chuyen de lop 3

14 636 3
chuyen de lop 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ DẠY TỐT MÔN TNXH LỚP 3 A-PHẦN I: MỞ ĐẦU 1-Vò trí và tầm quan trọng của môn TNXH nói chung và TNXH lớp 3 nói riêng: -Môn TNXH là 1 môn học thể hiện sự tích hợp của hai môn tự nhiên xã hội và sức khỏe. -Nội dung của môn học này phát triển đồng tâm và mở rộng dần theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, nội dung kiến thức được nâng dần lên theo mỗi lớp học. -Môn TNXH gần gũi với cuộc sống xung quanh các em, giúp các em nắm được những kiến thức sơ giản về con người, về mối quan hệ xã hội về tự nhiên như cây cối, động vật cũng như các hiện tượng tự nhiên được thể hiện rõ qua từng bài học. -Môn TNXH không chỉ đơn thuần cung cấp cho HS một khối lượng tri thức cần thiết, mà còn tập cho HS làm quen với cách tư duy khoa học rèn luyện kỹ năng liên hệ kiến thức với thực tế. -Với những ý nghóa trên, cùng với thời lượng ở tiểu học, môn TNXH là một trong ba môn quan trọng trong chương trình tiểu học cùng với môn Tiếng Việt và môn Toán. 2/ Lý do chọn đề tài: -Từ vò trí và tầm quan trọng của việc dạy và học môn TNXH lớp 3, từ thực tế giảng dạy, đúc kết kinh nghiệm trong nhiều năm qua nên tổ khối 3 chúng tôi đã chọn viết đề tài “Dạy tốt môn TNXH lớp 3 trường TH Phú Túc” -Đề tài gồm 3 phần: 1-Mở đầu: 2-Nội dung: 3-Kết luận: B-PHẦN II: Nội dung: 1/ Mục tiêu chương trình môn TN&XH lớp 3: Sau khi học xong môn TNXH lớp 3, học sinh sẽ: 1 -Biết tên, chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. - Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần hòan, bài tiết nước tiểu, thần kinh. -Biết mối quan hệ họ hàng, Nội, Ngoại. -Biết phòng tránh cháy khi ở nhà. -Biết được những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở trường. Biết tên một số cơ sở hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế và một số hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh ( thành phố) nơi HS ở. - Biết một số qui tắc đối với người đi xe đạp. - Biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở đòa phương và giữ vệ sinh môi trường. -Biết được sự đa dạng và phong phú của thực vật và động vật; chứa chức năng của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với con người; ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với đời sống con người. - Biết vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất và đời sống con người; vò trí và sự chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất; hình dạng, đặc điểm bề mặt Trái Đất. - Biết ngày đêm năm tháng. 2/ Nội dung chương trình TNXH Lớp 3. +Chủ đề con người và sức khỏe -Nội dung chương trình môn TNXH gồm có 3 chủ đề: Gồm 70 bài phân bố như sau: Chủ đề 1: Con người và sức khỏe Gồm có 18 bài Chủ đề 2: Xã hội Gồm có 21 bài Chủ đề 3: Tự nhiên Gồm có 31 bài 2 3/ Các phương pháp dạy học chủ yếu: - Sử dụng phương pháp môn TN-XH theo tinh thần tích cực hóa hoạt động học tập của HS. - Môn học TN-XH bậc tiểu học nói chung (lớp 3 nói riêng) được xây dựng theo tư tưởng thích hợp. Môn học đã hình thành từ các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. - Kiến thức bộ môn gần gũi và quen thuộc với học sinh. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh khai thác phát triển, hệ thống những hiểu biết đó thành những tri thức khoa học. - Vì vậy những phương pháp truyền thống quan sát-hỏi đáp-thí nghiệm, kể chuyện, kiểm tra đều có thể vận dụng để dạy môn học này nhưng phải theo tinh thần mới tức là phát triển, kích thích và phát huy vai trò chủ động, tích cực nhận thức của học sinh. - Để có tác dụng tích cực đến việc phát huy tính chủ động nhận thức của học sinh, giáo viên nên kết hợp các hình thức dạy học như thảo luận, đóng vai, trò chơi… Đây là các hình thức dạy học yêu cầu học sinh phải hoạt động tích cực với các nguồn tri thức (Vật thật, tranh ảnh, bảng hình, dụng cụ thí nghiệm, bảng đồ, biểu bảng…) đồng thời vận dụng vốn tri thức, kinh nghiệm có sẵn của mình để phát hiện tri thức. a) Phương pháp quan sát: a.1/ Khái niệm : Phương pháp quan sát là cách tổ chức hướng dẫn cho Hs sử dụng thò giác phối hợp với các giác quan khác (mắt thấy, tai nghe, tay sờ) xem xét các sự vật, hiện tượng một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, để thu nhập thông tin về sự vật, hiện tượng. a.2/ Tình huống sử dụng: GV nên sử dụng phương pháp quan sát để dạy các bài học mà học sinh có thể chiếm lónh kiến thức từ các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và xã hội chung quanh hoặc từ mẫu vật, tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, lược đồ… a.3/ Yêu cầu: Tùy theo nội dung học tập, GV lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện đòa phương sau đó sẽ 3 tổ chức hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng đó một cách có mục đích, có kế hoạch để các em rút ra những kết luận khách quan, khoa học a.3.1/ Lựa chọn đối tượng quan sát: Đối tượng quan sát có thể là các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, vật thật hay tranh ảnh, hình, sơ đồ, bản đồ… khi lựa chọn đối tượng quan sát cần tận dụng vật thật. Khi không có điều kiện cho học sinh tiếp xúc với vật thật thì nên cho các em quan sát tranh, ảnh, mô hình. Trong nhiều trường hợp cần thiết phải có sự kết hợp cho các em quan sát cả vật lẫn tranh ảnh, mô hình… a.3.2/ Xác đònh mục đích quan sát: trong mỗi bài học không phải mọi kiếm thức cần cung cấp cho HS đều được rút ra từ quan sát. Do đó khi đã chuẩn bò đối tượng cho HS quan sát thì GV cần xác đònh việc quan sát đạt được những mục đích nào. a.3.3/ Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát: có thể cho HS quan sát: cá nhân, nhóm, cả lớp. Các nhóm có thể cùng nhau quan sát một đối tượng riêng giải quyết những nhiệm vụ riêng. Khi quan sát HS phải sử dụng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ) để phán đoán, cảm nhận sự vật và hiện tượng. Phải quan sát từ tổng thể rồi mới đi đến bộ phận; từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong. Như thế mới nhận xét cụ thể về sự vật và hiện tượng đã biết để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau, đi đến kết luận chung. Ví dụ: Bài lợn (heo) – lớp 3 - Đối tượng quan sát: tranh ảnh con lợn (heo) - Mục đích quan sát: + Chỉ nêu tên, phân biệt các bộ phận chính của con lợn. + Nêu một số đặc điểm chung của con lợn. - Tổ chức, hướng dẫn cho HS quan sát theo nhóm, giao cho mỗi nhóm một phiếu giao việc quan sát hình 84 với nhiệm vụ: + Quan sát tổng thể: Con lợn chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? + Quan sát chi tiết: Chỉ ra đâu là đầu, mình, chân của con lợn. Nêu đặc điểm của mắt, tai, mũi – mõm. - Rút ra kết luận: + Đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát của nhóm mình, giáo viên cho các nhóm khác nhận xét – GV nhận xét + Dựa vào kết quả quan sát vừa thu được của HS, GV cho HS (hình thức đồng loạt cả lớp) so sánh sự giống và khác nhau giữa các bộ phận con lợn. 4 b/ Phương pháp hỏi đáp: b.1/ Khái niệm: Phương pháp hỏi đáp là hình thức đối thoại giữa GV và HS nhằm khêu gợi dẫn dắt HS tự rút ra kết luận khoa học hoặc vận dụng những hiểu biết của mình để giải các bài tập, những vấn đề của tự nhiên, xã hội và trong cuộc sống thông qua các hoạt động tư duy, chính HS luôn cảm thấy “tự mình tìm ra” những kiến thức mới. b.2 Tác dụng: - PP hỏi-đáp được xem là một công cụ tốt nhất để dẫn dắt HS đi tới nhu cầu nhận thức, tham gia giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra. - PP hỏi - đáp thường được phối hợp sử dụng với hầu hết các PP dạy học khác. - PP hỏi - đáp chẳng những có tác dụng đến việc thu nhận kiến thức của HS mà còn có tác dụng đánh giá kết quả thu nhận kiến thức của HS, nhờ đó GV điều chỉnh nội dung và PPDH của mình. - Để tạo cho hiệu quả của việc sử dụng PP hỏi - đáp GV cần phải tổ chức đối thoại theo nhiều chiều. + GV HS: GV nêu câu hỏi + HS HS: HS sửa chữa bổ sung cho nhau + HS GV: HS nêu thắc mắc với GV - Khi HS có những ý kiến cần tranh luận với GV, người GV cần phải tôn trọng những ý kiến trái ngược nhau với GV, từ đó bình tónh giải quyết thấu đáo những vấn đề HS đặt ra “tại sao”, “vì sao” một cách thuyết phục nhất để tạo cho HS có được niềm tin và sự học của họ. - Có thể những vấn đề HS nêu ra không đúng, GV có thể chuyển thành một tình huống có vấn đề đó thông qua PP – hỏi đáp, dẫn dắt gợi mở để những HS khác được tham gia giải quyết vấn đề đó, tiết học trở nên sinh động. b.3/ Những yêu cầu cơ bản khi sử dung PP – hỏi đáp: - Để việc sử dụng PP hỏi đáp đạt chất lượng trước hết người giáo viên phải chuẩn bò cho mình một hệ thống câu hỏi mang tính nghệ thuật cao cụ thể: các câu hỏi phải được sắp xếp theo một trình tự logic, dẫn dắt vấn đề theo trình tự bài học, mỗi câu hỏi là một bước để dần dần giải quyết được những vấn đề do bài học đặt ra. Có thể nói việc soạn thảo câu hỏi có một ý nghiã vô cùng quan trọng. - Câu hỏi nêu ra phải kích thích được suy nghó của HS và trả lời được trên những tri thức đã có, qua thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua quan sát sự vật, hiện tượng bằng những thí nghiệm trong học tập để giúp 5 các em nêu ra được những khái niệm những kết luận khoa học hoặc vận dụng kiến thức vào thực tế từ đó làm phong phú thêm nhận thức của HS. - Nên sử dụng nhiều hình thức hỏi: hỏi bằng lời, hỏi bằng tranh, hỏi bằng câu đố: Câu hỏi phải có mục đích dứt khoát rõ ràng để có thể giải quyết một nhiệm vụ có thể, tránh những câu hỏi chung chung, không xoáy vào trọng tâm bài học và HS trả lời thế nào cũng được. - Bằng sự khéo léo dẫn dắt của giáo viên, tạo cho học sinh cảm giác chính các em đã tìm ra kiến thức mới từ đó kích thích hứng thú học tập, ham mê tìm tòi, khám phá, người ta gọi là phương pháp tìm tòi. - Các câu hỏi do giáo viên nêu ra phải góp phần nâng cao trình độ tư duy, kích thích sự tư duy của học sinh, loại câu hỏi này đòi hỏi học sinh ngoài việc trình bày các sự kiện, phải đưa ra những ý kiến chứng minh, vạch rõ các mối liên hệ, xác lập mối quan hệ tương đồng khác biệt. - GV cần tập cho HS cách nêu câu hỏi, đây là một việc làm cần thiết và rất quan trọng vì muốn nêu được câu hỏi, HS phải tích cực suy nghó độc lập, qua nội dung câu hỏi GV có thể nắm được mức độ kiến thức của HS như thế nào và đây cũng là biểu hiện bên ngoài của thái độ tri giác của học sinh đối với việc học tập. - Câu hỏi phải có sự tiếp nối giữa các nội dung trong một bài sao cho câu hỏi trước là tiền đề cho câu hỏi sau. Mỗi câu hỏi là một bước có tác dụng mở rộng sự vật và hiện tượng và di chuyển kiến thức. - Tùy theo nội dung kiến thức của bên học mà chuẩn bò sọan thảo một văn bản một hệ thống câu hỏi phù hợp, nhưng thông thường mỗi bên học GV cần phải chuẩn bò từ 5 -> 10 câu hỏi cơ bản trọng tâm. b.4/. Thí dụ minh họa: Bài: Mặt trời là nguồn sáng và nguồn nhiệt (lớp 3) Hệ thống câu hỏi cho bài này * Câu hỏi vào bài: 1/ Chúng ta thử tưởng tượng nếu không có Mặt trời thì cuộc sống của con người trên hành tinh này gặp những khó khăn gì ? * Câu hỏi phát triển: 2/ Mặt trăng cho con người cái gì ? Nhất là đêm trăng rằm. Mặt Trăng cho ta ánh sáng. Mặt Trăng được gọi là nguồn sáng. 3/ Bàn là cung cấp cho ta cái gì ? Bàn là cung cấp cho ta nhiệt. Bàn là được gọi là nguồn nhiệt. 4/ Thế nào là nguồn sáng ? Nguồn sáng là những vật phát ra ánh sáng, chiếu sáng đến các vật khác. 6 5/ Thế nào là nguồn nhiệt ? Nguồn nhiệt là những vật tỏa nhiệt, làm nóng các vật khác. 6/ Có vật nào vừa là nguồn sáng vừa là nguồn nhiệt không ? 7/ Mặt trời thuộc loại nào ? * Một số điểm lưu ý : - Câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu xoáy vào trọng tâm để tất cả học sinh đều hiểu được yêu cầu của câu hỏi, dù chỉ một số em được chỉ đònh trả lời và một số được gọi để bổ sung, nhận xét câu trả lời của bạn. - Nên quan tâm với tất cả học sinh trong lớp, không nên chỉ tập trung vào một vài em phát biểu suốt cả tiết học, như vậy không động viên được tính tập thể. - Gv phải tỏ thái độ quan tâm, tin tưởng, động viên khích lệ học sinh khi nêu câu hỏi nếu cần thiết có thể gợi ý, dẫn dắt để Hs đi tới kết luận vấn đề dù còn sơ lược. - Chăm chú lắng nghe ý kiến của các em và khi các em trả lời cần có nhận xét bổ sung, sữa chữa để hoàn thiện nội dung vấn đề -> từ đó tạo nên không khí tin cậy giữa thầy và trò, luyện cho các em cách diễn đạt trôi chảy mạch lạc. C. Đóng vai: C.1/ Khái niệm: Phương pháp đóng vai là cách tổ chức học sinh tham gia giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống. Xuất phát từ việc người học sử dụng một cách sáng tạo ý nghó và cách tưởng tượng của mình không có kòch bản, không cần thuộc vai, không cần diễn tập. Đặc điểm chủ yếu là ở tính tức thời bình diễn các vai. C.2/ Tác dụng của trò chơi đóng vai: - Nhằm hình thành, củng cố hoặc kiểm tra tri thức dưới hình thức trò chơi, nó có thể thỏa mãn được tâm lý “vừa học vừa chơi” . - Thông qua việc đóng vai, nhập vai việc học tập của học sinh được thoải mái, hào hứng và tự giác. - Sự nhập vai bằng các lời thoại, cử chỉ sáng tạo, học sinh có điều kiện để bộc lộ khả năng tự nhận thức, đồng thời thể hiện rõ tính cách và cá tính của mình. Quan sát các vai diễn của học sinh, giáo viên có thể kòp thời phát hiện những khiếm khuyết trong nhận thức và trong tính cách của học sinh để tìm cách uốn nắn. - Đóng vai còn được xếp trong phương pháp hoạt động, dạng hoạt động này mang tính sáng tạo. C.3/ Cách vận dụng: 7 - Giáo viên cần lựa chọn chủ đề phù hợp với nội dung bài học, đặt ra các tình huống cụ thể và yêu cầu mỗi vai diễn tham gia giải quyết vấn đề trong tình huống đó. - Cho học sinh tự giác nhận vai và sáng tạo các lời thoại, cũng như cử chỉ, không diễn theo các lời thoại và cử chỉ áp đặt cho mỗi vai diễn. - Mỗi tình huống có thể cho nhiều nhóm cùng diễn để có thể so sánh các cách giải quyết các vấn đề khác nhau, đánh giá được mức độ nhận thức của học sinh. - Cần chuẩn bò cho các học sinh khác đóng vao người quan sát: nhiệm vụ của người quan sát là: + Tự đặt mình vào vò trí của vai diễn và nghó xem: nếu là diễn viên mình sẽ suy nghó và hành động như thế nào : + Nhận xét về tính hiện thực trong cách giải quyết vấn đề của diễn viên đang diễn. + Quan sát diễn viên nhập vai ra sao ? + Suy nghó xem có cách nào khác để giải quyết vấn đề đó không ? - Trong quá trình đóng vai, giáo viên chỉ là khán giả, không can thiệp vào trò chơi, không nhắc vai. Giáo viên cần lắng nghe các lời thoại và quan sát các cử chỉ của mỗi vai diễn, để có thể nhận xét và đánh giá một cách tinh tế trình độ nhận thức và tính cách của học sinh. Qua vai diễn giáo viên sẽ phát hiện được năng lực năng khiếu của học sinh. - Tổng kết đánh giá để tìm ra cáh giải quyết hay nhất, hợp lý nhất, tổ chức khen thưởng cho những vai diễn hay, nhóm diễn hay. C.4/ Ví dụ về trò chơi đóng vai: Khi học các bài thuộc chủ đề quê hương. - Những nơi công cộng. Cho học sinh sắm vai: Ví dụ 1: mua bán ở siêu thò, cửa hàng. (Bài dạy: hoạt động công nghiệp, thương mại – lớp 3). Giáo viên đưa ra những tình huống để học sinh thảo luận sắm vai. Các em thường mua dụng cụ học tập ở đâu ? Khi đi mua hàng em phải nói với người bán hàng như thế nào ? Trong cửa hàng có nhiều người mua hàng, em phải làm gì ? và không nên làm gì ? Sau khi học sinh thảo luận xong, giáo viên cho các em tự nhận vai diễn: 1 em đóng vai người bán hàng 1 em đóng vai người đến mua dụng cụ học tập. 8 Và một số em đóng vai những người khách đến mua hàng, các em bắt đầu thể hiện những vai diễn của mình qua việc giao tiếp giữa người bán hàng, người mua hàng. Ví dụ 2: Hoạt động ở một nhà bưu điện. (Bài dạy: Các hoạt động thông tin liên lạc – lớp 3) - Gv chia học sinh từng nhóm, cho các em tự nhận vai. Trong đó một vài học sinh đóng vai nhân viên, một số khác đóng vai khách đến mua tem phong bì, báo chí, gửi bưu phẩm, gọi điện thoại … - Gv chuẩn bò trước một số tem, phong bì, hồ dán. Các em bắt đầu thể hiện vai diễn của mình qua việc giao dòch , tiếp xúc giữa nhân viên bưu điện với khách hàng. Nhân viên bưu điện hướng dẫn khách hàng cách gọi điện thoại, dán tem vào phong bì. - Qua hoạt động sắm vai học sinh có được kó năng nhận biết được vai trò của nhà bưu điện trong nhiệm vụ làm trung gian liên lạc, giao chuyển thư tín, quà đến khắp các nơi trong cả nước và quốc tế. D. Phương pháp trò chơi: - Trò chơi là một hoạt động học tập gây được hứng thú đối với học sinh tiểu học, có tác dụng kích thích hoạt động học tập của Hs. - Phát huy tính độc lập, sáng tạo, tinh thần tập thể. - Các trò chơi đều hướng vào việc phát triển trí tuệ Hs giúp các em có sự thi đua giữa các nhóm, tập được để các em hòa nhập vào xã hội: “học khi chơi, chơi mà học” D.1/ Các hình thức tổ chức: - Trò chơi trong môn TNXH rất phong phú đa dạng, ở các chủ đề trong môn học đều có thể tổ chức trò chơi cho học sinh. - Loại trò chơi phát triển trí tuệ: + Câu đố: qua các bài học các em có thể nhận ra những đặc điểm các sự vật, hiện tượng, từ đó để suy ra sự vật, hiện tượng. D.2/ Tổ chức trò chơi: - Gv không nên lạm dụng hoạt động dễ làm cho Hs mau chán. - Trò chơi phải phù hợp với trình độ lứa tuổi, gắn với bài học, cũng như hoàn cảnh thực tế của Hs. - Khuyến khích Hs phát huy khả năng của mỗi em trong khi chơi. Tăng hiệu quả của hoạt động học tập không có sự ganh đua ở các em. - Khuyến khích hoạt động tập thể đề cao tinh thần hợp tác tập thể, đoàn kết, trao đổi, học hỏi để cùng tiến bộ. - Sau mỗi trò chơi, Gv tổ chức cho Hs trao đổi, thảo luận để rút ra từng vấn đề. 9 D.3/ Ví dụ: - Đố bạn lá gì : (Qua bài dạy lá cây – lớp 3) Giáo viên gọi từ 3 đến 5 em xếp thành hàng ngang, dùng khăn quàng bòt mắt và trao cho mỗi em một chiếc lá, các em dùng các giác quan để nhận tên gọi của chiếc lá mình đang có trong tay. - Đố bạn quả gì ? (Bài quả: lớp 3) - Tên em không thiếu chẳng thừa Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh (Quả đu đủ) - Đố bạn hoa gì ? (Bài Hoa: lớp 3) Hoa gì lại nở vào hè Từng chùm đỏ thắm Gọi ve hát mừng. (Hoa phượng) - Con vật: (Bài Thú: lớp 3) Con gì ăn no Bụng to mắt híp Mồm kêu ụt òt Nằm thở phì phò. (Con lợn) E. Phương pháp tham quan. + Tham quan cũng là một hình thức dạy học ở ngoài lớp nhưng yêu cầu thời gian dài tới nửa ngày hoặc cả ngày. Tham quan để phục vụ môn học hoặc phối hợp với các môn học khác. - Tham quan các di tích lòch sử, các nhà bảo tàng . - Tham quan một số cơ sở hành chính. - Tham quan 1 cơ sở, sản xuất ở đòa phương nơi trường đóng. - Tham quan 1 khu chăn nuôi, 1 cánh đồng lúa. - Tham quan 1 cơ sở chăn nuôi vườn cây ao cá. + Một số điểm lưu ý khi tổ chức cho Hs tham quan. * Chuẩn bò tổ chức: + Lựa chọn đòa điểm, liên hệ trước với những người phụ trách, người hướng dẫn nơi Hs sẽ đến tham quan. + Gắn mục đích và trọng tâm tham quan chặt chẽ với nội dung học tập trong nội khóa theo các hình thức tham quan. + Tham quan để kết thúc một chủ đề. + Tham quan có mục đích, có kế hoạch và có thu hoạch, trong đó chú ý đến hiệu quả của phương pháp quan sát và phương pháp hỏi đáp. 10 [...]... môn TN-XH thường được chia làm 3 phần chính: + Giới thiệu bài + Phát triển bài ( có từ 2 đến 3 hoạt động ) + Kết luật/củng cố - Có 4 cách tổ chức cho học sinh học tập được sử dụng trong bài học của môn TNXH + Từng cá nhân (dùng cho một số hoạt động ở phần phát triển bài hoặc củng cố ) + Theo cặp ( cũng dùng cho một số hoạt động ở phần phát triển bài ) + Theo nhóm nhỏ từ 3 đến 6 Hs (cũng dùng cho một... nào ?” (Lớp 3) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm * Mục tiêu: giải thích được tai sao ta nên thở bằng mũi mà Không nên thở bằng miệng +Cách tiến hành -GV hướng dẫn các nhóm (khoảng 4 học sinh) quan sát phía trong của lỗ mũi mình Nếu không có gương có thể quan sát lỗ mũi của bạn bên cạnh và trả lời câu hỏi: Các em nhìn thấy gì trong mũi? 4/Bài học kinh nghiệm: -Trên đây là phần lí thuyết dạy TNXH 3 theo phương... -Trên đây là phần lí thuyết dạy TNXH 3 theo phương pháp mới Để giúp các tiết học thành công, bản thân từng thành viên tổ khối 3 luôn tìm tòi, học hỏi, đề ra một số biện pháp thực hiện trong thời gian qua như sau: -Nắm vững mạnh kiến thức TNXH lớp 1, 2 làm nền tảng dạy tốt TNXH 3, nắm vững cái gì các em đã học, cái gì các em chưa học và sẽ học để vận dụng kiến thức có sẵn của các em, liên hệ tìm ra kiến... GV phải ngắn gọn, dễ hiểu, khơi gợi, kích thích sự suy nghó của học sinh và vận dụng vốn sống của các em C-PHẦN III: Kết quả đạt được: 13 *Qua một năm học 2005 – 2006 đạt kết quả như sau: Hoàn thành tốt: Hoàn thành: Chưa hoàn thành: *Chuyên đề dạy tốt môn TNXH lớp 3 đến đây là hết rất mong sự đóng góp xây dựng của quý thầy cô, để chuyên đề trở thành kinh nghiệm giảng dạy tốt hơn trong thời gian tới./... vận dụng kiến thức có sẵn của các em, liên hệ tìm ra kiến thức mới -Nắm vững các PPDH - TNXH, để vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt, sáng tạo vào từng tiết học cụ thể -Thực hiện dạy học các nội dung TNXH 3 theo đònh hướng đổi mới PPDH ở tiểu học: GV đứng vai trò là người điều khiển, tổ chức các hoạt động dạy, HS được phát huy tính tích cực, chủ động cố gắng tự mình chiếm lónh kiến thức dưới sự hướng dẫn... em trong nhóm một cách rõ ràng, cặn kẽ, chi tiết Từ nhóm trưởng đến các thành viên, ai cũng có thể nhắc lại mình sẽ phải làm gì trước khi nhóm bắt đầu làm việc Có như vậy các nhóm mới hoạt động tốt G .3/ Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ bao gồm những bước sau: - Chuẩn bò: + Tổ chức các nhóm + Giao nhiệm vụ cho từng nhóm (có thể tới từng Hs) - Hướng dẫn cách làm việc của các nhóm (có thể thông qua việc . tài gồm 3 phần: 1-Mở đầu: 2-Nội dung: 3- Kết luận: B-PHẦN II: Nội dung: 1/ Mục tiêu chương trình môn TN&XH lớp 3: Sau khi học xong môn TNXH lớp 3, học. môn TNXH lớp 3, từ thực tế giảng dạy, đúc kết kinh nghiệm trong nhiều năm qua nên tổ khối 3 chúng tôi đã chọn viết đề tài “Dạy tốt môn TNXH lớp 3 trường TH

Ngày đăng: 22/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan