giai cấp công nhân việt nam

4 3.2K 21
giai cấp công nhân việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giai cấp công nhân Việt Nam Trường Đại Học DL Phú Xuân Khoa Xã Hội Nhân Văn Lớp: Lịch Sử 4A-K3 Họ và Tên: HỒ THỊ THƯƠNG KIỂM TRA HỌC TRÌNH Chuyên Đề: GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM Đề bài: Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành từ bao giờ. Bằng lý luận và thực tiễn, anh (chị) hãy làm rõ vấn đề này. Bài làm. Ăng ghen trong tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, tập 1, đã định nghĩa: Giai cấp vô sản là giai cấp không có của (không có tư liệu sản suất) nhưng họ là những người đóng góp nhiều nhất vào sự sinh tồn của xã hội. Trong tác phẩm “nguyên lý của chủ nghĩa Mác”, Ăng ghen định nghĩa: Giai cấp vô sản là giai cấp xã hội hoàn toàn sống dựa vào việc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản chứ không phải sống dựa vào lợi nhuận của bất cứ một tư bản nào. Do đó, họ là một giai cấp hạnh phúc và đau khổ, sống và chết. Toàn bộ sự sống của họ đều phụ thuộc vào yêu cầu về việc mình có bán được sức lao động hay không? Giai cấp vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX. Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của nền triết học cổ điển Đức”, Mác xác định: thoạt đầu điều kiện kinh tế đã biết số đông dân chúng thành công nhân và sự thống trị của tư bản đã tạo cho số đông này một tình trạng, một đặc trưng như nhau. Và như thế họ trở thành một tập đoàn trong xã hội có tình trạng bị bóc lột như nhau và chính tập đoàn ấy lúc đầu đối đầu với giai cấp tư sản. Như thế, khối người như Mác nói đã thực sự hình thành ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất tuy rằng đang còn là giai cấp tự phát. Về vấn đề sự hình thành của giai cấp công nhân Việt Nam có rất nhiều quan điểm khác nhau: Theo GS. Trần Văn Giàu và các thầy giáo trong khối các trường đại học thì giai cấp công nhân Việt Nam hình thành sớm nhất từ đầu thế kỉ XX, gắn với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1919); theo GS. Trần Huy Liệu và các nhà khoa học của viện sử học Việt Nam thì giai cấp công nhân Việt Nam hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất; theo viện sĩ Khi-Ta-Ri An thì giai cấp công nhân Việt Nam hình thành vào cuối thế kỉ XIX đến năm 1929… Chúng ta biết rằng, trước 1858, Việt Nam đang nằm trong xã hội phong kiến, kết cấu giai cấp gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân. Tuy nhiên, trước năm 1858, ở Việt Nam nền kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển: thế kỉ XVII- XVIII đã xuất hiện nhiều trung tâm buôn bán phồn thịnh ở cả đàng trong và đàng ngoài làm nảy sinh mần mống tư bản chủ nghĩa. Nhưng đến năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và đưa vào một nền tư bản chủ nghĩa mới đã làm mất đi mầm mống kinh tế tư bản ở Việt Nam dù đã có một vài công xưởng nhỏ sản xuất theo lối thuê mướn nhân công ra đời. Do vậy, có thể nói rằng ở Việt Nam trước năm 1858 chưa thể xuất hiện những người công nhân hiện đại vì đội ngũ những người đi làm thuê này chưa đủ những đặc trưng của người công nhân hiện đại. HỒ THỊ THƯƠNG-LỊCH SỬ AK3 1 Giai cấp công nhân Việt Nam Từ năm 1858, đặc biệt từ 1864 đến 1896, thực dân Pháp liên tiếp xây dựng một loạt các nhà máy, xí nghiệp, đường xá… nhằm biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ và nơi cung cấp nguồn nhân công rẻ mạt: 1964, Pháp bắt đầu xây dựng cảng Sài Gòn và nhà máy Ba Son; 1881, Pháp xây dựng con đường Vân Nam đi Gò Công…1885 xây dựng nhà máy diêm chạy bằng hơi nước tại Hà Nội. Đến năm 1895, Pháp bắt đầu xây dựng nhà máy điện Hà Nội và các con đường xe lửa: Hà Nội-Lạng Sơn; Hà Nội – Vân Nam, Đồng Hà-Đà Nẵng; Sài Gòn-Mĩ Tho…Đồng thời, 1888, Pháp bắt đầu khai thác các mỏ than, chủ yếu ở Hồng Gai. Pháp lập ra các đồn điền và tịch thu nhiều ruộng đất đã làm phá sản hàng loạt nông dân, buộc một số chạy vào trong các xí nghiệp của Pháp xin làm việc. Như vậy, lúc này ở Việt Nam đã hình thành và xuất hiện những người công nhân hiện đại, như Mác nói trong tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản “cùng với sự phát triển của giai cấp tư sản thì giai cấp vô sản (những người công nhân hiện đại) cũng phát triển theo”. Nói khác đi, quá trình hình thành giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ có gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của pháp ở Việt Nam mà sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam là một quá trình bắt đầu từ những tầng lớp công nhân hiện đại đầu tiên này. Điều đó đúng như đồng chí Lê Duẩn đã viết: “Quá trình hình thành của giai cấp công nhân Việt Nam gắn liền với quá trình chủ nghĩa tư bản pháp khai thác và bóc lột ở nước ta”. Như đã biết, sự thất bại của phong trào Cần Vương-1896, đưa đến cho pháp thuận lợi: tình hình Đông Dương tương đối ổn định bởi các cuộc nổi đậy đã bị dập tắt. Đến 1897, Pháp cử viên toàn quyền Đông Dương Pôn Đume sang triển khai cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất từ 1897-1914. Trong cuộc khai thác này, Pháp không muốn nền công nghiệp thuộc địa cạnh tranh với công nghiệp chính quốc mà để phục vụ cho chính quốc và để chạy theo phục vụ lợi nhuận cho pháp nên pháp không để lại một công trình công nghiệp lớn nào cả. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”, Lên nin đã định nghĩa đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là “đế quốc cho vay lấy lãi”. Nghĩa là, trong khai thác thuộc địa pháp không bao giời muốn đầu tư, bỏ vốn, trang thiết bị kỹ thuật mà chỉ muốn bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt, bỏ vốn ít nhất mà thu lời nhanh nhất, nhiều nhất. Do vậy, làm cho nền kinh tế Việt Nam hết sức kiệt quệ. Tuy nhiên, trong đợt khai thác này, pháp đầu tư cho Việt Nam 492 triệu phăng và mở rất nhiều các xí nghiệp (trên 200 xí nghiệp), chủ yếu là các xí nghiệp nhỏ. Mặc dù vậy, pháp không chủ trương phát triển công nghiệp toàn diện mà chỉ phát triển những nền công nghiệp nhẹ, đẩy mạnh khai thác các hệ thống mỏ và các đồn điền để trồng cây công nghiệp. Pháp đã chiếm khoảng 322000 ha ruộng đất và đưa hàng hóa tràn vào nhằm biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ đã làm phá sản hàng loạt nông dân, hàng nghàn làng thủ công nghiệp. Vì thế nông dân, thợ thủ công, ngay cả trí thức đều chạy vào các đồn điền của pháp để xin việc làm. Kết quả là đã tạo ra một đội ngũ công nhân. Theo GS. Trần Văn Giàu trong tác phẩm “Giai cấp công nhân Việt Nam” năm 1906 ở Việt Nam có khoảng 49.500 công nhân, năm 1909 có 55.000 công nhân và đến năm 1913 lên đến 100.000 công nhân. Còn theo số liệu của Lê Thành Khôi trong tác phẩm “Le Việt Nam” thì trong cuộc khai thác này có 5,4 vạn công nhân. Như vậy đội ngũ công nhân Việt Nam này đã trở thành tập đoàn người mang đặc trưng chung lợi ích chung. Mặt khác, theo GS.Trần Văn Giàu, trong 49.500 công nhân (1906) thì có 1.800 thợ chuyên môn và trong 10 vạn công nhân này (1913) đã đạt đến một khối lượng công nhân nhất định, riêng số thợ mỏ là 12000 người. Theo tài liệu của Robequan thì năm 1905 ở Việt Nam lúc bấy giờ có 17.000 thợ máy. Theo Lê Thành Khôi thì ở Việt Nam có khoảng HỒ THỊ THƯƠNG-LỊCH SỬ AK3 2 Giai cấp công nhân Việt Nam 5,4 vạn thợ máy và mỏ có tay nghề. Còn theo Viện Sử Học Việt Nam trong tác phẩm “Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam” cho rằng ở Việt Nam lúc bấy giời có khoảng 200 xí nghiệp lớn nhỏ do pháp xây dựng và tập trung khoảng 1.800 công nhân lành nghề. Ngoài ra, cùng với chính sách giáo dục mở hệ thống trường Pháp-Việt đào tạo theo chương trình của Pháp thì bên cạnh đó pháp mở hàng loạt các trường đào tạo công nhân lành nghề như trường kỹ thuật thực hành Hải Phòng đã đào tạo 500 công nhân (đầu những năm 20-30), trường kỹ nghệ thực hành Huế đã đào tạo 29 công nhân (1929-1930). Vậy trông 10 vạn công nhân (hay 5,4 vạn) thì công nhân chuyên nghiệp đã chiếm một tỷ lệ nhất định, tức là đã đủ sức cho sự hình thành giai cấp công nhân. Bước vào những năm đầu thế kỷ XX, công nhân đã được tập trung thành những khối lớn trong các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ… chứ không còn phân tán, rải rác, trong đó chủ yếu ở Miền Bắc và Miền Nam. Riêng nhà máy xi măng Hải Phòng đã tập trung 1.500 công nhân; ba nhà máy dệt ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng tập trung 18.000 công nhân; các nhà máy xay ở chợ lớn-Sài Gòn tập trung 3.000 công nhân. Năm 1904, công nghiệp vùng mỏ có khoảng 4.000 công nhân thì đến năm 1914 đã lên tới 15.000 công nhân. Ở đường xe lửa Hải Phòng-Vân Nam đã tập trung 6 vạn công nhân. Và khi chiến tranh thế giới nổ ra năm 1914, pháp đã bắt lính đưa sang chiến trường Châu Âu, trong đó có 5 vạn đổ xác trên chiến trường số còn lại đấu tranh đòi hồi hương… Ngoài ra, ở Việt Nam lúc bấy giời còn có hàng vạn công nhân làm theo mùa. Như thế, yếu tố tập trung của công nhân Việt Nam trong các xí nghiệp hầm mỏ đã đạt yêu cầu. Đặc biệt, ở Việt Nam đầu thế kỉ XX công nhân tuy có tham gia phong trào khác nhưng lại có hình thức đấu tranh riêng biệt của công nhân, đó là bãi công. Các cuộc bãi công đã trở nên phổ biến chứ không còn 1-2 cuộc và không phải chỉ chịu 3 tầng áp bức bóc lột nặng nề. Điều này hợp với quy luật, công nhân mới ra đời đã đấu tranh đòi quyền lợi cho mình. Năm 1900, công nhân trên công trường hầm đá Ôn Châu – Hải Dương đã đồng loạt bỏ việc làm bãi công đòi tăng lương, năm 1903, chị em nhà máy cửa Ông – Cẩm Phả cũng đồng loạt bãi công chống lại bọn đốc công. Năm 1906, nổ ra cuộc bãi công của công nhân mỏ Hà Tu đấu tranh đồng loạt đòi phụ cấp đi đường và buộc chúng phải thực hiện. Điều này thể hiện ý thức đoàn kết đấu tranh đòi thắng lợi của công nhân. Đến năm 1907, công nhân Việt Nam làm trên con đường xe lửa Nam Ti (Vân Nam), đấu tranh đòi bọn chủ trả lương đúng hạn và đầy đủ. Điển hình, tháng 5-1909, ở Hà Nội 200 công nhân và viên chức của hãng LU.C.I đã đồng loạt bỏ việc bãi công đòi được nghỉ ngày chủ nhật có lương. Trước tình hình đó, chính phủ Đông Dương phải chấp nhận và ra luật bảo hộ lao động mới… và trong báo “Trung Bắc” số ra ngày 8-5-1909 nói: “Việc phải đến đã đến rồi và chúng ta có thể “tự hào” với việc ấy.Việc ấy là bãi công…bãi công đã xuất hiện ở Bắc kì. Những người làm công của LU.C.I…tranh đua đạt thành tích với công nhân bưu điện Pari, đã đồng loạt bỏ việc, trăm người như một; bằng hành động tự hào và cũng là tự phát ấy, họ khẳng định quyền độc lập của kẻ bị bảo hộ đối với người bảo hộ”. Như vậy, trên cơ sở 1 vạn công nhân cuối thế kỉ XIX và 10 vạn công nhân đầu thế kỉ XX, giai cấp công nhân Việt Nam đã hình thành trước chiến tranh thế giới thứ nhất gắn với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp dù đây vẫn là một giai cấp tự phát. Tuy nhiên, có thể nói rằng, sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam khác với giai cấp công nhân ở các nước Tây Âu. Bởi nếu như ở các nước Châu Âu giai cấp công nhân là sản phẩm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của một nước nhất định: Giai cấp công HỒ THỊ THƯƠNG-LỊCH SỬ AK3 3 Giai cấp công nhân Việt Nam nhân Pháp là sản phẩm của nền kinh tế tư bản Pháp; Giai cấp công nhân Anh là sản phẩm của nền kinh tế tư bản Anh; Giai cấp công nhân Đức là sản phẩm của nền kinh tế tư bản Đức…Điều đó có nghĩa, chủ nghĩa tư bản của nước đó đẻ ra giai cấp công nhân. Còn ở Việt Nam, ngay từ thế kỉ XVI-XVII-XVIII, nền kinh tế hàng hóa phát triển đã làm nảy sinh mầm mống tư bản chủ nghĩa, nhưng đến triều Nguyễn-từ đầu thế kỉ XIX -với chính sách “trọng nông ước thương”, chính sách kìm hãm mầm mống tư bản chủ nghĩa không thể phát triển lên thành kinh tế tư bản chủ nghĩa. Mãi đến năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và du nhập nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mới vào Việt Nam làm thiêu chột mầm mống kinh tế tư bản ở Việt Nam.Do vậy, giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm của nền kinh tế tư bản pháp du nhập vào Việt Nam. Bên cạnh đó, ở Tây Âu chế độ công xưởng phát triển khá mạnh và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã làm phá sản hàng loạt người nông dân và thợ thủ công, buộc họ phải đi vào bán sức lao động cho các nhà máy. Do đó, số lượng công nhân ở các nước Tây Âu khá lớn và khá đông đảo. Ngược lại, ở Việt Nam điều này hoàn toàn khác: giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành từ một nước thuộc địa nửa phong kiến. Hơn nữa, Pháp là một đế quốc cho vai lấy lãi, không đầu tư, không trang bị kĩ thuật nên các cơ sở sản xuất mọc ra ít. Pháp chủ trương bóc lột sức lao đông bằng thủ công là chủ yếu làm cho người nông dân bị phá sản, trong đó một phần đi vào trong các xí nghiệp, còn một phần thì bị thất nghiệp-là lao động thừa trong xã hội. Nói khác đi, ở Việt Nam, quá trình phá sản không đi đôi với quá trình vô sản nên số lượng công nhân Việt Nam ít. Ngoài ra, chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng đến khoa học, như Ăng ghen nói: “Khi người thợ cả trong các phường hội của thời kì trung cổ phát triển thành người tư sản hiện đại thì những người thợ làm việc trong các phường hội phát triển thành người vô sản theo một qua trình tương ứng”. Và như đã biết, ở Tây Âu, người nông dân trở thành người thợ thủ công trong các công trường thủ công thời trung cổ. Họ bị phá sản và bị biến thành những người vô sản trong các xí nghiệp. Khác với Tây Âu, người nông dân Việt Nam bị phá sản chậy vào các nhà máy, hầm mỏ… và trở thành người vô sản. Theo số liệu, riêng công nhân mỏ 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình số nông dân chiếm hơn 60-70% Nói tóm lại, trong giai đoạn lịch sử sau 1914-1918, với những điều kiện chính trị và xã hội mới, với số lượng công nhân đông hơn, số các cuộc bãi công, tính chất của các cuộc công nhân đấu tranh tất nhiên sẽ vượt mau lên một trình độ mới. Điều đó chứng tỏ rằng từ 1900 trở đi, chẳng những giai cấp công nhân hình thành mà hơn nữa đã bắt đầu có một phong trào công nhân và vai trò của giai cấp công nhân bắt đầu nổi lên, khả năng chiến đấu của nó bắt đầu được khẳng định. Hay nói một cách khác, giai cấp công nhân Việt Nam đã hình thành trước chiến tranh thế giới thứ nhất, trong quá trình xâm lược và khai thác của chủ nghĩa thực dân Pháp. HỒ THỊ THƯƠNG-LỊCH SỬ AK3 4 . sử học Việt Nam thì giai cấp công nhân Việt Nam hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất; theo viện sĩ Khi-Ta-Ri An thì giai cấp công nhân Việt Nam hình. ngũ công nhân. Theo GS. Trần Văn Giàu trong tác phẩm Giai cấp công nhân Việt Nam năm 1906 ở Việt Nam có khoảng 49.500 công nhân, năm 1909 có 55.000 công

Ngày đăng: 22/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan