1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Đề án: Đề nghị công nhận xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch là đô thị loại V

53 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 4,26 MB

Nội dung

Lý do và sự cần thiết đề nghị công nhận xã Sơn Đông là đô thị loại V: Sơn Đông có vị thế rất quan trọng phát triển vùng phía Nam của huyện Lập Thạch và của vùng, với thuận lợi về giao th

Trang 1

- Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020;

- Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-Xă hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;

- Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 20/9/ 2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 15/01/2003 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc

về việc ban hành chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 03/12/2012 Hội nghị lần thứ XII Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, khóa XV về xây dựng, phát triển và quản lý đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, định hướng đến năm 2030;

-Quyết định 3608/QĐ-UBND ngày 11/12/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch chung đô thị Sơn Đông tỷ lệ 1/5000, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030;

-Các số liệu, tài liệu, niên giám thống kê của xã Sơn Đông và các văn bản có liên quan khác

Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Sở Xây dựng kết hợp Uỷ ban nhân dân

Trang 2

2 Lý do và sự cần thiết đề nghị công nhận xã Sơn Đông là đô thị loại V:

Sơn Đông có vị thế rất quan trọng phát triển vùng phía Nam của huyện Lập Thạch và của vùng, với thuận lợi về giao thông đường thủy cũng như giao thông bộ,

có bến phà, đường TL305C chạy qua, tương lai sẽ là nơi kết nối với các vùng xung quanh của huyện Lập Thạch và của tỉnh

Sơn Đông là khu vực giao thoa giữa các khu vực phát triển đô thị, công nghiệp

và du lịch lớn như Vĩnh Yên, Việt Trì, Vĩnh Tường, Sông Lô, Tam Dương Đồng thời là cửa ngõ phía Nam của huyện Lập Thạch Sơn Đông còn nằm trong khu vực phát triển đô thị Vĩnh Phúc trong tương lai Với những thuận lợi là trung tâm phát triển kinh tế phía Nam huyện Lập Thạch, có lợi thế về giao thông, có vị trí phát triển

đô thị thuận lợi, do đó Sơn Đông có tiềm năng và điều kiện để phát triển kinh tế rất năng động Trong thời gian qua, Sơn Đông đã có những chuyển biến đáng kể về phát triển Kinh tế - Xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, cơ sở hạ tầng trong xã được xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo tương đối đồng bộ theo hướng xây dựng một đô thị phù hợp với tiến trình phát triển Đặc biệt, trên địa bàn xã đang chuẩn bị đầu tư xây dựng tuyến đường liên vùng, Cầu bắc ngang qua Sông Lô ; Rất nhiều dự án đầu tư xây dựng sắp được triển khai như: Chợ trung tâm, trung tâm văn hóa, các trường học, nhà văn hóa và các dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong

và ngoài địa bàn, tạo đà phát triển trên mọi mặt cho địa bàn xã và huyện Theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc, quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, quy hoạch chung đô thị Sơn Đông đến năm 2030, xác định hướng phát triển xã Sơn Đông theo các tiêu chí của đô thị loại V Tại quyết định số 3608/QĐ-UBND ngày 11/12/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch chung đô thị Sơn Đông tỷ lệ 1/5000, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 được xác định là đô thị loại

V thuộc huyện Lập Thạch và là một bộ phận cấu thành thành phố Vĩnh Phúc tương lai; là trung tâm thương mại, dịch vụ của huyện Lập Thạch, có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Vĩnh Phúc Ngoài ra đô thị Sơn Đông còn là nơi phát triển ngành du lịch trong thời gian tới

Do đó, việc xếp loại đô thị nhằm đánh giá và khai thác các tiềm năng tạo động lực thúc đẩy phát triển các mặt kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và an ninh quốc phòng của huyện Lập Thạch

Với vị trí và vai trò quan trọng của xã Sơn Đông và khu vực, việc đề nghị công nhận xã Sơn Đông là đô thị loại V là rất cần thiết Được công nhận đô thị loại V, Sơn Đông sẽ được mở ra nhiều phương hướng phát triển về mọi lĩnh vực theo các tiêu chí phát triển cao hơn, qua đó sẽ mang lại bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại và một cuộc sống tốt, tiện nghi hơn cho nhân dân trong xã Đồng thời tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò chức năng là đô thị phía Nam của huyện và của vùng, tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Sơn Đông đạt chuẩn đô thị loại V sẽ góp phần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc và vùng Thủ đô Hà Nội theo quy hoạch đã được

Trang 3

vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng tăng lên Và đây cũng là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư nhiều hơn vào Sơn Đông, làm tiền đề để xây dựng đô thị Sơn Đông trở thành thị trấn trong thời gian tới

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính Phủ về phân loại đô thị; Thông tư 34/2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 42/2009/NĐ-CP

Xã Sơn Đông nhận thấy đã hội đủ các yếu tố, tiêu chí để đề nghị sở Xây dựng thẩm định Đề án và trình Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xem xét, quyết định công nhận xã Sơn Đông là đô thị loại V Được công nhận đô thị loại V, Sơn Đông sẽ có thêm nhiều động lực để phát triển nhanh, bền vững hơn và tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò chức năng là trung tâm chuyên ngành của huyện và các vùng phụ cận; đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa của đô thị Vĩnh Phúc Đồng thời đây cũng là nguồn động viên to lớn đối với Đảng bộ và nhân dân xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung

II KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ SƠN ĐÔNG:

Sơn Đông là một xã lớn nằm ở phía nam huyện Lập Thạch, có vị trí địa lý thuận lợi, có giao thông đường thủy và đường bộ phát triển Sơn Đông có vị trí thuận lợi đóng vai trò quan trọng về PT kinh tế và quân sự của vùng

Trước đây vùng đất cổ này có tên là làng Gốm Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, làng Gốm là một trung tâm thương mại nổi tiếng, trên bến dưới thuyền, dáng dấp của một thương cảng nhỏ Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, làng Gốm được đổi tên là Trang Sơn Đông thuộc tổng Đông Mật, ngày nay gọi là xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc với diện tích tự nhiên 9,615 Km2 và dân số 9.762 người (số liệu năm 2014);

Sơn Đông là đất khoa bảng và có truyền thống hiếu học, thời kỳ phong kiến huyện Lập Thạch có 22 tiến sỹ thì Sơn Đông có đến 13 vị Ngày nay toàn xã có 12 tiến sỹ Nơi đây có nhiều di tích lịch sử như: Chùa Am, đền thờ Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn và thầy giáo Đỗ Khắc Chung đã góp nhiều công sức trong việc đào tạo nhân tài và khai trí cho nhân dân địa phương trước khi về làm quan nhà Trần

Ngày nay, cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, xã Sơn Đông đang hình thành đô thị mang tính chất là trung tâm kinh tế, thương mại dịch vụ phía Nam của huyện Lập Thạch, với các nghành kinh tế chủ đạo: Dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp du lịch văn hóa tâm linh

Xã Sơn Đông đang ra sức đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, thông qua các bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống cho nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần Trên cơ sở đó nhiều công trình trụ sở cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, doanh nghiệp và khu dân cư đã được xây dựng Cùng lúc đó quá trình đô thị hoá ở khu vực xung quanh lan tỏa Sơn Đông

Trang 4

Năm 2013, Sở Xây dựng, UBND huyện Lập Thạch và xã Sơn Đông tổ chức lập quy hoạch chung đô thị Sơn Đông tỷ lệ 1/5000, làm cơ sở cho triển khai các dự án hạ tầng đô thị trên địa bàn xã Ngày 11/12/2013 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 3608/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chung đô thị Sơn Đông

tỷ lệ 1/5000, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 với tiêu chí hình thành

đô thị loại V

(Nguồn: Lịch sử Đảng bộ xã Sơn Đông; QHC đô thị Sơn Đông)

III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN:

1 Vị trí và điều kiện tự nhiên:

1.1 Vị trí:

Xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch nằm ở phía Nam huyện Lập Thạch, cách khu trung tâm hành chính huyện khoảng 12 km; cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên khoảng 23 km, Cách trung tâm thị trấn Vĩnh Tường khoảng 16km, Cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 13km Toàn xã được chia thành 12 thôn gồm: Thôn Đẽn,

Đa Cai, Quan Tử, Nam Hải, Đông Mật, Yên Hòa, Phú Hậu Thượng, Phú Hậu Trung, Phú Hậu, Bắc Sơn, Đông Thịnh, Lũng Hòa Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Triệu Đề, huyện Tam Dương

- Phía Nam giáp xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường

- Phía Tây giáp Sông Lô và thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

- Phía Đông giáp sông Phó Đáy và xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường

1.2 Đặc điểm tự nhiên:

1.2.1 Địa hình:

Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy, diện tích hàng chục km2 có tuổi đại nguyên sinh Vùng ven rìa trước núi Tam Đảo thuộc xã Đạo Trù

có tuổi đại trung sinh Như vậy, huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xa, nơi "trẻ" nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm Từ địa tầng đó

đã xuất hiện hai thành tạo macma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng, tổng diện tích

70 km2 và khối các núi Bầu, núi Lịch, núi Ngang, diện tích nhỏ hơn, nằm hai bên bờ sông Phó Đáy, từ xã Hợp Lý đến các xã Yên Đông, Bồ Lý, tuổi tuyệt đối là 350 triệu năm Xã Sơn Đông nằm trong hệ thống địa tầng chung của huyện Lập Thạch nên có đặc điểm tương tự

Trang 5

Khu vực xã Sơn Đông là khu vùng thấp của huyện Lập Thạch Đây là vùng đất tương đối bằng phẳng được hình thành do quá trình bồi đắp bởi hai con sông là sông

Lô và sông Phó Đáy.Cốt cao độ địa hình biến thiên từ (10.15-21.54)m

Địa hình đồng bằng có cao độ nền trung bình: 10.15 -11.39m, đây là địa hình bằng phẳng có diện tích lớn Tuy nhiên tại các khu vực này thường xuyên ngập lụt khi mùa mưa đến do chưa có tuyến đê bảo vệ

Địa hình đồi có cao độ trung bình từ 13.45-21.54m, đây là khu vực gò đồi cao

đã được người dân địa phương khai thác, sử dụng ở, do đó quỹ đất ở khu vực này là không nhiều

1.2.2 Khí hậu:

Xã Sơn Đông thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều,số giờ nắng trung bình trong n ăm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình từ 1500mm đến 1800mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, tháng 7 và tháng 8 nên thường gây ra hiện tượng úng lụt ở các vùng trũng vào mùa mưa và gây ra hạn hán tại nhiều vùng đồi vào mùa khô Nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 22oC và có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa mùa hạ và mùa đông, độ ẩm trung bình 84%, khí hậu Sơn Đông được chia làm 4 mùa rõ rệt

Sơn Đông có khí hậu đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiềuvào mùa hè, khô hanh lạnh về mùa đông

1.2.3 Thủy văn:

Chế độ thuỷ văn chịu sự chi phối của dòng sông Lô.Vào mùa mưa, khu vực quy hoạch chịu ảnh hưởng trực tiếp nguồn nước từ các kênh mương ao hồ và nguồn nước từ các con sông, đặc biệt là nguồn nước từ sông Lô và sông Phó đáy chảy về

Hệ thống thoát nước hoàn toàn dựa theo nền địa hình tự nhiên Phần lớn nước

từ các cánh đồng đổ về phía Nam theo ngòi và chảy ra sông

Theo dữ liệu của trạm khí tượng thủy văn và tình hình thực tế, khu vực này có

lũ lớn nhất là vào mùa mưa Tuy nhiên, vào mùa mưa, nước từ sông đổ về gây ngập úng, khiến việc tiêu thoát nước khó khăn

1.2.4 Cảnh quan:

Khu ở dân cư hiện có mật độ xây dựng tương đối cao, tại trung tâm dọc theo

Trang 6

Hệ thống cây xanh, mặt nước, cây xanh trong khuôn viên các công trình công cộng, các khu vực trồng cây lâu năm đồng thời kết hợp với hệ thống cây trồng nông nghiệp cây vườn ăn quả Tạo nên môi trường tự nhiên và cảnh quan phong phú

Các công trình tôn giáo, tâm linh: Đền, chùa tạo cảnh quan hài hòa, gắn bó giữa kiến trúc công trình với thiên nhiên và với con người là cảm giác gần gũi, yên bình và thân thiện

2 Đánh giá hiện trạng phát triển đô thị:

2.1 Các chức năng chủ yếu:

2.1.1 Chức năng đô thị:

2.1.1.1 Vị trí và tính chất đô thị:

a Chức năng trung tâm của vùng:

Trên địa bàn xã Sơn Đông có tuyến đường TL305C là huyết mạch, nối Sơn Đông với các vùng lân cận, ngoài ra giao thông đường thủy rất phát triển.Thuận lợi giao lưu buôn bán hàng hóa Sơn Đông là nằm ở vị trí giao nhau giữa các địa phương trong vùng nên tiềm năng và điều kiện để phát triển kinh tế rất năng động, đặc biệt về thương mại - dịch vụ và phát triển công nghiệp vừa và nhỏ

Vị trí Sơn Đông trong vùng tỉnh VP Sơn Đông có vị trí hết sức quan trọng do có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất thuận lợi trong việc giao lưu với các huyện và các tỉnh vùng núi biên giớiphía Bắc Đặc biệt, Sơn Đông có vị trí địa lý nằm giáp thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ cách không xa thị trấn Vĩnh Tường, Sông Lô, Tam Dương đã đi vào hoạt động giao thương nhiều năm qua góp phần tạo nên vị thế về kinh tế, dịch vụ của vùng

b Chức năng trung tâm chuyên ngành cấp huyện, trung tâm tổng hợp cấp tiểu vùng:

Tại quyết định số 3608/QĐ-UBND ngày 11/12/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt quy hoạch chung đô thị Sơn Đông, huyện Lập Thạch tỷ lệ 1/5000, xác định

Trang 7

Là một trung tâm phát triển về công nghiệp, dịch vụ - thương mại phí Nam của huyện Lập Thạchg, có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Vĩnh Phúc

Là nơi cung cấp các dịch vụ phát triển công nghiệp đóng tàu, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vận tải…

2.1.1.2 Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội:

Trong những năm qua, kinh tế của Sơn Đông đã có những bước tăng trưởng khá rõ nét Cả ba lĩnh vực đều có những thành tựu nhất định góp phần làm tăng tổng thu ngân sách nhà nước của xã qua các năm

Do ảnh hưởng tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Sơn Đông không tăng đều hàng năm, tuy nhiên luôn đạt và vượt chỉ tiêu của Nghị quyết Hội đồng nhân dân đề ra Bên cạnh đó, được sự quan tâm đầu tư tập trung cao của các cấp tỉnh, huyện trong những năm qua tốc độ tăng trưởng sản phẩm trên địa bàn (GDP) của năm trước so với năm sau luôn ở mức cao ( bình quân 3 năm 2012/2014: 10,9%

Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) năm 2014 đạt 22,3 triệu đồng/người/năm

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2014 đạt khoảng 9,61 tỷ đồng, năm Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế của xã đã có những bước chuyển dịch theo hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp khá rõ nét trên cơ sở phát huy tiềm năng kinh tế của các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn Mức độ đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thương mại - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp tăng cao với các công trình trọng điểm của thị trấn như: nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông, các tuyến đường trong khu dân cư… công trình văn hóa, các khu vực dãn dân, ngành đóng tàu thu hút khá nhiều lao động

Bảng 1 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ cấu kinh tế trên địa bàn

Đây cũng là xu hướng phản ánh đúng thực trạng phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương khi xã đang chịu tác động của nền kinh tế thị trường theo định hướng

Trang 8

Tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã tính theo tiêu chí mới từ năm 2011 đến nay giảm đến nay theo số liệu năm 2014 còn 3,08%

2.1.2 Hiện trạng dân số - lao động:

Do đó, quy mô dân số toàn xã năm 2014 là 9.762 người

Là đơn vị hành chính cơ sở (cấp xã), dân cư sống tập trung trong cùng 1 điểm dân cư Do vậy, nếu khi hình thành đô thị sẽ không có vùng nội thị và vùng ngoại thị (Dân số toàn đô thị cũng là dân số nội thị - theo cách hiểu của Nghị định 42/NĐ-CP

và Thông tư 34/TT-BXD)

2.1.2.2 Lao động:

Theo báo cáo cuối năm 2014, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 6.935 người, trong đó số lao động do xã quản lý là 6.790 người Lao động khác ngoài xã quản lý là 145 người Lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp là 2.042 người, lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ là 2.592 người Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 70,56% (xem phụ lục số 3) Tổng hợp trong 3 năm (từ 2012 đến 2014 số lao động phi nông nghiệp luôn tăng), thực trạng này phản ánh xu thế chuyển dịch kinh tế và phát triển Kinh tế - Xã hội của xã khi đang diễn

ra sự thay đổi lớn cả về quy mô cũng như chất lượng phát triển Việc xã chuyển thành

đô thị (thị trấn thuộc huyện) sẽ tạo đà phát triển và xác định rõ khung phát triển cho đô thị trong vòng 10 năm tới

2.1.3 Thực trạng phát triển hạ tầng và dân cư:

Toàn xã hiện có 2.377 hộ gia đình phân bố trên 12 thôn:

Trang 9

Hạ tầng một khu trung tâm xã Việc phân bố tập trung đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng, các công trình văn hóa, phúc lợi và việc quản lý đất đai…Diện tích đất xây dựng đô thị của xã là 140,31 ha (tương đương khoảng 1,4031 km2 (không tính diện tích nông nghiệp, đất chưa sử dụng, an ninh quốc phòng, nghĩa địa….)

Hiện tại, quy hoạch chung đô thị Sơn Đông tỷ lệ 1/5000 đã được phê duyệt, với quy mô đất xây dựng đô thị là 961,46 ha

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị của xã để sớm trở thành thị trấn mới chỉ ở giai đoạn đầu với một số hạng mục công trình như các dự án về giao thông liên vùng, khu tái định cư và dãn dân, khu trung tâm… Tuy nhiên, về cơ bản, hạ tầng đô thị phục vụ các khu dân cư của xã đã khá đầy đủ

Tóm lại, thực trạng phát triển đô thị khá nhanh như hiện nay của xã đã và đang gây áp lực không nhỏ cho quá trình quản lý sử dụng đất trên địa bàn Trong tương lai, cần chú ý bố trí quỹ đất phát triển đô thị, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích và hợp lý giữa các khu vực phát triển đô thị mới với các tuyến dân cư hiện nay Điều này sẽ góp phần quan trọng vào định hướng phát triển xã để sớm trở thành trung tâm kinh tế phía Nam của huyện Lập Thạch nói chung và xã Sơn Đông nói riêng

2.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật:

2.2.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội:

2.2.1.1 Nhà ở:

Toàn xã hiện có 2.136 căn nhà với tổng diện tích sàn 170.300 m², phân bố chủ yếu trong 12 thôn, Dọc TL305C các hộ xây dựng bám đường kinh doanh dịch vụ thương mại, TTCN… Trong đó có 2.136 nhà ở kiên cố, nhà bán kiên cố Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố chiếm 100% tập trung đều trong toàn xã Do kinh tế những năm

Trang 10

+ Nhà ở dạng liền kề theo lô trong các khu dãn dân, khu tái định cư

+ Nhà ở có vườn của các hộ có điều kiện đất đai rộng

2.2.1.2 Khu hành chính tập trung:

Trụ sở UBND xã Khu hành chính của xã được xây dựng trên địa bàn thôn Quan Tử Trụ sở Đảng

ủy, HĐND, UBND xã có quy mô khu đất 3.500m2 được xây dựng 1 khối nhà 2 tầng kiên cố; và khu nhà hội trường xã

Nhà trụ sở: Diện tích sàn nhà xây dựng nhà làm việc chính 736m2 Đây là nơi tập trung làm việc của các phòng ban và cơ quan đoàn thể của xã Loại công trình: Cấp 2 Hội trường xã cùng nằm trong khuôn viên UBND, diện tích, quy mô xây dựng

180 m2 sàn, loại công trình: Cấp 3

Nhận xét: Các hạng mục công trình trong trụ sở tương đối chật hẹp,diện tích đất và tỷ lệ cây xanh cảnh quan chưa đủ Theo quy hoạch chung đô thị sẽ cải tạo, nâng cấp xây dựng lại khu hành chính đô thị với tổng diện tích khu đất khoảng: 10.000 m2

2.2.1.3 Công trình công cộng:

Trang 11

Hiện thị trấn có 1 trạm y tế xã với diện tích đất 1.350 m2, diện tích sàn xây dựng 459 m2, với biên chế 01 bác sĩ, 01 y sĩ và 04 y tá với 10 giường bệnh, thường xuyên thực hiện tốt công tác khám, điều trị và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân

b Giáo dục – đào tạo:

Hệ thống trường học, trung tâm giáo dục - đào tạo cơ bản đã được kiên cố hóa gồm có:

Trường Trung học cơ sở:

Trường Trung học cơ sở Sơn Đông: Diện tích khu đất: 12.700 m2; diện tích sàn 2.884 m2.Gồm 1 dãy nhà 3 tầng, 1 dãy nhà 2 tầng kiên cố; với 24 phòng học

Trang 12

Trường THCS xã Sơn Đông

c Văn hóa – Xã hội – TDTT: Cùng với phong trào “Nêu gương sáng xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp”, nhân dân xã Sơn Đông đã “nêu gương sáng” xây

dựng con người , xây dựng gia đình hiếu học, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài;

tích cực thực hiện cuộc vận động: “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa

Tại 12 thôn trong xã đều có nhà văn hóa thôn, trong khuôn viên có công trình xây dựng và vườn hoa, cây xanh, về cơ bản đã đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới Hàng năm được nâng cấp cải tạo đáp ứng yêu cầu hoạt động văn hóa của nhân dân trong xã

Trang 13

Bảng thống kê diện tích nhà văn hóa thôn trong xã

d Thể dục thể thao: Hiện tại xã đã có sân vận động (diện tích 12.379 m2) để thúc đẩy phong trào luyện tập thể dục thể thao trong nhân dân Các tổ chức đoàn hội trong xã thường xuyên tổ chức giao lưu bóng đá, bóng chuyền với các đơn vị trong

và ngoài địa bàn nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, thu hút đông đảo lượt người đến xem và cổ vũ

e Các công trình văn hóa, tâm linh, tôn giáo:

Trên địa bàn xã có 17 công trình là đình, chùa, miếu, nhà thờ họ… hàng năm được trùng tu, chỉnh trang

Trang 14

Đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn

Chùa Am Các công trình văn hóa đã được công nhận cấp Quốc Gia bao gồm: Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Đền thờ Đỗ Khắc Chung, Chùa Vĩnh Phúc Các công trình được công nhận cấp tỉnh bao gồm: Đình Bác Cổ, Đình Phú Hậu, Đình Đông Mật,Chùa Đông Minh, Nhà thờ họ Lê, Nhà thờ họ Nguyễn, Nhà thờ họ Trần, Nhà thờ họ Vũ, Nhà thờ họ Đặng

Trang 15

2.2.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

2.2.2.1 Giao thông:

a Giao thông đối ngoại:

+ Dọc địa bàn toàn xã và sang các xã khác là Đường TL305 với chiều dài 5km,

bề rộng nền đường 11,5m

b Giao thông đối nội:

+ Có 01 tuyến đường chiều dài 1,4km từ TL305C vào khu di tích lịch sử Chùa

Am và đền thờ tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn với bề rộng nền đường 10,5m

+ Tổng chiều dài các tuyến đường trục liên xã, liên thôn là 10,61km với bề rộng nền đường từ 3-6,0m

+ Tổng chiều dài các tuyến đường trục thôn, ngõ xóm là 30,01km

+ Tổng chiều dài các tuyến đường GTNĐ là 11km

- Khoảng 44% số hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan, độ sâu giếng từ 20 - 40m, các giếng có hàm lượng sắt cao nên các hộ gia đình có thể có bể lọc để lọc nước trước khi sử dụng

Trang 16

Nhà máy nước xã Sơn Đông

2.2.2.3 Cấp điện và chiếu sáng:

- Khu vực huyện Lập Thạch nói chung và khu vực quy hoạch Đô thị Sơn

Đông nói riêng có điều kiện khá thuận lợi về nguồn điện Cấp điện có hệ thống đường dây cao thế 10kV có chiều dài 7km chạy qua khu vực, lấy từ đường dây 971 của trạm trung gian Xuân Hoà Lập Thạch, cấp điện đến Đô thị Sơn Đông hiện có các trạm 10/0,4kV của dân sinh hiện đang sử dụng tốt

- Công suất của các trạm trung thế hiện có là:

+ Trạm 1: 560kVA-10/0,4kV thôn Phú Bình

+ Trạm 2: 180kVA-10/0,4kV thôn Quan Tử

+ Trạm 3: 180kVA-10/0,4kV thôn Đông Mật

+ Trạm 4: 320kVA-10/0,4kV thôn Bắc Sơn

+ Trạm 5: 250kVA-10/0,4kV thôn Phú Đa

* Tổng công xuất tính toán ngoài đất dân dụng là 1490(KVA)

Trang 17

Hệ thống điện chiếu sáng

2.2.2.4 Bưu điện – thông tin liên lạc:

Mạng viễn thông được số hóa 100%, giúp hiện đại hóa hoàn toàn các cuộc gọi quốc tế và liên tỉnh Hiện nay khoảng 1/3 dân số toàn xã có máy điện thoại cố định và

di động đang sử dụng là 4.441 thuê bao, bình quân khoảng 45 máy/100 dân

Ngoài ra, xã còn có 1 trạm truyền thanh với công suất máy phát 800KW cùng

hệ thống loa có dây và không dây phủ trong các thôn

2.2.2.5 Thoát nước bẩn và quản lý CTR:

- Hiện tại khu vực chưa có hệ thống thoát nước mưa Nước mặt hoàn toàn thoát

tự chảy theo địa hình tự nhiên về khu vực ruộng canh tác, qua hệ thống mương tiêu rồi chảy ra sông

- Không có hiện tượng ngập úng và xói lở do mật độ xây dựng còn rất thưa thớt, đồng thời với đặc thù địa hình cao, và có các kênh mương đón lũ dọc theo sườn đồi

- Về hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, là một xã như các địa phương khác trong tỉnh, nước sinh hoạt được cơ bản thoát theo các rãnh nhỏ chạy dọc theo đường trong khu dân cư rồi thoát vào các ao, hồ hoặc ra các mương thoát nước khu vực rồi

ra kênh, ngòi, sông

Trang 18

Hệ thống thoát nước thải

2.2.2.6 Về cây xanh công cộng:

Tổng diện tích cây xanh, mặt nước được dùng trong đô thị là 2,16 ha

Diện tích đất cây xanh công cộng chủ yếu được trồng trong khuôn viên các công trình công cộng, các trường học, chùa, đình…

Chưa có công viên, vườn hoa

Trang 19

3 Đánh giá chung:

Sơn Đông là đơn vị cấp xã của huyện Lập Thạch, không những đã có đủ các chức năng của một đô thị chuyên ngành của huyện (kinh tế, văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo) mà còn ảnh hưởng tới diện rộng trong vùng nhờ có hệ thống giao thông đối ngoại liên vùng nằm ngay trên địa bàn Các công trình hạ tầng đô thị cơ bản đã đủ với quy mô hợp lý; hiện tại cũng đang được chú trọng đầu tư, phát triển

Với vị trí, vị thế hiện tại và những định hướng phát triển trong tương lai cả về Kinh tế - Xã hội cũng như quy hoạch đô thị, chủ trương thúc đẩy xã Sơn Đông phát triển lên một tầm cao mới được đúc kết qua chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Đảng bộ huyện Lập Thạch và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trong xã xây dựng

xã Sơn Đông trở thành đô thị loại V Qua đó, nhiều chương trình ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nâng cao năng lực quản lý đô thị sẽ được dành cho Sơn Đông

Những tiền đề trên sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển đô thị Sơn Đông một cách toàn diện trong những năm tới

IV.TỔNG HỢP CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ

1 Căn cứ đánh giá phân loại:

- Căn cứ Nghị định số 42/NĐ-CP và Thông tư số 34/2009/TT-BXD để đánh giá điểm theo 06 tiêu chuẩn quy định để trở thành đô thị loại V

- Điểm số để đánh giá, phân loại đô thị được cụ thể hóa bằng 6 tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 34/TT-BXD các chỉ tiêu nằm trong khoảng giữa điểm số tối đa

và điểm số tối thiểu được tính bằng phương pháp nội suy giữa điểm số tối đa và điểm

số tối thiểu Nếu các chỉ tiêu vượt quá mức quy định tối đa thì được tính điểm tối đa, nếu các chỉ tiêu không đạt mức quy định thì điểm số tính bằng 0

1.1 Tiêu chuẩn 1: Chức năng đô thị

1.1.1 Vị trí và tính chất của đô thị:

- Xã Sơn Đông nằm ở phía Nam của huyện Lập Thạch, cách trung tâm TT Lập Thạch khoảng 12 km, cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên khoảng 23 km, cách trung tâm thị trấn Vĩnh Tường khoảng 16 km, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 13

km Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại Có vị trí giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi với TL 305C và sông Lô, sông Phó Đáy kết nối với khu vực xung quanh và

Trang 20

Mức quy định Hiện trạng Chỉ tiêu

đánh giá

* Là đô thị thuộc huyện, trung tâm

tổng hợp cấp huyện hoặc đô thị trực

thuộc thành phố trực thuộc trung

* Là đô thị thuộc huyện, trung tâm

chuyên ngành cấp huyện, trung tâm

1.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2014 đạt 9,6 tỷ đồng (Xem biểu 1- Phần phụ lục); đánh giá 1,9/2,0 điểm

Trang 21

- Thu nhập bình quân đầu người theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2014 là 22,3 triệu đồng (Xem biểu 1 - Phần phụ lục ) bằng 0,572 lần so với cả nước Đánh giá đạt 2,0/2,0 điểm

- Tỷ lệ tăng dân số năm 2014 là 1,3 % Trong đó: Tăng tự nhiên: 1,29 % tăng

cơ học : 0,01% (Xem biểu 1- Phần phụ lục) Đánh giá 1,0/1,0 điểm

Trang 22

Mức quy định Hiện trạng Chỉ tiêu đánh giá

+ N = 9.762: Dân số toàn đô thị (người)

Do đó, tỷ lệ đô thị hóa của xã là 100% Đánh giá đạt 4,0/4,0 điểm

1.3 Tiêu chuẩn 3: Mật độ dân số

- Mật độ dân số của đô thị phản ánh mức độ nội thị của đô thị, được tính theo công thức sau:

1

N D S

Trong đó:

Trang 23

+ N1: Dân số khu vực nội thị ( 9.762 người)

+ S: Diện tích đất xây dựng đô thị trong khu vực nội thị không bao gồm các diện tích đất tự nhiên như núi cao, mặt nước, không gian xanh (vùng sinh thái, khu dự trữ thiên nhiên được xếp hạng về giá trị sinh học…) và các khu vực cấm không được xây dựng

- Diện tích đất xây dựng trong khu vực nội thị là: 1,4031 km2

- Dân số khu vực nội thị N1 là: 9.762 người

- Mật độ dân số khu vực nội thị là: 9.762 6.972

1, 4031 (người/km2) Đánh giá đạt 5,0/5,0 điểm

1.4 Tiêu chuẩn 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị được tính theo công thức sau:

+ K: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị (%),

+ E0: Số lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị (người); E0 = 4.983 người ( xem biểu 3 – phần phụ lục)

+ Et: Số lao động làm việc ở các ngành kinh tế trong khu vực nội thị (người);

Et = 6.935 người ( xem biểu 3 – phần phụ lục)

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị là: 4.983 100 70, 56%

Trang 24

1.5.1 Chỉ tiêu nhà ở

- Diện tích sàn nhà ở bình quân khu vực nội thị (m2/sàn/người):

+ Tổng diện tích sàn ở khu vực nội thị: 170.300 m2 (Xem biểu 5 – Phần phụ lục) + Dân số khu vực nội thị: 9.617 người

- Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố cho khu vực nội thị (%):

+ Tổng số nhà ở trên địa bàn khu vực nội thị là: 2.136 (Xem biểu 5 - Phần phụ lục) + Số nhà kiên cố, bán kiên cố là: 2.136 (Xem biểu 5 – Phần phụ lục)

Do đó, tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố là: = 2.136 100 100

2.136x  (0.1) Đánh giá đạt 5,0/5,0 điểm

1.5.2 Công trình công cộng cấp đô thị

- Đất xây dựng công trình công cộng cấp khu ở (m2/người): Gồm trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học, trụ sở… là 47.518 m2 (Xem biểu số 6A – Phụ lục)

+ Dân số khu vực nội thị: 9.762

47.518

Trang 25

Mức quy định Hiện trạng Chỉ tiêu đánh giá

Tiêu chuẩn Thang điểm Đạt Điểm

Đất xây dựng công trình công

- Chỉ tiêu đất dân dụng (m2/người):

+ Diện tích đất dân dụng hiện có (Bao gồm đất ở dân cư hiện trạng, đất xây dựng các công trình phục vụ công cộng, đất giao thông đối nội): 1,4031 km2 (Xem bảng 8 – Phần phụ lục)

+ Dân số khu vực nội thị: 9.762 người

- Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị (m2/người):

+ Tổng diện tích xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị là: 20.500 m2 (Bao gồm: diện tích đất các công trình thương mại dịch vụ và diện tích đất các công trình dịch vụ công cộng (Xem biểu 6B – Phần phụ lục)

+ Dân số khu vực nội thị: 9.762

Trang 26

- Cơ sở y tế (TT y tế chuyên sâu; bệnh viện đa khoa - chuyên khoa các cấp) (giường/1000 dân): xã không có trung tâm y tế chuyên sâu và bênh viện đa khoa các cấp

Cơ sở giáo dục, đào tạo (Đại

học, cao đẳng, trung học, dạy

Trung tâm văn hóa (nhà hát,

rạp chiếu phim, bảo tàng, nhà

- Trung tâm văn hóa thể thao (Sân vận động, nhà thi đấu, câu lạc bộ) (Công

trình): Hiện nay trên địa bàn xã có 1 trung tâm văn hóa thể dục thể thao xã

Đánh giá đạt 0,7/1,0 điểm

Ngày đăng: 12/11/2017, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w