Tổng quan sự phát triển của doanh nghiệp việt nam 2000 2014 Số liệu tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các DNVN 2000 2014 Những khái niệm và giải thích chung Được tổng hợp và cập nhật bới Vụ Thống kê công nghiệp, Tổng cục thống kê, số 6B Hoàng Diệu, Hà Nội
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Luật Doanh nghiệp đầu tiên được Quốc hội phê chuẩn, có hiệu lực từ năm 2000 đã đánh dấu năm khởi đầu cho giai đoạn phát triển vượt bậc của doanh nghiệp Việt Nam Khu vực doanh nghiệp hiện đóng góp trên 60% vào tổng sản phẩm trong nước (GDP), là bộ phận quan trọng, quyết định chủ yếu đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế nước ta
Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà nghiên cứu, người dùng tin trong nước
và quốc tế về kết quả sản xuất kinh doanh cũng như đóng góp của các doanh nghiệp giai đoạn 2000-2015, Tổng cục Thống kê trân trọng giới thiệu tới bạn đọc ấn phẩm
"Doanh nghiệp Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ (2000 - 2014)"
Ấn phẩm gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2014; Phần 2: Số liệu tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2014;
Phần 3: Những khái niệm và giải thích chung
Tổng cục Thống kê mong nhận được các ý kiến đóng góp của các cơ quan, các nhà nghiên cứu, người dùng tin và bạn đọc trong và ngoài nước để các ấn phẩm tiếp theo có chất lượng tốt hơn Các ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:
Vụ Thống kê Công nghiệp, Tổng cục Thống kê, số 6B, Hoàng Diệu, Hà Nội; Email: congnghiep@gso.gov.vn./
Trân trọng cảm ơn!
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Trang 8MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Tổng quan sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2015 9 Phần 2: Số liệu tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2015 27
Biểu 1 Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 31
Biểu 1 Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 237
Trang 9Trang
Trang 10PHẦN 1
TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000 - 2015
Trang 12GIAI ĐOẠN 2000-2015
1 Số lượng doanh nghiệp
Tại thời điểm 31/12/2015 cả nước có 442.485 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, gấp 11,3 lần cùng thời điểm năm 2000 (năm đầu tiên Luật Doanh nghiệp có hiệu lực) Bình quân giai đoạn 2000-2015, mỗi năm số lượng doanh nghiệp tăng 17,6% Trong đó tốc độ tăng bình quân của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước cao nhất với 18,9%/năm, tiếp đến là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tốc độ tăng 14,7%/năm, riêng khu vực doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa, do vậy giảm 4,4%/năm
Biểu đồ 1: Số lượng DN và tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2000-2015
Số lượng doanh nghiệp có xu hướng tăng nhanh ở những năm đầu giai đoạn 2000-2015
và tốc độ tăng giảm dần những năm sau của giai đoạn Tốc độ tăng số doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2000-2005 là 22,2%/năm, giai đoạn 2005-2010 là 21,2%/năm và chững lại với mức tăng 9,6%/năm giai đoạn 2010-2015
Trang 13Về cơ cấu, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng đối với nền kinh tế, khu vực này chiếm 81,8% tổng số doanh nghiệp năm 2000 và tăng nhanh lên 96,7% năm 2015 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có
số doanh nghiệp chiếm 3,9% năm 2000, giảm xuống còn 2,7% năm 2015, khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh trong giai đoạn 2000-2015 về số doanh nghiệp, từ chiếm 14,3% tổng số doanh nghiệp năm 2000 xuống chỉ còn 0,6% năm 2015
Doanh nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở hai vùng kinh tế lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ (nơi có Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng và quy mô DN lớn nhất cả nước) và vùng Đồng bằng sông Hồng (nơi có thành phố Hà Nội có số lượng và quy mô doanh nghiệp lớn thứ hai cả nước) Năm 2000, số lượng doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 20,4% tổng số doanh nghiệp cả nước, tăng lên 32,4% năm 2015 Khu vực Đông Nam Bộ năm 2000 chiếm 30,6% tổng số doanh nghiệp cả nước, tăng lên 41,3% năm 2015 Các vùng còn lại có tỷ lệ doanh nghiệp chiếm trong tổng số doanh nghiệp cả nước năm 2015 đều giảm
so với năm 2000, giảm mạnh nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 chiếm 24,2% tổng số doanh nghiệp cả nước, giảm xuống chỉ còn 7,4% năm 2015
Theo khu vực và ngành kinh tế, doanh nghiệp tập trung nhiều và phát triển nhanh ở khu vực dịch vụ Thời điểm 31/12/2015, số doanh nghiệp đang hoạt động trong khu vực các ngành dịch vụ là 304.673 DN, chiếm 68,9% tổng số doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế; gần 134 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm trên 30% số doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế; gần 4 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chỉ chiếm 0,9% tổng số doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế
Giai đoạn 2000-2015 các doanh nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành khá rõ nét Tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng giảm, trong khi tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực dịch vụ tăng nhanh Tốc độ tăng số doanh nghiệp bình quân của khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản là 1,1%/năm, năm 2000 số lượng doanh nghiệp khu vực này chiếm 8,5% tổng số doanh nghiệp, đến năm 2015 giảm xuống chỉ còn chiếm 0,9% Khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2000 chiếm 34,6% tổng số doanh nghiệp, giảm xuống còn 30,3% năm 2015 Các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực dịch vụ phát triển nhanh về số lượng, đạt tốc độ tăng bình quân 19,1%/năm, đặc biệt khu vực này có tốc độ tăng nhanh về số doanh nghiệp ở một
số ngành như giáo dục và đào tạo, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, thông tin và truyền thông, hoạt động kinh doanh bất động sản, nghệ thuật vui chơi và giải trí Tốc độ tăng trưởng
số lượng doanh nghiệp bình quân của các ngành này trong giai đoạn 2000 - 2015 đều ở mức gần 30%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân của doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế
Trang 14giai đoạn 2000-2015
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Thời điểm 31/12/2015, số doanh nghiệp có dưới 10 lao động chiếm 69% tổng số doanh nghiệp, doanh nghiệp có từ 10 đến 49 lao động chiếm 24%, doanh nghiệp có từ 50 lao động trở lên chỉ chiếm trên 7% trong tổng số doanh nghiệp Theo tiêu chí xếp loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô lao động (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ), các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thời điểm 31/12/2015 số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động chiếm 98% (năm 2000 là 92%) trong tổng số doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ còn chiếm 2% (năm 2000 là 8%) trong tổng số doanh nghiệp Tốc
độ tăng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa bình quân giai đoạn 2000-2015 cũng khá nhanh với 18,1%/năm, trong khi đó khu vực doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ tăng bình quân 7,3%/năm Quy mô lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (tiêu chí phân tổ các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ) có sự thay đổi khá rõ nét với tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2000-2015 là 12,6%/năm Năm 2000 khu vực này thu hút được gần 1 triệu lao động (chiếm 28,7% tổng số lao động toàn doanh nghiệp), đến năm 2015 số lao động khu vực này
đã tăng lên đáng kể với gần 5,7 triệu (chiếm 44,2% tổng số lao động toàn doanh nghiệp) Vốn huy động vào kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tăng đáng kể trong cả giai đoạn 2000-2015, năm 2015 vốn của khu vực này chiếm hơn 40% tổng vốn toàn
bộ doanh nghiệp, trong khi năm 2000 vốn của khu vực này chỉ chiếm 20%
Trang 152 Số lượng lao động
Tại thời điểm 31/12/2015, khu vực doanh nghiệp đã thu hút gần 13 triệu lao động, tăng hơn 9,5 triệu lao động so với thời điểm 31/12/2000 Giai đoạn 2000-2015, tốc độ tăng lao động bình quân khu vực doanh nghiệp là 9,4%/năm (thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân của số lượng doanh nghiệp), do đó số lao động bình quân 1 doanh nghiệp giảm mạnh từ
86 lao động/1 DN năm 2000 xuống còn 29 lao động/1 DN năm 2015
Biểu đồ 3: Số lượng lao động và tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000-2015
Xét về tốc độ tăng lao động bình quân của khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2000-2015, giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn có tốc độ tăng lao động bình quân cao nhất với 12,6%/năm, tiếp đến là giai đoạn 2005-2010 với 10,1%/năm và thấp nhất là giai đoạn 2010-2015 với tốc
độ bình quân 5,5%/năm
Cơ cấu lao động của các khu vực doanh nghiệp có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn này, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước Trước năm 2005, các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, đóng góp chủ yếu vào sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp với những tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn,
Trang 16đến kết quả hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp nói chung Tuy nhiên, trong giai đoạn
2005-2015, cơ cấu nội bộ doanh nghiệp trong nước thay đổi khá nhanh, doanh nghiệp nhà nước có
xu hướng giảm dần cả về số lượng và quy mô doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển rất nhanh về số lượng: năm 2000 khu vực doanh nghiệp nhà nước thu hút tới 61,7% tổng số lao động của toàn bộ doanh nghiệp nhưng đến năm 2015 giảm xuống chỉ còn chiếm 10,7%, ngược lại khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh về số lượng
và tỷ lệ thu hút lao động trong giai đoạn này, năm 2000 các doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ thu hút 26,1% tổng số lao động toàn doanh nghiệp, đến năm 2015 đã tăng lên 60% Cơ cấu lao động của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh về số lượng
và tỷ lệ thu hút lao động, từ 12,2% năm 2000 lên 29,3% năm 2015 Tuy có số lao động chiếm tỷ lệ cao nhưng khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu có qui mô nhỏ, bình quân năm 2015 chỉ với 18 lao động/1 doanh nghiệp, thấp hơn nhiều so với 2 khu vực còn lại Năm 2015, khu vực doanh nghiệp nhà nước có số lao động bình quân 1 doanh nghiệp cao nhất với 484 lao động/1 DN, tiếp theo là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với
316 lao động/1 DN
Xét theo ngành kinh tế, lực lượng lao động vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng, năm 2000 khu vực này thu hút lao động chiếm 67,8% toàn
bộ doanh nghiệp, giảm nhẹ xuống 65,7% năm 2015 Khu vực các doanh nghiệp dịch vụ cũng
có xu hướng thu hút lao động ngày càng tăng về tỷ lệ, từ 24,3% năm 2000, tăng lên 32,2% năm 2015 Khu vực các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm đáng kể về quy mô
và tỷ lệ thu hút lao động, từ chiếm 7,9% tổng số lao động toàn bộ doanh nghiệp năm 2000, giảm xuống chỉ còn chiếm 2% năm 2015 Trong khu vực các doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng, ngành chế biến, chế tạo là ngành thu hút nhiều lao động nhất với 48,5% tổng số lao động doanh nghiệp năm 2015
3 Nguồn vốn và tài sản cố định
Thời điểm 31/12/2015, toàn bộ khu vực doanh nghiệp thu hút 23,6 triệu tỷ đồng vốn cho sản xuất kinh doanh, trong khi tổng vốn của các doanh nghiệp cùng thời điểm 31/12/2000 chỉ đạt xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng Tốc độ tăng vốn bình quân giai đoạn 2000-2015 của toàn bộ doanh nghiệp là 22,7%/năm Tốc độ tăng về vốn luôn cao hơn tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp (17,6%) cho thấy xu hướng tăng nhanh về quy mô vốn bình quân 1 doanh nghiệp Vốn bình quân 1 doanh nghiệp năm 2015 gấp 1,9 lần năm 2000, từ 28 tỷ đồng/1 DN năm 2000 lên 53,4 tỷ đồng/1 DN năm 2015 Giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn có tốc độ tăng vốn bình quân cao nhất với 35,5%/năm, tiếp đến là giai đoạn 2000-2005 với 19,4%/năm, thấp nhất là giai đoạn 2010-2015 với 14,3%/năm Cũng tương tự như nguồn vốn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2010 cũng tăng nhanh với bình quân 37,5%/năm
Trang 17Biểu đồ 4: Nguồn vốn và tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2000-2015
Về tỷ trọng nguồn vốn của các loại hình doanh nghiệp đã có sự thay đổi lớn, đặc biệt giữa loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước Năm 2000, loại hình doanh nghiệp nhà nước chiếm 67,7% tổng vốn toàn doanh nghiệp thì đến năm 2015 loại hình doanh nghiệp này chỉ còn chiếm 31,3% Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài nhà nước năm 2000 chỉ chiếm 10,3% tổng vốn toàn bộ doanh nghiệp thì năm 2015 tăng nhanh, chiếm 49,9% Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng vốn chiếm trong toàn bộ doanh nghiệp, với 22% năm 2000, giảm xuống 18,8% năm 2015 Mặc dù tốc độ tăng vốn bình quân của loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước giai đoạn 2000-2015 đạt cao nhất với 36,4%/năm nhưng các doanh nghiệp nhà nước lại có quy mô vốn bình quân một doanh nghiệp đạt cao nhất, năm 2015 đạt 2,6 nghìn tỷ đồng/1DN, cao gấp 94 lần vốn bình quân một doanh nghiệp trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và gấp 7 lần các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
II KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2015
1 Tổng quan kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2015
Cùng với sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp, tạo ngày càng nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động, khu vực doanh nghiệp đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân
Trang 18Tốc độ phát triển bình quân (%) Tên chỉ tiêu
2000-2005 2005-2010 2010-2015
Thuế và các khoản phải nộp ngân sách 121,7 121,2 112,1
Cùng với xu hướng tăng nhanh của số lượng doanh nghiệp, các chỉ tiêu đầu vào cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như số lao động, vốn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng tăng nhanh, làm cho kết quả sản xuất kinh doanh và đóng góp cho ngân sách nhà nước của toàn bộ khu vực doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên Doanh thu thuần của toàn khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2000-2015 tăng bình quân 21,6%/năm (trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 12,9%/năm, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng cao nhất với 28,1%/năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 24,1%/năm) Lợi nhuận sản xuất kinh doanh của toàn khu vực doanh nghiệp tăng bình quân 19%/năm (doanh nghiệp nhà nước tăng 15,8%/năm, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 34,1%/năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 17,6%/năm) Đóng góp vào ngân sách nhà nước của toàn khu vực doanh nghiệp tăng bình quân 18,2%/năm (trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 15,7%/năm, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 28,4%/năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 16,1%/năm) Nhìn chung trong cả hai giai đoạn 2000-2005 và 2005-2010 tốc độ phát triển bình quân của các chỉ tiêu cơ bản về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có tốc độ tăng bình quân trên 20%/năm Năm 2010 (năm trong giai đoạn suy giảm kinh tế toàn cầu) doanh thu thuần bình quân một lao động toàn khu vực doanh nghiệp đạt 800 triệu đồng/1 lao động thì đến năm 2015 đã tăng lên 1,2 tỷ đồng/1 lao động Các doanh nghiệp nhà nước có mức tăng cao nhất về doanh thu thuần bình quân một lao động, từ gần 1,3 tỷ đồng/1 lao động năm 2010 lên gần 2 tỷ đồng/1 lao động năm 2015 Các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng có mức doanh thu thuần bình quân một lao
động từ xấp xỉ 700 triệu đồng/1 lao động năm 2010, tăng lên 1,1 tỷ đồng/1 lao động năm 2015
Các doanh nghiệp Việt Nam phát triển khá nhanh ở tất cả các vùng và các địa phương Những vùng và địa phương có thế mạnh phát triển nhanh hơn như: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tập trung ở các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định,
Trang 19Quảng Ninh, Hưng Yên); Vùng Đông Nam Bộ (tập trung ở tỉnh, thành phố như: Thành phố
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu); Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (tập trung ở các tỉnh, thành phố như: Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Định,…)
Bảng 2: Cơ cấu một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp năm 2015
theo vùng kinh tế so với cả nước
Đơn vị tính: %
vốn
Doanh thu thuần
Lợi nhuận
Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
6 Đồng bằng sông Cửu Long 7,9 3,8 7,6 5,1 5,0
Số lượng doanh nghiệp, lao động, vốn của toàn bộ doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở hai vùng kinh tế trọng điểm là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, tất yếu dẫn đến các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của hai vùng này đều chiếm tỷ trọng chi phối trong
cả nước, cụ thể: Doanh thu thuần vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2015 chiếm 34,5% cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm 39,5% cả nước Tương ứng tỷ lệ của chỉ tiêu lợi nhuận của hai vùng này trong toàn bộ doanh nghiệp lần lượt là 29,4% và 43,6%; đóng góp cho ngân sách nhà nước lần lượt là 35,6% và 38,3%,…
Bảng 3: Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2000-2015 theo vùng kinh tế
Trang 20đều ở các vùng Về số lượng doanh nghiệp, vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp nhanh nhất với lần lượt 21,2%/năm và 19,9%/năm Về số lượng lao động, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có tốc độ tăng lao động cao nhất so với các vùng khác, lần lượt tăng 10,1%/năm và 10,6%/năm; các vùng còn lại đều có tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2000-2015 dưới 10%/năm Về doanh thu thuần, các doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên tăng khoảng 19%/năm, các vùng còn lại đều tăng trên 20%
Bảng 4: Cơ cấu năm 2015 và tốc độ bình quân một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp
giai đoạn 2000-2015 theo khu vực và ngành kinh tế
Đơn vị tính: %
Nguồn vốn Doanh thu thuần trước thuế Lợi nhuận Thuế và các khoản phải nộp khác Tên chỉ tiêu Cơ cấu Tốc độ
phát triển bình quân
Cơ cấu Tốc độ
phát triển bình quân
Cơ cấu Tốc độ
phát triển bình quân
Cơ cấu Tốc độ
phát triển bình quân
1 Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản 1,0 115,4 0,6 115,4 1,2 120,9 0,3 108,4
2 Công nghiệp và xây dựng 38,6 123,0 52,0 122,8 61,8 117,6 59,1 117,8
Khai khoáng 2,8 120,2 2,0 112,9 4,0 100,3 10,2 110,5 Công nghiệp chế biến, chế tạo 20,5 122,4 39,1 123,6 51,7 128,9 39,6 121,3
Chia ra:
Công nghệ thấp 7,9 120,6 15,7 121,0 17,3 125,9 14,5 117,2 Công nghệ trung bình 6,4 123,4 8,0 124,6 6,0 131,8 10,1 124,9 Công nghệ cao 6,2 124,1 15,4 126,8 28,4 130,9 15,0 125,5 Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước 5,9 123,0 4,3 127,5 2,5 118,5 4,7 119,7 Cung cấp nước; hoạt động quản lý
và xử lý rác thải 0,5 121,9 0,3 122,7 0,7 123,7 0,4 120,2 Xây dựng 8,8 126,6 6,4 122,4 2,9 119,9 4,2 119,9
3 Dịch vụ 60,4 122,8 47,4 120,5 37,0 121,9 40,6 119,2
Trong đó:
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác 15,5 119,9 34,6 119,9 10,8 137,0 23,4 118,8
Trang 21Theo khu vực và ngành kinh tế, dịch vụ là khu vực có tỷ lệ số doanh nghiệp chiếm cao nhất với 68,9% trong tổng số doanh nghiệp, vốn huy động vào sản xuất kinh doanh của khu vực này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,5% trong tổng vốn của doanh nghiệp, nhưng ngành thu hút nhiều lao động và tạo ra nhiều doanh thu, lợi nhuận, đóng góp vào ngân sách nhà nước cao nhất lại là khu vực công nghiệp và xây dựng Cụ thể, khu vực công nghiệp và xây dựng thu hút tới 65,7% tổng số lao động doanh nghiệp, tạo ra 52,0% tổng doanh thu, 61,8% lợi nhuận, 59,1% đóng góp cho ngân sách nhà nước Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
có cơ cấu các chỉ tiêu cơ bản nhỏ hơn rất nhiều so với các khu vực còn lại, tốc độ tăng trưởng của khu vực này cũng rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của khu vực này trong khối doanh nghiệp; cụ thể, doanh thu thuần của khu vực này năm 2015 chỉ chiếm 0,6%, đóng góp cho ngân sách nhà nước chỉ chiếm 0,3% trong toàn bộ doanh nghiệp
Tốc độ tăng doanh thu thuần bình quân giai đoạn 2000-2015 của khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ đều trên 20%/năm Những ngành dịch vụ phát triển nhanh trong giai đoạn 2000-2015 (có mức tăng trên 30%/ năm) gồm: Thông tin và truyền thông, kinh doanh bất động sản, giáo dục và đào tạo, nghệ thuật vui chơi và giải trí Trong khu vực dịch vụ, ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm
tỷ trọng năm 2015 cao nhất với 34,6% về vốn toàn bộ doanh nghiệp, bình quân giai đoạn 2000-2015 ngành này thu hút thêm 19,9% vốn cho sản xuất kinh doanh Nhìn chung doanh nghiệp hoạt động trong khu vực dịch vụ có mức tăng lợi nhuận bình quân giai đoạn 2000-
2015 khá cao với 21,9%/năm; đóng góp cho ngân sách nhà nước tăng 19,2%/năm
Trong khu vực công nghiệp, xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành
có tỷ trọng doanh thu trong toàn bộ doanh nghiệp năm 2015 cao nhất với 39,1%; ngành này cũng có tốc độ tăng doanh thu bình quân giai đoạn 2000-2015 khá cao với 23,6%/năm
2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2015
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như: Hiệu quả sử dụng vốn, năng suất lao động, tỷ suất lợi nhuận, chỉ số nợ,…
Chỉ số quay vòng vốn (tính bằng tổng doanh thu/tổng nguồn vốn) của doanh nghiệp có
xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2000-2015, từ 0,81 lần năm 2000 xuống còn 0,69 lần năm 2015, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2000-2015 Giai đoạn này chỉ số quay vòng vốn giảm ở hầu hết các khu vực doanh nghiệp, ngoại trừ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Chỉ số quay vòng vốn của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt cao nhất và có xu hướng tăng, từ 0,66 lần năm 2000 lên 1,01 lần năm 2015 Trong khi chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp nhà nước đều thấp và giảm đáng kể, chỉ đạt mức lần lượt là 0,74 lần và 0,41 lần trong năm 2015
Trang 22( Đơn vị tính: Lần)
Theo khu vực kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản và dịch vụ là các khu vực có chỉ số quay vòng vốn năm 2015 đạt thấp với lần lượt là 0,38 lần và 0,53 lần Công nghiệp và xây dựng là khu vực năm 2015 có chỉ số quay vòng vốn đạt cao nhất với 0,91 lần; trong đó ngành chế biến, chế tạo là ngành có chỉ số quay vòng vốn đạt khá cao với 1,28 lần (trong đó các ngành có công nghệ cao đạt 1,71 lần)
Hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh (tính bằng tổng lợi nhuận trước thuế/tổng
nguồn vốn kinh doanh) của các doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2000-2015, cụ thể hiệu suất sinh lời của toàn bộ doanh nghiệp năm 2015 đạt 2,3%, thấp hơn
tỷ lệ 3,7% của năm 2000
Theo loại hình doanh nghiệp, tỷ lệ này có xu hướng giảm ở cả 3 loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh cao và luôn đứng đầu trong 3 loại hình doanh nghiệp Tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm từ 9,0% năm 2000 xuống 5,5% năm
2015 và đạt cao nhất trong năm 2005 với 11,2% Tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước giảm nhẹ từ 2,4% năm 2000 xuống 2,1% năm 2015 Các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn có hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh thấp nhất trong ba loại hình doanh nghiệp, từ 1,9% năm 2010 giảm xuống chỉ còn 1,3% năm 2015, thấp hơn nhiều
so với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước
Trang 23Biểu đồ 6: Hiệu suất sinh lời trên vốn của DN giai đoạn 2000-2015
Theo khu vực và ngành kinh tế, công nghiệp và xây dựng là khu vực có hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh đạt cao nhất, nhưng cũng có hiệu suất giảm dần trong cả giai đoạn, từ trên 7% năm 2000 giảm xuống còn khoảng gần 4% năm 2015
Hiệu suất sinh lời trên doanh thu (tính bằng tổng lợi nhuận trước thuế/tổng doanh
thu) của các doanh nghiệp năm 2015 đạt 3,6%, giảm dần trong cả giai đoạn 2000-2015 Các doanh nghiệp nhà nước có hiệu suất sinh lời trên doanh thu tăng trong cả giai đoạn, từ 5,3% năm 2010 lên 5,6% năm 2015 Trong khi hai loại hình doanh nghiệp còn lại đều có hiệu suất sinh lời giảm, cụ thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu suất sinh lời trên doanh thu giảm mạnh nhất trong giai đoạn 2000-2015 từ 13,3% năm 2000 xuống 5,8% năm 2015 Các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn có hiệu suất sinh lời trên doanh thu thấp nhất trong các loại hình doanh nghiệp, đạt 2,7% năm 2010 giảm xuống chỉ còn 1,9% năm 2015
Biểu đồ 7: Hiệu suất sinh lời trên doanh thu của DN giai đoạn 2000-2015
Trang 24sinh lời trên doanh thu đạt cao nhất với 6,7% trong năm 2015, nhưng lại thấp hơn nhiều so mức 18% của năm 2010 Tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với hiệu suất 4,3% năm 2015 và thấp nhất là khu vực dịch vụ, chỉ đạt 2,8% năm 2015
Hiệu suất sử dụng lao động (bằng doanh thu bình quân một lao động/thu nhập bình
quân một lao động) của toàn bộ doanh nghiệp có xu hướng giảm trong giai đoạn 2000-2015,
từ 19,4 lần năm 2010 xuống 14,2 lần năm 2015 Theo loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước có hiệu suất sử dụng lao động đạt cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp
và có xu hướng tăng lên trong cả giai đoạn, từ 17,3 lần năm 2000 lên 18 lần năm 2015 Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài nhà nước có xu hướng giảm dần hiệu suất sử dụng lao động, từ 23,8 lần năm 2000 xuống còn 14,2 lần năm 2015 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu suất sử dụng lao động thấp nhất, giảm từ 18,7 lần năm 2000 xuống 12,4 lần năm 2015
Biểu đồ 8: Hiệu suất sử dụng lao động của DN giai đoạn 2000-2015
(Đơn vị tính: Lần)
Theo khu vực và ngành kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực có hiệu suất
sử dụng lao động có xu hướng tăng từ 4,9 lần năm 2000 lên 6,7 lần năm 2015 Dịch vụ là khu vực có hiệu suất sử dụng lao động cao nhất trong ba khu vực, nhưng hiệu suất sử dụng lao động của khu vực này cũng giảm dần, từ 31,8 lần năm 2000 xuống chỉ còn 18,1 lần năm
2015 Công nghiệp và xây dựng là khu vực cũng có xu hướng giảm dần hiệu suất sử dụng lao động từ 13,6 lần vào năm 2000 xuống 12 lần năm 2015
Trang 25Đánh giá tổng quan sự phát triển của doanh nghiệp giai đoạn 2000-2015
(1) Năm 2000, năm đầu tiên Luật Doanh nghiệp được áp dụng cùng với hàng loạt chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước nhằm tạo môi trường thông thoáng hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã mở ra thời kỳ bùng nổ, phát triển nhanh cho các doanh nghiệp Việt Nam Giai đoạn 2000-2015 là giai đoạn doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, quyết định chủ yếu đến xu hướng tăng trưởng tích cực của toàn bộ nền kinh tế
(2) Sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp giai đoạn 2000-2015 diễn ra ở tất cả các địa phương trong cả nước, các thành phần kinh tế (ngoại trừ khu vực doanh nghiệp nhà nước
có xu hướng giảm dần do chủ trương của Nhà nước thông qua cổ phần hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước), các ngành kinh tế Đặc biệt doanh nghiệp phát triển nhanh chóng với quy mô lớn tại các vùng Đông Nam Bộ (trong đó TP Hồ Chí Minh là địa phương có quy
mô doanh nghiệp lớn nhất cả nước), Đồng bằng sông Hồng (trong đó TP Hà Nội là địa phương có quy mô doanh nghiệp lớn thứ hai cả nước) Theo khu vực và ngành kinh tế, khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp, xây dựng là hai khu vực có sự bứt phá về quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh trong cả giai đoạn 2000-2015 Các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản quy mô còn rất nhỏ, có xu hướng giảm dần về cơ cấu
và tốc độ phát triển so với hai khu vực trên Thực tế này cho thấy sản xuất nông, lâm nghiệp
và thủy sản nước ta chủ yếu vẫn được tổ chức theo mô hình sản xuất nhỏ gắn với hộ gia đình cùng với các mô hình sản xuất khác như gia trại, trang trại Mô hình doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong khu vực này
(3) Mặc dù phát triển nhanh về số lượng doanh nghiệp, đầu tư vốn, thu hút lao động trong cả giai đoạn 2000-2015 nhưng quy mô doanh nghiệp nước ta chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (hiện chiếm tới xấp xỉ 98% toàn bộ doanh nghiệp xét theo tiêu chí về số lượng lao động, trong đó xấp xỉ 69% doanh nghiệp có dưới 10 lao động), chỉ có 2% là các doanh nghiệp có quy mô lớn Đặc biệt các doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ
(4) Doanh nghiệp phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ trong cả giai đoạn
2000-2015 nhưng chủ yếu là tăng trưởng nhanh về bề rộng (tăng số doanh nghiệp, lao động, vốn,…) Nhìn chung năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng giảm dần, đặc biệt giai đoạn 2010-2015 (chịu ảnh hưởng của thời kỳ suy giảm kinh tế toàn cầu) thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn 2000-2010
(5) Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ giai đoạn 2000-2015 đã giảm đáng kể số lượng doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, tuy nhiên việc cổ phần hóa và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện vẫn còn chậm Tỷ lệ vốn của các doanh nghiệp nhà nước chiếm trong toàn bộ doanh nghiệp (thời điểm 31/12/2015) vẫn còn cao với 31,2%,
Trang 26nước thời điểm này cao hơn nhiều so với bình quân chung của toàn bộ doanh nghiệp, tiềm ẩn nhiều rủi ro với các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không hiệu quả, cụ thể: Chỉ số nợ của các doanh nghiệp nhà nước thời điểm 31/12/2015 là 3,2 lần (trong khi chỉ số nợ chung toàn doanh nghiệp là 2,2 lần; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1,9 lần và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1,7 lần)
(6) Các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ trong cả giai đoạn 2000-2015 Tuy nhiên, khu vực này có quy mô bình quân một doanh nghiệp về vốn, lao động thấp hơn nhiều so với khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đặc biệt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nhà nước thấp hơn khá nhiều so với các doanh nghiệp thuộc hai khu vực kể trên (7) Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, mạnh và ổn định trong cả giai đoạn 2000-2015, đóng góp đáng kể vào thu hút lực lượng lao động nước ta Tuy nhiên, khu vực này chủ yếu là hoạt động mang tính gia công, lắp ráp, nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng chủ yếu nhập ngoại hoặc do công ty mẹ ở nước ngoài định giá, chuyển vào Việt Nam phục vụ sản xuất kinh doanh, tỷ lệ nội địa hóa và sử dụng nguyên vật liệu trong nước hạn chế dẫn đến tỷ lệ giá trị gia tăng tạo ra cho nền kinh tế còn thấp
Trang 27PHẦN 2
SỐ LIỆU TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000-2015
Trang 29I PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
Trang 31Biểu 1
Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12
Số doanh nghiệp (Doanh nghiệp)
2000 2005 2010 2015
Tốc độ phát triển bình quân 2000-2015 (%)
TỔNG SỐ 39069 106616 279360 442485 117,6
Doanh nghiệp vừa và nhỏ 35943 101682 272283 433453 118,1
1 Doanh nghiệp trong nước 37541 102919 272112 430545 117,7
Doanh nghiệp ngoài nhà nước 31950 98833 268831 427709 118,9
1 A Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 3327 2296 2569 3846 101,0
01 Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 593 688 977 1740 107,4
02 Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 330 311 443 645 104,6
03 Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản 2404 1297 1149 1461 96,7
2 Công nghiệp và xây dựng 13526 36057 92357 133966 116,5
05 Khai thác than cứng và than non 31 52 115 95 107,8
06 Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên 1 6 8 22 122,9
07 Khai thác quặng kim loại 20 77 202 273 119,0
09 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng 0 1 30 105
C Công nghiệp chế biến, chế tạo 9318 20843 45472 67490 114,1
Trang 32Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12
Số doanh nghiệp (Doanh nghiệp)
2000 2005 2010 2015
Tốc độ phát triển bình quân 2000-2015 (%)
15 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 249 489 1096 1684 113,6
16 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa
(trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ
17 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 305 872 1673 2251 114,3
18 In, sao chép bản ghi các loại 217 1145 3362 5183 123,6
19 Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế 12 22 73 111 116,0
20 Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất 282 858 1732 3038 117,2
21 Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 106 196 289 442 110,0
22 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 415 1279 2856 4496 117,2
23 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 984 1626 2963 3940 109,7
25 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 488 2262 6535 10972 123,1
26 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 113 256 613 1145 116,7
27 Sản xuất thiết bị điện 197 485 922 1297 113,4
28 Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu 186 456 1006 1565 115,3
29 Sản xuất xe có động cơ 125 227 318 435 108,7
30 Sản xuất phương tiện vận tải khác 217 430 637 638 107,5
31 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 266 1213 2619 3677 119,1
32 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 172 440 1241 1610 116,1
33 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị 0 198 749 1979
D Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước 11 663 910 1205 136,8
35 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
E Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải 172 322 850 1497 115,5
36 Khai thác, xử lý và cung cấp nước 89 164 286 447 111,4
Trang 33Biểu 1 (Tiếp theo)
Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12
Số doanh nghiệp (Doanh nghiệp)
2000 2005 2010 2015
Tốc độ phát triển bình quân 2000-2015 (%)
37 Thoát nước và xử lý nước thải 0 19 153 287
38 Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu 83 135 382 706 115,3
39 Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác 0 4 29 57
41 Xây dựng nhà các loại 3542 5534 20810 30292 115,4
42 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng 0 5497 14608 17728
43 Hoạt động xây dựng chuyên dụng 184 2301 7483 13244 133,0
G Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy
và xe có động cơ khác 17116 41981 112601 173517 116,7
45 Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 1399 3091 8599 10257 114,2
46 Bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) 6485 20664 67619 119480 121,4
47 Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) 9232 18226 36383 43780 110,9
49 Vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống 512 2937 9031 16409 126,0
59 Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình,
ghi âm và xuất bản âm nhạc 40 107 382 1020 124,1
60 Hoạt động phát thanh, truyền hình 3 18 78 89 125,4
62 Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác
liên quan đến máy vi tính 3 623 2633 5733 165,5
63 Hoạt động dịch vụ thông tin 23 63 151 738 126,0
Trang 34Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12
Số doanh nghiệp (Doanh nghiệp)
2000 2005 2010 2015
Tốc độ phát triển bình quân 2000-2015 (%)
K Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 240 693 1662 2169 115,8
64 Hoạt động dịch vụ tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) 210 594 947 903 110,2
65 Bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm xã hội (trừ bảo đảm
66 Hoạt động tài chính khác 18 59 597 1072 131,3
L Hoạt động kinh doanh bất động sản 196 1389 5400 8979 129,0
68 Hoạt động kinh doanh bất động sản 196 1389 5400 8979 129,0
M Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 808 5992 20766 38339 129,3
69 Hoạt động pháp luật, kế toán và kiểm toán 80 271 1919 4129 130,1
70 Hoạt động của trụ sở văn phòng; hoạt động tư vấn quản lý 54 389 1882 3428 131,9
71 Hoạt động kiến trúc; kiểm tra và phân tích kỹ thuật 381 2489 9206 17739 129,2
72 Nghiên cứu khoa học và phát triển 7 46 191 315 128,9
73 Quảng cáo và nghiên cứu thị trường 175 1595 5626 8543 129,6
74 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác 110 1201 1939 4166 127,4
N Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 448 3513 8374 16017 126,9
77 Cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người điều khiển);
cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản
78 Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm 33 201 530 1000 125,5
79 Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các
dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch 178 1019 2317 4879 124,7
80 Hoạt động điều tra bảo đảm an toàn 3 200 690 1242 149,4
81 Hoạt động dịch vụ liên quan đến khu nhà, công trình
82 Hoạt động hành chính, hỗ trợ văn phòng và các hoạt động
hỗ trợ kinh doanh khác 186 1085 2591 4041 122,8
85 Giáo dục và đào tạo 71 1026 2308 5724 134,0
Trang 35Biểu 1 (Tiếp theo)
Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12
Số doanh nghiệp (Doanh nghiệp)
2000 2005 2010 2015
Tốc độ phát triển bình quân 2000-2015 (%)
Q Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 23 234 839 1471 131,9
87 Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung 0 11 23 59
88 Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung 0 1 12 8
R Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 72 1178 1015 2465 126,6
90 Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí 12 404 325 508 128,4
91 Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động
92 Hoạt động xổ số, cá cược và đánh bạc 35 66 75 112 108,1
93 Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí 19 442 595 1796 135,4
S Hoạt động dịch vụ khác 195 1262 2250 3266 120,7
94 Hoạt động của các hiệp hội, tổ chức khác 0 1 26 10
95 Sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình 35 587 601 1300 127,3
96 Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác 160 674 1623 1956 118,2
Trang 36Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Phân theo quy mô lao động Tổng
số Dưới 5 người
Từ 5 đến 9 người
Từ 10 đến 49 người
Từ 50 đến 199 người
Từ 200 đến 299 người
Từ 300 đến 499 người
Từ 500 đến 999 người
Từ 1000 đến 4999 người
Từ
5000 trở lên
Trang 37Biểu 2 (Tiếp theo)
Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Phân theo quy mô lao động Tổng
số Dưới 5 người
Từ 5 đến 9 người
Từ 10 đến 49 người
Từ 50 đến 199 người
Từ 200 đến 299 người
Từ 300 đến 499 người
Từ 500 đến 999 người
Từ 1000 đến 4999 người
Từ
5000 trở lên
1 A Nông nghiệp, lâm nghiệp
Trang 38Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Phân theo quy mô lao động Tổng
số Dưới 5 người
Từ 5 đến 9 người
Từ 10 đến 49 người
Từ 50 đến 199 người
Từ 200 đến 299 người
Từ 300 đến 499 người
Từ 500 đến 999 người
Từ 1000 đến 4999 người
Từ
5000 trở lên
Trang 39Biểu 2 (Tiếp theo)
Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Phân theo quy mô lao động Tổng
số Dưới 5 người
Từ 5 đến 9 người
Từ 10 đến 49 người
Từ 50 đến 199 người
Từ 200 đến 299 người
Từ 300 đến 499 người
Từ 500 đến 999 người
Từ 1000 đến 4999 người
Từ
5000 trở lên
Trang 40Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Phân theo quy mô lao động Tổng
số Dưới 5 người
Từ 5 đến 9 người
Từ 10 đến 49 người
Từ 50 đến 199 người
Từ 200 đến 299 người
Từ 300 đến 499 người
Từ 500 đến 999 người
Từ 1000 đến 4999 người
Từ
5000 trở lên