Các tác giả bài viết này cũng đã chỉ ra các yếu tố từ hư như: và, vì, tuy, dù, hay, hoặc… đều có thể trở thành các phương tiện nối kết giữa các mệnh đề, câu - phát ngôn trong văn bản và
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS PHẠM VĂN TÌNH
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các
số liệu, các kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kì một công trình nghiên cứu khoa học nào
Người viết luận văn
VÕ THỊ HƯỜNG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học thạc sĩ tại Học viện Khoa học xã hội, tôi đã nhận được sự dạy bảo và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo, sự động viên và giúp đỡ tận tình của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy PGS TS Phạm Văn Tình
đã giúp đỡ tôi rất tận tình trong quá trình làm luận văn
Trân trọng cảm ơn!
Người viết luận văn
VÕ THỊ HƯỜNG
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của luận văn 9
7 Cấu trúc của luận văn 10
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 11
1.1 Văn bản và tính liên kết 11
1.1.1 Khái niệm văn bản 11
1.1.2 Liên kết trong văn bản 13
1.1.3 Các phép liên kết văn bản 18
1.2 Phép nối 21
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Phân loại các từ, cụm từ nối theo phạm trù ngữ nghĩa 24
1.2.3 Phạm vi liên kết của các từ, cụm từ nối trong văn bản 26
1.3 Tiểu kết 28
Chương 2 LIÊN KẾT CẤU TRÚC CỦA NHÓM TỪ, CỤM TỪ NỐI THEO PHẠM TRÙ KẾT QUẢ - TỔNG KẾT (QUA NGỮ LIỆU HỒ CHÍ MINH TUYỂN TẬP) 29
2.1 Mở đầu 29
2.2 Các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết trong Hồ Chí Minh tuyển tập 30 2.2.1 Vị trí của các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết 30
2.2.2 Số lượng các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết 32
2.2.3 Cách thức sử dụng các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết 34
2.3 Giá trị liên kết về mặt cấu trúc của từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết trong Hồ Chí Minh tuyển tập 35
Trang 52.3.1 Những giá trị chung 35
2.3.2 Giá trị liên kết về mặt cấu trúc của từ, cụm từ nối cụ thể 36
2.4 Tiểu kết 46
Chương 3 LIÊN KẾT NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ, CỤM TỪ NỐI THEO PHẠM TRÙ KẾT QUẢ - TỔNG KẾT (QUA NGỮ LIỆU HỒ CHÍ MINH TUYỂN TẬP) 48
3.1 Mở đầu 48
3.2 Phép nối với vấn đề liên kết ngữ nghĩa 49
3.3 Giá trị liên kết về mặt ngữ nghĩa của các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết trong Hồ Chí Minh tuyển tập 51
3.3.1 Những giá trị chung 51
3.3.2 Giá trị liên kết về mặt ngữ nghĩa của một số từ, cụm từ nối cụ thể 52
3.4 Tiểu kết 64
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ học Văn bản (Textual Linguistics) là một bộ môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp phát triển rầm rộ vào những năm 60 của thế kỉ XX Mặc dù xuất hiện muộn so với các bộ môn khoa học khác của ngôn ngữ nhưng ngôn ngữ học văn bản đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực nghiên cứu của mình Góp phần không nhỏ vào trào lưu chung đó, một
số nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng đã công bố những công trình nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản nói chung Đóng góp của các nhà Việt ngữ học ở lĩnh vực này là họ đã xây dựng được hệ thống lí luận về ngôn ngữ học văn bản, xác định đối tượng, mục đích cụ thể cho việc nghiên cứu
Hiện tượng nhận được nhiều sự quan tâm của giới ngôn ngữ học văn bản
đó là việc văn bản không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu Giữa các câu trong văn bản có những sợi dây liên kết chặt chẽ “Những sợi dây này
- K Boost viết vào năm 1949 - kéo dài từ câu nọ sang câu kia nhiều đến nỗi tạo nên một mạng lưới đặc biệt (…), trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt chẽ với những câu còn lại [dẫn theo Moskal’skaja, 1981, tr.5]
Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là những phần tử Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ giữa nó với những câu xung quanh nói riêng và toàn văn bản nói chung Sự liên kết là mạng lưới cả những quan hệ và liên hệ ấy Như vậy,
có thể kết luận rằng tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản [Trần Ngọc Thêm, 2003]
Trong văn bản có rất nhiều phép liên kết như: phép lặp, phép thế, phép đối, phép tỉnh lược, phép liên tưởng, phép tuyến tính, phép nối… Trong đó, phép nối được đánh giá là một trong những phép liên kết được sử dụng khá phổ biến trong nhiều văn bản khác nhau Có thể nói, các từ, cụm từ nối là những
Trang 7phương tiện cụ thể, có giá trị chỉ ra một cách tường minh mối liên hệ giữa các phát ngôn trên văn bản
Trong các phương thức thuộc hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, phép nối là một phương thức liên kết đặc thù, có sự khác biệt so với các phép liên kết khác Trên thực tế, phép nối được sử dụng nhiều trong các thể loại văn bản khác nhau Phép nối làm cho quan hệ nghĩa giữa các mệnh đề, giữa các phát ngôn được tường minh, giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận và nhanh chóng hiểu được ý nghĩa của văn bản Phép nối được các nhà ngôn ngữ học văn bản trên thế giới nghiên cứu khá kĩ ở 2 phương diện lí thuyết và ứng dụng Ở Việt Nam, phép liên kết này cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tuy nhiên, một số nhà Việt ngữ học khi nghiên cứu phép nối liên kết văn bản vẫn quan niệm chúng thuộc về cấu trúc Trong khi đó, ngôn ngữ học văn bản đã chỉ ra việc nghiên cứu các phương tiện liên kết đòi hỏi sâu vào việc khám phá, tìm hiểu bản chất của mối quan hệ nghĩa khi chúng đảm nhiệm chức năng liên kết
Hiện nay, ở nước ta vấn đề liên kết văn bản đã nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngôn ngữ học Đầu tiên phải kể đến các công trình
nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu như: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt của Diệp Quang Ban, Giao tiếp - văn bản - mạch lạc - liên kết - đoạn văn của Diệp Quang Ban, Hệ thống liên kết lời nói của Nguyễn Thị Việt Thanh… Tuy nhiên,
những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát các đặc điểm mang tính chất lí luận của vấn đề liên kết văn bản chứ chưa đi vào phân tích, lí giải toàn diện tất cả vai trò, hoạt động của một phép liên kết
cụ thể Do đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu một phép liên kết cụ thể trong các tác phẩm văn thơ với mong muốn làm rõ cũng như cụ thể hóa các luận điểm lí thuyết mà các tác giả trước đó đã đưa ra Đây chính là lí do quan trọng
thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu nhóm từ, cụm từ nối theo
phạm trù kết quả - tổng kết trong tiếng Việt (qua ngữ liệu Hồ Chí Minh
Trang 8Tuyển tập)” làm đề tài nghiên cứu Với luận văn này, chúng tôi mong muốn
góp thêm một nghiên cứu nhỏ dưới góc nhìn mới về tính liên kết trong văn bản nói chung Đồng thời, luận văn sẽ góp phần mở rộng, bổ sung về mặt lí luận của ngôn ngữ học văn bản và lí thuyết phân tích diễn ngôn
2 Lịch sử nghiên cứu
Có thể nói, ngôn ngữ học văn bản là một trong những bộ môn khoa học
ra đời muộn so với các bộ môn khác trong ngôn ngữ học Tuy đã được manh nha từ những năm 40 của thế kỉ XX nhưng nó chỉ thực sự được biết đến một cách rộng rãi từ khoảng những năm 70, sau thời kì trải nghiệm của ngữ pháp văn bản Sau khi ra đời, ngữ pháp văn bản tỏ ra có ứng dụng hết sức thuyết thực trong việc đề ra các phương pháp xây dựng văn bản, phân tích văn bản, tóm tắt văn bản… Nhờ vậy, ngữ pháp văn bản nhanh chóng được phổ biến
và phát triển mạnh Ngôn ngữ học văn bản hình thành và được coi như bộ môn ngôn ngữ độc lập vào khoảng 3 thập niên gần đây
Trong thời gian gần đây, ngôn ngữ học văn bản đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng như ở Việt Nam
Trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm đến lĩnh vực
ngôn ngữ học văn bản từ khá sớm (khoảng cuối những năm 40 của thế kỉ XX) Có học thể kể ra một số nhà ngôn ngữ học văn bản tiêu biểu như sau: Năm 1947, A.I Belichơ đã nhận thấy các chuỗi câu hoàn chỉnh có chung ý nghĩa và là chỉnh thể cú pháp nhất định nằm trong cấu trúc văn bản Nhận xét này của A.I Belichơ có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành khái niệm ngôn ngữ học văn bản
Tác giả Pospelov nhấn mạnh sự khác biệt về chức năng và logic ngữ nghĩa của chỉnh thể cú pháp phức hợp so với câu Theo ông, chỉnh thể của cú pháp phức hợp có đặc trưng bởi “cấu trúc khép kín”, đó là một nhóm câu được hợp nhất về mặt cú pháp bởi những phương tiện và phương pháp khác nhau kiểu như các liên từ liên hợp trong chức năng nối kết, các liên hệ nối không liên từ,
Trang 9những kết hợp khác nhau của 2 câu thành phần, sự tương ứng trong việc sử dụng các hình thái của vị ngữ theo ý nghĩa thời của chúng… [O.I Moskal’skaja, 1996] (dẫntheo [57]).
Vào khoảng những năm cuối thập niên 60 đầu 70 của thế kỉ XX, ngôn ngữ học văn bản phát triển khá mạnh mẽ và đã được thừa nhận là một bộ môn khoa học độc lập Từ đây, việc nghiên cứu văn bản như một sản phẩm lời nói hoàn chỉnh đã có sự chuyển hướng mới đó là nghiên cứu mặt giao tiếp - chức năng ngôn ngữ và lời nói Cùng với sự chuyển hướng này, ngôn ngữ học càng chú ý nhiều hơn tới những lĩnh vực khác nhau của ngôn ngữ học chức năng như: lí thuyết hoạt động lời nói, ngữ nghĩa học, phong cách học chức năng… Sản phẩm lời nói hoàn chỉnh - văn bản trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành ngôn ngữ mà trước hết là ngôn ngữ học văn bản
Ngôn ngữ học văn bản ngày càng phát triển mạnh mẽ được minh chứng rõ rệt bằng hàng loạt các bài báo và chuyên luận, hàng loạt các tạp chí chuyên đề được xuất hiện ở các nước Tây Đức, Áo, Bỉ… Nhà nghiên cứu người Áo
Dressler cho xuất bản cuốn sách Dẫn luận ngôn ngữ học văn bản năm 1972
Ngay sau đó, hàng loạt hội nghị khoa học chuyên đề về ngôn ngữ học văn bản được diễn ra tại Moskva Năm 1975, hội thảo khoa học do hai tổ chức ngôn ngữ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Tiệp Khắc về ngữ pháp văn bản đã được tổ chức ở Berlin - thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Đức Tiếp đó, năm 1981đã diễn ra hội nghị về ngôn ngữ học văn bản tại Trường Đại học Sư phạm mang tên Hồ Chí Minh ở Inkursk thuộc Liên Xô cũ
Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, O.I Moskal’skaja đã công bố công trình ngữ pháp văn bản năm 1981 Bà đã khẳng định tiếng nói chung của trào lưu ngôn ngữ mới là không phải ở đơn vị câu riêng lẻ mà là những chỉnh thể trên câu và toàn văn bản Tác giả đã dẫn ra hàng loạt những tuyên ngôn của nhiều nhà ngôn ngữ học: chúng ta thường nói không phải bằng những từ ngữ riêng biệt mà bằng những câu của văn bản
Trang 10(…) [O.I Moskal’skaja, 1996] (dẫn theo [57]) Điều đó cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản mà nhiệm vụ trung tâm là nghiên cứu
“tính liên kết” bởi vì mạng lưới liên kết, các phương tiện liên kết ràng buộc các đơn vị phát ngôn theo nội dụng, chủ đề định sẵn trong văn bản
Năm 1993, David Nunan đã công bố công trình nghiên cứu của mình về
ngôn ngữ học văn bản đó là Dẫn nhập phân tích diễn ngôn (Hồ Mỹ Huyền và
Trúc Thanh dịch từ tiếng Anh, 1998) Trong cuốn sách này, Nunan quan tâm tới bốn vấn đề lớn của phân tích diễn ngôn gồm: phân tích diễn ngôn là gì, yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn, tìm hiểu diễn ngôn về mặt nghĩa và phát triển năng lực diễn ngôn Trong bốn vấn đề này, Nunan chú ý nhiều hơn đến việc phân tích các yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn mà cụ thể là tìm hiểu diễn ngôn về mặt nghĩa Ông đã đi sâu vào phân tích những đơn vị trong diễn ngôn như tin “đã cho” và “tin mới”, phần đề, phần thuyết, mạch lạc diễn ngôn, hành động ngôn ngữ… Trong phép nối, Nunan còn phân loại các kiểu quan
hệ như: quan hệ nghịch đối, quan hệ bổ sung, quan hệ thời gian và quan hệ nguyên nhân
Ngoài những tác giả vừa nêu trên còn phải kể đến một số tên tuổi nổi tiếng khác như: K Boost, Z.S Haris, Halliday, Hasan… Với các công trình nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực ngôn ngữ văn bản họ đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng
Ở Việt Nam, bàn về vấn liên kết văn bản ở Việt Nam không phải là vấn
đề mới Ngôn ngữ học văn bản đã được các nhà Việt ngữ học đề cập đến từ khoảng những năm 70 của thế kỉ XX Năm 1973, với bài viết có nhan đề
“Góp thêm một số ý kiến về hệ thống các đơn vị ngữ pháp” đăng trên tạp chí
Ngôn ngữ, số 2, Nguyễn Tài Cẩn và N.V Stankevich đã đưa ra những quan
điểm của mình về hướng nghiên cứu mới về ngữ pháp văn bản
Trong tạp chí Ngôn ngữ, số 1 năm 1985, tác giả Nguyễn Đức Dân và Lê
Đông có bài viết “Phương thức liên kết của từ nối” Những phương thức liên kết được đề cập trong bài viết là phương thức liên kết hiển ngôn và hàm ngôn,
Trang 11phương thức liên kết hai hàm ngôn, phương thức liên kết hiển ngôn với tiền giả định Các tác giả bài viết này cũng đã chỉ ra các yếu tố từ hư như: và, vì, tuy, dù, hay, hoặc… đều có thể trở thành các phương tiện nối kết giữa các mệnh đề, câu - phát ngôn trong văn bản và chúng còn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau của ngữ cảnh, trong hệ thống ngữ nghĩa
Đi tiên phong trong việc nghiên cứu về ngôn ngữ học văn bản ở Việt Nam không thể không kể đến tác giả Trần Ngọc Thêm Kế thừa và phát huy những thành tựu của những người đi trước, năm 1985 Trần Ngọc Thêm đã công bố
công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học văn bản Hệ thống liên kết văn bản
tiếng Việt Đây là công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học văn bản được đánh
giá là tương đối hoàn chỉnh về luận điểm, luận cứ và hệ thống các phương tiện liên kết văn bản tiếng Việt
Năm 1994, Đỗ Hữu Châu cũng đã công bố các công trình nghiên cứu có liên quan đến phép liên kết văn bản Tác giả nghiên cứu phép nối ở hai bình diện chức năng và ngữ dụng Như vậy, việc nghiên cứu này vừa tiếp thu được ngôn ngữ truyền thống lại vừa tiếp cận với ngôn ngữ văn bản hiện đại, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới là hướng hoạt động của phép nối về mặt nghĩa
Năm 1994, Nguyễn Thị Việt Thanh công bố cuốn “Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt” đã đề cập tới các phép liên kết văn bản trong tiếng Việt Tác giả đã đặt ra mục đích nghiên cứu cụ thể và phân loại, xác định hệ thống các phương tiện liên kết thuộc lời nói Trong đó, phương thức nối được tác giả phân tích khá kĩ lưỡng, đồng thời chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của nó không thể thiếu vắng trong quá trình giao tiếp bằng lời nói
Một trong những tác giả có đóng góp quan trọng vào những thành tựu của ngôn ngữ học văn bản phải kể đến là Diệp Quang Ban Ông đã có rất nhiều
bài báo, chuyên luận viết về lĩnh vực này Cụ thể như sau: “Đọc sách Hệ
thống lên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm”, đăng trên tạp chí
Trang 12Ngôn ngữ, số 3, 1986; “Bàn góp về mối quan hệ chủ vị và quan hệ phần đề -
phần thuyết”, tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1992; “Về mạch lạc trong văn bản”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1998; Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 1998; “Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số
yếu tố có mặt trong câu - phát ngôn”, tạp chí Ngôn ngữ, số 6, 2001; “Giao tiếp
- văn bản - mạch lạc - liên kết - đoạn văn”, 2002
Năm 1998, phương thức nối được Phan Văn Hòa tiếp tục nghiên cứu trong luận án Tiến sĩ Ngữ văn “Phương tiện liên kết phát ngôn đối chiếu ngữ liệu Anh - Việt” Trong luận án này, tác giả tập trung phân tích, miêu tả nghĩa của các mệnh đề, câu, liên câu, liên đoạn văn do phép nối liên kết trên cứ liệu
tiếng Anh và tiếng Việt
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Thại (1998), Phạm Văn Tình (2002), Lương Đình Dũng (2005), Lương Đình Khánh (2006), Bùi Văn Nam (2010)… cũng đi theo hướng này nhưng nghiên cứu ở phạmvi và mức độ khác nhau Bên cạnh đó, có một số luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu về vấn đề liên kết trong văn bản như: Phạm Thu Trang (2001), Dương Thị Bích Hạnh (2003), Thái Thị Như Quỳnh (2013), Nguyễn Thị Thu (2014), Lê Thị Thùy Linh (2014)… Các luận văn này đề cập tới phép nối hoặc phép liên kết từ vựng trên những nguồn tư liệu khác nhau
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng tới những mục đích cơ bản sau:
- Nghiên cứu nhằm bước đầu nhận diện được các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết từ góc độ ngôn ngữ học văn bản cũng như làm rõ những đặc trưng cơ bản của phạm trù kết quả - tổng kết, đóng góp thêm những ý kiến và những nghiên cứu của phạm trù kết quả - tổng kết về mặt lí luận
- Trên cơ sở những yêu cầu và đặc trưng cơ bản của phạm trù kết quả - tổng kết đưa ra cách thức thực hiện phạm trù kết quả - tổng kết các văn bản khoa học một cách hiệu quả từ góc độ ngôn ngữ học văn bản
Trang 13- Thông qua việc khảo sát, thống kê nhóm từ, cụm từ nối thuộc phạm trù kết quả - tổng kết luận văn sẽ đi sâu phân tích, biện giải và chỉ ra giá trị liên kết của từ, cụm từ nối trong một số tác phẩm thơ văn của Hồ Chí Minh
Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ tiến hành giải quyết những nhiệm
vụ chủ yếu sau:
- Tìm hiểu, tập hợp có lựa chọn các cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn và tổng hợp một số quan điểm cũng như các
vấn đề liên quan đến đối tượng khảo sát
- Xác định cơ sở lí thuyết về phép liên kết nói chung và phép nối nói riêng
- Khảo sát các nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết trong một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra
cấu trúc liên kết và ngữ nghĩa liên kết giữa các phát ngôn có liên quan
- Xác định cách thức sử dụng và vai trò liên kết ngữ nghĩa của nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết, từ đó chỉ ra giá trị, ý nghĩa của nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết trong việc thể hiện tư tưởng tác phẩm và phong cách tác giả
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn này là nhóm các từ, cụm từ
nối theo phạm trù kết quả - tổng kết gồm: do đó, rốt cuộc, kết quả là, tựu
trung là, nói chung, chung quy (là), nhìn chung, tóm lại, nói cho cùng, thành thử, đại thể (là)… của các tác phẩm trong Hồ Chí Minh Tuyển tập
Phạm vi nghiên cứa của đề tài, chúng tôi lựa chọn một số tác phẩm có
chứa nhóm từ, cụm từ theo phạm trù kết quả - tổng kết trong Hồ Chí Minh
Tuyển tập làm tư liệu nghiên cứu Mặc dù các tác phẩm trong Hồ Chí Minh Tuyển tập sử dụng khá nhiều phương tiện nối khác nhau nhưng do dung
lượng của luận văn không cho phép khảo sát toàn bộ các phương tiện nối, do vậy chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng để phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Trang 145 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê phân loại: sử dụng phương pháp này để thực hiện việc khảo sát, thu thập các câu, đoạn văn có chứa các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết Từ đó, chỉ ra quy luật xuất hiện của các từ, cụm
từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết
- Phương pháp phân tích văn bản và phân tích diễn ngôn: phương pháp này được sử dụng với mục đích nhằm phân tích các chiết đoạn văn bản, mệnh đề, câu, đoạn văn
- Phương pháp mô tả, phân tích cú pháp: chúng tôi sử dụng phương pháp
mô tả và phân tích để thấy được sự liên kết về mặt cấu trúc và liên kết về mặt ngữ nghĩa của văn bản có các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết
6 Đóng góp của luận văn
- Ý nghĩa lí luận:
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm các luận điểm lí thuyết trước đây mới chỉ đặt ra được vấn đề gợi mở mà chưa có nhiều luận cứ thuyết phục Đồng thời, đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu hệ thống các phương thức liên kết trong văn bản
Trang 157 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được bố cục gồm 3 chương như sau:
Chương 1 - Cơ sở lí luận
Chương 2 - Liên kết cấu trúc của nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù kết
quả - tổng kết (qua ngữ liệu Hồ Chí Minh tuyển tập)
Chương 3 - Liên kết ngữ nghĩa của nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù
kết quả - tổng kết (qua ngữ liệu Hồ Chí Minh tuyển tập)
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Văn bản và tính liên kết
1.1.1 Khái niệm văn bản
Trên thực tế, kể từ khi bộ môn ngôn ngữ văn bản ra đời các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra khá nhiều khái niệm khác nhau về văn bản Có thể kể ra một số khái niệm văn bản của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và ở Việt Nam như sau:
Halliday và Hasan cho rằng: “Văn bản là bất kì một đoạn văn nào, viết hay nói, dài hay ngắn, tạo nên một tổng thể thống nhất hoàn chỉnh”, “Văn bản
là một đơn vị ngôn ngữ hành chức Nó không phải là đơn vị ngữ pháp như mệnh đề hoặc câu” Và tốt nhất nên nhìn nhận văn bản là một đơn vị ngữ nghĩa: một đơn vị không phải thuộc hình thức mà thuộc ý nghĩa…” [dẫn theo
45, tr.23] Nhận định như vậy rõ ràng đã vạch ra sự khác biệt về bản chất giữa văn bản với những đơn vị ngữ pháp nhất là đối với câu Và như vậy câu không phải là đơn vị dưới bậc cùng hệ thống của văn bản mà câu có chức năng thể hiện văn bản hoặc qua đó mà văn bản thực hiện quá trình lập ngôn Một số nhà ngôn ngữ học như W Koch, L.M Loseva, Crystal… lại cho rằng, văn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của hành vi hay phát ngôn, mang một nội dung giao tiếp cụ thể được thể hiện dưới dạng nói và viết tức là giao tiếp
W Koch: “Văn bản được hiểu ở bậc hiển thể là phát ngôn bất kì có kết thúc và có liên kết, có tính chất độc lập và đúng về ngữ pháp” [W Koch, 1966] (dẫn theo [8], tr.15-16)
L.M Loseva (1980) cho rằng: Văn bản có thể định nghĩa là điều thông báo viết có đặc trưng là tính hoàn chỉnh về ý nghĩa và cấu trúc và thái độ nhất định của các tác giả đối với điều được thông báo […] Về phương diện cú pháp, văn bản là một hợp thể nhiều câu (ít khi là một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng - ngữ pháp”
Trang 17Crystal: “Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng về mục đích phân tích Nó thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với chức năng giao tiếp
có thể xác định được, ví dụ như một cuộc thoại, một tờ áp phích…” [D Crystal, 1992]
Trong Bách khoa ngôn ngữ và ngôn ngữ học, tác giả R.E Asher (chủ
biên), Pergamon Press, tập 10, tr 5180, đã đưa ra định nghĩa về văn bản có tính khái quát cao như sau: Văn bản 1 Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do đề tài - chủ đề, v.v… của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường, v.v…; 2 Văn học Trước hết được coi như tài liệu viết, thường đồng nghĩa với sách (…) Trong phân tích diễn ngôn, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn được dùng bao gồm cả văn bản [dẫn theo 10, tr.57)
Gal’perin đưa ra định nghĩa văn bản như sau: “Văn bản là sản phẩm của quá trình tạo lời mang tính hoàn chỉnh, được thể hiện dưới dạng tài liệu viết trau chuốt văn chương theo loại hình ấy” [34]
Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn sách Văn bản và liên kết trong tiếng
Việt cũng đã đề cập đến định nghĩa của Barthes như sau: “Chúng ta sẽ gọi các
khách thể của xuyên ngôn ngữ học (translin guistique) là diễn ngôn (discours) tương tự với văn bản (text) do ngôn ngữ học nghiên cứu và chúng ta sẽ định nghĩa nó như là một đoạn lời nói hữu tận bất kì, tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt cùng với mục đích giao tiếp thứ cấp và có một tổ chức nội tại phù hợp với những mục đích này, vả lại đoạn lời này gắn bó với những nhân tố khác nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ (langue)” [Barthes, 1970] (dẫn theo [8], tr 15-16)
Tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn sách Hệ thống liên kết văn bản
tiếng Việt (1985, 1999, 2003) cũng đã đưa ra khái niệm văn bản như sau: “Nói
Trang 18một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu chỉ là các phần tử Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu với nhiều mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung Sự liên kết là mạng lưới những quan hệ và liên hệ ấy (71, tr.19)
Như vậy, có thể thấy do xuất phát từ góc nhìn cũng như quan điểm riêng nên mỗi nhà ngôn ngữ học đã đưa ra các khái niệm khác nhau về văn bản Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy đó là các nhà ngôn ngữ học đều nêu những điểm chung thống nhất về văn bản như sau: Thứ nhất, văn bản có thể là ở dạng nói hoặc viết; thứ hai, cấu trúc của văn bản bao gồm cả cấu trúc hình thức lẫn cấu trúc ngữ nghĩa; thứ 3, văn bản có thể dài cũng có thể ngắn; và một điểm quan trọng nữa là hầu hết văn bản đều có chủ đề hoặc đề tài nhất định
1.1.2 Liên kết trong văn bản
1.1.2.1 Khái niệm liên kết
Trong ngôn ngữ học văn bản, hiện tượng được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đó là tính liên kết của văn bản Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, văn bản không phải là phép cộng đơn thuần của các câu mà giữa các câu có những sợi dây liên kết chặt chẽ, thống nhất
Tính liên kết trong văn bản được xem là một phát hiện mới trong nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản Đây được xem là một sự đột phá quan trọng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản vì đã phá bỏ được giới hạn nghiên cứu câu là đơn vị cuối cùng của ngôn ngữ Liên kết thuộc tính đặc thù chỉ có cấp
độ trên câu
Liên kết văn bản là hiện tượng dễ nhận biết, nhưng cách hiểu về liên kết cũng không hoàn toàn giống nhau giữa các nhà nghiên cứu Trên thực tế, cho đến nay vẫn tồn tại các quan niệm khác nhau về liên kết Quan niệm thứ nhất thịnh hành ở giai đoạn đầu ngữ pháp văn bản coi văn bản thuộc mặt cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ, và liên kết được khai thác ở cả phương diện hình thức
Trang 19lẫn ý nghĩa Do việc chú trọng đến mặt ý nghĩa của văn bản nên liên kết được hiển thị như là yếu tố có vai trò quyết định làm cho một sản phẩm ngôn ngữ
có được các phẩm chất như là “một văn bản” (being a text) Như vậy, có thể thấy ở giai đoạn đầu ngữ pháp văn bản, liên kết được hiểu hạn chế ở những biểu hiện về mặt hình thức
Quan niệm thứ hai thịnh hành vào những năm 70 của thế kỉ XX và ngày càng được phổ biến rộng rãi Theo quan niệm này thì liên kết với tư cách một khái niệm chuyên môn không thuộc về cấu trúc của ngôn ngữ, mặc dù bản thân các yếu tố cấu trúc trong ngôn ngữ là thuộc tính liên kết Các nhà ngôn ngữ đại diện cho quan niệm này như M.M.K Halliday và R Hasan cho rằng, liên kết không thuộc về cấu trúc mà thuộc về ý nghĩa, và chỉ các phương tiện hình thức của ngôn ngữ thực hiện chức năng đó mới là liên kết
Tác giả Halliday và Hasan quan niệm, liên kết không nằm trong bình diện cấu trúc Liên kết là hệ thống quan hệ được biểu hiện qua các yếu tố ngữ nghĩa của văn bản Liên kết có chức năng làm xúc tác làm cho hệ thống ngữ nghĩa của văn bản hoạt động hữu hiệu Như vậy, có thể thấy cả Halliday và Hasan đều cho rằng liên kết và mạch lạc là hai phạm trù có những điểm không hoàn toàn giống nhau Ở những mức độ khác nhau, mạch lạc lại như có
sự phân biệt với liên kết lại vừa cũng thuộc về liên kết
Trong nhiều công trình nghiên cứu của mình, Halliday và Hasan khẳng định: “Liên kết là hệ thống những quan hệ có ý nghĩa mà hệ thống này phổ quát đến tất cả các loại văn bản với phi văn bản và nó tạo ra quan hệ tương tác giữa các ý nghĩa cơ bản với nhau Liên kết không quan tâm đến chỗ văn bản
có ý nghĩa gì mà quan tâm đến chỗ văn bản đó được kết cấu như thế nào với cương vị là một thực thể có ý nghĩa [dẫn theo 45, tr.31]
Ở Việt Nam, khái niệm liên kết văn bản cũng đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học văn bản như Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thị Việt Thanh…
Trang 20Trần Ngọc Thêm trong nhiều công trình nghiên cứu của mình đã nhấn mạnh đến mối liên hệ, quan hệ của các câu trong văn bản tạo ra tính liên kết:
“Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu chỉ là phần tử Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra
vị trí mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những quan hệ, liên
hệ ấy” Từ sự lí giải đó, ông rút ra kết luận: “Có thể kết luận rằng liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu thành một văn bản [71, tr.19] Theo Trần Ngọc Thêm, liên kết nội dung bao gồm liên kết chủ đề và liên kết logic Trong đó, liên kết chủ đề làm nhiệm vụ tổ chức mạng lưới chủ đề của các phát ngôn, các đoạn văn để tạo nên chủ đề của văn bản Còn liên kết logic có nhiệm vụ tổ chức mạng lưới thuật đề của các phát ngôn, các đoạn văn để tạo nên thuật đề của văn bản
Bàn về khái niệm liên kết văn bản không thể không nhắc đến tác giả Diệp Quang Ban Diệp Quang Ban đưa ra định nghĩa liên kết văn bản như sau: “Liên kết là thứ quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu hoặc nằm trong hai vế của một câu ghép theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau Chi tiết hơn thì liên kết là thứ quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo ý nghĩa của yếu tố kia, và trên
cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết được với nhau” [4, tr 352]
Như vậy, có thể thấy hiện có nhiều quan niệm khác nhau về tính liên kết văn bản nhưng một điều dễ nhận thấy là hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng tính liên kết chính là yếu tố quan trọng nối các câu thành một văn bản hoàn chỉnh, thống nhất Liên kết chính là hình thức góp phần làm tường minh hóa các kiểu quan hệ giữa các phát ngôn
Liên kết của văn bản có hai mặt là liên kết hình thức và liên kết nội dung Hai liên kết này có mối quan hệ chặt chẽ, liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương tiện liên kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu là dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung
Trang 21Liên kết hình thức là hệ thống các phương thức liên kết, và những cái được liên kết với nhau trong văn bản là các câu (phát ngôn) Cách phân loại các phát ngôn trong văn bản có liên quan đến nhiệm vụ mô tả liên kết hình thức vì vậy mà trở nên cần thiết Phương diện liên quan trực tiếp đến liên kết hình thức giữa câu với câu là phương diện nghĩa Về phương diện này các câu được phân loại thành câu tự nghĩa và câu hợp nghĩa, nghĩa trực thuộc (hay là câu dưới bậc - Diệp Quang Ban)
Liên kết nội dung cũng giống như liên kết hình thức Tuy nhiên, liên kết nội dung không chỉ giới hạn trong phạm vi các phát ngôn mà nó còn thể hiện
ở các góc độ khác nhau (giữa các đoạn văn, giữa các vế của phát ngôn, giữa các từ…) Ở liên kết nội dung tất cả các câu trong văn bản đều được kết hợp với nhau một cách nhịp nhàng, hài hòa, bổ sung cho nhau để cùng thể hiện một nội dung Trong liên kết nội dung có hai bình diện là liên kết chủ đề và liên kết logic Liên kết chủ đề theo Trần Ngọc Thêm là bình diện quan trọng nhất của liên kết nội dung “Liên kết chủ đề của văn bản chính là sự tổ chức các chủ đề và phần nêu của các phát ngôn” [71, tr 239]
Liên kết logic là một bình diện sâu hơn liên kết nội dung, nó mang tính ngữ nghĩa nhiều hơn Liên kết logic giống như sợi dây nối sự vật, sự việc với đặc trưng của chúng trong một câu, nối giữa đặc trưng này với đặc trưng kia… Liên kết logic được thể hiện bằng phép tuyến tính, phép nối lỏng, phép nối chặt
Tóm lại, tính liên kết của văn bản có hai mặt là liên kết hình thức và liên kết nội dung Hai liên kết này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Liên kết nội dung được thể hiện bằng hệ thống các phương tiện hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt liên kết nội dung Vì vậy bất kì văn bản nào cũng phải đảm bảo đầy đủ hai mặt liên kết này thì mới được coi là văn bản thực thụ Ngược lại, nếu thiếu một trong hai mặt liên kết này thì đó sẽ là “phi văn bản”, có nghĩa chuỗi phát ngôn hỗn độn
Trang 221.1.2.2 Phương tiện liên kết và phương thức liên kết văn bản
vào việc tạo sự kết nối giữa hai câu với nhau trong văn bản
Phương thức liên kết là những yếu tố ngôn ngữ cụ thể được dùng trong việc nối liên kết giữa mệnh đề với mệnh đề trong một câu, giữa các phát ngôn hay các đoạn văn trong một văn bản Liên kết trong văn bản là hiện tượng chung cho một hay nhiều ngôn ngữ, nhưng các phương tiện ngôn ngữ cụ thể dùng vào liên kết có thể khác nhau trong ngôn ngữ khác nhau Sự liên kết có thể diễn ra giữa câu này với câu kia hoặc giữa phần văn bản này với phần văn bản khác ở trong cùng một văn bản
Phương thức liên kết văn bản là cách sử dụng các phương tiện liên kết có đặc tính chung vào việc liên kết trong văn bản Người ta đã có thể phân loại phương thức liên kết theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, vào cơ sở phân chia các phương tiện và phương thức đó Khi khảo sát các phương thức liên kết trong từng ngôn ngữ cụ thể, hiển nhiên phải chú ý đến tính chất đặc thù của các phương tiện ngôn ngữ tạo ra phát ngôn Mặt khác, việc định danh các phương thức liên kết còn tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại hình ngôn ngữ
Các phương tiện dùng trong một phương thức liên kết đều có một điểm chung để tập hợp lại với nhau trong một hệ thống con, nhưng giữa chúng có thể
có những nét riêng phân biệt với nhau để sử dụng trong những ngữ cảnh nhất định Chẳng hạn, cùng là những từ thay thế nhưng từ thay thế cho danh từ chỉ sự vật khác với từ thay thế cho động từ, tính từ chỉ sự việc, cách thức, tính chất Tính chất chung của những từ này là “khả năng thay thế”, cho nên chúng thuộc
về phương thức liên kết thế Phương thức liên kết còn được gọi là phép liên kết Trên thực tế, việc phân loại các phương tiện liên kết và phương thức liên kết cũng khá phức tạp Một số nhà ngôn ngữ như: I.A Figurovskij, T.I Silman, M.A.K Halliday… phân loại dựa vào sự phân chia truyền thống của
Trang 23ngôn ngữ học, tức là so sánh với các quan hệ và các thành phần chức năng trong câu Lại có những cách phân loại dựa trên sự đối lập những phương tiện liên kết đặc thù như của tác giả I.R Gal’perin, L.M Loseva…
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các quan điểm của những người đi trước, Trần Ngọc Thêm (71, tr 338-339) đã đưa ra một hướng phân loại tổng hợp các phương thức liên kết gồm:
a) Phân loại theo quan hệ liên kết nội dung (thành liên kết hình thức thuần túy và liên kết thể hiện nội dung) Liên kết thể hiện nội dung lại chia thành liên kết chủ đề và liên kết logic
b) Phân loại theo đơn vị liên kết Lấy phát ngôn làm đơn vị liên kết văn bản, dựa trên các tiêu chí hình thức, cấu trúc, nội dung, các phát ngôn được phân loại thành các câu tự nghĩa, câu hợp nghĩa và ngữ trực thuộc
c) Phân loại theo quan hệ liên kết Ở cấp độ khái quát nhất, liên kết có hai quan hệ: quan hệ đẳng lập (liên hợp) và quan hệ phụ thuộc (chính phụ) Mỗi loại quan hệ này lại bao gồm một số phương thức liên kết cụ thể Trong văn bản có các phương thức liên kết chủ yếu sau: phương thức lặp (gồm lặp từ vựng, lặp ngữ âm và lặp ngữ pháp), phương thức thế (gồm thế đồng nghĩa, thế đại từ), phương thức tỉnh lược (gồm tỉnh lược mạnh và tỉnh lược yếu), phương thức đối, phương thức liên tưởng, phương thức nối (gồm nối lỏng và nối chặt), phương thức tuyến tính…
Trong tiếng Việt có khá nhiều phép liên kết văn bản gồm: phép lặp, phép đối, phép nối, phép thế, phép liên tưởng, phép tuyến tính, phép tỉnh lược… Các phép liên kết này có vai trò quan trọng trong việc giúp cho văn bản hoàn chỉnh về nội dung lẫn hình thức
Phép lặp: là phép liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu
tố đã có ở chủ ngôn Phép lặp chia thành ba dạng thức đó là lặp từ vựng, lặp ngữ pháp và lặp ngữ âm
Trang 24+ Lặp từ vựng là một dạng thức của phép lặp mà ở đó chủ tố và lặp tố là những yếu tố từ vựng (từ thực, cụm từ) Đây là một dạng thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản Hơn thế nữa, độ phổ biến của lặp từ vựng không chỉ trải dài trên văn bản mà còn thể hiện ở cả sự lặp phức Trong nhiều trường hợp, tính hợp nghĩa hay tính trực thuộc của phát ngôn chính là hậu quả của việc tránh lặp từ vựng phức này
+ Lặp ngữ pháp là một dạng thức của phép lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn cấu trúc của chủ ngôn và có thể lặp lại cả một số hư từ mà chủ ngôn
đã sử dụng Nói khác đi, đó là dạng thức lặp mà chủ tố và lặp tố là mô hình cấu trúc của phát ngôn và các hư từ
+ Lặp ngữ âm là một dạng thức của phép lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố ngữ âm (như âm tiết, số lượng âm tiết, khuôn vần, phụ
âm đầu, thanh điệu,… đã có ở chủ ngôn Nói khác đi, đó là dạng thức lặp mà chủ tố và lặp tố là những yếu tố ngữ âm
Phép đối: là phép liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn một ngữ
đoạn (từ hoặc cụm từ) có ý nghĩa đối lập với một ngữ đoạn nào đó có ở chủ ngôn Phép đối có cả hai yếu tố liên kết: yếu tố đối lập với chủ tố chứa trong kết ngôn gọi là đối tố
Căn cứ vào đặc điểm của các phương tiện dùng làm chủ tố và đối tố, có thể phân loại phép đối thành bốn kiểu: đối bằng từ trái nghĩa, đối bằng từ không trái nghĩa (đối lâm thời), đối bằng dạng phủ định và đối bằng dạng miêu tả Căn cứ theo độ phức tạp của các phương tiện, có thể chia phép đối thành hai nhóm: nhóm có cả hai yếu tố liên kết là từ và nhóm có ít nhất một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ Căn cứ vào tính ổn định của quan hệ đối lập do các phương tiện trên tạo ra, lại có thể chia phép đối thành hai nhóm khác nhau: nhóm đối ổn định (quan hệ đối lập được xác định rõ ràng, chính xác) và nhóm đối không ổn định (quan hệ đối lập mờ nhạt, khó xác định)
Trang 25Phép nối: là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả
những từ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản lại với nhau Phép nối có thể dùng các phương tiện như: kết từ, kết ngữ, trợ từ, phụ từ, tính từ Phép nối gồm phép nối lỏng và phép nối chặt
+ Phép nối lỏng là phương thức liên kết thể hiện ở sự có mặt trong kết ngôn những phương tiện từ vựng (từ, cụm từ) không làm biến đổi cấu trúc của
nó và diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi mà “ngôi” còn lại là chủ ngôn + Phép nối chặt là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc định danh thể hiện bằng sự có mặt của từ nối (liên từ, giới từ) ở chỗ bắt đầu (liên kết hồi quy) hoặc chỗ kết thúc (liên kết dự báo) của nó, tạo thành một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi giữa ngữ trực thuộc với chủ ngôn
Phép tỉnh lược: là một dạng tỉnh lược xảy ra giữa các phát ngôn, là sự lược
bỏ các yếu tố mà người đọc có thể hiểu được nhờ mối liên hệ giữa các phát ngôn trong phạm vi một ngữ cảnh nhất định Phép tỉnh lược được chia làm hai cấp độ gồm phép tỉnh lược mạnh và phép tỉnh lược yếu
+ Phép tỉnh lược mạnh là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện
ở sự lược bỏ trong kết ngôn những yếu tố làm thành phần nòng cốt, dựa vào
sự có mặt của chúng trong chủ ngôn
+ Phép tỉnh lược yếu là phương thức liên kết thể hiện ở sự lược bỏ trong kết ngôn những yếu tố có mặt ở chủ ngôn, và sự vắng mặt này phá vỡ sự hoàn chỉnh nội dung của kết ngôn mà không ảnh hưởng gì đến cấu trúc nòng cốt của nó
Phép thế: là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý
nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng Có hai loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ
Trang 26+ Phép thế đồng nghĩa là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc cụm từ) khác nhau có cùng một nghĩa (chỉ cùng một đối tượng) Phép thế đồng nghĩa gồm thế đồng nghĩa từ điển, thế đồng nghĩa phủ định, thế đồng nghĩa miêu tả, thế đồng nghĩa lâm thời
+ Phép thế đại từ là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn mà đại từ (hoặc từ đại từ hóa) để thay thế cho một ngữ đoạn nào đó
ở chủ ngôn
Phép liên tưởng: là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ
ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc nhóm từ) có liên quan về nghĩa với nhau thông qua một số ít nét nghĩa chung và không chứa nét nghĩa đối lập
Phép liên tưởng được chia thành 7 kiểu gồm: liên tưởng bao hàm, liên tưởng đồng loại, liên tưởng định lượng, liên tưởng định vị, liên tưởng định chức, liên tưởng đặc trưng và liên tưởng nhân quả
Phép tuyến tính: là phương thức sử dụng trật tự tuyến tính của các phát
ngôn vào việc liên kết những phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung Phép liên kết tuyến tính là phương thức liên kết không có các yếu tố liên kết
Phép tuyến tính gồm hai kiểu là liên kết tuyến tính của những phát ngôn
có quan hệ thời gian và liên kết tuyến tính của những phát ngôn không có quan hệ thời gian
Trong số các phép liên kết văn bản vừa kể trên phép nối được xem là một trong những phép liên kết được sử dụng khá phổ biến ở nhiều thể loại văn bản
và ở nhiều ngôn ngữ khác nhau
1.2 Phép nối
1.2.1 Khái niệm
Trong văn bản có rất nhiều phép liên kết khác nhau như: phép lặp, phép thế, phép đối, phép tỉnh lược, phép tuyến tính, phép nối… Trong đó, phép nối
Trang 27được xem là một trong những phép liên kết được sử dụng khá phổ biến trong nhiều văn bản khác nhau Theo đánh giá của một số nhà ngôn ngữ học, phép nối (conjunction) có những đặc tính riêng, khác xa với các phương thức liên kết khác như phép quy chiếu, phép tỉnh lược hay phép liên kết từ vựng Ba phép liên kết này chủ yếu dựa vào mối quan hệ trực tiếp giữa hai hay nhiều yếu tố tạo ra liên kết, tạo ra mối quan hệ ngữ nghĩa trong văn bản Trong khi
đó, phép nối chủ yếu dựa vào ý nghĩa chuyên biệt của bản thân từ nối và nghĩa của đơn vị phát ngôn được nối trong văn bản: “Phép nối khác với quy chiếu, thay thế và tỉnh lược ở chỗ nó không phải là cách để nhắc người đọc nhớ lại những thực thể hành động và sự thể đã được đề cập trước đó (…) nó
là phương thức liên kết nối bởi vì nó báo hiệu các mối quan hệ, mà những quan hệ này chỉ có thể được hiểu một cách đầy đủ qua tham khảo các phần khác của văn bản” [29, tr.46]
Mc Carthy lại cho rằng, bản thân từ nối không mở ra khả năng hồi quy hay khứ chỉ giống như các phương thức liên kết khác mà có tác dụng chỉ ra tiền giả định cho tính liên hoàn về cấu trúc văn bản, ý nghĩa của các phát ngôn Sự xuất hiện của các phương tiện nối báo trước mối quan hệ nghĩa giữa các bộ phận như mệnh đề, câu - phát ngôn, đoạn văn trong văn bản; chúng liên kết các bộ phận của văn bản thành một chỉnh thể thống nhất: “Các yếu tố dùng để nối có tác dụng liên kết nhờ trong chúng tiềm tàng những ý nghĩa riêng, giúp làm bộc lộ được những ý nghĩa về quan hệ nào đó được giả định trước là có mặt giữa những mệnh đề, những câu… trong văn bản” [8, tr.189] Tác giả Diệp Quang Ban đưa ra định nghĩa phép nối như sau: “Phép nối
là việc sử dụng tại vị trí đầu câu hoặc trước vị ngữ (trước động từ ở vị ngữ) những từ có khả năng chỉ quan hệ để làm bộc lộ kiểu quan hệ của hai câu có quan hệ với nhau, và bằng cách đó liên kết hai câu này với nhau” [4, tr 375] Trong khi đó, tác giả Trần Ngọc Thêm lại đưa ra khái niệm phép nối bằng cách đưa ra mô hình hay cấu trúc của nó: “Hiện tượng nối liên kết có
Trang 28dạng của một quan hệ hai ngôi a R b, trong đó (a, b) là cặp phần tử được sắp thứ tự (…) Ở đây, R là phương tiện nối” [71, tr 169]
Theo Phạm Văn Tình, từ nối được chia thành nhiều phạm trù khác nhau như sau:
+ Phạm trù minh họa - giới thiệu: ví dụ, chẳng hạn, như sau, thứ nhất
(là), thứ hai (là)…
+ Phạm trù hợp - tuyển: hay (là), hoặc (là), và…
+ Phạm trù tương phản - nhượng bộ: dù sao, nhưng (song), ngược lại,
tuy nhiên, mặc dù…
+ Phạm trù thời gian - không gian: sau đây, đồng thời, tiếp theo, trước
hết, trong khi đó, cuối cùng, trên đây, dưới đây…
+ Phạm trù giả thiết - nguyên nhân: miễn là, nếu, bởi vì…
+ Phạm trù kết quả - tổng kết: vì vậy, rốt cuộc, do đó, tóm lại, cho nên,
nói chung, để rồi…
+ Phạm trù thừa nhận - khẳng định: thực vậy, thực ra, nói đúng ra là, nói
thật tình…
+ Phạm trù giải thích - bổ sung: nói cách khác, nghĩa là, cụ thể là, ngoài
ra, hơn nữa…
+ Phạm trù nhấn mạnh: nhất là, đặc biệt là, thậm chí, cho đến, huống chi…
Phép nối là một phương thức liên kết quan trọng và được sử dụng một cách phổ biến trong tất cả các văn bản, của nhiều ngôn ngữ Dù các nhà ngữ pháp học có phân loại, định nghĩa phép nối theo những tiêu chí khác nhau và phương thức nối có thể có nhiều tên gọi không giống nhau, nhưng về cách giả thuyết của các nhà ngữ pháp văn bản về phương thức liên kết này về cơ bản là không khác nhau nhiều
Như vậy, có thể thấy các nhà ngôn ngữ học văn bản đã đưa ra các khái niệm khác nhau về phép nối Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều thống nhất khẳng định
vị trí, vai trò của phép nối khi thực hiện chức năng liên kết văn bản
Trang 291.2.2 Phân loại các từ, cụm từ nối theo phạm trù ngữ nghĩa
Thông thường, việc phân loại các từ, cụm từ nối người ta thường dựa vào tiêu chí hình thức và tiêu chí nội dung Ngoài ra, các từ, cụm từ nối còn được phân loại theo quan hệ cơ bản mà các yếu tố tham gia liên kết thể hiện
Do đó, đây cũng chính là bình diện ngữ pháp của phép nối
Trong cuốn sách Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt tác giả Trần Ngọc
Thêm đã chia các phương tiện nối thành ba loại quan hệ khác nhau Trong mỗi một quan hệ đó, tác giả lại chia thành nhiều nhóm quan hệ nhỏ khác nhau tạo nên một hệ thống những từ nối khá phức tạp và đa dạng Dưới đây là bảng phân loại từ, cụm từ nối của Trần Ngọc Thêm:
Bảng 1: Cách phân loại từ, cụm từ nối của tác giả Trần Ngọc Thêm
Quan hệ định vị 1 Định vị thời gian:
a Thời gian kế tiếp: thế rồi, sau đó, tiếp đó, vẫn,
càng, còn…
b Thời gian đảo: trước đó, sau khi…
c Thời gian đồng thời: đồng thời, trong đó…
d Thời gian đột biến, ngắt quãng: bỗng nhiên, đột
nhiên, nửa chừng…
2 Định vị không gian: cạnh đó, gần đó, trong đó, tại
đây…
Quan hệ logic diễn đạt 1 Trình tự diễn đạt:
a Mở đầu: trước hết, thoạt tiên, đầu tiên, sau đây,
dưới đây, thứ nhất…
b Diễn biến: tiếp theo, trên đây, ở trên, trở lên, thứ
hai, đến lượt mình…
Trang 30c Kết thúc: tóm lại, nói tóm lại, nói chung, nhìn
chung, cuối cùng…
2 Thuyết minh - bổ sung:
a Giải thích: nghĩa là, tức là, nói cách khác, nói
khác đi thì…
b Minh họa (chi tiết hóa): ví dụ, chẳng hạn, cụ thể
là…
c Bổ sung: ngoài ra, hơn nữa, thậm chí, vả lại, nhân
tiện, còn, thêm vào đó…
3 Xác minh - nhấn mạnh:
a Xác minh: thật vậy, rõ ràng, quả nhiên, đương
nhiên, nói cho cùng…
b Chính xác hóa: thật ra, thật vậy, chính xác là, nói
Trang 31chúng ta cần dựa vào những tính chất và bối cảnh sử dụng của từng đoạn, từng câu trong văn bản để xác định chúng
1.2.3 Phạm vi liên kết của các từ, cụm từ nối trong văn bản
Trong quá trình phân tích diễn ngôn (văn bản) chúng ta luôn phải xem xét bản thân mỗi phát ngôn và quan hệ của chúng với các phát ngôn khác Khi phân tích cấu trúc độc lập của mỗi phát ngôn phải đồng thời đối chiếu nó trong quan hệ tương ứng với hàng loạt các phát ngôn bên cạnh, có chức năng liên kết với nó Mối quan hệ này đặc biệt quan trọng và không thể bỏ qua trong phép tỉnh lược, vì các ngữ trực thuộc tỉnh lược (các phát ngôn đã bị tỉnh lược) tồn tại được chính là nhờ vào các phát ngôn khác
Theo Trần Ngọc Thêm, “mỗi phát ngôn trong văn bản thường đồng thời
có liên kết với nhiều phát ngôn khác Nhưng sự liên kết đa dạng ấy hầu như bao giờ cũng có thể tách được ra và quy về liên kết hiện diện giữa hai phát ngôn (hoặc, cá biệt, nhóm phát ngôn)” [71, tr 80]
Như vậy có thể quy về hai vế liên kết, một bên là phát ngôn đứng làm tiền đề, là xuất phát điểm cho sự liên kết, có tính độc lập, đứng làm chủ gọi
là chủ ngôn; còn một bên là phát ngôn có chức năng liên kết với chủ ngôn, phụ thuộc vào chủ ngôn gọi là kết ngôn Chủ ngôn hay kết ngôn có thể bao hàm nhiều phát ngôn hiện diện trên văn bản Vì vậy, quan niệm về hai vế chủ ngôn và kết ngôn chỉ có giá trị tương đối, có ý nghĩa “phân lập tạm thời” trong phạm vi đang xét Vì thực tế trong một mối quan hệ khác, vai trò chức năng của chúng lại có sự hoán vị, thay đổi Một phát ngôn được coi là chủ ngôn của mối quan hệ liên kết này có khi lại là kết ngôn trong một mối quan hệ liên kết khác
Nói chủ ngôn và kết ngôn là nói về các phát ngôn xét trong mối quan hệ
và giá trị liên kết Kết ngôn là những phát ngôn có hàm chứa các dấu hiệu liên kết với các phát ngôn khác, trong đó bao gồm các dấu hiệu liên kết hình thức
và liên kết ngữ nghĩa Nói kết ngôn là muốn nói đến tính lệ thuộc của phát
Trang 32ngôn Trong phép tỉnh lược, kết ngôn chính là phát ngôn bị tỉnh lược Do có tính độc lập, chủ ngôn phải là một phát ngôn hoàn chỉnh về cấu trúc, tức là đủ
tư cách để gọi là câu Trong quan hệ tuyến tính, chủ ngôn thường bao giờ cũng xuất hiện trước đứng làm tiền đề Chủ ngôn là cái khung, là cơ sở ngữ pháp và ngữ nghĩa để từ đó triển khai các phát ngôn tiếp theo
Trên thực tế có thể quy về một mối quan hệ đối ứng giữa chủ ngôn và kết ngôn nhưng dạng biểu hiện của mối quan hệ này trên văn bản lại hết sức
đa dạng Cụ thể là số lượng các phát ngôn tham gia vào từng bên phân bố không đều nhau, nhất là trong những tình huống thể hiện ngữ nghĩa phức tạp Chung quy lại, có thể khái quát mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn thành
ba loại quan hệ sau:
+ Chủ ngôn - kết ngôn theo quan hệ 1: 1
Đây là mối quan hệ thông thường, phổ biến và dễ nhận diện trong các trường hợp tỉnh lược Đặc biệt, mối quan hệ hai chiều theo cặp đối ứng này không phức tạp về cấu trúc cũng như ngữ nghĩa
+ Chủ ngôn - kết ngôn theo quan hệ 1: n (n lớn hơn hoặc bằng 2)
Trong trường hợp này, chỉ có một phát ngôn tiền đề giữ vai trò chủ ngôn
và sau đó là một loạt các kết ngôn (lược ngôn) Tuy nhiên, thường mỗi kết ngôn lại chỉ quan hệ trực tiếp với chủ ngôn
+ Chủ ngôn - kết ngôn theo quan hệ n (n lớn hơn hoặc bằng 2)
Trong văn bản thường gặp rất nhiều các dạng biểu hiện của 3 mối quan
hệ vừa nêu Tất nhiên, mỗi một dạng đều có những cách thức biểu hiện ngữ nghĩa khác nhau Phạm vi quan hệ giữa các phát ngôn trong văn bản cũng có
sự khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng của văn bản nói và viết
Như vậy có thể thấy, phạm vi liên kết của các từ, cụm từ nối trong văn bản khá đa dạng Các từ, cụm từ nối trong nhiều trường hợp có chức năng nối kết hai phát ngôn với nhau theo quan hệ 1: 1; có trường hợp nó lại đóng vai trò nối kết một phát ngôn với nhiều phát ngôn trước hoặc sau nó
Trang 331.3 Tiểu kết
Trong chương này, chúng tôi đã đưa ra và làm rõ các khái niệm văn bản, liên kết, phép nối… Đây là những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài khảo sát làm tiền đề cho việc đi sâu nghiên cứu nội dung cụ thể ở các chương sau
Về khái niệm văn bản mặc dù có nhiều cách hiểu cũng như quan điểm khác nhau giữa các nhà nghiên cứu nhưng luận văn thống nhất cách hiểu văn bản là toàn bộ các sản phẩm giao tiếp được cố định bằng văn tự, cần cảm nhận qua tự dạng
Khái niệm liên kết văn bản gồm liên kết hình thức và liên kết nội dung Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề tranh luận của giới ngôn ngữ học Liên kết nội dung được thể hiện thông qua hệ thống liên kết hình thức và được thực hiện bằng nhiều phương tiện liên kết khác nhau
Về mặt ngữ dụng, phép nối có mặt hầu như trong tất cả các loại hình ngôn ngữ Phép nối có vai trò rất quan trọng trong việc biểu đạt nội dung ngữ nghĩa của văn bản Phân loại phép nối là việc làm vô cùng cần thiết để đi sâu nghiên cứu thực tiễn sử dụng chúng trong thực tiễn văn bản Riêng tên gọi, cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng, giá trị liên kết của phép nối là một trong những mục tiêu mà chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn ở phần sau Những vấn đề lí thuyết đã được nêu ra ở chương 1 sẽ là tiền đề, cơ sở lí luận quan trọng để triển khai nội dung cụ thể ở chương 2 và chương 3 của luận văn
Trang 34Chương 2 LIÊN KẾT CẤU TRÚC CỦA NHÓM TỪ, CỤM TỪ NỐI
từ, kết từ, quan hệ từ, liên từ…
Vai trò của từ, cụm từ nối xét về mặt hình thức, cấu trúc là dùng để nối các mệnh đề trong câu ghép hoặc để liên kết các câu trong văn bản, tạo cho văn bản tính chặt chẽ, mạch lạc giúp cho việc tiếp nhận của người đọc được
dễ dàng hơn
Trong lĩnh vực ngữ pháp văn bản, các từ, cụm từ nối được dùng để liên kết các phát ngôn trong văn bản, được thể hiện qua các hành vi ngôn ngữ (Speech art) Các hành vi ngôn ngữ thường xuất hiện thành một chuỗi có sự liên kết với nhau về phương diện ngữ nghĩa Việc sử dụng các từ, cụm từ nối trong trường hợp này đảm bảo tính logic và làm rõ chức năng của câu trong văn bản.Từ, cụm từ nối có vai trò hết sức quan trọng trong việc chi phối trật
tự các câu trong văn bản Nó góp phần tổ chức, sắp xếp văn bản theo một trình tự logic nhất định Từ, cụm từ nối góp phần làm tường minh hóa mối quan hệ giữa các câu và đồng thời chi phối vị trí của các câu Đây chính là mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn Kết ngôn là phát ngôn có chứa từ, cụm từ nối và nó luôn đứng sau chủ ngôn ở đằng trước nó
Hồ Chí Minh là một trong những tác giả có phong cách nghệ thuật vô cùng độc đáo Trong rất nhiều tác phẩm thơ văn của mình đặc biệt là văn xuôi chính luận Người sử dụng rất nhiều phép nối nhằm tạo sự mạch lạc, tăng tính
Trang 35lập luận chặt chẽ từ đó giúp người đọc dễ dàng, thuận tiện trong việc tiếp nhận nội dung tư tưởng tác phẩm
Để xác lập hệ thống các phương tiện nối được Hồ Chí Minh sử dụng để liên kết trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật, chúng tôi tiến hành khảo
sát các tác phẩm trong Hồ Chí Minh tuyển tập do Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội ấn hành năm 2002 Đơn vị khảo sát là các phát ngôn, đoạn văn có chứa các từ, cụm từ nối thuộc phạm trù kết quả - tổng kết làm nhiệm vụ liên kết.Từ đó, chỉ ra giá trị liên kết về mặt cấu trúc, liên kết về mặt hình thức của những từ, cụm từ nối thuộc phạm trù kết quả - tổng kết Cụ thể, đó là làm rõ việc sử dụng các từ, cụm từ nối theo phạm trù này đã có tác dụng trong việc kết nối các mệnh đề trong một câu ghép lại với nhau, nối các phát ngôn hay các đoạn văn trong văn bản; tạo nên giá trị lập luận cho văn bản; mở rộng phạm vi liên kết giữa các phát ngôn có chứa từ, cụm từ nối trong văn bản Từ
đó, giúp người đọc có cái nhìn khách quan, chính xác hơn về vấn đề mà tác giả hướng đến
2.2 Các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết trong Hồ Chí Minh tuyển tập
2.2.1 Vị trí của các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết
Trên thực tế, việc sử dụng từ, cụm từ nối là một hiện tượng khá phổ biến trong giao tiếp cũng như trong nhiều thể loại văn bản khác nhau Đặc biệt, các
từ, cụm từ nối được nhiều nhà thơ, nhà văn sử dụng trong các tác phẩm rất linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên dấu ấn phong cách riêng Hồ Chí Minh cũng không phải là ngoại lệ Khảo sát thực tế
qua Hồ Chí Minh tuyển tập chúng tôi nhận thấy, Người sử dụng rất nhiều
phương tiện nối khác nhau để liên kết văn bản Tuy nhiên, ở phạm vi của luận văn này chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát các từ, cụm từ nối thuộc phạm trù kết
quả - tổng kết như: do đó, rốt cuộc, kết quả là, tựu trung là, nói chung, chung
quy (là), nhìn chung, tóm lại, nói cho cùng, thành thử, đại thể (là)
Trang 36Có thể nói, việc tổ chức, sắp xếp các từ, cụm từ nối trong các phát ngôn, các đoạn văn trong văn bản của mỗi tác giả Thực tế khảo sát cho thấy, các tác
phẩm trong Hồ Chí Minh tuyển tập các từ, cụm từ nối được tác giả sử dụng
hết sức đa dạng, phong phú tạo nên dấu ấn riêng của Hồ Chí Minh Các từ, cụm từ nối được Hồ Chí Minh sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo tùy từng trường hợp cụ thể vì thế không gây nên sự nhàm chán mà càng tạo sức thuyết phục đối với người đọc Các từ, cụm từ nối được tác giả bố trí ở nhiều vị trí khác nhau, có thể là đứng ở giữa câu ghép để nhằm mục đích nối các mệnh đề của câu ghép lại với nhau, cũng có trường hợp đứng ở chủ ngôn, hoặc cũng có khi đứng ở kết ngôn…
Chẳng hạn, phát ngôn có từ, cụm từ nối đứng ở giữa câu ghép có tác dụng nối các mệnh đề của câu ghép lại với nhau:
Ví dụ 1:
“Tiền, nhà cửa, bàn ghế, điện nước của các vị đó đều do công quỹ đài
thọ cả Ngoài ra, những người đánh xe, lái xe, giữ ngựa, làm vườn, tóm lại, tất cả những kẻ hầu người hạ của họ cũng đều do nhà nước trả tiền công”
(Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Hồ Chí Minh tuyển tập, tập
1, tr 256)
“Tư tưởng bản vị, coi bộ phận hoặc địa phương mình phụ trách như là
một giang sơn riêng, kém tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, rốt cuộc là hại cho cả việc chung lẫn việc riêng”
(Trích “Đoàn kết tiến lên giành thắng lợi mới”, Hồ Chí Minh tuyển tập, tập
Trang 37cho nhẹ tàu Nói chung khi tàu cập bến thì một phần tư chuyến hàng da đen
đã chết gục vì bệnh truyền nhiễm hay chết ngạt”.
(Trích “Công cuộc khai hóa chết người”, Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1,
tr 161)
Ví dụ 2:
“Trừ những người phá hoại, ngoài ra không ai cố ý sai lầm, sai lầm là vì không hiểu, không biết Vì vậy, đối với cán bộ bị sai lầm, ta quyết không nên nhận rằng họ muốn thế, mà công kích họ Trái lại, ta phải dùng thái độ thân thiết, giúp họ tìm ra cái cớ vì sao mà sai lầm? Sai lầm như thế, sẽ có hại đến công việc như thế nào? Làm thế nào mà sửa chữa? Tóm lại, phải phê bình cho đúng”
(Trích “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 2, tr 239)
Như vậy, có thể thấy vị trí của các từ, cụm từ nối của các tác phẩm trong
Hồ Chí Minh tuyển tập là không hoàn toàn giống nhau mà được sử dụng một
cách hợp lí, sáng tạo tùy thuộc vào từng ngữ cảnh nhất định nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả
2.2.2 Số lượng các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết
Số liệu khảo sát cho thấy, các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng
kết được tác giả sử dụng trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh tuyển tập khá
phong phú, đa dạng Tuy nhiên, một điều dễ dàng nhận thấy là số lượng các
từ, cụm từ nối thuộc phạm trù kết quả - tổng kết được tác giả sử dụng có sự khác nhau giữa các tác phẩm Có tác phẩm sử dụng nhiều từ, cụm từ nối, có tác phẩm lại sử dụng ít hơn Đặc biệt có tác phẩm cùng một từ hoặc cụm từ nối nhưng được tác giả sử dụng nhiều lần lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh, khẳng định một vấn đề nào đó Chúng tôi tiến hành thống kê nhóm các từ,
cụm từ nối thuộc phạm trù kết quả - tổng kết trong Hồ Chí Minh tuyển tập
qua bảng dưới đây
Trang 38Bảng 2: Số lượng các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết
phạm trù kết quả - tổng kết
Số lần xuất hiện
“chung quy là” xuất hiện 1/253 lần (chiếm 0,4%) Còn các từ, cụm từ nối
“tựu trung là”, “nhìn chung”, “nói cho cùng” và “đại thể là” không xuất hiện lần nào
Trang 392.2.3 Cách thức sử dụng các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng các từ, cụm từ nối trong liên kết văn bản là hết sức quan trọng Chính nhờ sự xuất hiện của các từ, cụm từ nối trong các phát ngôn, các đoạn văn trong văn bản đã tạo nên tính chặt chẽ, mạch lạc cho văn bản Từ đó, giúp người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung tư tưởng của tác phẩm Trên thực tế, trong hầu hết các thể loại văn bản các tác giả đều sử dụng các phép liên kết trong đó phép liên kết nối được sử dụng khá phổ biến Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có cách sử dụng riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật riêng của từng người Do đó, việc sử dụng từ, cụm từ nối ra sao? sử dụng ở vị trí nào? khi nào từ nối được xuất hiện? và sử dụng số lượng nhiều hay ít? tất cả đều là dụng ý nghệ thuật của tác giả
Khảo sát các tác phẩm trong Hồ Chí Minh tuyển tập, chúng tôi nhận thấy
Hồ Chí Minh đã có cách thức sử dụng các từ, cụm từ nối rất linh hoạt, sáng tạo Các từ, cụm từ nối được bố trí, sắp xếp một cách hợp lí, khoa học tạo cho văn bản tính chặt chẽ, logic, dễ hiểu; không sử dụng một cách tràn lan tránh gây ra sự rườm rà, khó hiểu, nhàm chán đối với người đọc Việc sử dụng các từ, cụm từ nối trong văn bản đã giúp cho nội dung ý nghĩa của câu được rõ ràng hơn, tường minh hơn Đặc biệt, sự xuất hiện của các từ, cụm từ nối thuộc phạm trù kết quả - tổng kết giữ cho mối quan hệ giữa các phát ngôn, giữa các chủ ngôn và kết ngôn trở nên chặt chẽ hơn, có sức thuyết phục hơn đối với người tiếp nhận
Thực tế khảo sát cho thấy, Hồ Chí Minh sử dụng các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết hết sức phong phú, đa dạng Có khi các từ, cụm từ nối được bố trí, sắp xếp đứng ở đầu phát ngôn, có trường hợp lại đứng ở giữa các mệnh đề của câu ghép để nối các mệnh đề lại với nhau; có khi các từ, cụm từ nối đứng ở vị trí chủ ngôn hoặc có nhiều trường hợp lại đứng ở kết ngôn… Đặc biệt, những phát ngôn có chứa từ, cụm từ nối trong các sáng tác của Hồ Chí Minh thường là những phát ngôn dài
Trang 40Ví dụ:
“Tình hình mà chúng tôi vừa mới phác ra một số nét lớn có lẽ sẽ có thể kéo
dài vô tận, nếu cuộc chiến tranh - đã đảo lộn toàn bộ châu Âu - hiện nay không kéo theo một sự xì xào mới về vấn đề dân bản xứ Quả vậy, do chiến tranh nước Nhật đã tranh thủ được, từ phía nước Pháp, những quyền ưu tiên đặc biệt ở Đông Dương Vậy phải thấy trước rằng người Nhật sẽ đến lập nghiệp ngày càng nhiều trên xứ này và làm đủ mọi nghề ở đây; kết quả là dân bản xứ sẽ sống càng khốn đốn hơn: bị hãm trong cảnh dốt nát bởi chính sách đần độn hóa, bị suy yếu
vì phải chịu nhiều thiếu thốn, nhiều thủ đoạn đầu độc của nhà nước - ngân khố
và các công ti đặc nhượng ép họ tiêu thụ thuốc phiện, rượu - họ sẽ tiếp tục luẩn quẩn trong một cái vòng thu hẹp quá đỗi”
(Trích “Vấn đề dân bản xứ”, Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1, tr 11)
2.3 Giá trị liên kết về mặt cấu trúc của từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết trong Hồ Chí Minh tuyển tập
2.3.1 Những giá trị chung
Có thể nói, các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết được Hồ Chí Minh sử dụng tương đối nhiều Các từ, cụm từ nối thuộc phạm trù này có tác dụng trong việc liên kết cấu trúc (liên kết hình thức) và liên kết ngữ nghĩa (liên kết nội dung) của văn bản Xét về phương diện liên kết cấu trúc có thể thấy nhờ việc sử dụng các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết đã phần nào khẳng định được thành công ban đầu về mặt nghệ thuật và tạo nên giá trị riêng biệt cho mỗi tác phẩm Cụ thể là việc sử dụng các từ, cụm từ nối theo phạm trù này đã tạo nên giá trị lập luận cho văn bản; mở rộng phạm vi liên kết giữa các phát ngôn có chứa từ, cụm từ nối trong văn bản Mặt khác, liên kết cấu trúc đã góp phần chỉ ra được vị trí và vai trò của từng phát ngôn trong văn bản
Thứ nhất, các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết tạo giá trị lập luận cho văn bản Lập luận là đưa ra những luận điểm, luận cứ nhằm dẫn dắt, thuyết phục người đọc, người nghe về nội dung, vấn đề mà tác giả của văn bản đưa ra và hướng người đọc hướng tới