1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SKKN MÔN LỊCH SỬ 7 NĂM 2017 CỰC HÓT

30 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 255,5 KB

Nội dung

đây là sáng kiến kinh nghiệm mộ lịch sử 7 chuẩn mới năm 2017, chưa bao giờ có trên mạng. sáng kiến đã đưa ra những giải pháp đơn giản hiệu quả để nâng cao hiệu quả dạy học sử theo yêu cầu tích hợp liên môn.. sáng kiến đã tích hợp một số môn trong việc dạy học sử 7 như môn giáo dục công dân, môn địa lí và nhất là môn ngữ văn. đây cung là yêu cầu mới trong việc dạy sử 7. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy cả hai môn Ngữ văn và Lịch sử nhiều năm, nhất là Lịch sử 7, trong quá trình thực hiện chương trình, tôi thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức liên môn này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Tiếp nối vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Tích hợp liên môn Ngữ văn trong dạy học Lịch sử lớp 7”

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 CƠ SỞ KHOA HỌC LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN

Trong hệ thống giáo dục ở trường Trung học cơ sở, môn Lịch sử có vai tròquan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về kiến thức văn hóa, tư tưởng chính trị,phẩm chất đạo đức và năng lực hành động Nếu Văn học giúp học sinh thấy đượccái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu quý hơn con người, dân tộc Việt Nam thìthông qua môn học Lịch sử các em không chỉ thấy được quá trình phát triển củamột đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả một xã hội loài người Bên cạnh đó,

nó góp phần quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giớiquan khoa học

Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọngtrong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, đây được coi là một quanđiểm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nângcao chất lượng giáo dục Dạy học tích hợp làm cho người học sử nhận thức được

sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơgiữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn, rời rạc trongkiến thức

Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến thứcgiao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân, Rènluyện kĩ năng sống, Giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương… để học sinh tiếpthu kiến thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộcsống để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử…

2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA SÁNG KIẾN

Trong thực tế, giảng dạy Lịch sử là môn học có kiến thức liên môn nhiều,song có lẽ có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết và bổ sung cho nhau nhiềunhất là mối quan hệ giữa Lịch sử và Văn học Trước hết Lịch sử đề cập đến nhiềulĩnh vực khác nhau của cuộc sống cho nên việc lồng ghép kiến thức Văn học vàotrong giờ dạy Lịch sử là điều không thể thiếu được Nếu như Văn học thường mô

tả những sự kiện bằng hình tượng thì Lịch sử tái tạo lại quá khứ bằng những con

số, sự kiện, nhân vật cụ thể, điều đó đã tác động rất lớn đến nhận thức của họcsinh Đã có không ít tác phẩm văn học tự bản thân nó là một tư liệu lịch sử như:

“Hịch tướng sĩ”, “Cáo bình Ngô”, “Hoàng Lê nhất thống chí” hay “Chiếu dờiđô” là những minh chứng hùng hồn cho mối quan hệ tương đồng giữa Lịch sử vàNgữ văn

Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻnhưng hiện nay việc dạy học Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và mộtthực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử.Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống Nhìn

Trang 2

lại các con số thống kê các năm gần đây về điểm số môn Lịch sử qua các kỳ thiĐại học và Tốt nghiệp THPT hoặc như số lượng học sinh đăng ký môn thi tự chọnLịch sử trong kỳ thi THPT năm qua, chúng ta không thể phủ nhận chiều hướng đixuống của môn Lịch sử.

Vì vậy, làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú học Lịch sử, phát huy tínhtích cực xây dựng bài, kích thích sự tìm hiểu khám phá về kiến thức Thiết nghĩ córất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề trên Vậy trongkhuôn khổ bài viết nhỏ này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ trong việc xây dựnghứng thú học tập Lịch sử cho học sinh bằng cách vận dụng, lồng ghép kiến thứcVăn học vào bài giảng Lịch sử 7

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy cả hai môn Ngữ văn và Lịch sử nhiềunăm, nhất là Lịch sử 7, trong quá trình thực hiện chương trình, tôi thấy tính ưu việtcủa phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức liên môn này hơn hẳn nhữngphương pháp trước đây được vận dụng Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõqua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học Tiếp

nối vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Tích hợp liên môn Ngữ văn trong dạy- học Lịch sử lớp 7”

II PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Để giải quyết đề tài này, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau :

- Phương pháp thu nhập, xử lí thông tin, tài liệu

- Phương pháp phân tích vấn đề

- Phương pháp so sánh đối chiếu vấn đề

- Phương pháp thử nghiệm thực tế

- Phương pháp tổng hợp, khái quát vấn đề

- Phương pháp sưu tầm sử liệu

- Phương pháp thể nghiệm trên lớp

III ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Giáo viên và học sinh khối lớp 7

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Lịch sử lớp 7 trường THCS

Trang 3

thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế giới Để tạonên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức vănhọc vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài giảng trở nênsinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.

Giữa Văn học và Sử học có mối liên hệ khăng khít Các trích đoạn thơ văn

có tác dụng minh hoạ, cụ thể hoá sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát giúp họcsinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử Các tác phẩm văn học bằngnhững hình tượng cụ thể sẽ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người học,góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú họctập của học sinh Kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấpcho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng Dạy học vận dụng kiến thức liên môn Ngữ văn trong Lịch sử giúp cho giờhọc sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà họcsinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cựccủa học sinh Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng

ở học sinh Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xemxét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thứcvấn đề một cách thấu đáo Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trongquan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giớihọc đường với thế giới cuộc sống

“Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ; lịch sử loài người mà chúng

ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay” (SGKLịch sử 6 – trang 3 – NXB Giáo dục năm 2002) Như vậy, qua khái niệm trênchúng ta đều thấy rằng: Việc học lịch sử có nét đặc trưng riêng, có cái khó riêng

Đó là người học không thể tri giác trực tiếp; không thể “sờ” hay làm thí nghiệmtrong phòng thí nghiệm mà buộc phải tư duy, phải trừu tượng hoá, khái quát hoá

để dựng lại những gì đã diễn ra trong quá khứ, thông qua các sự kiện, niên đại,nhân vật Để làm được điều đó ngoài việc sử dụng các nguồn tư liệu sử học(hiện vật, văn tự cổ ) thì việc sử dụng các tác phẩm văn học cũng có tác dụng rấtlớn trong việc “dựng lại” lịch sử

2 THỰC TRẠNG:

2.1 Thuận lợi

a Đối với giáo viên:

- Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạynhững kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu vềnhững kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạytích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm têngọi cụ thể mà thôi Vả lại đa phần giáo viên được đào tạo Văn- Sử cũng là mộtthuận lợi cho công việc này

Trang 4

- Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn

là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt độnghọc của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liênquan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học

- Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới

về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, trong đó có dạy học tích hợp liênmôn Về dạy học kiến thức liên môn, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về ràsoát chương trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên môn

- Môi trường "Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạytích hợp, liên môn

- Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổimới phương pháp dạy học hiện nay

- Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơhội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp liên môn

b Đối với học sinh:

- Từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vàoquá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạo đức, họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dụcphòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường

về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môitrường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu,phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông

- Trong sách giáo khoa Lịch sử 7 nói riêng và Lịch sử nói chung đã có sự lồngghép kiến thức liên môn trong đó (dù chưa được nhiều)

2.2 Khó khăn

Tuy nhiên, để đưa kiến thức liên môn vào hoạt động dạy học dễ dẫn tới quá tảitrong giờ học, điều đó đi ngược lại với chủ trương dạy học giảm tải, tinh giản nộidung Mặt khác, dạy học tích hợp thường gặp khó khăn chung như việc đổi mới tổchức dạy học, đổi mới kỹ thuật dạy học, đổi mới phương pháp dạy học đó là nhiềuhọc sinh chưa có thói quen về tư duy phản biện nên khi được chuyển giao nhiệm

vụ học tập thường làm việc hình thức, không phát huy được khả năng hợp tác trongnhóm Đấy là khó khăn mang tính khách quan Còn yếu tố người thầy thì sao ?

a Đối với giáo viên:

Chúng ta từ lâu đã quen dạy học bám theo SGK của Bộ và phân phối chươngtrình cấp trên chỉ đạo Thực hiện như vậy là thực hiện Quy chế chuyên môn Trướcyêu cầu đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, đổi mới đối vớingười giáo viên trước hết là đổi mới khâu tổ chức dạy học, sau đó là đổi mớiphương pháp qua từng hoạt động lên lớp và tiếp là đổi mới kiểm tra đánh giá theo

Trang 5

định hướng năng lực chuẩn đầu ra nhằm cho học sinh biết vận dụng kiến thức ởtrường để giải quyết tình huống thực tiễn Quả là khó khăn và thử thách Về thóiquen, nhiều thầy cô chúng ta cũng mới chỉ đi trước học sinh một bước Có lẽ cầnmạnh dạn đổi mới, không nên gò bó trong khuôn khổ quy chế chuyên môn !

Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theochủ đề tích hợp liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nộidung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạchậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp Nội dungcủa phương pháp dạy tích hợp liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nộidung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi Đặcbiệt khó khăn hơn cho những giáo viên chỉ được đào tạo một mình môn Lịch sử.Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí Về thực chất thìkhông có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học

Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việcdạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn

b Đối với học sinh:

Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầunày, đặc biệt là thế hệ học sinh hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mớihọc sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp

Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quyđịnh các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynhkém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ) như môn Lịch sử

Do đó, việc dạy và học lịch sử ở nhiều trường phổ thông hiện nay đang gặp nhiềukhó khăn Đó là tình trạng đại bộ phận học sinh đang dần “xa lánh” môn Lịch sử,không còn hứng thú với việc học tập môn Lịch sử Đây là thực trạng đáng buồn.Bởi vì, sử học ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục tưtưởng, tình cảm và hình thành nhân cách của học sinh Tìm hiểu nguyên nhân củahiện tượng trên, theo tôi có nhiều nguyên nhân (gia đình – xã hội – nhà trường).Trong đó một nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng trên đó là: Giáo viên dạy

sử còn để giờ dạy sử quá khô khan, nặng nề nên thiếu sự thu hút đối với học sinh

Do đó, để khắc phục hiện tượng này, theo tôi ngoài việc đổi mới phương pháp,tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan thì chúng ta nên sử dụng nhiều hơn nữanguồn tài liệu văn học trong giờ học lịch sử để làm bài giảng thêm sinh động, hấpdẫn hơn

c Chương trình, sách giáo khoa:

- Chương trình: thiết kế nặng, không liên thông giữa các môn học, cấp học, dẫn

đến sự trùng lặp một số kiến thức giữa các cấp học

- Sách giáo khoa :

Trang 6

+ Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng vấn đềbồi dưỡng năng lực, tạo hứng thú cho học sinh.

+ Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nên một số kiến thức hàn lâmkhông thực sự cần thiết cho thực tế vẫn được đưa vào

+ Nội dung nhiều bài rất khô khan về kiến thức, thiên về nhiều sự kiện lịch sử,chiến tranh, cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ vớivăn học, khoa học khác…

II CÁCH THỨC TÍCH HỢP NGỮ VĂN TRONG LỊCH SỬ

1 VỚI GIÁO VIÊN :

Đối với môn lịch sử với chức năng là cung cấp những kiến thức cơ bản về quátrình phát triển của xã hội loài người, việc nắm vững các sự kiện lịch sử liên quanchặt chẽ với hiểu biết trí thức về nhiều môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học

tự nhiên… là yêu cầu quan trọng

Việc dạy học liên môn Ngữ văn trong dạy học lịch sử thực hiện tính kế thừatrong nhận thức quá trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đại đến hiện đại, giúpcho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách liên tục thống nhất, nhậnthấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, tính toàn diện củalịch sử Dạy học liên môn đòi hỏi giáo viên bộ môn lịch sử phải có kiến thức vững

về bộ môn, nắm các kiến thức văn học có liên quan tới nội dung bài học Đòi hỏihọc sinh phải có vai trò tích cực chủ động huy động những kiến thức đã học liênquan bài học để hiểu sâu sắc, toàn diện sự kiện lịch sử đồng thời ôn tập củng cốtổng hợp các kiến thức ở mức độ cao hơn rèn luyện các kỹ năng thực hành vậndụng thông minh trong học tập

Việc dạy học liên môn trong Lịch sử đòi hỏi người giáo viên không chỉ cónhững kiến thức vững chắc về bộ môn Lịch sử mà còn phải nắm những nội dung,chương trình bộ môn Ngữ văn (có kiến thức cơ bản về môn được tích hợp)

Tích hợp linh hoạt, nhẹ nhàng, đúng địa chỉ - không làm nặng nề hoặc rốitiết học Tránh biến môn Lịch sử thành môn Ngữ văn hay các môn học khác Giáoviên cần nghiên cứu và chắt lọc các trích đoạn thơ văn thật ngắn, có nội dung tiến

bộ, phản ánh lịch sử một cách chân thực nhất, phù hợp với yêu cầu giáo dục vàgiáo dưỡng của bài học, tránh ôm đồm làm loãng nội dung bài lịch sử

Giáo viên cần cung cấp cho học sinh các địa chỉ tích hợp kiến thức Ngữ văntrong tiết học để học sinh có sự chuẩn bị Tốt nhất là các kiến thức nằm trongchương trình các em đã được học

2 HỌC SINH

Học sinh có vai trò tích cực chủ động trong việc học tập theo nguyên tắc liênmôn, vì ở các em huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu sắc, toàn diện một

Trang 7

sự kiện Các em được ôn tập củng cố, tổng hợp ở mức cao hơn và được vận dụngthông minh trong học tập.

Một trong những việc làm cần thiết đối với học sinh là các em cần phải tìmhiểu kiến thức liên môn trước mỗi tiết học thật chu đáo để có sự hỗ trợ tốt nhất chogiáo viên

3 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHI TÍCH HỢP LIÊN MÔN

* Bước 1: Tìm hiểu chương trình, SGK môn Ngữ văn, chọn các nội dung có liênquan đến bộ môn Lịch sử khối lớp mình đang dạy

Như đã trình bày ở trên, trong chương trình, SGK các môn học khác có rấtnhiều nội dung kiến thức có thể tích hợp trong môn Lịch sử - nhất là môn Ngữ văn,Địa lí, GDCD, Âm nhạc, Mĩ thuật Do vậy việc tìm hiểu chương trình, SGK cácmôn học khác để chọn các nội dung có liên quan đến bộ môn Lịch sử là việc làmcần thiết không những phục vụ cho việc giảng dạy Lịch sử của giáo viên mà còngiúp học sinh liên tưởng, củng cố các kiến thức của các môn học khác

*Bước 2: Xác định một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử:

Sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử, giúp giờ học trở nên sinh động,hấp dẫn lôi cuốn học sinh Giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện,một nhân vật, một hiện tượng lịch sử để dễ dàng đưa kiến thức lịch sử đến với họcsinh Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử phải đảm bảocác yêu cầu sau:

- Thứ nhất: Tài liệu văn học đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dưỡng, giáo dục và giátrị văn học

- Thứ hai: Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vậtlịch sử đang học, phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

- Thứ ba: Trước khi sử dụng, giáo viên cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏnhững yếu tố không phù hợp Đặc biệt đối với tài liệu VHDG như thần thoại, cổtích, ca dao, dân ca giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường giữlại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng Khi sử dụng giáo viên chỉ đưavào những nội dung phù hợp, tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều, làm loãngnội dung bài học lịch sử, biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm vănhọc, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đanghọc Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, vớinội dung sự kiện lịch sử cần minh hoạ phải đưa vào bài giảng một cách hợp lí,lôgíc làm được điều đó thì tính thuyết phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều

*Bước 3: Xác định địa chỉ tích hợp và chủ đề giáo dục tích hợp ở từng bài Lịch sử cụ thể.

Địa chỉ tích hợp Kiến thức liên môn và chủ đề tích hợp

1

Trang 8

3

*Bước 4: Tiến hành tích hợp theo cách sau:

Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạnhững sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ họcthêm sinh động

Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra một kết luận kháiquát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử

Thứ ba: Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá(Dạ hội lịch sử)

Thứ tư: Giới thiệu về một số tác giả, tác phẩm văn học trong thời kỳ lịch sửtương ứng hoặc khái quát nội dung tác phẩm văn học đó

III CÁC NỘI DUNG TÍCH HỢP TRONG TỪNG BÀI CỤ THỂ Ở LỊCH SỬ 7 Sau đây là một số nội dung tích hợp trong mỗi bài dạy cụ thể Tuỳ vào nộidung bài học, tiết dạy và năng lực của mỗi giáo viên mà chúng ta có thể lựa chọn,

sử dụng các nội dung sao cho phù hợp

Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kỳ trung đại ở Châu Âu

- Giáo viên giải thích cụm từ “Văn hóa Phục hưng” và giới thiệu ngắn gọn vềphong trào này

- Giới thiệu về nhà soạn kịch vĩ đại trong phong trào này: U Sếch-xpia

- Khi đề cập đến nội dung của các tác phẩm trong thời kỳ này, giáo viên có thể

minh họa bằng tác phẩm nổi tiếng “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” để thấy được giá trị

nhân văn cao cả của bi kịch này là sự hóa giải thù hận giữa hai dòng họ

Bài 4 : Trung Quốc thời PK

- Phần 2, khi nói về Trung Quốc thời Tần, giáo viên có thể kể một số mẩu chuyệnnhỏ về Tần Thủy Hoàng

- Khi dạy về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: Giới thiệu về thơ Đường ởTrung Quốc và một số nhà thơ như: Lý Bạch, Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, Vương XươngLinh, Vương Duy và Bạch Cư Dị

Giới thiệu một số tác phẩm thơ Đường các em đang được học trong chươngtrình Ngữ văn 7 (có thể cho học sinh đọc và khái quát nội dung tác phẩm đó) như:+ Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch)

+ Vọng Lư sơn bộc bố (Lý Bạch)

+ Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Đỗ Phủ)

Trang 9

+ Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương)

Tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa”, “Thủy hử”, “Tây du kí”, “Hồng lâu mộng”…đã chuyển thể thành những bộ phim yêu thích

Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến

- Phần văn hóa Ấn Độ: Giáo viên có thể giới thiệu cho HS sơ lược về hai bộ sử thi

nổi tiếng là: “Ma-ha-bha-ra-ta” và “Ra-ma-ya-na”

+ “Ma-ha-bha-ra-ta“là một trong hai cuốn Sử thi tiếng Phạn (Sanskrit) Ấn Độ cổ, cuốn thứ hai là “Ra-ma-ya-na” Bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta đã trở thành nguồn

cảm hứng cho các thi nhân, nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm văn, thơ, nhạc, họa vànhững công trình kiến trúc, điêu khắc trong nền văn học - nghệ thuật Ấn Độ vànhững nước chịu ảnh hưởng của nền văn học - nghệ thuật này Tục ngữ Ấn Độ cócâu: "Cái gì không tìm thấy ở trong Ma-ha-bha-ra-ta thì cũng không thể tìm thấyđược ở Ấn Độ"

+ “Ra-ma-ya-na” được cho là sáng tác bởi Van-mi-ki và được viết bằng văn vần

vào khoảng thế kỷ thứ 3-4 TCN, sau bộ Ma-ha-bha-ra-ta nhưng lại kể về chuyệnxảy ra trước thời đại của Ma-ha-bha-ra-ta.Ra-ma-ya-na đã song hành cùng lịch sửdân tộc Ấn Độ dẫu qua nhiều sự gọt giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kểcủa các nghệ nhân dân gian, song vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tưtưởng yêu hòa bình, đề cao sự công bình bác ái; với những triết lí mang tầm nhânloại có giá trị cho muôn đời: lẽ hài hòa, bổn phận, khát vọng, đúng như Van-mi-

ki đã nói: "chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì anh hùng ca Ramayana cònlàm say mê lòng người và giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi"

Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập

- Về Ngô Quyền:

+ GV kể về việc Ngô Quyền xây thành Cổ Loa và truyền thuyết dân gian vùng đất

Cổ Loa kể lại rằng: Ngô Vương Quyền khi đóng đô ở đây đã cho trồng cây đa ởtrước am thờ Mỵ Châu và cho đào cái giếng nước ở trên của đền Người dân vùngnày còn truyền tụng những câu cửa miệng: "Cây đa nghìn tuổi", "giếng nước nhàNgô"

+ Những câu thơ, câu đối ca ngợi công lao của Ngô Quyền:

"Vương nghiệp khởi nghiệp Loa Thành, trường biên thanh sử

Chiến công lưu Đằng thủy, cộng mộc hồng ân"

nghĩa là: "Vương nghiệp bắt đầu từ Loa thành lưu mãi trong sử sách Chiến cônglưu lại trên sông Đằng, trong đó có ân phúc của loài cây"

- Về Đinh Bộ Lĩnh: Ngoài các tư liệu chính sử, trong văn học Việt Nam có nhiều

tác phẩm nổi tiếng viết về Đinh Bộ Lĩnh tiêu biểu như: Cờ lau dựng nước, Trận chiến trong thung lũng, Hoàng đế cờ lau, Sử ca Đinh Bộ Lĩnh, truyền thuyết sông Hoàng Long, truyền thuyết con ngựa đá, bóng cờ lau, Giao châu thất hùng

Trang 10

Trong đó có tác phẩm đã được chuyển đổi thành phim nhựa như "Trận chiến trong thung lũng", "Hoàng đế cờ lau" và "Đinh Tiên Hoàng đế" Trong dân gian, Đinh Bộ

Lĩnh còn được xưng tụng với những tên gọi: anh hùng Vạn Thắng Vương, ĐạiThắng Minh Hoàng đế Hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh thời niên thiếu đã đi vào thơ catuổi trẻ Việt Nam từ thời tiểu học:

"Bé thì chăn nghé, chăn trâu

Trận bày đã lấy bông lau làm cờ

Lớn lên xây dựng cơ đồ

Mười hai sứ tướng bây giờ đều thua"

Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh- Tiền Lê:

- Khi giáo viên giới thiệu về kinh đô Hoa Lư: Người Việt muốn khẳng định kinh

đô Hoa Lư cũng bề thế như kinh đô Tràng An của phương Bắc qua câu đối:

"Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo"

"Hoa Lư đô thị Hán Tràng An"

- Văn học thời Đinh – TIền Lê chưa phát triển, sử sách ghi lại hai tác phẩm tiêubiểu thời kỳ này là bài thơ của nhà sư Đỗ Pháp Thuận đối đáp với sứ Tống và bài

từ khúc của sư Khuông Việt tiễn sứ Tống ra về năm 987 Lê Quý Đôn có lời cangợi hai ông: "Sư Thuận thơ ca làm sứ Tống kinh sợ, Chân Lưu có từ khúc vangdanh một thời"

Bài 10 : Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

- Phần 1 Sự thành lập nhà Lý: Giáo viên giới thiệu về “Chiều dời đô”(sẽ học ở Ngữ văn 8), bám vào trích đoạn ở sách giáo khoa để phân tích ưu thế của thành

Đại La so với vùng đất Hoa Lư

“ … Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngối, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân

cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.”

- Khi giới thiệu về kinh thành Thăng Long, giáo viên có thể đọc một số đoạn thơ

viết về Hoàng thành Thăng Long để gợi lại không khí xưa như bài thơ “Đứng trước Hoàng thành” của Lê Trường Hưởng:

Bâng khuâng đứng trước Hoàng Thành

Dấu xưa cung điện triều đình nơi đây

Cổ vật như muốn tỏ bày

Tổ tiên oanh liệt dựng xây cơ đồ

Vương triều nhà Lý dời đô

Trang 11

Rồng vàng rực rỡ đợi chờ bay lên

Ngàn năm Tổ quốc vững bền

Giang sơn một giải nối liền Bắc-Nam

Bao lần chống giặc ngoại xâm

Bao lần biến cố thăng trầm đổi thay

Nước non vẫn nước non này

Khí thiêng sông núi toả đầy chốn xưa

Thinh không xào xạc gió đưa

Tưởng như Ngự giá cũng vừa đi qua

Quân reo ngựa hí xa xa

Người xưa đánh giặc bài ca hào hùng

Nghìn năm hào khí Thăng Long

Còn đây dòng máu Lạc Hồng vẻ vang

Hoàng Thành ghi dấu sử vàng

Bồi hồi đứng trước mơ màng chuyện xưa

Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

- Ở nội dung phần 2 (II): Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt giáo viên

có thể sử dụng thơ ca để minh họa, nhấn mạnh bài “Nam quốc sơn hà”:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

Giáo viên cần đọc minh họa khổ thơ trên và phân tích cho học sinh thấy bàithơ đã có tác dụng một phần làm cho quân giặc càng thêm hoang mang lo sợ, mặtkhác còn động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ

Bài 12: Đời sống kinh tế- văn hóa

- Khi nói về văn học thời Lý, giáo viên nhấn mạnh một đặc điểm ngôn ngữ quantrọng là văn tự được viết bằng chữ Hán nên chủ yếu chỉ có các tầng lớp vua, quan,nhà sư mới có đủ trình độ uyên bác để sử dụng chữ viết và sáng tác thơ văn

Có khoảng hơn 40 nhà sư sáng tác với những tên tuổi tiêu biểu như MãnGiác, Viên Chiếu, Viên Thông, Không Lộ, Quảng Nghiêm Các nhà sư đời Lý đãgóp phần không nhỏ vào kho tàng văn học cổ Việt Nam

- Giới thiệu một số tác phẩm sáng tác trong thời kỳ này như:

+ “ Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn,

Trang 12

+ Cùng với “Chiếu dời đô”, bài thơ “Nam quốc sơn hà” - bản “tuyên ngôn độc

lập” đầu tiên được coi là của Lý Thường Kiệt (?) cũng là một trong những áng vănbất hủ khẳng định chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt

+ Các tác phẩm thơ văn của các nhà sư còn lưu lại như Thiền uyển tập anh, Hoàng Việt thi văn tuyển, trong đó nổi bật lên các bài Vô tật thị chúng của thiền sư Viên Chiếu, Sinh lão bệnh tử của Diệu Nhân ni sư, Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư, Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư

Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII

- Kể một số tích về Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh trong truyện củaLạc Mai

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (thế kỷ XIII)

- Ở cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên: Khi nói về sựchuẩn bị của vua tôi nhà Trần, giáo viên chú ý nhấn mạnh một số vấn đề có liênquan đến văn học:

+ Giới thiệu tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” kể về tấm gương nhỏ tuổi, yêu

nước Trần Quốc Toản

+ Giới thiệu về “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, đọc một số đoạn để minh

họa về tội ác của giặc hay để khích lệ tinh thần các tướng sĩ:

“Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều

mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.”

->Làm nổi bật tội ác của quân Mông- Nguyên

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.”

-> Lòng căm thù giặc của chủ tướng Trần Quốc Tuấn

“Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành

Trang 13

mưu lược nhà binh Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù Chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết; giọng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào !”

->Chỉ rõ đúng, sai và khích lệ tinh thần yêu nước ở các tướng sĩ

+ Với thắng lợi ở lần 2, chúng ta có thể dùng bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” của

Trần Quang Khải để khái quát:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy nghìn thu.

- Ở lần thứ ba chống quân Nguyên, giáo viên có thể đưa vào các ngữ liệu văn học

sau:

+ “Sông nhất là sông Bạch Đằng

Ba lần giặc đến ba lần giặc tan ”

+ Bài thơ “Bạch Đằng hải khẩu” của Nguyễn Trãi ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng năn 1288:

Núi như kình ngạc phân đôi đoạn

Đất tựa kích đao rải ngổn ngang

Hai chống hàng trăm, trời yểm trợ

Nhiều nên hào kiệt, đất tiềm tàng

Hay bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu

Bài 15: Sự phát triển kinh tế- văn hóa thời Trần

- Thơ thời Trần như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn (học ở Ngữ văn 8); Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, Thiên Trường vãn vọng của vua Trần Nhân Tông (học trong chương trình Ngữ văn 7), Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu (học ở cấp III)

- Ngoài ra còn có: Hồng Đức Quốc âm thi tập; Quốc âm thi tập

Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV

- Khi nói về sự suy sụp của nhà Trần, giáo viên có thể trích dẫn một số câu thơ đểminh họa:

Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy

Đồng quê than vãn trông vào đâu

Trang 14

…Lưới chài quan lại còn vơ vét

Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi

- Các cải cách của Hồ Quý Li: Trong lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc ViệtNam, nhân vật Hồ Quý Ly là một trong những tên tuổi có nhiều bàn cãi nhất.Nguyễn Trãi làm quan thời Hồ và sau này theo Lê Lợi chống quân Minh Khi đithuyền đến cửa biển Thần Phù (Thanh Hoá) ông làm đến bốn bài thơ cảm khái về

công nghiệp của nhà Hồ Trong bài “Quan hải” (Khoá cửa biển) ông viết: “Anh hùng di hậu kỉ thiên niên” (Anh hùng để hận mấy nghìn năm) Trong bài “Qua Thần Phù hải khẩu” có câu: “Giang sơn như tạc anh hùng thệ/Thiên địa vô tình sự biến đa” (Non sông trơ đó anh hùng vắng/Trời đất lòng nào sự biến kinh) Vậy là

trong tâm cảm nhà thơ, nhà chính trị Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly là một anh hùng

Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỷ XV

- Phần nói về chính sách cai trị của nhà Minh, đặc biệt là tội ác của chúng, Nguyễn

Trãi đã viết trong “Bình Ngô đại cáo”:

“Vì họ Hồ chính sự phiền hà,

Để đến nổi lòng người oán hận.

Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà lại bán nước cầu vinh.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.”

Hay: “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập,

thuồng luồng

Kẻ bị đem vào núi đãi cát, tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,

Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.

Nặng nề những núi phu phen,

Tan tác cả nghề canh cửi.

Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Trang 15

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi

Thần người đều căm giận,

Trời đất chẳng dung tha.”

Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427)

- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa: Trong “Bình Ngô đại cáo” có viết:

Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề không cùng sống

Hay: Cao nhất là núi Lam Sơn/ Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra

- Giới thiệu về Nguyễn Trãi với tư cách là một nhà quân sự và là một danh nhân văn hóa, tác giả của bài “Bình Ngô đại cáo”

- Trong những năm đầu hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa, nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn nhưng nghĩa quân đã chiến đấu rất bền bỉ Điều đó cũng được lột tả thật chân thực và sinh động trong những câu thơ:

Vừa khi cờ khởi nghĩa mới dấy lên,

Chính lúc thế giặc đương rất mạnh.

…Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,

Lúc Khôi huyện quân không một đội.

Bởi trời muốn thử thách ta, để trao mệnh lớn,

Nên ta càng mài ý chí, quyết vượt gian nguy.

- Khi chuyển quân vào Nghệ An, nghĩa quân đã giành được nhiều thắng lợi vang dội, thay đổi cục diện trận chiến:

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay

- Trận Tốt Động- Chúc Động cũng được miêu tả hết sức lẫy lừng:

Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm

Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.

Phúc tâm quân giặc Trần Hiệp đã phải bêu đầu

Mọt gian kẻ thù Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.

Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy

Ngày đăng: 11/11/2017, 06:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w