Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội (tt)Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội (tt)Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội (tt)Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội (tt)Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội (tt)Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội (tt)Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội (tt)Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội (tt)Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội (tt)Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội (tt)Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội (tt)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ HƯƠNG GIANG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 01 14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Khắc Bình
Phản biện 1: TS Nguyễn Thanh Tùng
Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Thị Yến Phương
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học Xã hội 15.giờ 30 phút, ngày 23 tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 31
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam Những công trình nghiên cứu khoa học về sinh lý, tâm lý học xã hội đều khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn có tính chất quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai Để đạt được điều
đó đòi hỏi trẻ em từ 0-6 tuổi phải được chuẩn bị một cách đầy đủ về tâm thế để thích nghi với một giai đoạn mới Vì vậy, đầu tư dinh dưỡng cho trẻ là đầu tư cho nguồn nhân lực có đủ sức khỏe, trí tuệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội, nâng cao chất lượng dân số, thực hiện quyền trẻ em…
Trong những năm qua, Vụ Giáo dục Mầm non đã triển khai thực hiện chương trình Giáo dục mầm non (GDMN) mới với quan điểm và mục tiêu chung là giúp trẻ phát triển toàn diện, năng lực, phẩm chất, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và việc học tập suốt đời Vì vậy bên cạnh việc xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ thì việc quan tâm chăm sóc – nuôi dưỡng cũng là vấn đề cấp thiết cần chú trọng, nhất là đối với trẻ em trong độ tuổi từ 0 - 6 tuổi Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng cho việc phát triển toàn diện của trẻ, dinh dưỡng không những giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng, sức đề kháng chống lại bệnh tật mà còn cần thiết cho sự phát triển của não bộ Sự phát triển hoàn hảo của não bộ trong những năm đầu đời là nền tảng cho trí thông minh sau này của trẻ Do đó việc CSND trẻ trong trường MN cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành học
Thực hiện lộ trình “Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của thành phố Hà Nội, ngành giáo dục quận Long Biên đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng, hướng
đến mục tiêu: Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục mầm non thủ đô
Hà Nội cả về quy mô và chất lượng, giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế, góp
Trang 42
phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng
xã hội học tập, tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức, phục vụ thiết thực yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô và đất nước Mục tiêu cụ thể: Tỷ lệ trẻ đạt chuẩn phát triển năm 2020 đạt 90% trở lên; giảm tỷ lệ trẻ mầm non suy dinh dưỡng năm 2015 xuống dưới 7%, năm 2020 xuống 3%”
Xuất phát từ những lý do trên với mục đích tìm ra các biện pháp quản lý tốt nhất, hữu hiệu nhất, giúp cho đội ngũ CBQL các trường mầm non trên địa bàn Quận thực hiện quản lý có hiệu quả hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trên địa bàn, cũng như trong ngành GDMN tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:
Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Trên thế giới
Công trình nghiên cứu của A.V.Petrovski tập trung nghiên cứu điều kiện hình thành các kỹ năng hoạt động nói chung và kỹ năng hoạt động độc lập; Jonh.B.Watson với công trình Chăm sóc về tâm lý cho trẻ
sơ sinh và trẻ nhỏ đã nghiên cứu về tâm lý của trẻ ngay từ khi mới sinh
và cách chăm sóc chúng
D.V Khuđômixki (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội [8]; H.Koontz và các tác giả (1994), Những
vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội [11];
M.I.Konđacốp (1990), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục,
Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung Ương 1, Hà Nội [14]
Các công trình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy rõ hơn tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi trẻ lứa tuổi mầm non
2.2 Ở trong nước
Nhiều tác giả đã chọn các nội dung có liên quan đến bậc học mầm non (đặc biệt là vấn đề đội ngũ CBQLGD và giáo viên) để thực hiện nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu các đề tài Luận văn thạc sỹ,
Luận án tiến sĩ như: Đề tài Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành trong
chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục cho Hiệu trưởng trường MN (Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Bích Liễu, 2002 [27]
Các vấn đề về tâm sinh lý trẻ em đã được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu, đề cập tới ở các góc độ, tiếp cận khác nhau như:
Tác giả Ngô Công Hoàn, Đại học quốc gia Hà Nội với Giao tiếp và ứng
Trang 53
xử sư phạm; Tác giả Hoàng Thị Phương với Vấn đề ý thức trong việc hình thành hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 tuổi (Tạp chí nghiên
cứu giáo dục, Hà nội, số 5/2000) [10]; Tác giả Nguyễn Thị Duyên
(2014) [17], Giáo dục hành vi cho trẻ trong nhà trường mầm non (Tạp
chí Giáo chức Việt Nam, số 73 tháng 5/2014)
Đặc biệt, năm 2009, tác giả Tào Thị Hồng Vân đã bảo vệ thành công Đề tài Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Vệ sinh xã hội học và tổ chức
y tế “Chăm sóc sức khỏe trẻ mẫu giáo trong trường mầm non - đề xuất
giải pháp can thiệp” [33] Luận án đã tiếp cận tổng thể, toàn diện về mục
tiêu chăm sóc sức khỏe, chỉ ra thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non nông thôn hiện nay còn nhiều bất cập; Năm
2003, tác giả Nguyễn Thị Hòa đã thực hiện, nghiên cứu thành công đề tài
Biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi (Luận án Tiến sĩ Giáo dục học); tác
giả Hoàng Thị Phương trong công trình nghiên cứu Một số biện pháp
giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi (Đề tài Luận án
tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục VN) [10]
Qua kết quả nghiên cứu trên và dựa vào thực tế đang diễn ra tôi
mạnh dạn đi sâu nghiên cứu về hoạt động Quản lý hoạt động chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non Quận Long Biên, Hà nội góp
phần nâng cao chất lượng quản lý, cũng như khắc phục những hạn chế và tồn tại trong các trường mầm non tại quận Long Biên nói riêng và nghành GD mầm non nói chung
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non quận Long Biên để
đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường MN quận Long Biên, Hà Nội trong những năm tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội
Trang 64.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Giới hạn đối tượng khảo sát: 50 CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chăm sóc, nuôi dưỡng); 150 Giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, NV y tế
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận quan điểm hệ thống
- Tiếp cận quan điểm lịch sử
- Tiếp cận quan điểm nghiên cứu tình huống
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
- Phương pháp điều tra viết
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp khảo nghiệm;
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Về mặt lý luận
Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội; Phân tích và khái quát được các yếu tố cơ bản bên trong trường mầm non ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và nội dung cơ bản của quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong các
Trang 7Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường MN trên địa bàn Quận
7 Cơ cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ trong các trường mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ trong các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ trong các trường mầm non quận Long Biên, Hà Nội
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Quản lý giáo dục
1.1.1.1 Khái niệm Quản lý
Quản lý là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đề ra
1.1.1.2 Khái niệm Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục bao gồm những yếu tố sau: Chủ thể quản lý; Đối tượng quản lý; Khách thể quản lý; Phương pháp quản lý; Công cụ quản lý; Mục tiêu quản lý Dù quản lý giáo dục có được hiểu theo nghĩa nào thì cũng cần sự có mặt của những yếu tố đó Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khoa học đòi hỏi chuyên môn cao, đây là công cụ quan trọng trong việc triển khai các hoạt động giáo dục, đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 86
1.1.2 Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục là nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội Quản lý nhà trường là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch,
có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý nhà trường (Hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giảng viên, giáo viên, nhân viên và người học, …) nhằm đưa các hoạt động đào tạo và giáo dục của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục [22]
1.1.3 Quản lý trường mầm non
Quản lý trường mầm non là sự tác động có ý thức của nhà quản
lý trường Mầm non (trực tiếp là Hiệu trưởng) nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, những hoạt động của giáo viên, nhân viên và trẻ mầm non, huy động các nguồn lực khác nhau để đạt tới mục đích của nhà quản lý và phù hợp với quy luật khách quan
1.1.4 Biện pháp quản lý
- Biện pháp: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề
cụ thể, hay còn được hiểu là cách làm, cách hành động, đối phó để đi tới mục đích nhất định
- Biện pháp quản lý: Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải
quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý, cách thức tổ chức, điều khiển của nhà quản lý đối với các đối tượng quản lý nhằm đạt đuợc mục tiêu quản lý
1.1.5 Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường MN
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường MN là những tác động có mục đích của chủ thể quản lý nhà trường (Hiệu trưởng) tới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trẻ MN, giúp trẻ chuẩn bị tốt về thể lực sức khỏe để đến trường tiểu học
1.2 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non
1.2.1 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.2.1.1 Vị trí của trường mầm non
Trang 97
Luật Giáo dục 2005 khẳng định: Giáo dục Mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi (Điều 21); Mục tiêu của giáo dục mầm non là phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 (Điều 22) [28]
1.2.1.2 Nhiệm vụ của trường mầm non
Tổ chức thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình GDMN do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành
1.2.1.3 Yêu cầu về nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục mầm non
- Nội dung GDMN phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục
- Phương pháp GDMN chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện
1.2.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm non
1.2.3 Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non
1.2.3.1 Năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mầm non
a) Năng lực của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường MN là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản
lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của trường MN[3, tr.6]
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về việc hệ thống các năng lực cần có của người Hiệu trưởng trường mầm non Tuy nhiên, trong đề tài này để quản lý, tổ chức thực hiện QL hoạt động CSND trẻ, người Hiệu trưởng nhà trường cần hội thụ các năng lực cơ bản bao gồm các năng lực: năng lực về tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mầm non; quản lý, phát triển chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng; công tác tổ chức, cán bộ; Năng lực tham mưu, dự báo; Năng lực quản lý hành chính; Khả năng vận dụng
b) Năng lực của giáo viên
- Năng lực kiến thức, hiểu biết chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm GDMN (Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em theo chương trình GDMN):
Trang 108
1.2.3.2 Việc thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non:
- Chăm sóc, rèn luyện thể chất
- Chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng
- Chăm sóc sức khỏe tâm lý
- Chăm sóc sức khỏe học đường, phòng tránh bệnh tật
- Các nội dung có liên quan đến nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng
1.2.3.3 Phương pháp, phương tiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Giảng giải, đàm thoại, quan sát, trực quan, thực hành, luyện tập, động viên, khuyến khích
1.2.3.4 Hình thức tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Xây dựng thực đơn thay đổi phù hợp Tổ chức nấu ăn; Tổ chức hoạt động ăn, ngủ; Tổ chức hoạt động chơi
1.3 Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
1.3.1.Nguyên tắc quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
- Đảm bảo tính mục đích và tính tư tưởng
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn
- Kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể xã hội
- Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và từng lãnh thổ - Đảm bảo hiệu quả kinh tế
1.3.2 Vai trò quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
trong các trường Mầm non
- Hiệu trưởng phải thực hiện tốt công tác tuyển sinh
- Hiệu trưởng cần sử dụng phối hợp các biện pháp:
- Hiệu trưởng là người xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
- Hiệu trưởng là người huy động mọi nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
- Hiệu trưởng là người chỉ đạo các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
- Hiệu trưởng là người kiểm tra,đánh giá kết quả của hoạt động CSND trẻ
Trang 11- Xác định mục tiêu (làm gì - What?): Chăm sóc nuôi dưỡng tất
cả các trẻ thuộc phạm vi quản lý của nhà trường
- Xác định nội dung (Ai làm - Who?): Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo độ tuổi, nhóm lớp, đảm bảo công khai, có hiệu quả trong công tác quản lý trẻ
- Lựa chọn phương thức (Làm như thế nào - How?): Thực hiện theo đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ Nêu rõ các nguồn hỗ trợ, phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo hiệu quả
- Thời gian (Khi nào làm - When?): Phân công thời gian cụ thể,
- Phân công, phân nhiệm cho cán bộ, giáo viên một cách rõ ràng, phù hợp với năng lực chuyên môn và trình độ của cán bộ, giáo viên
- Huy động mọi nguồn lực để tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
- Phối hợp với bệnh viện để thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ
- Phối hợp với cơ quan chức năng quản lý an toàn thực phẩm để
tư vấn hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ
- Phối hợp với cha mẹ học sinh để huy động nguồn tài chính nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan an ninh nhằm đảm bảo về vấn đề an ninh trật tự nơi trường đóng
- Thực hiện triển khai các chương trình hành động trong nhà trường nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ về mọi mặt vv
Trang 1210
- Huy động mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính và thông tin để thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
- Phối hợp với gia đình và các lực lượng khác trong CSND trẻ
1.3.3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
- Chỉ đạo thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ
- Chỉ đạo công tác nuôi dưỡng
- Chỉ đạo việc chăm sóc tốt bữa ăn cho trẻ và cho trẻ uống nước đầy đủ, đặc biệt là mùa hè
- Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ
- Chỉ đạo thực hiện phòng tránh dịch bệnh cho trẻ
1.3.3.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ
Kiểm tra định kỳ sức khoẻ trẻ em: 02 lần trong một năm học Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ em: Cụ thể 3 tháng cân chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ một lần, 6 tháng đo chấm biểu đồ tăng trưởng một lần
Đánh giá sự phát triển của trẻ em: Căn cứ quy định về chuẩn phát triển trẻ em theo độ tuổi do Bộ GD&ĐT ban hành đánh giá theo chủ đề kế hoạch đưa ra và cuối mỗi năm học Trẻ em khuyết tật học hoà nhập được đánh giá sự tiến bộ dựa vào mục tiêu kế hoạch giáo dục cá nhân
Kiểm tra việc đánh giá sự phát triển của trẻ em: Căn cứ quy định
về chuẩn phát triển trẻ em theo độ tuổi do Bộ GD&ĐT ban hành
Tổ chức đánh giá GV về việc thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng Kiểm tra, quản lý hồ sơ giáo viên và hồ sơ trẻ mầm non
1.4 Yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
Trang 13- Cơ sở vật chất, đồ dùng, phương tiện, môi trường sư phạm
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Kết luận chương 1
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được thực hiện thông qua các hoạt động trong trường mầm non dựa trên mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, xuất phát từ yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ, nhu cầu thực
tế từ phụ huynh và xã hội
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON
QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI 2.1 Vài nét khái quát về kinh tế, xã hội và giáo dục mầm non quận Long Biên, Hà Nội
2.1.1 Điều kiện kinh tế, xã hội quận Long Biên, Hà Nội
Quận Long Biên chính thức được thành lập theo Nghị Định 132/2003/NĐ-CP và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 13 năm qua, kinh tế của quận có mức tăng trưởng khá, tốc độ bình quân 20%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ - nông nghiệp Công tác quy hoạch, quản lý
đô thị được coi trọng, hoành thành quy hoạch 1/2000, tập trung giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm (đường vành đai 3, đường dẫn cầu Vĩnh Tuy, đường 5 kéo dài, đường Ngọc Thụy – Ngô Gia Tự…) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng nhiều khu đô thị mới (Việt Hưng, Phúc Đồng, Thạch Bàn…)
2.1.2 Tình hình giáo dục mầm non quận Long Biên, Hà Nội
UBND Quận đã ban hành và tập trung chỉ đạo triển khai: Kế hoạch số 279/KH-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2015 về các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo quận năm học 2015-2016; Quyết định số 3295/QĐ-UBND ngày 24/4/2015 về