1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giao an trai nghiem sang tao lop 2 chu de 2

6 741 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 188,46 KB

Nội dung

Giao an trai nghiem sang tao lop 2 chu de 2 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất...

Trang 1

Tháng thứ 2

Từ: 25/9/2017-20/10/2017

CHỦ ĐỀ EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

Mục tiêu:

Sau chủ đề này, HS:

- Biết thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bằng những lời nói và việc làm cụ thể.

- Biết cách giải quyết mối quan hệ bất đồng trong mối quan hệ với bạn bè.

- Biết tạo quan hệ tốt với những người xung quanh.

Tuần 1

TIẾT 1 HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ THEO CHỦ ĐỀ Chuẩn bị:

-GV: Tranh ảnh, sách,

-HS: Bút màu, sách HS,

Hoạt động 1 Khởi động - Kết nối chủ đề

1 GV ổn định tổ chức bằng 1 bài hát

2 Tổ chức thi Nói nhanh: Em đã giúp đỡ bạn trong lớp bao giờ chưa?

- Đề nghị cả lớp suy nghĩ về 2 việc mà mình đã giúp đỡ bạn Ví dụ: Đỡ bạn dậy khi bạn ngã, cho bạn mựơn bút,

- Khi HS đã nghĩ xong, GV đề nghị 1 HS làm quản trò

- Bạn quản trò bắt đầu đề nghị từng bạn trả lời nhanh về việc làm mà mình thích

- Trò chơi diễn ra khoảng 5 phút, sau đó GV hỏi: Khi giúp đỡ bạn các em có cảm thấy vui không ?

3 GV giới thiệu chủ đề: Trong chủ đề này chúng ta sẽ thể hiện sự quan tâm,giúp đỡ bạn, giải quyết hững bát đồng, tạo dựng mối quan hệ với người xung quanh Sau đó cùng làm cây tình bạn để giữ cho tình bạn luôn tốt đẹp qua những thông điệp

Hoạt động 2 Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1 Những việc mà các bạn nhỏ làm với bạn của mình.

1 GV yêu cầu cá nhân HS đọc thầm việc 1 của nhiệm vụ 1 (trang 12 – 13, SHS)

2 GV yêu cầu tất cả HS làm nhiệm vụ 1: Đánh dấu X vào mức độ phù hợp

3 GV đề nghị HS chia sẽ việc làm theo mức độ và ghi thêm các công việc khác

4 Yêu cầu từng HS đọc thầm việc 2 của nhiệm vụ 1 (trang 6, SHS)

Trang 2

5 Yêu cầu HS khoanh tròn vào số thứ tự của những viêc làm tốt và chưa tốt trong BT1 Ghi lại số việc làm tốt và việc làm chưa tốt

Nhiệm vụ 2 Nói lời hay, làm việc tốt với bạn bè.

1 Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm nhiệm vụ 2 của chủ đề (trang 14, SHS)

2 GV chia lớp thành 7 nhóm và hướng dẫn HS thảo luận giải quyết các tình huống chia

sẽ với nhau về ý kiến của mình

3 GV yêu cầu đại diện các nhóm chia sẽ ý kiến và tuyên dương những cách xứ lý hay .Nhiệm vụ 3: Giải quyết vấn đề trong quan hệ về tình bạn

1 GV yêu cầu HS cả lớp đọc hướng dẫn của nhiệm vụ 3 (trang 18-SHS)

2 Đề nghị HS đọc các tình huống và chọn cách xử lí phù hợp

– Em cảm thấy thế nào ?

– Em sẽ làm gì trong các tình huống này ?

3 GV yêu cầu HS chia sẽ ý kiến của mình

4 GV nêu yêu cầu BT2, chia lớp thành 2 đội yêu cầu các đội đóng vai xử lí tình huống trong mối quan hệ với các bạn

+ Em nghĩ mình ứng xử thế nào với người bạn của mình trong các tình huống đó + Chia sẽ suy nghĩ của em với người thân

Hoạt động 3 Hoạt động tiếp nối

1 GV mời HS nhắc lại những việc cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau

– Đọc tình huống BT1 và chuẩn bị xử lí tình huống

- Kể lại một vài tình huống bất đồng và cách giải quyết

2 Dặn HS về nhà:

– Hoàn thành các nhiệm vụ đã thống nhất trong tiết hoạt động

– Luôn luôn giúp đỡ bạn bè

– Đọc hướng dẫn của Nhiệm vụ 4, (trang 20-21, SHS) và chuẩn bị bài giới thiệu bản thân thông qua cuốn an-bum của em, độ dài bài tập làm người hòa giải

Tuần 2,3

TIẾT 2, 3

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ

A CHIA SẺ VÀ KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi “Đừng có giận”

1 GV yêu cầu HS đứng lên ổn định bắt đầu chơi

2 GV phổ biến cách chơi: Khi hát bài hát HS làm theo hành động VD: Nhìn mặt nhau

đi xem ai có giận hờn gì ? Hai người đứng kế nhau sẽ nhìn mặt vào nhau

Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì ?

Trang 3

Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi ?

Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn

Nhìn mặt nhau đi, hãy nhìn ặt nhau đi

(GV thay thế bằng các cử chỉ động từ cho sinh động:

Cầm tay nhau đi, rờ vai nhau đi, sờ đầu nhau đi, )

3 GV cho cả lớp chơi từ 2-3 lần, càng ngày càng hát nhanh

4 Trao đổi với cả lớp:

+ Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi ?

+ Em có phải là người hay giận không ?

+ Em có muốn trở thành người giải quyết khi bạn bè giận không ?

B KIẾN TẠO TRI THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Hoạt động 2 Tập làm người hòa giải

1 Thảo luận về các tình huống trong SHS BT1

- GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Nếu em là bạn của Hùng và Lâm em sẽ nói gì với hai bạn

- GV mời một số nhóm nêu ý kiến thảo luận

2 GV gợi ý và chốt lại những yêu cầu, nhận xét tuyên dương những cách xử lí hay

C VẬN DỤNG VÀ SÁNG TẠO

Hoạt động 3 Làm cây tình bạn

- GV hướng dẫn HS làm cây tình bạn:

Bước 1: Chuẩn bị giấy màu, bút màu, kéo, hồ dán,

Bước 2: Vẽ hình thân cây, tán cây, lá cây, quả trên giấy màu,…

Bước 3: Cắt theo những hình đã vẽ

Bước 4: Dùng bút màu viết lên lá, quả những điều để giữ cho tình bạn luôn đẹp

Hoạt động 4 Không nên cãi nhau

1 Chia nhóm và thảo luận về tình huống: Lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 nhiệm vụ Mỗi nhiệm vụ có thể có một vài phương án ứng xử/giải quyết Ghi lại các cách giải quyết của nhóm

a Bạn Nam đang đi học trên đường nhìn thấy bạn Hậu và bạn Liên đang cãi nhau vì Liên làm rơi cái mủ của Hậu, nếu em là Nam em sẽ làm gì?

b Quân và An đến nhà Hà chơi, không may ca3 hai đùa giỡn và làm vỡ bình hoa vậy

là hai bạn cãi nhau không ai chịu nhận là người làm vỡ bình hoa, nếu em là Hà em

sẽ giải quyết như thế nào ?

c Trong lớp cô giáo đã phân công hôm nay tổ 4 trực, mỗi người một công việc, nhưng bạn Lan bị ốm không ai lau bảng lớp, vậy là các bạn cùng nhau giúp bạn Lan làm công việc đó Theo em, các bạn làm như vậy có đúng không ? Vì sao?

Trang 4

d Hôm trước, một nhóm bạn đi thăm bạn Bình bị ốm đến nhà bạn Bình có hai bạn trong nhóm va vào nhau và cãi nhau Theo em các bạn đó làm như vậy có nên không? Các bạn ấy nên hành động như thế nào thì tốt hơn?

2 Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm bổ sung chia sẻ về các cách của nhóm mình

3 Các nhóm khác và GV bổ sung

Hoạt động 5: Ứng xử trong cuộc sống

Thể hiện sự vui vẻ, thân thiện trong cuộc sống hằng ngày:

GV cho HS thể hiện gương mặt vui vẻ và nói các câu (in nghiêng) theo gợi ý dưới đây GV và HS nên bổ sung những câu nói khác cũng để thể hiện sự vui vẻ, thân thiện:

- Tỏ sự vui vẻ, thân thiện khi xách đồ giúp bạn: Chào cậu, cậu bị ốm để mình xách

cặp cho nhé!

- Tỏ sự vui vẻ, thân thiện khi mượn đồ của bạn: Bạn ơi, hôm nay mình quên mang

bút, bạn cho mình mượn tạm nhé, mình cám ơn bạn nhiều lắm!

- Tỏ sự vui vẻ, thân thiện khi muốn ngồi đọc sách cùng bạn: Mình đọc chung cho vui

nhé!

GV bổ sung các tình huống khác nhau có gắn với đời sống của các em để cho các em rèn luyện sâu sắc hơn

Tuần 4

TIẾT 4

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ

VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN Hoạt động 1: Tự đánh giá

1 GV đề nghị HS đọc lại các nhiệm vụ trong SHS của chủ đề sau đó bổ sung, hoàn thiện các nhiệm vụ

2 Đối với nhiệm vụ 6, yêu cầu HS suy nghĩ và nói thêm về những điều học được khác ngoài những điều liệt kê trong bảng

3 GV khích lệ động viên HS trong hoạt động tự đánh giá

Hoạt động 2 Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm

1 GV HS làm việc theo nhóm theo mô hình sau:

Trang 5

Lần lượt từng HS chia sẻ ý kiến của mình về từng bạn cùng nhóm:

- Em có vui khi giúp đỡ bạn không?

- Bạn tiến bộ nhất ở điểm nào trong tháng vừa qua?

- Em thấy bạn có phải là người bạn tốt không?

GV lưu ý HS khi chia sẻ, hãy nhìn vào mắt bạn, tươi cười nói suy nghĩ của mình Người nghe cần nói cảm ơn sau khi bạn nói xong

2 GV mời HS đại diện nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn trong tháng vừa qua

3 GV động viên khuyến khích HS

Hoạt động 3 Đánh giá tổng hợp

1 GV lựa chọn 2 phẩm chất cơ bản để đánh giá: sự tự tin, tự hào về bản thân và thái độ vui

vẻ, thân thiện với bạn bè

2 Vẽ bậc thang mức độ

Bậc 1: Em chưa nhiệt tình/ chưa giúp bạn

Bậc 2: Em còn ngại ngùng/ còn lúng túng

Bậc 3: Em lúc giúp bạn, lúc không

Bậc 4: Em thỉnh thoảng giúp bạn

Bậc 5: Em luôn giúp bạn khi bạn gặp khó khăn

3 Đề nghị HS suy nghĩ và đứng vào bậc phù hợp với bản thân mình

4 GV trao đổi với HS về các vị trí mà cá em lựa chọn, giúp các em nhìn nhận mình khách quan hơn (GV cần biết chấp nhận và tôn trọng đánh giá chủ quan của HS; nếu điều chỉnh cần tế nhị)

Hoạt động 4 Xây dựng kế hoạch rèn luyện

1 GV cho HS chia sẻ dự định rèn luyện tiếp theo trong nhóm

– Em sẽ làm gì để tạo dựng mối quan hệ tốt với người xung quanh?

+ Luôn giúp đỡ bạn bè và người khác khi họ gặp khó khăn

+ Luôn vui vẻ, thân thiện với mọi người khi giúp đỡ họ

Trang 6

2 Đề nghị HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân

Ngày đăng: 10/11/2017, 03:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w