Nguyên tắc hạch toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ + Kế toán nhập - xuất - tồn kho NLVL, CCDC phải được phản ánh theo trị giá gốcgiá thực tế; + Kế toán NLVL, CCDC phải tiến h
Trang 1TRƯỜNG ĐH KINH TẾ &
- Các yêu cầu đối với học phần:
- Bộ môn phụ trách học phần: Kế toán doanh nghiệp
- Số tiết quy định đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 36 tiết
1 TS.Ma Thị Hường 0984 796199 huongthiem@yahoo.com.vn
2 Ths Nguyễn Thị Nga 0987 355792 Nguyennga.tueba@gmail.co
m
3 Ths Thái Thị Thái Nguyên 0982 059811 Nguyentueba@gmail.com
4 Ths Dương Thu Minh 0912 274972
Trang 28 Ths Trần Thị Ngọc Linh tranngoclinh25@gmail.com
9 Ths Bạch Thị Huyên
2.- Mô tả tóm tắt nội dung môn học
Môn học có vai trò quan trọng nhất đối với sinh viên chuyên ngành kế toánDNCN, chuyên ngành kế toán tổng hợp…Môn học cung cấp các kiến thức chuyênmôn nghiệp vụ về kế toán tài chính thuộc các phần hành mà môn học nghiên cứu.Môn học cung cấp các kiến thức và kỹ năng về công tác kế toán tài chính trong cácdoanh nghiệp Qua đó, giúp cho sinh viên có khả năng phát hiện và xử lý các vấn đềliên quan đến công tác kế toán trong doanh nghiệp Đồng thời, giúp cho sinh viên cókhả năng tự học để giải quyết các vấn đề thay đổi về chế độ kế toán phát sinh trongthực tế công tác sau khi tốt nghiệp
+ Về kỹ năng:
Qua nghiên cứu môn học kế toán tài chính 1 người học thành thạo các kỹnăng tư duy một cách có hệ thống về kế toán tài chính trong các doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh; Có kỹ năng phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến công tác kếtoán tài chính trong các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; Có
kỹ năng tự học để giải quyết các vấn đề thay đổi về chế độ kế toán phát sinh trongthực tế công tác sau khi tốt nghiệp
+ Thái độ
Chủ động tìm tòi cập nhật các kiến thức có liên quan đặc biệt những thay đổi
về chế độ thể lệ, chính sách kế toán tài chính Người học có phẩm chất nghề nghiệpnhư trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; chủ động lên kế hoạch cho nghề nghiệpcủa mình
2.2 Các mục tiêu khác:
2
Trang 3a/Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc theo nhóm
b/Phát triển tư duy năng động, khám phá tìm tòi
c/ Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá
d/ Phát triển khả năng khai thác và vận dụng các chuẩn mực kế toán, những thay đổitrong qui định, chế độ kế toán vào hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất sảnphẩm
5.-Học liệu
- Giáo trình chính:
[1] Giáo trình “ Kế toán tài chính I “ do trường ĐH Kinh tế và QTKD biên soạn[2]“Câu hỏi và bài tập kế toán tài chính I “ĐH Kinh tế và QTKD biên soạn”
- Tài liệu tham khảo:
[3] Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – GS.TS Đặng Thị Loan( 2009) – NXBĐại học kinh tế quốc dân
[4] Chế độ kế toán doanh nghiệp- Quyển 1”- Bộ tài chính (Nhà xuất bản tài chính)[5] Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam
[6] Các thông tư hướng dẫn thực hiện các quyết định về việc ban hành hệ thống chuẩnmực kế toán Việt Nam
[7] Giáo trình về kế toán của các trường đại học cùng khối ngành
[8] Sách và các tài liệu tham khảo chuyên ngành khác
[9] Tạp chí kế toán, tạp chí kiểm toán, tạp chí tài chính…
[10] Các website của Bộ tài chính, Hội kế toán và kiểm toán Việt nam,…
[11] Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006, Thông tư 244/2009/TT- BTC, Thông tư 45/2013/TT - BTC
3
Trang 41.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu
Khái niệm về nguyên liệu, vật liệu: Nguyên liệu, vật liệu(NLVL) của doanh
nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đíchsản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Do vậy NLVL có những đặc điểm sau:
+ NLVL là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, vì vậy toàn bộgiá trị của NLVL được chuyển một lần vào giá trị sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ.+ Khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh NLVL bị biến dạng hoặctiêu hao hoàn toàn
+ NLVL được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sảnxuất, nhận vốn góp liên doanh,… trong đó, chủ yếu là nguồn mua ngoài
1.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của công cụ, dụng cụ
Khái niệm về công cụ, dụng cụ: Công cụ, dụng cụ(CCDC) là những tư liệu
lao động do doanh nghiệp mua sắm, dự trữ để sử dụng cho việc sản xuất, chế biến,làm dịch vụ nhằm tạo nên các sản phẩm, dịch vụ hay lao vụ nhưng không đủ tiêu
chuẩn quy định để xếp vào tài sản cố định(TSCĐ) (Theo chế độ hiện hành, những tư liệu lao động có giá trị dưới 30 triệu thì được gọi là CCDC).
Đặc điểm của CCDC:
+ CCDC là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để xếp vàoTSCĐ Do vậy, CCDC mang đầy đủ đặc điểm như TSCĐ hữu hình Đó là: CCDC thamgia vào nhiều chu kỳ sản xuất - kinh doanh, giá trị bị hao mòn dần trong quá trình sửdụng nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng…
4
Trang 5+ Trong các doanh nghiệp CCDC được phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sảnphẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, quản lý doanh nghiệp CCDCcũng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, nhận gópvốn liên doanh,… Trong đó, chủ yếu là do doanh nghiệp mua ngoài.
1.1.2 Nguyên tắc hạch toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ
+ Kế toán nhập - xuất - tồn kho NLVL, CCDC phải được phản ánh theo trị giá gốc(giá thực tế);
+ Kế toán NLVL, CCDC phải tiến hành phân loại NLVL và CCDC theo đúng qui định;+ Khi tiến hành kế toán NLVL và CCDC cần được tiến hành đồng thời cả kế toánchi tiết và kế toán tổng hợp về NLVL, CCDC;
+ Kế toán NLVL và CCDC được lựa chọn một trong hai phương pháp kế toán hàngtồn kho sao cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp mà mình kinh doanh nhưngphải đảm bảo tính nhất quán;
+ Kế toán chi tiết NLVL và CCDC cần được hạch toán chi tiết từng kho, từng loại,từng thứ NLVL và CCDC
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ
+ Kế toán NLVL, CCDC cần lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết và tổng hợp phùhợp với điểu kiện của doanh nghiệp;
+ Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình nhập - xuất - tồn kho NLVL vàCCDC Đồng thời tham gia vào công tác kiểm kê theo đúng qui định;
+ Tham gia công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản nhập - xuất - tồn vàcác định mức tiêu hao;
+ Đề xuất các giải pháp góp phần sử dụng hiệu quả NLVL, CCDC trong doanhnghiệp và thiết kế các định mức về chi phí NLVL, CCDC một cách hợp lý
1.2 PHÂN LOẠI VÀ TÍNH GIÁ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ 1.2.1 Phân loại nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ
Phân loại tài sản nói chung và phân loại NLVL, CCDC nói riêng: Là việc sắpxếp các loại tài sản khác nhau theo những tiêu thức nhất định (theo công dụng, nguồnhình thành, tính chất sở hữu ) Mỗi cách phân loại khác nhau đều có những tác dụng
5
Trang 6nhất định trong quản lý hạch toán Đối với phân loại NLVL và CCDC, hiện nay cácdoanh nghiệp sử dụng tiêu thức phân loại phổ biến sau:
1.2.1.1 Phân loại nguyên liệu, vật liệu
NLVL trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, có giátrị, công dụng, nguồn hình thành,… khác nhau Do vậy cần thiết phải phân loạinguyên vật liệu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán và quản lý NLVL.Căn cứ vào vai trò và tác dụng của NLVL trong sản xuất, NLVL chia thành các loạisau:
+ NLVL chính: Là những loại NLVL khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu
thành nên thực thể vật chất, hay thực thể chính của sản phẩm NLVL chính còn baogồm cả bán thành phẩm bên ngoài với mục đích tiếp tục sử dụng quá trình sản xuất,chế tạo sản phẩm, hàng hóa
+ Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với vật liệu chính làm thayđổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài hoặc tăng thêm chất lượng của sản phẩm hàng hóahoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được diễn ra bình thường như: Dầu nhờn, hồkeo, xà phòng, hương liệu trong chế biến thực phẩm,…
+ Nhiên liệu: Về thực chất nhiên liệu là một loại vật liệu phụ nhưng được tách ra thành
một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân.Nhiên liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh hoặc tạo điềukiện cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thểrắn và thể khí như: Than, củi, xăng, dầu, hơi đốt, khí đốt,…
+ Phụ tùng thay thế: Bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế,
sửa chữa các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, CCDC,…
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu sử dụng cho hoạt
động xây dựng cơ bản, bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp
+ Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý
tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt, )
+ Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các loại vật liệu kể
trên như: bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng từng ngành
6
Trang 71.2.1.2 Phân loại công cụ, dụng cụ
CCDC trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, cógiá trị, công dụng, nguồn hình thành khác nhau Vì thế theo mục đích sử dụng, toàn bộCCDC được chia thành các loại sau:
+ Công cụ, dụng cụ: Bao gồm tất cả CCDC sử dụng thường xuyên cho mục
đích sản xuất, chế tạo tại doanh nghiệp
+ Bao bì luân chuyển: Là bao bì sử dụng nhiều lần dùng để chứa vật tư hoặc
sản phẩm hoặc hàng hóa Sau mỗi lần sử dụng giá trị của bao bì bị giảm dần và đượcchuyển vào chi phí có liên quan (chi phí thu mua vật tư, hàng hóa, chi phí bán hàng…)
+ Đồ dùng cho thuê: Đồ dùng cho thuê bao gồm cả CCDC, bao bì luân
chuyển sử dụng cho thuê Cũng như bao bì luân chuyển sau mỗi lần xuất dùng giá trịcủa CCDC cho thuê giảm dần và được tính vào chi phí hoạt động cho thuê
Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động sản xuất, kinh doanh và đặc điểm của
tư liệu lao động, theo quy định hiện hành những tư liệu sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn được coi là CCDC:
+ Các đà giáo, ván khuôn, CCDC gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp;+ Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quátrình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị haomòn để trừ dần giá trị của bao bì;
+ Những dụng cụ, đồ nghề bằng thủy tinh, sành, sứ;
+ Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng;
+ Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,
1.2.2 Tính giá nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ
Tính giá NLVL và CCDC thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của NLVL vàCCDC Theo quy định hiện hành, giá trị ghi sổ của NLVL và CCDC hay của nhóm hàngtồn kho nói chung được tính theo giá gốc (giá thực tế) Tức là khi NLVL, CCDC nhậpkho hay xuất kho đều được phản ánh trên sổ theo giá gốc (giá thực tế tại thời điểm phátsinh nghiệp vụ kinh tế đó)
1.2.2.1 Tính giá thực tế nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ nhập kho:
7
Trang 8Tùy theo từng trường hợp cụ thể giá thực tế (giá gốc) ghi sổ được xác định nhưsau:
+ Đối với NLVL và CCDC do mua ngoài: Giá thực tế (giá gốc) ghi sổ bao gồm
trị giá mua của NLVL, CCDC thu mua (là giá mua ghi trên hóa đơn của người bán đã
trừ (-) đi các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua được hưởng, cộng(+) các chi phí gia công, hoàn thiện và cộng (+) các loại thuế không được hoàn lại
(nếu có)) và các chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bao bì,
chi phí của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuê kho, thuê bãi, tiền phạt lưu kho, lưuhàng, lưu bãi,…)
- Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Giá thực tếcủa NLVL, CCDC nhập kho không bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ màbao gồm các khoản thuế không được hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặcbiệt (nếu có)
- Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Giá thực tếcủa NLVL, CCDC nhập kho bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và cáckhoản thuế không được hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
+ Đối với NLVL và CCDC do doanh nghiệp tự sản xuất:
Giá thực tế ghi sổ khi nhập kho là giá thành sản xuất thực tế của NLVL,CCDC do doanh nghiệp tự sản xuất, kiểm nhận, nhập kho
+ Đối với NLVL và CCDC thuê gia công, chế biến:
Giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm: Giá trị vật liệu xuất kho chế biếncộng với chi phí thuê ngoài gia công, chế biến cộng với chi phí vận chuyển bốc dỡ đi,về
+ Trường hợp NLVL và CCDC nhận góp vốn từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:
Giá thực tế ghi sổ khi nhập kho là giá thỏa thuận do các bên góp vốn xác định(hoặc tổng giá ghi trên hóa đơn GTGT do bên tham gia góp vốn liên doanh lập cộngvới các chi phí tiếp nhận mà doanh nghiệp bỏ ra (nếu có) do hội đồng định giá
+ Đối với NLVL, CCDC được biếu, tặng:
8
Trang 9Giá thực tế ghi sổ khi nhập kho là giá trên thị trường cộng với chi phí liênquan đến việc tiếp nhận (nếu có).
- Với phế liệu: Giá thực tế ghi sổ khi nhập kho là giá ước tính có thể sử dụng
hay giá trị thu hồi tối thiểu
1.2.2.2 Tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ xuất kho
Để tính giá NLVL và CCDC xuất kho doanh nghiệp phải căn cứ vào yêu cầuquản lý và trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, có thể sử dụng một trong nhữngphương pháp sau:
+ Phương pháp thực tế đích danh;
+ Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO);
+ Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO);
+ Phương pháp bình quân gia quyền;
+ Phương pháp giá hạch toán
Khi sử dụng phương pháp tính giá doanh nghiệp phải tuân thủ theo nguyêntắc nhất quán nghĩa là phương pháp kế toán này phải được áp dụng thống nhất trong ítnhất một niên độ kế toán Nếu có thay đổi phương pháp doanh nghiệp phải giải thích
rõ rang với cơ quan thuế
a.Phương pháp thực tế đích danh
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế củatừng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho cácdoanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
Theo phương pháp này, NLVL, CCDC xuất thuộc lô nào theo giá nào thì đượctính theo đơn giá đó Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp
có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
Phương pháp giá thực tế đích danh có ưu điểm là xác định được chính xác giá vật
tư xuất làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại Bên cạnh đó, phương phápnày còn có nhược điểm là trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất thườngxuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết NLVL, CCDC sẽ rất phức tạp
b.Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
9
Trang 10Theo phương pháp này NLVL, CCDC được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả địnhNLVL, CCDC nào nhập trước thì được xuất dùng trước và tính theo đơn giá của những lần nhậptrước Như vậy, nếu giá cả có xu hướng tăng lên thì giá trị hàng tồn kho cao và giá trị NLVL,CCDC xuất dùng nhỏ nên giá thành sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng Ngược lại giá cả có xu hướnggiảm thì chi phí NLVL, CCDC trong kỳ sẽ lớn dẫn đến lợi nhuận trong kỳ giảm Phương phápnày thích hợp trong thời kỳ lạm phát, và áp dụng đối với những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư,
số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều
Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá NLVL, CCDC xuất kho kịp thời,
phương pháp này cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị NLVL, CCDC cuối kỳ.Trong thời kỳ lạm phát phương pháp này sẽ cho lợi nhuận cao do đó có lợi cho cáccông ty cổ phần khi báo cáo kết quả hoạt động trước các cổ đông làm cho giá cổ phiếucủa công ty tăng lên
Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu
phát sinh hiện hành Doanh thu hiện hành có được là do các NLVL, CCDC nói riêng
và hàng tồn kho nói chung vào kho từ trước Như vậy chi phí kinh doanh của doanhnghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NLVL, CCDC
c.Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO)
Theo phương pháp này, NLVL, CCDC được tính giá thực tế xuất kho trên cơ
sở giả định NLVL, CCDC nào nhập sau được sử dụng trước và tính theo đơn giá củalần nhập sau Phương pháp này cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp ít danhđiểm vật tư và số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều Phương pháp nàythích hợp trong thời kỳ giảm phát
Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại Chi
phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NLVL, CCDC Làm chothông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn Tính theophương pháp này doanh nghiệp thường có lợi về thuế nếu giá cả vật tư có xu hướng tăng,khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận nhỏ và tránh được thuế
Nhược điểm: Phương pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm
trong thời kỳ lạm phát và NLVL, CCDC có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kếtoán so với giá trị thực của nó
10
Trang 11d.Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, trị giá xuất kho của NLVL, CCDC bằng số lượng vậtliệu xuất nhân với đơn giá bình quân Đơn giá bình quân có thể xác định theo 1 trong
3 phương pháp sau:
+ Phương pháp Bình quân cuối kỳ trước:
Đơn giá bình quân cuối kỳ
Trị giá NLVL, CCDC tồn đầu kỳ
Số lượng NLVL, CCDC tồn đầu kỳ
Ưu điểm: Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế
toán vì giá NLVL, CCDC xuất kho tính khá đơn giản, cung cấp thông tin kịp thời vềtình hình biến động của NLVL, CCDC trong kỳ
Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc tình hình biến động giá
cả NLVL, CCDC Trường hợp giá cả thị trường NLVL, CCDC có sự biến động lớnthì việc tính giá NLVL, CCDC xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chínhxác
CCDC nhập trong kỳ)Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tưnhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết NLVL,
CCDC, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư
Nhược điểm: Dồn công việc tính giá NLVL, CCDC xuất kho vào cuối kỳ hạch
toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác
+ Phương pháp bình quân liên hoàn (bình quân sau mỗi lần nhập):
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập NLVL, CCDC, kế toán tính đơn giábình quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng NLVL, CCDC xuất để tínhgiá NLVL, CCDC xuất
11
Trang 12Đơn giá bình quân
liên hoàn =
(Trị giá NLVL, CCDC tồn trước lần nhập n + Trị giá NLVL,
CCDC nhập lần n) (Số lượng NLVL, CCDC tồn trước lần nhập n + Sốlượng NLVL, CCDC nhập lần n)
Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư và
số lần nhập của mỗi loại không nhiều
Ưu điểm: Phương pháp này cho giá NLVL, CCDC xuất kho chính xác nhất,
phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn
Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những
doanh nghiệp sử dụng kế toán máy
e Phương pháp giá hạch toán
Giá hạch toán là một giá ổn định nào đó trong kỳ được dùng để ghi tạm có thể
là giá kế hoạch, có thể là giá thực tế của kỳ trước
Cuối kỳ, kế toán phải điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế dựa trên cơ sở hệ sốgiá giữa giá thực tế và giá hạch toán
Hệ số giá
Giá trị NLVL, CCDC tồn đầu kỳ Giá hạch toán NLVL, CCDC tồn đầu kỳ
=
Giá trị NLVL, CCDC nhập trong kỳ
+
Giá hạch toán NLVL, CCDC nhập trong kỳ
1.3 CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Kế toán sử dụng chứng từ theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày
20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Kế toán tại các doanh nghiệp sửdụng các chứng từ sau để hạch toán chi tiết NLVL, CCDC nói riêng và vật tư nóichung:
+ Phiếu nhập kho (Mẫu số 01- VT);
+ Phiếu xuất kho (Mẫu số 02- VT);
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số 03 -VT);
12
Trang 13+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 04 -VT);
+ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số 05 -VT);+ Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06 -VT);
+ Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Mẫu số 07 -VT);
Và một số chứng từ ban hành trong các văn bản khác như: Hóa đơn GTGT,Hóa đơn bán hàng, các hợp đồng kinh tế mua hoặc xuất NLVL, CCDC
Ngoài ra, doanh nghiệp còn sử dụng các mẫu sổ kế toán sau:
+ Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số S10- DN);
+ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số S11 -DN);
+ Thẻ kho (Mẫu số S12- DN);
+ Sổ đối chiếu luân chuyển;
+ Phiếu giao nhận chứng từ;
+ Sổ số dư;
+ Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa;
1.4 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Kế toán chi tiết NLVL và CCDC là kế toán phản ánh chi tiết về số lượng, giátrị, chất lượng, chủng loại qui cách, phẩm chất, của từng thứ, từng loại NLVL,CCDC theo từng kho và từng người phụ trách quản lý vật tư
1.4.1 Phương pháp thẻ song song
Theo phương pháp thẻ song song, kế toán chi tiết NLVL, CCDC, sản phẩm,hàng hóa tại các doanh nghiệp được tiến hành như sau:
Ở kho: Thủ kho dùng “Thẻ kho” để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn NLVL, CCDC về mặt số lượng Thẻ kho được mở cho từng loại NLVL, CCDC Hàng ngày,
thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trongthẻ kho Cuối tháng, thủ kho tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính ra số tồn kho vềmặt số lượng theo từng loại NLVL, CCDC ở từng Thẻ kho
Thẻ kho là sổ tờ rời, sau khi dùng thì được đóng thành quyển gọi là Sổ kho
Ở phòng kế toán: kế toán mở “Thẻ kế toán chi tiết” hay còn được gọi là “Sổ kế
toán chi tiết” để theo dõi chi tiết cho từng loại NLVL, CCDC tương ứng với Thẻ kho
mở tại kho Sổ kế toán chi tiết chỉ khác Thẻ kho là theo dõi cả về số lượng và giá trị.
13
Trang 14Hàng ngày, kế toán căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu nhập kho để phản ánh vào Số
kế toán chi tiết có liên quan Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng Sổ kế toán chi tiếtNLVL, CCDC và đối chiếu với Thẻ kho
Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết, vào thời điểm cuối kỳ,
kế toán phải căn cứ vào các Sổ kế toán chi tiết để lập Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu,dụng cụ về mặt giá trị của từng loại NLVL, CCDC
Ngoài ra, để quản lý chặt chẽ Thẻ kho, kế toán NLVL, CCDC còn mở “Sổđăng ký thẻ kho, khi giao Thẻ kho cho thủ kho, kế toán phải ghi vào Sổ đăng ký thẻkho
Việc hạch toán chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo phương pháp thẻ song song có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song
1.4.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán chi tiết NLVL, CCDC,sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp được tiến hành như sau:
Ở kho: Thủ kho sử dụng Thẻ kho để ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất tồn của
từng loại NLVL, CCDC về mặt số lượng (sử dụng giống phương pháp thẻ song song)
Ở phòng kế toán: Kế toán không mở Sổ kế toán chi tiết mà mở “Sổ đối chiếu
luân chuyển”` để hạch toán từng loại NLVL, CCDC cả về mặt số lượng và giá trị
14
Thẻ kho
Sổ kế toán chi tiết
Trang 15Thẻ kho
Sổ đối chiếu luân chuyển
kê xuất, nhập) trong tháng của từng loại NLVL, CCDC
Cuối tháng, kế toán tiến hành đối chiếu, Sổ đối chiếu luân chuyển với Thẻ kho
về mặt số lượng, Số đối chiếu luân chuyển với Sổ kế toán tổng hợp về mặt giá trịPhương pháp sổ đối chiếu luân chuyển cũng khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng
có nhược điểm là khối lượng công việc kế toán dồn vào cuối tháng nên ảnh hưởngphần nào đến phần hành kế toán khác và tính kịp thời của việc cung cấp thông tin kếtoán cho các đối tượng khác nhau
Ở kho: Giống như các phương pháp trên, thủ kho sử dụng Thẻ kho để ghi chép,
phản ánh tình hình nhập, xuất tồn của từng loại NLVL, CCDC về mặt số lượng trên cơ
sở các chứng từ nhập - xuất Ngoài ra, cuối tháng thủ kho còn phải căn cứ vào số tồncủa vật liệu trên Thẻ kho để ghi vào sổ số dư Sổ số dư do phòng kế toán lập và gửixuống cho thủ kho vào ngày cuối tháng để ghi sổ
15
Trang 16Các chứng từ nhập, xuất sau khi đã ghi vào thẻ kho phải được thủ kho phânloại theo chứng từ nhập, chứng từ xuất của từng loại vật liệu để lập Phiếu giao nhậnchứng từ và chuyển giao cho phòng kế toán kèm theo các chứng từ nhập, xuất.
Ở phòng kế toán: Nhân viên kế toán vật liệu có trách nhiệm theo định kỳ xuống
kho để kiểm tra, hướng dẫn việc ghi chép của thủ kho và xem xét các chứng từ nhậpxuất đã được thủ kho phân loại Sau đó, ký nhận vào Phiếu giao nhận chứng từ, thunhận phiếu này kèm các chứng từ nhập - xuất có liên quan
Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nhận được kế toán phải đối chiếu với cácchứng từ khác có liên quan, sau đó căn cứ vào giá hạch toán đang sử dụng để ghi giávào các chứng từ và vào cột số tiền của Phiếu giao nhận chứng từ Từ Phiếu giao nhậnchứng từ, kế toán tiến hành ghi vào Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn vật liệu
Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn được mở riêng cho từng kho và mỗi danh điểmvật liệu được ghi riêng một dòng Vào cuối tháng, kế toán phải tổng hợp số tiền nhập,xuất trong tháng và tính ra số dư cuối tháng cho từng loại vật liệu trên bảng lũy kế
Số dư trên Bảng lũy kế phải khớp với số tiền được kế toán xác định trên sổ số
dư do thủ kho chuyển về
Sơ đồ 03: Hạch toán chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo phương pháp
Số số dư
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Bảng kê lũy
kế nhập
Bảng tổng hợp N - X - T
Bảng kê lũy kế xuất
1.5 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
1.5.1 Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
16
Trang 171.5.1.1 Phương pháp kê khai thường xuyên
+Khái niệm phương pháp kê khai thường xuyên(KKTX): Là phương pháp theo
dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cáchthường xuyên, liên tục và có hệ thống trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồnkho
+Nội dung phương pháp:
- Mọi tình hình biến động tăng, giảm (nhập, xuất) và số hiện có của NLVL đềuđược phản ánh trên các TK 151, 152
- Cuối kỳ, kế toán đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế NLVL tồn kho với số liệuNLVL tồn kho trên sổ kế toán
- Kế toán xác định giá trị thực tế NLVL xuất kho theo công thức:
Đơn giá NLVL xuất kho phụ thuộc vào phương pháp tính giá xuất kho (phương phápbình quân, phương pháp FIFO, phương pháp LIFO, )
+ Ưu, nhược điểm của phương pháp:
- Ưu điểm: Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin vềhàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật Với phương pháp này, tại bất kỳ thời điểmnào, kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng tồnkho nói chung và NLVL nói riêng
- Nhược điểm: Khối lượng ghi chép nhiều, không thích hợp với những doanhnghiệp có sử dụng những loại hàng tồn kho mà giá trị nhỏ, thường xuyên xuất dùng,xuất bán
Đơn giá NLVL xuất kho
Trang 18Để hạch toán tổng hợp NLVL kế toán sử dụng tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng,giảm của các loại NLVL trong doanh nghiệp
Nội dung, kết cấu TK 152 như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế NLVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công,chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác
- Trị giá NLVL phát hiện thừa khi kiểm kê
- Đánh giá lại tăng NLVL
Bên Có:
- Trị giá NLVL xuất kho dùng vào sản xuất kinh doanh, để bán, thuê ngoài racông, chế biến hoặc đưa đi góp vốn
- Trị giá NLVL phát hiện thiếu hụt khi kiểm kê,…
Dư Nợ: Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số TK liên quan khác: TK 133, 331, 111,
112, 138, 338…
1.5.1.3 Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
CÁC TRƯỜNG HỢP NHẬP KHO
(1) Kế toán nguyên liệu, vật liệu tăng do mua ngoài
(1.1) Khi mua nguyên liệu, vật liệu hàng và hóa đơn cùng về
(1.1.1) Trường hợp hàng đủ so với hóa đơn
+ Khi mua NLVL về nhập kho đơn vị, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng
từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
- Đối với NLVL mua về dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịuthuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng(GTGT))
Nợ TK 133 (1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ)
Có TK 111, 112 (Nếu thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng)
Có TK 331 - Phải trả người bán (Nếu nợ người bán)
18
Trang 19- Đối với NLVL mua về dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịuthuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng đểsản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặcphục vụ cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Tổng giá thanh toán, bao gồm cả thuế GTGT)
Có TK 111, 112 (Nếu thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng)
Có TK 331 - Phải trả người bán (Nếu nợ người bán)
+ Các chi phí thu mua NLVL được hạch toán vào giá thực tế của hàng mua vào dùng đểsản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Tập hợp chi phí thực tế phát sinh)
Nợ TK 133 (1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ)
Có các TK 111, 112, 331…
+ Các chi phí thu mua NLVL được hạch toán vào giá thực tế của hàng mua vào dùng đểsản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuếGTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc phục vụ cho hoạt động sự nghiệp,phúc lợi, dự án, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Chi phí thu mua bao gồm cả thuế GTGT)
Có các TK 111, 112, 331…
Ví dụ 2.1: Công ty TNHH An Bình hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu như sau:
Ngày 2/5/N, Công ty mua 400tấn vật liệu A, theo đơn giá chưa có thuế GTGT
là 500.000đ/tấn, thuế suất thuế GTGT 10% Tiền hàng chưa thanh toán
Hàng đã kiểm nhận nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số 30 ngày 2/5/N là400tấn
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên?
Từ những trường hợp sau chúng ta chỉ đề cập đến doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, còn đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trị giá thực tế của vật tư mua vào còn bao gồm cả thuế GTGT
19
Trang 20(1.1.2) Trường hợp hàng thừa so với hóa đơn
Trong trường hợp khi mua hàng về kiểm nhận, nhập kho, phát hiện thừa so vớihóa đơn, về nguyên tắc, bên mua phải làm văn bản báo cho các bên có liên quan đểcùng xử lý Về mặt kế toán ghi:
* Nếu nhập kho toàn bộ số hàng mua ngoài (kể cả số thừa):
+ Khi nhập kho, kế toán phản ánh toàn bộ số thực nhập:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 331…(Tổng giá thanh toán theo hóa đơn)
Có TK 338 (3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết) (Trị giá hàng thừa so với
hoá đơn, chưa xác định được nguyên nhân)+ Căn cứ vào quyết định xử lý:
- Nếu trả lại cho người bán ghi:
Nợ TK 338 (3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- Nếu đồng ý mua tiếp, căn cứ vào hoá đơn GTGT do bên bán lập bổ sung về
số hàng thừa, kế toán:
Trong trường hợp NLVL mua về dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 338 (3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)(Thuế GTGT của số hàng thừa
doanh nghiệp mua lại)
Có các TK 111, 112, 331…(Tổng giá thanh toán của số hàng thừa)
- Trường hợp thừa không rõ nguyên nhân, kế toán quyết định ghi tăng thu nhập khác:
Nợ TK 338 (3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết)
Có TK 711 - Thu nhập khác
Ví dụ 2.2: Công ty TNHH An Bình hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu như sau:
Ngày 2/5/N, Công ty mua 400 tấn vật liệu A theo đơn giá chưa có thuế GTGT
là 200.000đ/tấn, thuế suất thuế GTGT 10% Tiền hàng chưa thanh toán Khi kiểm
20
Trang 21nhận phát hiện thừa 10 tấn vật liệu, đã viết phiếu nhập số hàng trên theo thực tế nhậnđược.
Ngày 10/5/N, Căn cứ vào biên bản xử lý hàng thừa của ngày 2/5/N, xác nhận
số hàng thừa là của bên bán giao nhầm, Công ty xuất chuyển trả lại số hàng thừa
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên?
* Nếu nhập kho theo số trên hóa đơn:
+ Khi nhập kho, ghi nhận số nhập kho theo đúng số trên hoá đơn Số thừa chưaxác định được nguyên nhân coi như giữ hộ và ghi:
Nợ TK 002 - Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
+ Khi xử lý số thừa, ghi:
Có TK 002 - Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
- Nếu doanh nghiệp đồng ý mua tiếp số thừa, căn cứ vào hoá đơn do bên bánlập bổ sung, kế toán ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 331…
- Nếu thừa không rõ nguyên nhân, ghi tăng thu nhập khác:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 711- Thu nhập khác
(1.1.3) Trường hợp hàng thiếu so với hóa đơn
+ Khi nhập kho, kế toán ghi tăng NLVL theo trị giá hàng thực nhận, căn cứ vào
Biên bản kiểm nhận vật tư, hàng hóa số thiếu ngoài định mức chưa xác định được
nguyên nhân, doanh nghiệp thông báo cho bên bán biết và ghi sổ như sau:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Trị giá NLVL thực nhập kho)
Nợ TK 138 (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý) (Trị giá hàng thiếu ngoài định mức)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (theo hóa đơn)
Có các TK 111, 112, 331
+ Khi có quyết định xử lý số thiếu:
- Nếu người bán giao tiếp số hàng còn thiếu:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Trị giá NLVL thiếu đã giao)
21
Trang 22Có TK 1331: (Thuế GTGT của số hàng thiếu)
- Trường hợp cá nhân làm mất, phải bồi thường:
Nợ TK 334, 138 (1388),…
Có TK 138 (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý) (Trị giá hàng thiếu)
Có TK 1331: (Thuế GTGT của số hàng thiếu)
- Trường hợp thiếu không xác định được nguyên nhân, quyết định ghi tăng giá vốn:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 138 (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)
Ví dụ 2.3: Công ty TNHH An Bình hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu như sau:
Ngày 2/5/N, Công ty mua 500tấn vật liệu A theo đơn giá chưa có thuế GTGT
là 200.000đ/tấn, thuế suất thuế GTGT 10% Tiền hàng chưa thanh toán Khi kiểmnhận phát hiện thiếu 25 tấn vật liệu, đã viết phiếu nhập số hàng trên theo thực tế 475tấn
Ngày 15/5/N, Căn cứ vào biên bản xử lý số hàng thiếu ngày 2/5/N xác định sốhàng thiếu là do bên vận chuyển làm mất hàng, Công ty đã thu khoản bồi thường sốhàng thiếu bằng tiền mặt
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên?
(1.2) Trường hợp hàng về nhưng chưa có hóa đơn
+ Khi mua NLVL hàng về, hóa đơn chưa về, kế toán lưu Phiếu nhập kho vào tập hồ sơ
“Hàng chưa có hoá đơn” Nếu trong tháng hoá đơn về thì ghi sổ bình thường, nếu cuốitháng hoá đơn chưa về thì ghi sổ theo giá tạm tính bằng bút toán:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá tạm tính)
22
Trang 23Có TK 331 - Phải trả người bán+ Sang tháng hoá đơn về sẽ tiến hành điều chỉnh theo giá thực tế:
- Nếu giá thực tế bằng giá tạm tính thì chỉ phản ánh thuế GTGT được khấu trừ(nếu NLVL mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
- Nếu giá thực tế lớn hơn giá tạm tính:
Kế toán thực hiện bút toán ghi bổ sung phần giá trị NLVL thiếu:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá trị chênh lệch)
Có TK 331 - Phải trả người bán (Giá trị chênh lệch)
Đồng thời, Kế toán định khoản thêm bút toán phản ánh thuế GTGT đượckhấu trừ trong trường hợp NLVL mua vào dùng để sản xuất kinh doanhhàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tínhthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 133 (1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ)
Có TK 331 - Phải trả người bán
- Nếu giá thực tế nhỏ hơn giá tạm tính:
Kế toán thực hiện Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ búttoán đã ghi sai Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế
Đồng thời, Kế toán định khoản thêm bút toán phản ánh thuế GTGT đầuvào được khấu trừ trong trường hợp NLVL mua vào dùng để sản xuất kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệptính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 133 (1331- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ)
Có TK 331 - Phải trả người bán
Ví dụ 2.4: Công ty TNHH Hoa Mai hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp có tài liệu như sau:
Ngày 02/03/N, Công ty mua nguyên liệu chưa trả tiền người bán, nguyên liệu
đã về nhập kho theo số lượng thực nhận 200 tấn, nhưng đến ngày 31/03/N công ty
23
Trang 24chưa nhận được hóa đơn, kế toán quyết định ghi sổ số vật liệu này theo đơn giá tạmtính 500.000đ/tấn
Ngày 03/04/N, Công ty nhận được Hóa đơn GTGT số hàng mua ngày 02/03/N,đơn giá ghi trên hóa đơn đã bao gồm cả thuế GTGT 10% là 550.000đ/tấn
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên?
(1.3) Trường hợp hóa đơn về nhưng hàng chưa về
Kế toán lưu hóa đơn vào tập hồ sơ “Hàng mua đang đi đường” nếu trong thánghàng về thì ghi bình thường, còn nếu cuối tháng hàng chưa về thì ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Nợ TK 133 (1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ)
Có TK liên quan 111, 112, 331,… (Tổng giá thanh toán)
Sang tháng hàng về, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Trị giá NLVL nhập kho)
Nợ TK 621 (Trị giá NLVL xuất dùng trực tiếp cho SX không qua kho)
Nợ TK 627 (Trị giá NLVL xuất dùng trực tiếp cho phân xưởng không qua kho)
Nợ TK 641 (Trị giá NLVL xuất dùng trực tiếp cho bộ phận bán hàng không qua kho)
Nợ TK 642 (Trị giá NLVL xuất dùng trực tiếp cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
không qua kho)
Có TK 151 (Tổng trị giá hàng mua đang đi đường)
Ví dụ 2.5: Công ty TNHH An Bình hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu như sau:
Ngày 2/5/N, Công ty mua 100 kg vật liệu C chưa trả tiền người bán, đã nhậnđược hóa đơn GTGT từ bên bán với đơn giá chưa bao gồm thuế là 870.000đ/kg, thuế suấtthuế GTGT 10%, nhưng chưa nhận được hàng
Ngày 06/06/N, Công ty nhận đủ số hàng mua ngày 2/5/N, đã nhập kho
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên?
(1.4) Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu
Nhập khẩu NLVL dùng để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ, kế toán chú ý đến việc tính thuế nhập khẩu(NK), thuế tiêu thụđặc biệt(TTĐB) (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu được xác định như sau:
24
Trang 25Thuế NK = Giá mua NK x Thuế suất thuế NK
Thuế TTĐB(nếu có) = (Giá mua NK + thuế NK) x Thuế suất thuế TTĐB
Thuế GTGT hàng NK = ( Giá mua NK + Thuế NK + Thuế TTĐB) x Thuế suất thuế GTGT+ Đối với NLVL dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụchịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toánghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế nhập khẩu & thuế TTĐB(Nếucó))
Nợ TK 133 (1331) (Thuế GTGT của chi phí thu mua)
Có TK 331 - Phải trả người bán
Có TK 333 (3333 - Thuế nhập khẩu)
Có TK 333 (3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt) (Nếu có)
Đồng thời, phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 133 (1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ)
Có TK 333 (33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu)+ Đối với NLVL nhập khẩu về để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanhhàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phươngpháp trực tiếp hoặc dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đốitượng chịu thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế NK, thuế TTĐB và thuế GTGT hàng NK)
Có TK 331 - Phải trả người bán
Có TK 333 (3333- Thuế xuất, nhập khẩu)
Có TK 333 (3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt) (Nếu có)
Có TK 333 (33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Ví dụ 2.6: Doanh nghiệp ABC, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
Nhập khẩu nguyên liệu với giá nhập khẩu 200.000.000đ, thuế suất thuế GTGT10%, thuế suất thuế nhập khẩu 15% Chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền mặt5.500.000đ (đã bao gồm thuế GTGT 10%) Doanh nghiệp đã thanh toán toàn bộ tiềnhàng và thuế nhập khẩu bằng chuyển khoản
25
Trang 26Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
(1.5) Các khoản được giảm trừ khi mua nguyên liệu, vật liệu
(1.5.1) Khi doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại hay giảm giá hàng mua hoặc hàng đã mua nay trả lại cho chủ hàng (do hàng kém phẩm chất, sai quy cách…)
Nợ TK 111,112, 331,
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Số tiền được người bán chấp nhận trả lại nhưng chưa trả)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Khoản chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng mua hay hàng mua trả lại)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Ví dụ 2.7 Doanh nghiệp ABC, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
Ngày 2/01/N, Doanh nghiệp mua 450tấn vật liệu A, theo đơn giá chưa có thuếGTGT là 500.000đ/tấn, thuế suất thuế GTGT 10% Tiền hàng chưa thanh toán
Ngày 06/01/N, Doanh nghiệp phát hiện 100tấn vật liệu A mua vào ngày 02/01/
N kém chất lượng, Doanh nghiệp thông báo cho bên bán biết, bên bán chấp nhận giảmgiá 20% trên tổng số lượng hàng kém chất lượng và Doanh nghiệp đã chuyển khoảnthanh toán số tiền hàng trên sau khi trừ khoản chiết khấu
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
(1.5.2) Khi doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán tiền hàng trước thời hạn trong hợp đồng
Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoảnchiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tàichính Kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 331- Phải trả người bán (Trừ vào số tiền hàng phải trả)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính(Chiết khấu thanh toán được hưởng)
(2) Nhập kho nguyên liệu, vật liệu do nhận góp vốn, viện trợ, nhận biếu tặng
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 133 (1331) (Thuế GTGT của chi phí vận chuyển, bốc dỡ)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Nếu nhận góp vốn)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Nếu nhận viện trợ, biếu tặng)
26
Trang 27Có các TK 111, 112 (Chi phí vận chuyển, bốc dỡ (nếu có))
Ví dụ 2.8 Doanh nghiệp ABC hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
Doanh nghiệp nhận biếu tặng vật liệu từ công ty TNHH An Phú:
- Trị giá vật liệu do Hội đồng định giá: 5.000.000đ
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ trả bằng tiền mặt đã bao gồm thuế GTGT 10%:220.000đ
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
(3) Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công, chế biến
+ Khi xuất NLVL đưa đi gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi tiết: gia công, chế biến)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết từng loại vật tư) (Trị giá xuất kho)+ Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí gia công)
Nợ TK 133 (1331- Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ)
Có các TK 111, 112, 141…
+ Khi nhập lại kho số NLVL thuê ngoài gia công chế biến, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết từng loại) (Trị giá xuất + Chi phí gia công, chế biến)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Ví dụ 2.9 Doanh nghiệp ABC hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
- Xuất kho vật liệu thuê ngoài gia công: 10.000.000đ
- Chi phí gia công được thanh toán bằng tiền mặt: 1.000.000đ
- Công ty tiến hành hoàn nhập lại kho toàn bộ số vật liệu đã xuất gia công
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
CÁC TRƯỜNG HỢP XUẤT KHO
(1) Khi xuất kho NLVL sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
27
Trang 28Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Ví dụ 2.10: Công ty TNHH Tân Cương hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có nghiệp vụ kinh tế phát sinhnhư sau:
Ngày 02/02/N, Xuất kho nguyên liệu chè cho sản xuất sản phẩm tại phânxưởng 03, theo phiếu xuất kho số 05, số lượng 200kg, đơn giá xuất 350.000đ/kg
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên?
(2) Xuất NLVL sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB hoặc sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
(3) Đối với NLVL đưa đi góp vốn, căn cứ vào giá trị NLVL xuất kho và tỷ lệ quyền kiểm soát mà doanh nghiệp có được sau khi góp vốn, kế toán ghi:
Nợ TK 221,222, 223, 228, 128(Theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Theo giá trị ghi sổ)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ)
Ví dụ 2.11: Công ty TNHH Tân Cương hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có nghiệp vụ kinh
tế phát sinh như sau:
Ngày 05/02/N, Xuất kho nguyên liệu chè góp vốn vào cơ sở liên doanh đồngkiểm soát, theo phiếu xuất kho số 08, số lượng 2.000kg, đơn giá 30.000đ; tổng trị giá
do Hội đồng liên doanh đánh giá: 65.000.000đ
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên?
(4) Xuất kho NLVL cho vay, cho mượn, ghi:
Nợ TK 136 (1361, 1368) (Nếu cấp cho đơn vị phụ thuộc hoặc cho vay, cho mượn nội bộ)
Nợ TK 138 (1388) (Nếu cho đơn vị khác vay)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
(5) Xuất kho NLVL sử dụng cho hoạt động phúc lợi, ghi:
Nợ TK 353 (3532 - Quỹ phúc lợi)
28
Trang 29Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
KIỂM KÊ KHO NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
(1) Kế toán kiểm kê phát hiện thừa NLVL
Đối với NLVL phát hiện thừa khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhânphải chờ xử lý thì căn cứ vào giá trị NLVL thừa, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 338 (3381-Tài sản thừa chở giải quyết)
Khi có quyết định xử lý NLVL phát hiện thừa trong kiểm kê, căn cứ vào quyếtđịnh xử lý, ghi:
Nợ TK 338 (3381- Tài sản thừa chờ giải quyết)
Có các TK 152 (Nếu trả lại cho doanh nghiệp khác)
Có TK 711 (Nếu không xác định được nguyên nhân quyết định ghi tăng thu nhập khác)
Nếu xác định ngay khi kiểm kê số NLVL là của các đơn vị khác thì khi nhập kho chưaghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có TK 338 (3381) mà ghi vào bên Nợ TK 002 “Vật tư,hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” Khi trả lại NLVL thì ghi vào bên Có TK 002
Ví dụ 2.12: Doanh nghiệp Hà Anh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có nghiệp vụ kinh tếphát sinh như sau:
31/07/N: Kiểm kê kho cuối kỳ phát hiện thừa một lượng Vật liệu A, trị giá được đánhgiá theo giá thực tế tại thời điểm kiểm kê 20.000.000đ chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý
10/08/N: Lượng vật liệu A thừa được quyết định ghi tăng thu nhập khác
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên.
(2) Kế toán kiểm kê phát hiện thiếu NLVL
Đối với NLVL thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê: Mọi trường hợp thiếu hụtNLVL trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biênbản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi Căn cứ vào biên bản kiểm kê
và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
+ Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điềuchỉnh lại số liệu trên sổ kế toán (nếu ghi sai thì phải sử dụng các phương pháp sửa saitrong kế toán để sửa chữa)
29
Trang 30+ Nếu giá trị NLVL hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (Hao hụttrong định mức), ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
+ Nếu số hao hụt, mất mát (ngoài định mức) chưa xác định rõ nguyên nhânphải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường từ người phạm lỗi)
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào tiền lương của người phạmlỗi)
Nợ TK 632 (Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)
Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ
15/11/N: Quyết định xử lý số vật liệu X thiếu như sau: Yêu cầu thủ kho phải bồithường ngay bằng tiền mặt: 2.000.000đ (Công ty đã thu được tiền); Trừ vào lươngtháng 11: 4.500.000đ; Số còn lại ghi vào giá vốn hàng bán
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên?
ĐÁNH GIÁ LẠI NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
Trang 31Bên Nợ:
- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản;
- Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản
Bên Có:
- Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản;
- Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản
Tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” có thể có số dư bên Nợ hoặc
số dư bên Có:
Số dư bên Nợ: Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.
Số dư bên Có: Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.
b Phương pháp hạch toán kế toán
- Khi đánh giá lại làm tăng giá trị của NLVL, căn cứ vào khoản chênh lệch tăng đểghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản
- Khi đánh giá lại làm giảm giá trị của NLVL kế toán căn cứ vào khoản chênh lệch giảm để ghi:
Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật
Ví dụ 2.1 4 : Công ty X có 100% vốn nhà nước thực hiện đánh giá lại tài sản để
chuyển thành công ty cổ phần, trong đó lượng vật tư được Hội đồng định giá đánh giálại như sau:
- Nguyên liệu A có giá trị ghi sổ 120.000.000đ, giá trị đánh giá lại100.000.000đ
- Nguyên liệu B có giá trị ghi sổ 250.000.000đ, giá trị đánh giá lại300.000.000đ
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên?
1.5.2 Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.5.2.1 Phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thườngxuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, sản phẩm trên các tài khoản
31
Trang 32phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ củachúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế Từ đó, xác địnhlượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác (cho quản lý và tiêuthụ) trong kỳ theo công thức sau:
Giá trị
NLVL xuất
trong kỳ
= Giá trị NLVLtồn đầu kỳ +
Tổng giá trịNLVL tăng trongkỳ
- Giá trị NLVLtồn cuối kỳĐối với phương pháp này kế toán sử dụng tài khoản mua hàng (TK 611 - Mua hàng)
Như vậy, khi áp dụng phương pháp KKĐK, các tài khoản kế toán hàng tồn khochỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phảnánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ)
Phương pháp KKĐK thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại hànghóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuấtdùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ)
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việchạch toán Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnhhưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi Vì vậy khi áp dụngphương pháp KKĐK thì công tác quản lý vật tư hàng hóa phải được tăng cường chặtchẽ
1.5.2.2 Tài khoản sử dụng
Nội dung và kết cấu TK 611 -Mua hàng:
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá NLVL, CCDC, hàng hóa mua vào trongkỳ
Bên Nợ:
- Kết chuyển giá gốc hàng hóa, NLVL, CCDC tồn kho đầu kỳ (Theo kết quả kiểm kê);
- Giá gốc hàng hóa, NLVL, CCDC mua vào trong kỳ, hàng hóa đã bán bị trả lại…
Bên Có:
- Kết chuyển giá gốc hàng hóa, NLVL, CCDC tồn kho cuối kỳ (Theo kết quả kiểm kê);
- Giá gốc hàng hóa, NLVL, CCDC xuất sử dụng trong kỳ, hoặc giá gốc hàng hóa xuất bán (Đãđược xác định là đã bán trong kỳ);
32
Trang 33-Giá gốc NLVL, CCDC, hàng hóa mua vào trả lại người bán hoặc được giảm giá.
TK 611 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 611 - Mua hàng, có 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 6111 - Mua nguyên liệu, vật liệu: Tài khoản này dùng để phản ánh
giá trị NLVL, CCDC mua vào và xuất sử dụng trong kỳ kế toán và kết chuyển giá trịNLVL, CCDC tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán
+ Tài khoản 6112 - Mua hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị
hàng hoá mua vào và xuất bán trong kỳ kế toán và kết chuyển giá trị hàng hoá tồn khođầu kỳ, tồn kho cuối kỳ kế toán
1.5.2.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
(1) Đầu kỳ kế toán, kết chuyển giá trị NLVL tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 611 - Mua hàng (Chi tiết)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu(2) Khi mua NLVL sử dụng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đốitượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ, thì giágốc NLVL mua vào được phản ánh vào TK 611 không có thuế GTGT:
Nợ TK 611 - Mua hàng (Chi tiết)
Nợ TK 133 (1331) - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331…(Tổng giá thanh toán) (3) Khi mua NLVL sử dụng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộcđối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệptính thuế theo phương pháp trực tiếp, thì trị giá NLVL mua vào được phản ánh vào
TK 611 bao gồm cả thuế GTGT:
Nợ TK 611 - Mua hàng (Chi tiết) (Tổng giá thanh toán)
Có các TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)(4) Các trường hợp tăng NLVL trong kỳ như: nhận cấp phát, nhận viện trợ, nhận vốngóp liên doanh, …
Nợ TK 611 - Mua hàng (Chi tiết)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Nhận vốn góp)
Có TK 711- Thu nhập khác (Nhận viện trợ, nhận biếu tặng)
33
Trang 34(5) Số chiết khấu thương mại, giảm giá NLVL đã mua, hàng mua trả lại
Nợ TK 111, 112 (Nếu thu ngay bằng tiền)
Nợ TK 331 - Phải trả người bán (Khấu trừ vào nợ còn phải trả người bán)
Có TK 611 - Mua hàng (Chi tiết)
Có TK 133 (1331) - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Nếu có)(6) Số chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng
Nợ TK 111, 112, 331…(Chiết khấu thanh toán được hưởng)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính(7) Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, kế toán phải xác định trị giáthực tế NLVL tồn kho cuối kỳ và trị giá thực tế NLVL xuất dùng cho sản xuất kinhdoanh hoặc xuất bán trong kỳ:
- Kết chuyển giá trị thực tế NLVL tồn kho cuối kỳ (Theo kết quả kiểm kê)
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Có TK 611 - Mua hàng
- Trị giá thực tế của NLVL sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ xác định như sau:
Tổng xuất = Tổng tồn đầu kỳ + Tổng nhập - Tổng tồn cuối kỳ
Kế toán ghi sổ phản ánh trị giá thực tế của NLVL sử dụng cho SX kinh doanh trongkỳ:
Nợ TK 621, 627, 641, 642,…
Có TK 611- Mua hàng
Ví dụ 2.15: Công ty An Bình hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK, tính
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Trong tháng 03/N có một số nghiệp vụ kinh tếphát sinh như sau:
1.Nhập kho một số vật liệu A trị giá 30.000.000đ, chưa trả tiền người bán.2.Nhập kho một số vật liệu B mua bằng tiền mặt, trị giá 16.000.000đ
3.Nhận biếu tặng từ công ty Lan Anh số lượng vật liệu B trị giá đánh giá4.000.000đ
4.Cuối tháng kiểm kê có một số vật tư tồn kho như sau:
+ Vật liệu A: 18.000.000đ
34
Trang 35+ Vật liệu B: 12.000.000đ
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, biết rằng số vật
tư tồn kho đầu tháng như sau:
+ Trị giá CCDC phát hiện thừa khi kiểm kê;
+ Đánh giá lại tăng CCDC
Bên Có:
+ Trị giá thực tế CCDC xuất kho dùng vào sản xuất kinh doanh, để bán, thuêngoài gia công, chế biến, hoặc đưa đi góp vốn;
+ Trị giá CCDC phát hiện thiếu khi kiểm kê;
+ Đánh giá lại giảm CCDC
Dư Nợ: Giá trị CCDC tồn kho cuối kỳ trong doanh nghiệp.
Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1531 - Công cụ, dụng cụ: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến
động các loại CCDC
- Tài khoản 1532 - Bao bì luân chuyển: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình
biến động các loại bao bì luân chuyển sử dụng cho sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp
35
Trang 36Bao bì luân chuyển là các loại bao bì sử dụng nhiều lần, cho nhiều chu kỳ sảnxuất, kinh doanh Trị giá của bao bì luân chuyển khi xuất dùng được phân bổ dần vàochi phí sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán.
- Tài khoản 1533 - Đồ dùng cho thuê : Phản ánh giá trị hiện có và tình hình
biến động các loại CCDC doanh nghiệp chuyên dùng để cho thuê
Chỉ hạch toán vào tài khoản này những CCDC doanh nghiệp mua vào với mụcđích cho thuê, trường hợp không phân biệt được thì hạch toán vào Tài khoản 1531.Trường hợp cho thuê CCDC dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thìngoài việc hạch toán trên tài khoản cấp 1 còn phải hạch toán chuyển CCDC trên tàikhoản cấp 2
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK liên quan khác như: TK 133, 111,
112, 138, 338,
1.6.1.2 Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
CÁC TRƯỜNG HỢP NHẬP KHO CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Hạch toán tổng hợp nhập kho CCDC cũng hoàn toàn tương tự như hạch toántổng hợp các trường hợp nhập kho NLVL
Tuy nhiên do CCDC có những đặc điểm giống như TSCĐ cho nên khi hạch toán kế toánxuất kho CCDC có một số điểm khác biệt so với cách hạch toán kế toán NLVL như sau:
CÁC TRƯỜNG HỢP XUẤT KHO CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
1.- Xuất kho CCDC phục vụ sản xuất, kinh doanh:
+ Phân bổ 1 lần: Áp dụng trong trường hợp xuất dùng CCDC có giá trị nhỏ, kế
toán sẽ tính hết giá trị của CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 627, 641, 642,…
Có TK 153(1531) - Công cụ, dụng cụ
+ Phân bổ nhiều lần: Áp dụng trong trường hợp xuất dùng CCDC có giá trị
tương đối lớn không thể tính hết 1 lần vào chi phí sản xuất kinh doanh Trường hợp này
kế toán phải căn cứ vào giá trị CCDC xuất dùng và mức độ tham gia của nó trong quátrình sản xuất kinh doanh để xác định số lần phải phân bổ và mức phân bổ mỗi lần:
- Khi xuất dùng CCDC thuộc loại phân bổ nhiều lần:
36
Trang 37Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (CCDC có giá trị lớn và thời gian dự
kiến phân bổ chi phí trong một niên độ kế toán)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (CCDC có giá trị lớn và thời gian dự kiến
phân bổ chi phí trong nhiều niên độ kế toán)
Có TK 153(1531) - Công cụ, dụng cụ
- Khi phân bổ CCDC xuất dùng cho từng kỳ kế toán:
Mức phân bổ từng kỳ = Giá trị CCDC xuất dùng
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá trị phế liệu thu hồi)
Nợ TK 1388, 334 (Khoản bồi thường vật chất)
Nợ TK 627, 641, 642,…(Phân bổ nốt giá trị còn lại sau khi trừ giá trị phế liệu thu
hồi và các khoản thu bồi thường)
Có TK 142, 242 (Số phải phân bổ còn lại)
Lưu ý: Tùy vào tình hình sử dụng thực tế mà doanh nghiệp lựa chọn cách phân bổ chi phí CCDC sao cho phù hợp Nhưng theo hướng dẫn của Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 (Điều 6 điểm 2.2 d) thì chi phí mua CCDC được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 24 tháng tức
là thời gian phân bổ CCDC không được kéo dài quá 2 năm
Ví dụ 2.16: Công ty TNHH Tân Cương hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có nghiệp vụ kinh tế phát sinhnhư sau:
- Ngày 05/01/N, Xuất kho công cụ A sử dụng cho bộ phận phân xưởng1.200.000đ (Phân bổ hết vào chi phí trong tháng)
37
Trang 38- Ngày 12/02/N, Xuất kho dụng cụ B sử dụng cho bộ phận văn phòng 8.000.000đ(Loại phân bổ 4 lần bắt đầu từ tháng này).
- Ngày 02/04/N, Báo hỏng dụng cụ B đã xuất sử dụng cho bộ phận văn phòng ngày12/02/N, phế liệu bán thu hồi bằng tiền mặt 100.000đ
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên?
(2) Đối với CCDC là bao bì luân chuyển:
- Khi xuất dùng, ghi:
Nợ TK 142, 242 (Giá trị bao bì luân chuyển)
Có TK 153 (1532) - Công cụ, dụng cụ
- Định kỳ tiến hành phân bổ giá trị của bao bì luân chuyển vào chi phí, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642,… (Giá trị mỗi lần phân bổ)
Có TK 142, 242
Ví dụ 17: Doanh nghiệp Minh Anh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có số liệu kinh tế phát sinh như sau:
Ngày 02/07/N: Xuất kho 10két sắt đựng sản phẩm tiêu thụ với giá vốn xuất kho1.350.000đ/chiếc, phân bổ chi phí làm 05 tháng, bắt đầu phân bổ từ tháng này
Ngày 04/10/N: Nhập lại kho số két sắt đựng sản phẩm tiêu thụ trên
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên?
(3) Đối với CCDC là đồ dùng cho thuê:
Nếu hoạt động cho thuê là hoạt động chính của doanh nghiệp (Doanh nghiệp chuyên cho thuê CCDC)
- Khi xuất kho CCDC là đồ dùng cho thuê, ghi:
Nợ TK 142, 242 (Giá trị đồ dùng xuất cho thuê)
Có TK 153 (1533) - Công cụ, dụng cụ
- Định kỳ tính hao mòn của đồ dùng cho thuê, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Giá trị hao mòn)
Có TK 142, 242
- Định kỳ phản ánh số tiền cho thuê CCDC nhận được, ghi:
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kếtoán phản ánh doanh thu về cho thuê CCDC, ghi:
38
Trang 39Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng số tiền thu được)
Có TK 511 (5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ) (Nếu nhận tiền từng kỳ)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Nếu nhận tiền 1 lần cho nhiều kỳ)
Có TK 333 (3331- Thuế GTGT phải nộp)
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kếtoán phản ánh doanh thu về cho thuê CCDC, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng số tiền thu được)
Có TK 511 (5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ) (Nếu nhận tiền từng kỳ)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Nếu nhận tiền 1 lần cho nhiều kỳ)
- Nhận lại CCDC đã cho thuê, ghi:
Nợ TK 153 (1533) - Công cụ, dụng cụ
Có TK 142, 242 (Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh)
Ví dụ 18: Doanh nghiệp ABC hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có số liệu kinh tế phát sinh nhưsau:
(1) Ngày 01/05/N: Xuất kho máy trộn cho Công ty Tiến Hà thuê với giá xuấtkho: 20.000.000đ; phân bổ vào chi phí 15 tháng; thời gian cho thuê 4 tháng;
TH 1: Tiền thuê nhận được một lần ngay tại thời điểm thuê bằng chuyển khoản
đã bao gồm cả thuế GTGT 10% là 9.900.000đ
TH2: Tiền thuê nhận từng tháng, mỗi tháng 2.475.000đ (đã bao gồm cả thuế
GTGT 10%) Doanh nghiệp đã nhận đủ số tiền thuê theo từng tháng vào đầu mỗitháng bằng tiền gửi ngân hàng
(2) Ngày 01/09/N+1: Nhận lại và nhập kho máy trộn từ Công ty Tiến Hà do hết thời hạn thuê
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên? Biết hoạt động cho thuê là hoạt
động chính của doanh nghiệp
Nếu hoạt động cho thuê là hoạt động phụ của doanh nghiệp
Đối với những doanh nghiệp không chuyên cho thuê CCDC CCDC mua vềnhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Nhưng trong quá
39
Trang 40trình hoạt động, CCDC chưa cần dùng đến Đơn vị khác có nhu cầu thuê nên doanhnghiệp xuất cho thuê, khi đó toàn bộ nghiệp vụ cho thuê được hạch toán như sau:
- Khi xuất kho CCDC là đồ dùng cho thuê, ghi:
Nợ TK 142, 242 (Giá trị đồ dùng xuất cho thuê)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
- Định kỳ tính hao mòn của đồ dùng cho thuê, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị hao mòn)
Có TK 142, 242
- Định kỳ phản ánh số tiền cho thuê CCDC nhận được, ghi:
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ,
kế toán phản ánh doanh thu về cho thuê CCDC, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng số tiền thu được)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Nếu nhận tiền từng kỳ)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Nếu nhận tiền 1 lần cho nhiều kỳ)
Có TK 333 (3331- Thuế GTGT phải nộp)
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp,
kế toán phản ánh doanh thu về cho thuê CCDC, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng số tiền thu được)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Nếu nhận tiền từng kỳ)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Nếu nhận tiền 1 lần cho nhiều kỳ)
- Nhận lại CCDC đã cho thuê, ghi:
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 142, 242 (Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí)
Ví dụ 19: Doanh nghiệp ABC hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có số liệu kinh tế phát sinh nhưsau:
(1) Ngày 03/06/N: Xuất kho máy cắt cho Công ty Minh Anh thuê với giá xuấtkho: 15.000.000đ; phân bổ vào chi phí 15 tháng; thời gian cho thuê 5 tháng;
TH 1: Tiền thuê nhận được một lần ngay tại thời điểm thuê bằng chuyển khoản
đã bao gồm cả thuế GTGT 10% là 11.000.000đ
40