Câu1: Kỹ năng xây dựng bản luận cứ để bảo vệ cho người bị hại trong vụ án hình sự ?Bài làm. Bản luận cứ có vai trò rất quan trọng đối với Luật sư và khách hàng của Luật sư thể hiện khả năng, trình độ, kinh nghiệm của Luật sư. Do đó việc chuẩn bị bản luận cứ là vô cùng quan trọng đòi hỏi Luật sư phải có trình độ nhất định.
Trang 1Câu1: Kỹ năng xây dựng bản luận cứ để bảo vệ cho người bị hại trong vụ
án hình sự ?
Bài làm.
Bản luận cứ có vai trò rất quan trọng đối với Luật sư và khách hàng của Luật sư thể hiện khả năng, trình độ, kinh nghiệm của Luật sư Do đó việc chuẩn
bị bản luận cứ là vô cùng quan trọng đòi hỏi Luật sư phải có trình độ nhất định
A, Mục đích và yêu cầu của bản luận cứ
- Mục đích:
+ Là tài liệu quan trọng thể hiện kết quả lao động của Luật sư
+ Khi viết bản luận cứ Luật sư có điều kiện xem xét lại hồ sơ, tài liệu thu thập, ghi chép được nhờ đó hiểu thấu đáo hơn nội dung của vụ án
+ Dựa vào bản luận án Luật sư có thể trình bày các vấn đề trọng điểm mà không
bỏ sót, thiếu ý và cũng không bị dàn trải lan man
- Yêu cầu:
+ Bản luận cứ phải có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, ngắn gọn, súc tích
+ Các tài liệu, số liệu phải sử dụng chính xác
+ Các quan điểm đề xuất phải rõ ràng không đổ lỗi cho người khác để có lợi cho thân chủ của mình
B, Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bản luận cứ để bảo vệ cho người bị hại trong vụ án hính sự:
1 Nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu nội dung vụ án
+ xem xét các tình tình tiết có lợi, giảm nhẹ hoặc tăng nặng để buộc tội bị cáo khi bảo vệ cho người bị hại
2 Gặp gỡ thân chủ, khách hàng:
+ Tìm hiểu sự thật khách quan của vụ án
+ Xác định có vi phạm thủ tục tố tụng hay không
+ Nắm rõ các tình tiết chứng minh vô tội hay giảm nhẹ hoặc tăng nặng, các tình tiết buộc tội
Trang 23 Chuẩn bị các tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án, giải quyết vụ án.
+ Các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án
các tài liệu liên quan đến nhân thân của bị cáo, bị hại và các tài liệu khác liên quan đến tình tiết của vụ án hoặc để phục vụ cho việc chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ cô đọng và đi vào lòng người
+ Các tài liệu chứng cứ được bổ sung trong hồ sơ vụ án
+ Các tài liệu và văn bản pháp luật khác có liên quan: Ngoài bộ luật hình sự và TTHS thì còn chuẩn bị các văn bản như( thư từ liên ngành, nghị quyết của HĐTPTANDTC, NĐ chính phủ…)
4 Xác định hướng bảo vệ:
- Cáo buộc bị cáo phạm tội và yêu cầu bồi thường cho người bị hại:
+ Cáo buộc bị cáo phạm tội
+ Yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người bị hai( thiệt hại vật chất thực tế xảy
ra, thiệt hại sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm….)
- Bảo vệ theo hướng yêu cầu Tòa án trả hồ sơ để điều tra lại vụ án
5 Nội dung của bản luận cứ:
- Phần mở đầu:
Luật sư giới thiệu
Nêu lí do tham gia phiên tòa
- Phần nội dung:
Đây là phần trọng tâm chủ yếu của bài bảo vệ của luật sư, chính là sự kết tinh của quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, quá trình thẩm vấn công khai các chứng cứ tại phiên toà Đối với bản luận cứ bảo vệ cho
bị hại có cấu trúc như sau:
* Bảo vệ theo hướng cáo buộc hành vỉ phạm tội của bị cáo và yêu cầu bị cáo
Trang 3phải bồi thường cho thân chủ.
Cáo buộc hành vi phạm tội của bị cáo
Việc cáo buộc bị cáo đòi hỏi bản luận cứ bảo vệ phải chỉ ra được những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1, điều 48 Bộ luật hình sự, các tình tiết định khung tăng nặng hơn so với khung mà viện kiêm sát truy tố Ở vị trí người bảo vệ, kỹ năng bảo vệ phải được thực hiện ngược lại với
vị trí của người bào chữa theo hướng giảm nhẹ
Trường hợp do bị cáo và gia đình bị cáo ngay từ khi xảy ra vụ án đã có thái
độ đúng mức xem xét, hỗ trợ cho gia đình bị hại, tìm mọi biện pháp đê khắc phục hậu quả của vụ án, bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại và các tổn thất khác do bị cáo gây ra, tự nhận thức được hành vi phạm tội, có thái độ, ăn năn, hối cải, có thê đề xuất giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo, giảm mức bồi thường thiệt hại còn lại, lui lại tiến độ thanh toán, bồi thường cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, sinh hoạt của bị cáo
Tuy nhiên , trong quá trình phát biêu quan điêm khi bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, luật sư cần hiêu mặc dù các yêu cầu tăng nặng, giảm nhẹ về trách nhiệm hình sự và về bồi thường thiệt hại có nhiều điếm trùng hợp, thậm chí nhất trí tán đồng với quan điêm của kiêm sát viên, nhưng xét về bản chất nghề nghiệp vẫn có những khác biệt nhất định giừa tư cách kiêm sát viên và luật sư Vì vậy, ngôn ngữ, văn phong cần chừng mực, sự quan tâm đến số phận của bị hại không nên dùng nhừng từ ngữ mạnh, chỉ trích, mạt sát, xúc phạm danh
dự nhân phâm của bị cáo cần chủ yếu phân tích, đánh giá các chứng cứ có ý nghĩa xác định hành vi phạm tội và liên quan đến trách nhiệm dân sự của bị cáo, khéo léo trong vai trò cào buộc bị cáo của một luật sư để tránh đồng nhất mình với vài trò của Kiểm sát viên còn quyền quyết định tội danh và hình phạt là thuộc về Hội đồng xét xử
Trang 4Yêu câu bị cáo thực hiện trách nhiệm dân sự
Luật sư phải định hướng về việc yêu cầu bồi thường hoặc phản đối lại yêu cầu bồi thường của phía đối tụng với thân chủ của mình Bản định hướng phải chi tiết và cụ thê, có căn cứ pháp lý, và chi phí hợp lý
về nguyên tắc bồi thường thiệt hại luật sư phải xác định được bao gồm: Có thiệt hại xảy ra (thiệt hại bảo gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần); Phải có hành vi trái pháp luật; thiệt hại xảy ra là do hành vi trái pháp luật; người gây thiệt hại phải có lỗi (lỗi cố ý và lỗi vô ý)
Luật sư phải xem xét đến năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bị cáo; tính chi phí hợp lý bao gồm những chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá cả trung bình của thị trường
ở từng địa phương tại thời điêm chi phí
Luật sư khi tham gia bảo vệ về bồi thường thiệt hại cần yêu cầu bị hại có nghĩa vụ chứng minh Bị hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng tù' hoặc giấy biên nhận họp lệ về các khoản chi phí họp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường là những chi phí hợp
lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại
đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lóp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bố, tiếp đạm, tiền bồi dường phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đấy, nạng chống và khắc phục thấm mỹ đê hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ the bị mất hoặc bị
Trang 5giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại Neu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc
bị giảm sút đó; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động
và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn tù' 81 % trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại Khoản chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm
Thiệt hại do tỉnh mạng bị xâm phạm
Luật sư cần phải lưu ỷ những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dường chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ Nhừng khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dường trước khi chết; Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm
Thiệt hại do danh dự, nhân phâm, uy tín bị xâm phạm
Thiệt hại do danh dự, nhân phấm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phấm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm bao gồm những chi phí hợp lý đê hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị giảm sút; Bù đắp tốn
Trang 6thất về tinh thần do danh dự, nhân phấm, uy tín bị xâm hại.
* Bảo vệ theo hướng yêu cầu Tòa án trả hồ sơ để điều tra lại vụ án:
Khi có cơ sở cho rằng việc trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bố sung sẽ có lợi cho thân chủ là người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì luật sư có thể định hướng bảo vệ cho thân chủ theo hướng yêu cầu Toà án trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung
- Phần kết luận:
Tóm tắt về những vấn đề đã trình bày
Sau khi trình bày xong phần kết luận, đề xuất Luật sư cần chào và cảm ơn theo phép lịch sự trước khi kết thúc
- Như vậy có thể thấy việc bào chữa, bảo vệ của Luật sư là quá trình đòi hỏi Luật
sư phải thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, hoàn thiện và sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau
- Việc chuẩn bị bản luận cứ của Luật sư có ý nghĩa vô cùng lớn lao, quyết định đến sự thành công hay thất bại của Luật sư thi tham gia phiên tòa xét xử
Câu 2: Phân tích kỹ năng xây dựng bản luận cứ bào chữa cho bị cáo trong
vụ án hình sự?
Bài làm:
Bản luận cứ có vai trò rất quan trọng đối với Luật sư và khách hàng của Luật
sư thể hiện khả năng, trình độ, kinh nghiệm của Luật sư Do đó việc chuẩn bị bản luận cứ là vô cùng quan trọng đòi hỏi Luật sư phải có trình độ nhất định
A, Mục đích và yêu cầu của bản luận cứ
- Mục đích:
+ Là tài liệu quan trọng thể hiện kết quả lao động của Luật sư
+ Khi viết bản luận cứ Luật sư có điều kiện xem xét lại hồ sơ, tài liệu thu thập, ghi chép được nhờ đó hiểu thấu đáo hơn nội dung của vụ án
Trang 7+ Dựa vào bản luận án Luật sư có thể trình bày các vấn đề trọng điểm mà không
bỏ sót, thiếu ý và cũng không bị dàn trải lan man
- Yêu cầu:
+ Bản luận cứ phải có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, ngắn gọn, súc tích
+ Các tài liệu, số liệu phải sử dụng chính xác
+ Các quan điểm đề xuất phải rõ ràng không đổ lỗi cho người khác để có lợi cho thân chủ của mình
B, Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bản luận cứ để bào chữa cho bị cáo trong
vụ án hính sự:
1 Nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu nội dung vụ án
-Đặc điểm:
+ Thường không quá nhiều bút lục;
+ Tài liệu của các cơ quan y tế, cơ quan giám định, lời khai và các vật chứng là những tài liệu quan trọng:
-Cần quan tâm đến:
+ Biên bản đối chất, biên bản nhận dạng, thực nghiệm điều tra; Vật chứng;
+ Mối quan hệ giữa những người tham gia tố tụng;
+ Hoàn cảnh và động cơ phạm tội; Các tình tiết tăng nặng định khung; + Yêu cầu bồi thường thiệt hại có phù hợp không
+ Hình thành các câu hỏi cần làm rõ khi gặp những người có liên quan
2 Gặp gỡ thân chủ và những người khác rong vụ án:
2.1 Gặp và trao đổi với thân chủ:
+ Yêu cầu thân chủ nói đúng sự thật về nội dung vụ án, cung cấp chứng cứ
về nhừng tình tiết giảm nhẹ, những đặc điểm tốt thuộc về nhân thân
+ Tiến hành bồi thường cho bị hại, gặp xin lỗi và động viên người bị hại
Trang 8(hoặc gia đình họ).
+ Có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiêm sát và nhừng người tham gia tố tụng khác
+ Trả lời các câu hỏi ngắn gọn, đúng ý, có lợi cho mình; Chuân bị trước nội dung, hình thức thể hiện phần bào chữa của họ cũng như lời nói sau cùng tại phiên tòa
2.2 Gặp và trao đổi với những người liên quan khác
-Đối với người bị hại:
Gặp để hỏi thêm một số tình tiết của vụ án, động viên, an ủi họ
-Đối với người làm chứng:
+ Chỉ gặp khi thấy cần thiết;
+ Khi gặp có thể mang theo máy ghi âm;
+ Đôi với lời khai có lợi cho thân chủ có thê đê nghị cơ quan, tô chức có thẩm quyền xác nhận;
+ Giải thích trách nhiệm khai báo trung thực, chính xác của người làm chứng
3 Chuẩn bị các tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án, giải quyết vụ án.
+ Các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án
các tài liệu liên quan đến nhân thân của bị cáo, bị hại và các tài liệu khác liên quan đến tình tiết của vụ án hoặc để phục vụ cho việc chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ cô đọng và đi vào lòng người
+ Các tài liệu chứng cứ được bổ sung trong hồ sơ vụ án
+ Các tài liệu và văn bản pháp luật khác có liên quan: Ngoài bộ luật hình sự và TTHS thì còn chuẩn bị các văn bản như( thư từ liên ngành, nghị quyết của HĐTPTANDTC, NĐ chính phủ…)
Trang 94 Xác định hướng bào chữa cho bị cáo:
- Bào chữa theo hướng bị cáo không phạm tội
- Bào chữa theo hướng chuyển sang tội danh nhẹ hơn cho thân chủ của mình
- Bào chữa theo hướng giảm nhẹ tội cho thân chủ của mình
- Bào chữa theo hướng yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung, điều tra lại
5 Cấu trúc bản bào chữa:
- Phần mở đầu:
+ Luật sư giới thiệu
+ Nêu lí do tham gia phiên tòa
- Phần nội dung:
Hai hình thức:
-Bản bào chừa đầy đủ;
-Bản bào chừa sơ lược: sẽ phân tích, lập luận, bô sung tại phiên tòa
1 Trong trường hợp bào chữa theo hướng không phạm tội
-Thân chủ hoàn toàn không có hành vi phạm tội;
-Hành vi chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Tài liệu y học, tài liệu giám định, các chứng cứ khác không đủ cơ sở để buộc tội thân chủ
- Thân chủ thực hiện hành vi do phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết hoặc sự kiện bất ngờ
2 Bào chữa theo hướng chuyên sang tội danh nhẹ hơn cho thân chủ
Đồng thời phải chứng minh rằng hành vi đó không thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm mà Viện kiếm sát truy tố
3 Bào chữa theo hướng giảm nhẹ cho thân chủ
Nhìn chung tập trung vào các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 và Điều 47
4 Bào chữa theo hướng trả hô sơ điêu tra bô sung, điêu tra lại:
Trang 10- Nghiên cứu hồ sơ vụ án;
- Thẩm vấn tại phiên tòa;
- Phần kết luận:
Tóm tắt về những vấn đề đã trình bày
Sau khi trình bày xong phần kết luận, đề xuất Luật sư cần chào và cảm ơn theo phép lịch sự trước khi kết thúc
Câu 3: Phân tích nguyên tắc đạo đức của Luật sư?
Bài làm:
- Nguyên tắc đạo đức của Luật sư được quy định tại điều 5 của Luật luật sư
và bộ quy tắc đạo đức và ứng xử hành nghề luật sư
- Đạo đức của Luật sư là phải trung thực, trung thực trong lối sống, trung thực với khách hàng, trung thực và hợp tác với đồng nghiệp.
- Một trong những biểu hiện của việc trung thực với khách hàng là khi nhận việc, Luật sư thông báo cho khách hàng biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc dịch vụ pháp lý và phải có trách nhiệm thực hiện tốt nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng
- Chỉ khi Luật sư trung thực trong giao kết HĐ cung cấp dịch vụ pháp lý đối với khách hàng thì khách hàng mới tin tưởng và trao đổi tất cả mọi vấn đề với Luật sư, dựa trên cơ sở đó người Luật sư mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
- Trong một chừng mục nào đó, đạo đức nghề nghiệp của Luật sư và khách hàng thông qua sự hợp tác một cách thiện chí
- Đạo đức của Luật sư không cho phép LS được đơn phương chấm dứt công việc mà mình đảm nhiệm với khách hàng nếu không được khách hàng đồng ý hoặc không có lý do xác đáng