Hoàng Tuấn Cư, Mông Ky Slay (Sưu tầm, biên soạn)
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1993
18. Nguyễn Văn Dân (2011), Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2011
19. Ma Ngọc Dung (2005), “Ứng xử xã hội trong ăn uống của người Tày”, Tạp chí Dân tộc (3), tr.40-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng xử xã hội trong ăn uống của người Tày”, "Tạp chí Dân tộc
Tác giả: Ma Ngọc Dung
Năm: 2005
20. Ma Ngọc Dung (2007), Văn hoá ẩm thực của người Tày, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá ẩm thực của người Tày
Tác giả: Ma Ngọc Dung
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w