Chính vì vậy, việc đánh giá lại thực trạng xuất khẩu, đặc biệt là lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua, phân tích nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu của những n
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TS Lê Xuân Sang
Viện Kinh tế Việt Nam
HÀ NỘI, 2017
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ LỢI THẾ SO SÁNH 6
1.1 Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa… 6
1.2 Lý luận chung về lợi thế so sánh …… 11
1.3 Các mô hình đo lường và đánh giá lợi thế so sánh …17
1.4 Kinh nghiệm nâng cao lợi thế so sánh của một số nước và bài học cho Việt Nam 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỢI THẾ SO SÁNH CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM 24
2.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu Việt Nam giai đoạn từ 2006-2015 .24
2.2 Đánh giá lợi thế so sánh hàng xuất khẩu Việt Nam … 29
2.3 Phân tích lợi thế so sánh xuất khẩu của một số mặt hàng tiêu biểu theo nhân tố tác động .37
2.4 Đánh giá chung 55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO LỢI THẾ SO SÁNH CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 57
3.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới… 57
3.2 Định hướng chiến lược liên quan đến nâng cao lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam 61
3.3 Các giải pháp nâng cao lợi thế so sánh hàng xuất khẩu Việt Nam 63
3.4 Khuyến nghị…… 73
KẾT LUẬN… 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 78
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á The Asian Development Bank
- ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast
Best Aquaculture Practices
- BMP: Quy phạm thực hành tốt hơn Better Management Practices
- BVTV: Bảo vệ thực vật
- CA-TBD: Châu Á – Thái Bình Dương
EU-VN Free Trade Agreement
- FAO: Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc
Food and Agriculture Organization of the United
Nations
- FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
- Flegt: Tăng cường thực thi luật lâm
nghiệp, quản trị rừng và buôn bán
gỗ
Forest Law Enforcement,
Governance and Trade
- FSC: Hệ thống chứng nhận của Hội đồng
Quản lý Rừng
Forest Stewardship Council
- GAP: Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt
Good Agricultural Practices
- GMP: Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt Good Manufacturing Practices
Vietnam
- GTGT: Giá trị gia tăng
- HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy và
kiểm soát điểm tới hạn
Hazard Analysis and Critical Control Point System
Description and Coding System
Trang 4- ICO: Theo tổ chức Cà phê thế giới International Coffee
Organization
- IRSG: Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế
- ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế International Organisation for
Standardisation
- Lacey: Đạo luật Lacey (là đạo luật đầu tiên
nghiêm cấm nhập khẩu, bán hoặc kinh doanh gỗ và các sản phẩm gỗ
có nguồn gốc bất hợp pháp vào Hoa Kỳ)
- ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development
Shift and Share Analysis
- UNCTAD: Hội nghị của Liên hiệp quốc về
thương mại và phát triển
United Nation Conference on Trade and Development
- XTTM: Xúc tiến thương mại
- WTO: Tổ chức Thương mại thế giới World Trade Organization
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Trang
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 2006-2015 25
Bảng 2.5: Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, 2013-2015 28
Bảng 2.6: Các mặt hàng của Việt Nam trong nhóm xuất khẩu hàng đầu thế giới 28
Bảng 2.8: Chỉ số RCA trung bình cho một số nước Châu Á, 2006-2015 31
Bảng 2.10: Hệ số IM của Việt Nam tính theo từng năm và cả giai đoạn 2006-2015 35
Bảng 2.11: Hệ số WS, IM và RS trung bình của Việt Nam cả giai đoạn 2006-2015 36
Bảng 2.15: Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đến năm 2020 46
Bảng 2.16: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam 47
Hình 2.1: Chỉ số RCA của 03 nhóm hàng có lợi thế so sánh, giai đoạn 2006-2015 30
Hình 2.2: Hệ số IM cho Việt Nam, trung bình giai đoạn 2006-2015 35
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động xuất khẩu có tác động quan trọng đến quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia Ngoài việc, xuất khẩu kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện mức sống của người lao động, tăng nguồn dự trữ ngoại tệ Vai trò của xuất khẩu còn thể hiện ở việc tác động tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển và ổn định vĩ mô
Trong các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam, xuất khẩu có lẽ là chỉ số gây ấn tượng nhất về tốc độ tăng trưởng Vòng hơn một thập kỷ qua, kim ngạch xuất khẩu
đã tăng gấp 4 lần, từ mức 38,9 tỷ USD năm 2006 lên hơn 162 tỷ USD năm 2015 Thị trường xuất khẩu được mở rộng ra hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ
Đối với những nền kinh tế nhỏ và đang phát triển như Việt Nam, do cầu nội địa tăng trưởng rất khó khăn nên tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng xuất khẩu Tuy nhiên, về lâu dài, để giữ vững đà tăng trưởng xuất khẩu, Việt Nam cần chú trọng vào những nhóm mặt hàng có lợi thế so sánh Điều khó khăn là lợi thế
so sánh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động, lại luôn biến động, thay đổi tùy thuộc vào từng nhóm mặt hàng và cả đối thủ cạnh tranh
Chính vì vậy, việc đánh giá lại thực trạng xuất khẩu, đặc biệt là lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua, phân tích nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu của những nhóm hàng và mặt hàng có lợi thế so sánh để có được định hướng, và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam cho thời gian tới là vô cùng cần thiết
Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ của mình Hy vọng bằng việc áp dụng những phương pháp phân tích định lượng, luận văn sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc và khách quan về lợi thế
so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam từ cấu trúc bên trong
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua cũng đã có nhiều nghiên cứu về lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu có sử dụng các phương pháp phân
Trang 7tích định lượng thì không nhiều, đặc biệt là sử dụng phương pháp “Lợi thế so sánh hiển thị” và phương pháp “Dịch chuyển và tỷ trọng”
a) Nghiên cứu có sử dụng Phương pháp “Lợi thế so sánh hiển thị”
Phương pháp “Lợi thế so sánh hiển thị” được gọi tắt là RCA (Revealed Competitive Advantage) Các nghiên cứu sử dụng Phương pháp RCA thường chỉ tập trung phân tích lợi thế so sánh của các mặt hàng đơn lẻ hoặc một vài nhóm hàng Có thể kể tên một vài nghiên cứu tiêu biểu như sau:
- “Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng tinh chế” (2013) Trần
Chí Thiện Tạp chí Kinh tế và phát triển Số 192 / Tháng 6-2013
Tác giả đã sử dụng phương pháp RCA để đánh giá lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng tinh chế Cụ thể là các nhóm hàng SITC – 61, SITC -65, SITC-66, SITC -76, SITC-82, SITC-83, SITC-84, SITC-85, SITC -88, SITC-89 Phạm vi nghiên cứu là giai đoạn từ 2007-2011
- “Đánh giá lợi thế so sánh mặt hàng cà phê Việt Nam và những vấn đề đặt ra”
(2008) PGS.TS Nguyễn Thường Lạng Website http://gsneu.edu.vn/
Tác giả đã sử dung phương pháp RCA để đánh giá lợi thế so sánh của mặt hàng
cà phê Việt Nam giai đoạn 1991-2008 Từ đó, kết hợp với những dự đoán chiều hướng biến động của hoạt động xuất khẩu cà phê trong thời gian tới, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để khai thác và phát huy các yếu tố kiến tạo lợi thế so sánh
- “Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” (2008)
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Tuyết Nhung – Đại học quốc gia Hà Nội
Tác giả đã sử dụng phương pháp RCA để đánh giá lợi thế so sánh của mặt hàng gạo Việt Nam giai đoạn 1989 -2007 Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã phác họa những điểm chủ yếu về thị trường gạo thế giới, trên cơ sở đó làm rõ lợi thế và tiềm năng của Việt Nam trong xuất khẩu gạo và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
b) Nghiên cứu có sử dụng Phương pháp “Dịch chuyển và tỷ trọng”
Phương pháp “Dịch chuyển và tỷ trọng” được gọi tắt là SSA (Shift and Share Analysis) Các nghiên cứu có sử dụng phương pháp SSA ở Việt Nam rất ít và lại chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thị trường lao động chứ không phải trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa Có thể kể ra một vài nghiên cứu như:
Trang 8- “Đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất lao động” (2007) TS Nguyễn Thị Tuệ Anh CIEM Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đề tài này sử dụng phương pháp SSA để đo lường đóng góp của các ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành nhờ di chuyển lao động tới tăng trưởng năng suất lao động tổng thể cũng như của từng ngành, trong đó tập trung chủ yếu vào đóng góp của chuyển dịch cơ cấu
- “Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năng suất lao động tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1998-2010” (2011) Trần Văn Án Luận văn thạc sĩ
- Herschede (1991) “Composition among ASEAN, China, and the East Asian
NICs: A Shift-share Analysis” ASEAN Economic Bulletin7, No 3
Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp SSA để đánh giá và so sánh về cơ cấu nhập khẩu giữa các nước trong ASEAN và Trung Quốc
- Khalifah.N.A (1996) “Identifying Malaysia’s Export Market Growth: A
Shift-share Analysis” Asia- Pasific Development Journal, Vol 3, No 1
Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp SSA để đánh giá định lượng nguồn gốc tăng trưởng hàng xuất khẩu của Malaysia
- Ting.S, Tu.S, Edward.R, Peter.W and Ho.S.C (2002) “Assessing Singapore’s
export competitiveness through dynamic shift-share analysis” The Monetary Authority of Singapore, Reasearch paper, JEL Classification Number F10
c) Những khoảng trống nghiên cứu
Bằng việc khảo cứu những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến việc sử dụng 02 phương pháp phân tích định lượng RCA và SSA, có thể thấy rằng, hiện chưa có một nghiên cứu nào kết hợp sử dụng hai phương pháp này để phân tích về lợi thế so sánh và lý giải nguyên nhân của lợi thế so sánh cho những nhóm hàng
Trang 9xuất khẩu của Việt Nam Chính vì thế tác giả đã lựa chọn sử dụng kết hợp cả hai phương pháp này làm nền tảng phân tích cho luận văn của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Các giải pháp để nâng cao lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn bao gồm:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu và lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế
- Đánh giá thực trạng tình hình xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2015
- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và cho một vài mặt hàng tiêu biểu nói riêng
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam;
Phạm vi:
- Nội dung: (i) cơ cấu hàng xuất khẩu được phân chia theo Danh mục Chuẩn
ngoại thương ở cấp độ 1 chữ số (1 digit); và (ii) những mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu
trong từng phân nhóm đó
Ở cấp độ 1 chữ số, danh mục Chuẩn ngoại thương bao gồm chín nhóm hàng cơ bản: Nhóm 0 là nhóm Lương thực, thực phẩm và động vật sống;
Nhóm 1 là nhóm Đồ uống và thuốc lá;
Nhóm 2 là nhóm Nguyên liệu thô, hàng phi lương thực, trừ nhiên liệu;
Nhóm 3 là nhóm Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan;
Nhóm 4 là nhóm Dầu mỡ, sáp động thực vật;
Nhóm 5 là nhóm Hóa chất, và sản phẩm liên quan;
Nhóm 6 là nhóm hàng chế biến chủ yếu phân theo loại nguyên liệu;
Nhóm 7 là nhóm Máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng;
Nhóm 8 là nhóm Hàng chế biến khác
- Không gian: Xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới Kết hợp so sánh với xuất khẩu của một số nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore
Trang 10-Thời gian: Giai đoạn 2006-2015
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp phân tích – tổng hợp, thống kê - so sánh, logic – lịch sử và dự báo, Luận văn còn sử dụng hai phương pháp phân tích định lượng là: (i) Mô hình SSA; và (ii) mô hình RCA
- Số liệu: Nguồn số liệu sử dụng trong Luận văn được tổng hợp từ hai nguồn
chính là: (i) Tổng cục thống kê; và (ii) Trung tâm thương mại quốc tế UNCTAD/WTO)
(ITC-6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận:
- Ứng dụng phương pháp phân tích định lượng theo mô hình SSA và RCA vào phân tích lợi thế so sánh của các nhóm hàng xuất khẩu Việt Nam và của một số mặt hàng tiêu biểu
- Mở ra hướng đi mới về kết hợp hai mô hình SSA và RCA để vừa xác định được nhóm hàng có lợi thế so sánh, vừa đánh giá được nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng đó
- Là cơ sở tham khảo cho các phân tích ở cấp độ chuyên sau thêm sau này về lĩnh vực nghiên cứu lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu
Ý nghĩa thực tiễn:
- Cung cấp một bức tranh toàn cảnh về cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm cao lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn tới nói chung và cho một vài mặt hàng tiêu biểu nói riêng
- Đưa ra những khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước để nâng cáo tính khả thi của các giải pháp vừa đề xuất
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài Mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn sẽ tập trung vào 3 chương
Chương 1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu và lợi thế so sánh
Chương 2 Thực trạng lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam
Chương 3 Giải pháp chính sách nhằm nâng cao lợi thế so sánh của hàng xuất
khẩu Việt Nam trong thời gian tới
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ LỢI THẾ SO SÁNH
1.1 Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa
1.1.1 Khái niệm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa
1.1.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá của một quốc gia cho một quốc gia khác Bên bán hàng hóa được gọi là nhà xuất khẩu Bên mua hàng hóa dịch vụ được gọi là nhà nhập khẩu [15, trang 59]
Xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất giữa các nước, nên có thể nói mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này
1.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
Đối với nền kinh tế quốc gia
Trên góc độ vĩ mô, xuất khẩu giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia Xuất khẩu tăng sẽ giúp là tăng tổng cầu và do vậy sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ngoài
ra, việc tăng trưởng xuất khẩu của một ngành hàng còn có tác dụng “lan tỏa”, kích thích sự tăng trưởng của những ngành hàng liên quan, tạo tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung
Xuất khẩu góp phần cải thiện và gia tăng công ăn việc làm, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp Tăng trưởng xuất khẩu giúp cải thiện cán cân thương mại và do đó giúp cải thiện cán cân thanh toán tổng thể Nhiều quốc gia coi việc đẩy mạnh xuất khẩu như chìa khóa chính để cải thiện cán cân thanh toán, thu và tích trữ ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Về lý thuyết, nguồn vốn nhập khẩu có thể được hình thành từ các kênh khác như: Đầu tư nước ngoài, vay nợ, các nguồn viện trợ, thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước Song việc huy động chúng qua các kênh này không phải dễ dàng, hơn nữa đi vay thường chịu thiệt thòi và phải trả về sau này
Trang 12Do vậy, xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất, xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô tăng trưởng của nền kinh tế
Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu
Xuất khẩu góp phần thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ đối ngoại Hoạt động xuất khẩu là tiền đề để xây dựng các mối quan hề kinh tế đối ngoại, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển
Đối với các doanh nghiệp
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, tăng thêm doanh thu và lợi nhuận, phục vụ cho quá trình phát triển
Ở những quốc gia kém hoặc đang phát triển, cán cân thanh toán thường thâm hụt,
dự trữ ngoại tệ ở mức thấp Khi đó, xuất khẩu trở thành công cụ thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thu về ngoại tệ và có thể sử dung nguồn ngoại tế đó để nâng cao khả năng nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và mở rộng quy mô
Khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Điều này buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, tự nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, hạ giá thành của sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hình thức để có thể đứng vững trên sân chơi quốc tế
Xuất khẩu còn giúp cho doanh nghiệp xây dựng và đưa thương hiệu của mình vượt ra khỏi biên giới quốc gia ra thị trường nước ngoài Doanh nghiệp xuất khẩu cũng có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi
Trang 131.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng suất khẩu của một quốc gia Có thể điểm qua một số yếu tố chính như sau:
- Năng lực cạnh tranh: Năng lực canh tranh của hàng xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mức độ xuất khẩu của hàng hóa đó Năng lực cạnh tranh được xác định bởi các yếu tố như chi phí lao động, năng suất lao động, mức độ trượt giá, cơ sở hạ tầng và giá cả của nguyên vật liệu đầu vào
- Chất lượng và giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng suất khẩu, nhất là đối với những mặt hàng mà cầu tiêu thụ rất ít
co giãn theo giá (chẳng hạn như: dược phẩm, )
- Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu Thông thường nếu đồng nội tệ mất giá thì hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn và do vậy trở nên cạnh tranh hơn Đương nhiên, nếu đồng nội tệ bị mất giá quá nhiều thì có thể xảy ra tình trạng lạm phát do chi phí đẩy và khiến hàng nhập khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn
- Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia nhập khẩu cũng khiến cho cầu
về hàng xuất khẩu tăng cao Khi nền kinh tế thế giới bước vào chu kì suy thoái thì nhu cầu nhập khẩu có xu hướng giảm và các nước xuất khẩu bị ảnh hưởng nhiều nhất
Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, chính phủ của các nước xuất khẩu thường tập trung để đẩy mạnh xuất khẩu theo những biện pháp chủ yếu sau:
- Đa số các nước xuất khẩu đều muốn duy trì chính sách đồng nội tệ yếu để khuyến khích xuất khẩu Hiện tượng các nước xuất khẩu ở Châu Á thi nhau đánh tụt giá trị đồng nội tệ đã xảy phổ biến trong giai đoạn 2013-2015
- Chính phủ cũng thường sử dụng các chính sách hỗ trợ về mặt cung để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Những chính sách kiểu này thường bao gồm cả dạng hỗ trợ trực tiếp (như thông qua giáo dục và đào tạo nhân lực) và những chính sách hỗ trợ theo định hướng của thị trường (như cắt giảm các quy định, chính sách bất lợi đối với doanh nghiệp) Mục đích chính là để giúp nâng cao năng suất lao động
Trang 14- Nâng cao hiệu quả của khu vực tư nhân cũng là một trong những biện pháp mà chính phủ các nước thường thực hiện để nâng cao năng lực sản xuất Khả năng cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào máy móc thiết bị, năng lực quản lý và chính sách hỗ trợ của chính phủ
- Chính phủ cũng sử dụng công cụ thuế quan như một biện pháp để khuyến khích xuất khẩu Giảm bớt thuế xuất khẩu sẽ giúp hàng xuất khẩu với giá rẻ hơn Tuy nhiên nếu để khoảng cách giữa thuế xuất và nhập quá lớn thì có thể sẽ vi phạm các cam kết quốc tế mà quốc gia đã kí với các nước khác Sử dụng công cụ thuế để điều tiết xuất khẩu cũng là một nghệ thuật
1.1.2 Phân loại xuất khẩu phục vụ cho thống kê và nghiên cứu
1.1.2.1 Phân loại theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương
Năm 1950 Ban Thư ký Liên Hợp Quốc đã xuất bản cuốn danh mục Phân loại hàng hoá thương mại quốc tế tiêu chuẩn ngoại thương (Standard International Trade Classification, Revision 3- SITC) bản đầu tiên và khuyến nghị rằng các quốc gia nên sử dụng danh mục này làm cơ sở cho việc báo cáo thống kê ngoại thương cho các tổ chức quốc tế và phục vụ cho mục đích so sánh quốc tế
Do sự biến động nhiều về mặt địa lý cũng như về chủng loại hàng hoá nên bảng danh mục SITC gốc đã được nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi hai lần (lần thứ nhất vào năm 1969, lần thứ hai năm 1975)
Năm 1986, Hội đồng Kinh tế và Xã hội của LHQ đã ban hành danh mục SITC, bản sửa đổi lần 3 do Cơ quan Thống kê LHQ soạn thảo, để tạo sự tương thích có thể chuyển đổi được dễ dàng giữa SITC và HS (Hệ thống mã số Hài hoà) Cấu trúc của Danh mục SITC bản sửa đổi lần thức 3, gồm: 10 phần, 67 chương, 261 nhóm mã 3 chữ số, 1033 phân nhóm cấp mã 4 chữ số, 3118 phân nhóm cấp mã 5 chữ số Tên của các nhóm trong SITC lần thứ 3 được sắp xếp giống với nội dung của các nhóm
HS đến mức tối đa nhất có thể thực thực hiện được Nội dung của mỗi nhóm tương
tự với các nhóm tương ứng của HS do Hội đồng Hợp tác Hải quan xác định
1.1.2.2 Phân loại theo danh mục Mô tả hàng hoá và Hệ thống mã số Hài hoà
Trên cơ sở Danh mục Thuế Bruc-xen (BTN), Hội đồng Hợp tác Hải quan (nay là
Tổ chức Hải quan Thế giới - WCO) đã xây dựng cuốn Danh mục của Hội đồng Hợp
Trang 15tác Hải quan (CCCN) vào năm 1972 để phân loại hàng hoá hải quan Để có danh mục môt tả chi tiết mặt hàng và có hệ thống mã số hoàn toàn tương thích với danh mục SITC cũng như có thể dễ dàng chuyển đổi sang một số danh mục khác, Hội đồng Hợp tác Hải quan đã tiến hành sửa đổi danh mục CCCN và xây dựng danh mục Mô tả Hàng hoá và Hệ thống Mã số Hài hoà gọi tắt là Danh mục Điều Hoà (Harmonized Commodity Description and Coding System - HS) và ban hành danh mục này vào tháng 6 năm 1983
Danh mục HS được thiết kế nhằm trước hết phục vụ cho mục đích hải quan, thuế chứ không phải cho mục đích thống kê và phân tích kinh tế, nên rất chi tiết về mặt định danh mã hoá và mô tả hàng hoá Danh mục HS thường xuyên được Uỷ ban HS của Tổ chức Hải quan Thế giới đưa ra rà soát và sửa đổi
Danh mục hiện nay là danh mục HS được sửa đổi và có hiệu lực thi hành từ 1/1996 (gọi tắt là HS96) gồm 21 phần, 97 chương, 1241 nhóm và 5113 phân nhóm Hàng hoá được sắp xếp thứ tự theo mức độ sản xuất chế biến: nguyên liệu thô, sản phẩm chưa gia công chế biến, sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn chỉnh
1.1.2.3 Phân loại theo danh mục Phân ngành hoạt động kinh tế tiêu chuẩn quốc tế
Danh mục phân ngành hoạt động kinh tế tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Industrial Classification of All Economic Activities- ISIC) được ban hành lần đầu tiên vào năm 1948 theo đề nghị của Cơ quan Thống kê của Liên Hợp Quốc
Do sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời xuất phát từ yêu cầu cần cải tiến và hài hoà giữa danh mục này với các bảng danh mục phân loại quốc tế như phân loại hàng hoá và dịch vụ để tăng khả năng so sánh quốc tế của số liệu thống kê, nên từ năm 1956 Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc đã thực hiện việc rà soát và sửa đổi danh mục Danh mục ISIC bản sửa đổi lần thứ nhất được ban hành năm 1958, bản sửa đổi lần thứ 2 ban hành năm 1968 và bản Danh mục hiện nay đang sử dụng là bản sửa đổi lần thứ 3 ban hành năm 1989
Mặc dù bản chất nó không phải là danh mục hàng hoá, vẫn có sự kết nối giữa danh mục ISIC và SITC trên cơ sở hàng hoá Danh mục ISIC bản sửa đổi lần thứ 3 hiện nay gồm 17 phần, 60 chương, 159 nhóm và 292 loại
Trang 161.1.2.4 Phân loại theo cơ cấu ngành hàng của kế hoạch Nhà nước và sản phẩm xuất khẩu chủ yếu
Bên cạnh 3 hình thức phân loại xuất khẩu theo quy chuẩn quốc tế nêu trên, Tổng Cục Thống Kê hiện vẫn duy trì thêm hình thức thống kê xuất nhập khẩu phân theo
cơ cấu ngành hàng của kế hoạch Nhà nước Theo hình thức phân loại này, xuất khẩu được phân thành 6 nhóm lớn bao gồm: Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; Hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp; Hàng nông sản; Hàng lâm sản; Hàng thủy sản; Vàng phi tiền tệ
Ngoài ra, Tổng Cục Thống kê còn thống kê những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu Danh sách này thống kê những sản phẩm xuất có kim ngạch xuất khẩu từ vài chục triệu USD/năm Và do đó, số lượng những sản phẩm được thống kê sẽ có sự thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào trị giá xuất khẩu của từng nhóm hàng Trong vòng
5 năm trở lại đây, danh sách này bao gồm khoảng trên 40 sản phẩm xuất khẩu với mức kim ngạch xuất khẩu từ 10 triệu USD/năm trở lên
1.2 Lý luận chung về lợi thế so sánh
1.2.1 Khái niệm và tầm quan trọng của lợi thế so sánh
1.2.1.1 Khái niệm
“Lợi thế so sánh” là một khái niệm kinh tế học đề cập đến khả năng của một chủ thể kinh tế (một cá nhân, doanh nghiệp, hay một quốc gia) có thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ với một chi phí cơ hội thấp hơn so với những chủ thể kinh tế khác Khái niệm về “Lợi thế so sánh” thường được gắn với tên tuổi của nhà kinh tế chính trị học người Anh là David Ricardo với cuốn sách “Nguyên lý về kinh tế chính trị và thuế khóa” xuất bản năm 1817
1.2.1.2 Tầm quan trọng
Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế Ở mức độ quốc gia, nguyên tắc về “lợi thế so sánh” cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại quốc tế bất luận có lợi thế tuyệt đối hay không trong việc sản xuất mọi hàng hóa Từ đó, suy ra rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi
nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản
Trang 17xuất với chi phí cơ hội thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí cơ hội cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác)
Lý thuyết về lợi thế so sánh là luận cứ ủng hộ tự do thương mại Ricardo đã xây dựng học thuyết của mình để chống lại các hạn chế thương mại đối với việc nhập khẩu lúa mì ở Anh Lý thuyết này cũng giải thích lại sao chủ nghĩa bảo hộ không thể tồn tại lâu dài Chính phủ các nước đều chịu sức ép phải tăng thuế để bảo hộ công ăn việc làm trong nước trước sự cạnh tranh của các nước khác Nhưng điều này chỉ có tác dụng nhất thời Về dài hạn, chính điều này sẽ làm tổn hại đến sức cạnh tranh quốc gia Nó làm quốc gia tiêu tốn nguồn lực vào những ngành sản xuất không có lợi thế so sánh và buộc người tiêu dùng nội địa phải chịu mức giá cao hơn khi mua sắm hàng hóa
Nhà kinh tế học Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình."
1.2.2 Một số lý luận về lợi thế so sánh
1.2.2.1 Lợi thế so sánh theo quan điểm của David Ricardo
David Ricardo đã xây dựng lý thuyết về lợi thế so sánh vào năm 1817 để lý giải tại sao các quốc gia nên tham gia vào thương mại quốc tế ngay cả khi công nhân của quốc gia đó làm việc hiệu quả hơn công nhân ở các quốc gia khác đối với mọi loại sản phẩm hàng hóa Ông đã lập luận rằng nếu hai quốc gia có khả năng sản xuất hai loại hàng hóa cùng tham gia vào thị trường tự do và nếu có sự khác biệt về năng suất lao động giữa hai quốc gia, thì mỗi quốc gia sẽ gia tăng được lợi ích của mình bằng cách xuất khẩu sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm còn lại Như vậy, học thuyết của Ricardo hàm ý rằng chính “lợi thế so sánh” chứ không phải “lợi thế tuyệt đôi” (như theo quan điểm của Adam Smith) là động lực cho sự phát triển thương mại quốc tế
Phân tích của Ricardo kèm theo những giả định sau:
- Không có chi phí vận chuyển hàng hoá
Trang 18- Chi phí sản xuất cố định không thay đổi theo quy mô
- Chỉ có hai nước sản xuất hai loại sản phẩm
- Những hàng hoá trao đổi giống hệt nhau
- Các nhân tố sản xuất chuyển dịch một cách hoàn hảo
- Không có thuế quan và rào cản thương mại
- Thông tin hoàn hảo trên thị trường quốc tế
Lý thuyết “lợi thế so sánh” của David Ricardo có thể mở rộng để áp dụng cho trường hợp có nhiều hàng hóa và nhiều quốc gia
Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai quốc gia thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi nước sẽ tập trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở mức cân bằng Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao ở mức cân bằng sẽ
do cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định
Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự
Hạn chế của lý thuyết Ricardo
Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh nằm trong các giả định của nó Trên thực
tế, các giả định đó rất khó được đáp ứng Ví dụ, trong mô hình Ricardo đưa ra chỉ
có hai quốc gia sản xuất hai loại hàng hóa và chỉ có 1 đầu vào sản xuất (là giờ công lao động) Không hề đả cập đến vốn, đến đất đai hay bất kì đầu vào nào khác cần cho sản xuất Trên thực tế, giả đình này hầu như không tồn tại Tiếp đến các giả định về thị trường hoàn hảo, toàn dụng nhân công, năng suất lao động cố định, lao động có thể ngay lập tức di chuyển từ ngành này sang ngành khác… đều phi thực
tế Trên thực tế, rất nhiều ngành có những công ty có sức mạnh độc quyền chi phối Năng suất lao động thì luôn biến đổi theo thời gian, thất nghiệp luôn tồn tại và sự
Trang 19dịch chuyển lao động từ ngành này sang ngành khác đều không thể diễn ra ngay lập tức vì kỹ năng chuyên môn
Tuy nhiên người ta cũng không thể vì những giả định đó mà bác bỏ kết luận phân tích của Ricardo vì bất kì mô hình phân tích nào cũng chỉ là những giả định thu nhỏ, đơn giản hóa của thế giới thực, mặc dù có những mô hình chứa đựng nhiều giả định phi thực tế hơn những mô hình khác Hơn nữa, thực tế sinh động của quá trình thương mại tự do toàn cầu trong vài thập niên gần đây vẫn là minh chứng sống động cho tầm nhìn và tư tưởng của Ricardo bất chấp sự đơn giản hóa đến phi thực tế trong mô hình của ông
1.2.2.2 Lợi thế so sánh theo quan điểm của Heckscher-Ohlin
Mô hình Heckscher-Ohlin, nhiều khi được gọi tắt là Mô hình H-O, là một mô hình toán cân bằng tổng thể trong lý thuyết thương mại quốc tế và phân công lao động quốc tế được đưa ra đầu tiên bởi hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Heckscher và Bertil Ohlin Mô hình dựa vào lý luận về lợi thế so sánh của David Ricardo được dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng nào trên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia Ohlin đã trình bày lý thuyết này trong cuốn sách nổi tiếng “Thương mại liên vùng và liên quốc gia” phát hành năm 1933 Sau này, lý thuyết H-O được Paul Samuelson và Jaroslav Vanek tiếp tục phát triển,
và còn được gọi là lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố sản xuất
Mô hình ban đầu do Heckscher và Ohlin xây dựng chưa phải là mô hình toán, chỉ giới hạn với hai quốc gia, hai loại hàng hóa có thể đem trao đổi quốc tế và hai loại yếu tố sản xuất (đây là hai biến nội sinh) Vì thế mô hình ban đầu còn được gọi
là Mô hình 2 x 2 x 2 Những giả thiết của mô hình bao gồm:
- Thế giới chỉ có hai quốc gia (A và B), mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai mặt hàng (X và Y);
- Có hai yếu tố sản xuất là lao động (L) và vốn (K), các yếu tố này được di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong một quốc gia nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia
- Hàng hóa X sử dụng nhiều lao động, hàng hóa Y sử dụng nhiều vốn
Trang 20- Tỷ lệ đầu tư và sản lượng của hai loại hàng hóa trong hai quốc gia không đổi:
sự tăng lên về số lượng lao động và vốn để sản xuất một sản phẩm sẽ làm tăng sản lượng sản phẩm đó theo cùng một tỷ lệ
- Cả hai quốc gia đều chuyên môn hóa sản xuất ở mức không hoàn toàn
- Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất giống nhau
- Thị hiếu của hai dân tộc là như nhau
- Không có chi phí vận tải, bảo hiểm
- Mậu dịch tự do
- Cạnh tranh hoàn hảo trên tất cả các thị trường
Mô hình đưa ra những kết luận sau: Nước nào có nhiều yếu tố đầu vào nào hơn thì nước đó sẽ xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào đó và nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào kia Kết luận này được kinh tế học gọi
là Định lý Heckscher-Ohlin
Tóm lại, lý thuyết H-O nhấn mạnh vai trò của nguồn lực trong việc hình thành lợi thế so sánh mà lao động chỉ là một trong các yếu tố sản xuất Lý thuyết H-O tiến bộ hơn so với lý thuyết của David Ricardo khi có dự đoán khá thực tế về việc các nước không có xu hướng chuyên môn hóa hoàn toàn Tuy nhiên, giả thuyết về các quốc gia có công nghệ giống nhau lại không sát với thực tế Sự khác biệt về công nghệ sẽ tạo ra sự khác biệt về năng suất lao động và do vậy ảnh hưởng lớn đến các lý thuyết
về trao đổi trong thương mại quốc tế
Về sau, mô hình được Paul Samuelson là người đầu tiên áp dụng toán học vào, nên có khi được gọi là Mô hình Heckscher-Ohlin-Samuelson hay Mô hình H-O-S Jaroslav Vanek sau đó đã mở rộng để áp dụng cho nhiều quốc gia và nhiều sản phẩm, nên cũng thường được gọi là Mô hình Heckscher-Ohlin-Vanek
Do có tầm ảnh hưởng lớn nên lý thuyết H-O đã được kiểm chứng bởi nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác nhau Tiêu biểu là nghiên cứu thực nghiệm của Wassily W Leontief năm 1954 về mô hình Heckscher-Ohlin dùng số liệu thống kê của Hoa Kỳ Kết quả cho thấy dù Hoa Kỳ là nước sẵn vốn hơn là lao động, nhưng nước này vẫn xuất khẩu đáng kể các sản phẩm thâm dụng lao động và nhập khẩu nhiều sản phẩm thâm dụng vốn Kinh tế học gọi phát hiện này của Leontief
Trang 21là Nghịch lý Leontief Những nghiên cứu thực nghiệm khác cũng cho thấy mô hình này không được chấp nhận về mặt thống kê, từ đó đề nghị cần điều chỉnh mô hình,
cụ thể là thay đổi các giả thiết, nhất là giả thiết về công nghệ
1.2.2.3 Lợi thế so sánh theo những chủ thuyết khác
Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo và mô hình Heckscher – Ohlin đã thống trị tư duy kinh tế quốc tế trong thời gian dài và giải thích khá hợp lý các mối quan hệ trong thương mại quốc tế Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy ngày càng xuất hiện nhiều giao dịch thương mại với quy mô lớn giữa các quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng và điều này không thể giải thích được bằng quan điểm “lợi thế so sánh” Paul Krugman, nhà kinh tế học người Mỹ, đã lý giải về quan hệ thương mại giữa hai quốc gia có đặc điểm tương đồng bằng một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of International Economics vào năm 1979 Krugman đã đưa ra hai giả định quan trọng: (i) giả định về lợi thế theo quy mô, theo đó việc sản xuất trên quy mô lớn làm giảm chi phí sản xuất; (ii) giả định người tiêu dùng quan tâm tới tính đa dạng của sản phẩm
Mô hình của Krugman đã giải thích tại sao thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa những nước có lợi thế so sánh tương tự nhau về công nghệ và các nhân tố sản xuất khác Ông đã tạo nên một lý thuyết hoàn toàn mới về thương mại quốc tế Cho tới nay, lý thuyết Thương mại mới của ông (cùng với sự đóng góp lớn của Bhagwaiti, Dixit, Helpman, Norman ) đã trở thành lý thuyết chính trong ngành thương mại quốc tế, bổ sung cho lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo và Heckscher – Ohlin
Triển khai mô hình của Krugman, gần đây, Shiozawa xây dựng học thuyết về
“giá trị quốc tế” dựa trên một mô hình tổng quát hơn Ông đã lý giải tại sao khối lượng thương mại tăng lên khi chi phí vận tải giảm Mô hình của ông bao gồm các giả định sau:
- Có nhiều quốc gia và nhiều loại hàng hóa
- Nhiều loại công nghệ để sản xuất một loại hàng hóa ở một quốc gia
- Tự do thương mại và không có chi phí vận tải
Trang 22Nghiên cứu của Shiozawa đã mở rộng lý thuyết thương mại của trường phái Ricardo theo hướng bao hàm cả khả năng lựa chọn công nghệ Vì vậy, nó lý giải được tình huống có nhiều công ty với quy trình sản xuất khác nhau
1.3 Các mô hình đo lường và đánh giá lợi thế so sánh
1.3.1 Mô hình SSA
Mô hình SSA (Shift and share Analysis) được Daniel Creamer đưa ra vào đầu thập niên 1940 và được chuẩn hóa bởi Edgar S Dunn vào năm 1960 Đây là mô hình tĩnh, vì chúng chỉ được dùng để xem xét sự thay đổi của các biến số kinh tế giữa hai thời điểm thông qua phương pháp phân rã biến số thành các thành tố
Năm 1988, Richard Barff và Prentice Knight đã cho ra đời mô hình động Mô hình này cũng sử dụng phương pháp của mô hình tĩnh để tiến hành phân rã biến số Điểm khác biệt là mô hình này sử dụng số liệu từng năm để phân rã biến số thành các thành tố, sau đó tiến hành cộng dồn các thành tố trong một giai đoạn cụ thể để làm cơ sở phân tích
Để làm rõ nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian qua, chúng ta sử dụng phương pháp SSA trong mô hình động Phương pháp này hiện đang được sử dụng khá rộng rãi trong phân tích vùng và phân tích thương mại quốc tế Một vài nghiên cứu về thương mại quốc tế gần đây có sử dụng phương pháp này là các nghiên cứu của Herschede (1991), Khalifah (1996), Voon (1998), Wilson (2000), Phil Briggs (2001), Mustafa Dinc (2002) Mục đích chính của phương pháp là xem xét nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu của một quốc gia từ ba yếu tố: (i) do thay đổi cầu nhập khẩu thế giới; (ii) do cơ cấu ngành hợp lý; và (iii) do khai thác tốt lợi thế quốc gia
Sử dụng kỹ thuật phân rã, ta có thể tách mức tăng trưởng xuất khẩu thành:
Thay đổi xuất
Trang 23Hàm ý ở đây là, khi nhu cầu nhập khẩu toàn thế giới tăng thì cũng có tác dụng tích cực tới tăng xuất khẩu của mọi nhóm ngành hàng
IM: cho biết một quốc gia đang xuất khẩu những ngành hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn hay chậm hơn so với thế giới (từ đó có thể suy ra ngành hàng hoặc mặt hàng mà quốc gia đang xuất khẩu có giá trị gia tăng cao hay thấp so với mặt bằng thế giới)
RS: cho biết ảnh hưởng từ việc khai thác lợi thế một quốc gia Lợi thế này đem lại từ tổng hợp nhiều yếu tố (như môi trường chính sách, nhân công giá rẻ, ưu đãi tài nguyên )
Trong phương pháp SSA thì hai hệ số IM và RS đóng vai trò quan trọng nhất, dùng để phân tích cơ cấu và khả năng khai thác lợi thế quốc gia sức cho hàng xuất khẩu Hệ số WS chỉ đóng vai trò thứ yếu và chủ yếu dùng để tách ảnh hưởng của cầu nhập khẩu thế giới
Về mặt toán học, các hệ số được tính như sau:
w t
t
in g E
in g g E
in g g E
Trong đó: Ein là giá trị xuất khẩu sản phẩm i của Việt Nam; gin là tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của sản phẩm i của Việt Nam; giw là tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm i của thế giới; gw là tỷ lệ tăng trưởng tổng xuất khẩu toàn thế giới [17, trang 16]
1.3.2 Mô hình RCA
Năm 1965, Bela Balassa cho công bố một bài viết trong đó lần đầu tiên đề cập đến khái niệm “lợi thế so sánh hiển thị” (revealed comparative advantage- RCA) để
đo lường mức độ chuyên môn hóa thương mai quốc tế vào các mặt hàng khác nhau
Kể từ đó RCA trở thành một trong những chỉ số được sử dụng rất phổ biến để đo lường lợi thế so sánh
Trang 24Chỉ số này cho biết một quốc gia có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một sản phẩm nhất định hay không Chỉ số RCA đối với quốc gia i trong việc sản xuất sản
phẩm j được định nghĩa như sau: wj w
j ij ij
X x
X x RCA
/
/
Trong đó: xij và xwj là giá trị xuất khẩu hàng hóa j của nước i và của thế giới; Xi
và Xw là tổng giá trị xuất khẩu của nước i và của thế giới Nếu chỉ số này lớn hơn 1,
ta nói rằng quốc gia i có lợi thế so sánh khi sản xuất sản phẩm j và ngược lại
1.3.3 Nhận xét về ưu nhược điểm của hai mô hình
Hai mô hình này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế vì nó
có nhiều ưu điểm nổi bật:
- Ưu điểm lớn nhất của hai mô hình trên là sử dụng bộ số liệu thống kê để tiến hành phân tích định lượng, do vậy mang tính khách quan cao so với các phân tích định tính
- Cả hai mô hình này đều đã được sử dụng để phân tích lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu ở nhiều quốc gia, qua nhiều thời kỳ Do vậy, độ tin cậy của các mô hình này khá cao và được thừa nhận rộng rãi
- Hai mô hình này đều có thể áp dụng cho số liệu thống kê ở nhiều cấp độ chi tiết khác nhau Chẳng hạn, với bộ số liệu SITC, ta có thể áp dụng mô hình cho số liệu ở cấp độ 1 chữ số, nhưng cũng có thể áp dụng cho số liệu chi tiết tới cấp độ 4 chữ số
- Trong hai mô hình này, một mô hình (RCA) được sử dụng để đánh giá về lợi thế so sánh, mô hình còn lại (Shift and Share) được sử dụng để đánh giá nguyên nhân Do vậy, sự kết hợp sử dụng cả hai mô hình sẽ cho ta những góc nhìn sâu sắc hơn là sử dụng đơn lẻ
Tất nhiên, như bất kì một mô hình phân tích định lượng nào, hai mô hình trên cũng chứa đựng trong nó những hạn chế nhất định:
- Hạn chế của mô hình RCA: Thứ nhất, mô hình chỉ đánh giá và phân loại được những mặt hàng đã và đang có lợi thế so sánh, chứ không thể xác định và phân loại được những mặt hàng sẽ có lợi thế so sánh Thứ hai, nếu sử dụng mô hình RCA đơn
lẻ, thì ta cũng chẳng thể nào biết được nguyên nhân tại sao một mặt hàng lại có lợi
Trang 25thế so sánh Thứ ba, do mô hình xây dựng dựa trên các tỷ lệ tương đối mà bỏ qua quy mô tuyệt đối nên việc đối chiếu về lợi thế so sánh giữa các nhóm hàng, và đặc biệt giữa các quốc gia có quy mô xuất khẩu và quy mô nền kinh tế khác nhau chỉ có giá trị tham khảo tương đối
- Hạn chế của mô hình Shift and Share: Thứ nhất, mặc dù mô hình chủ đích tìm kiếm nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu nhưng cũng chỉ phân rã được 3 nhóm nguyên nhân chính chứ không thể chi tiết hơn được nữa Thứ hai, việc phân tích dựa trên mô hình này cũng đi kèm với một số giả định nhất định Thứ ba, nếu chỉ sử dụng riêng biệt mô hình này thì cũng không thể biết được mặt hàng xuất khẩu nào
- Tạo ra lợi thế mới cho xuất khẩu kết hợp với duy trì lợi thế hiện nay trên các thị trường xuất khẩu Trung Quốc sẽ tăng cường tạo ra những lợi thế mới dựa trên công nghệ, thương hiệu, chất lượng và dịch vụ, hạn chế ngay xuất khẩu những sản phẩm thâm dụng năng lượng và các nguồn lực, các sản phẩm tạo ra ô nhiễm cao -Tối ưu hóa các chính sách nhằm thúc đẩy chuyển từ thương mại hàng hóa chế biến sang R &D, thiết kế, sản xuất những bộ phận then chốt và hoạt động logistic,
mở rộng giá trị gia tăng của Trung Quốc
- Tăng cường hiệu quả của nhập khẩu trong đó ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiên tiến, bộ phận then chốt, những sản phẩm mà trong nước hạn chế về nguồn lực, sản phẩm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
Trang 26- Phát triển mạnh thương mại dịch vụ Mở rộng và ổn định xuất khẩu các lĩnh vực dịch vụ truyền thống như du lịch và vận tải đồng thời tăng cường xúc tiến thúc đẩy văn hóa, các loại dược phẩm Trung Quốc cổ truyền, phần mềm và dịch vụ tin học, dịch vụ logistic, tài chính bảo hiểm và các ngành dịch vụ khác
- Tăng cường chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Cải thiện dịch vụ, mở rộng kênh tài chính cho các doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu Tăng cường năng lực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để hỗ trợ và mở rộng quy mô bảo hiểm và tín dụng xuất khẩu, tăng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thực hiện chính sách hoàn thuế xuất khẩu được đưa ra
- Cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh Chấn chỉnh và chuẩn hóa các dịch vụ xuất nhập khẩu nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp Thúc đẩy cạnh tranh trong thương mại đồng thời kiên quyết ngăn chặn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương Tiến hành cổ phần hóa, phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, và hướng dẫn doanh nghiệp thương mại quốc tế tái cơ cấu, sáp nhập và mua lại nhằm mục tiêu chất lượng và hiệu quả
1.4.1.2 ẤN ĐỘ
Chính phủ Ấn Độ rất quan tâm đến việc nâng cao lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Trong mỗi giai đoạn 5 năm, Chính phủ Ấn Độ lại đề ra những giải pháp cần tập trung để nâng cao lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu cũng như để đẩy mạnh xuất khẩu Chính phủ Ấn Độ xây dựng Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ dưới tên gọi Foreign Trade Policy- Chính sách ngoại thương (viết tắt là FTP) Các FTP của Ấn Độ gần đây được xây dựng cho thời kỳ 5-6 năm và đề ra những mục tiêu ngắn và dài hạn rõ ràng cũng như những định hướng lớn trong phát triển hàng hóa và thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Ấn Độ Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý là Bộ Công Thương Ấn Độ có đánh giá thường xuyên và điều chỉnh chiến lược nếu thấy cần thiết
Những giải pháp này được cụ thể hóa Trong FTP 2015-2020 cũng như trong các văn bản chính sách của Bộ Công Thương Ấn Độ Những nhóm giải pháp đó tập trung vào các lĩnh vực như sau:
Trang 27- Ưu đãi tài chính,- thay đổi thể chế, thủ tục hợp lý hóa, tăng cường tiếp cận thị trường mới và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
- Cải thiện cơ sở hạ tầng liên quan đến xuất khẩu, giảm chi phí giao dịch xuất nhập khẩu, và hoàn lại các loại thuế gián thu và các khoản thu đánh vào hàng hóa xuất khẩu
- Tạo ra môi trường chính sách bền vững cho phát triển thương mại quốc tế hàng hóa và dịch vụ
- Chính phủ còn đưa ra các mục tiêu dự kiến và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cho các nhóm hàng có lợi thế so sánh Cụ thể là: dệt may, da giầy, dược phẩm, máy móc, điện tử, đồ trang sức và đá quý, vải sợi, nông lâm thủy sản,…
- Đề ra các luật lệ, quy trình xuất nhập khẩu hỗ trợ nhau, có kết nối với các chương trình quốc gia : “Make in India”, “Digital India” và “Skills India” để tạo thành “Chương trình xúc tiến xuất khẩu” của Ấn Độ
- Tăng cường các thỏa thuận thương mại để mở rộng thị trường và hội nhập tốt hơn với các khu vực, nhằm mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ
và góp phần thực hiện chương trình “ Make in India” của chính phủ
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa xuất nhập khẩu và cơ chế thẩm định thường xuyên có tác dụng hợp lý hóa nhập khẩu và hỗ trợ giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thương mại
- FTP 2015-2020 nhấn mạnh sẽ chú trọng tới việc ký kết các FTA song phương
và đa phương nhằm mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ Đối với các thị trường truyền thống, trọng tâm của Ấn Độ là định hướng phát triển xuất khẩu sang các thị trường này những hàng hóa là các sản phẩm đầu vào cho sản xuất
có giá trị gia tăng cao hơn và tối ưu hóa thuế hải quan áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ
- Xây dựng đề án xúc tiến xuất khẩu tập trung hơn đồng thời hợp lý hoá nhập khẩu Chính phủ sẽ xác định các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh để thực hiện các đề án xúc tiến xuất khẩu tập trung và hiệu quả hơn Đồng thời, một cơ chế thẩm định nhập khẩu liên tục sẽ được đưa ra để đảm bảo chính sách nhập khẩu có sự phối hợp và áp dụng hợp lý trong các lĩnh vực khác nhau
Trang 281.4.2 Bài học rút ra cho Việt Nam
Trên cơ sở kinh nghiệm đẩy mạnh lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ, có thể rút ra một số bài học kinh nghiêm sơ bộ cho Việt Nam trong quá trình quản lý kinh tế, như sau:
- Khi bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi cần phải rà soát và điều chỉnh chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa cho phù hợp với tình hình thực tế
- Hàng năm cần tiến hành đánh giá, rà soát các chính sách để điều chỉnh, đảm bảo tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu
- Lựa chọn hàng xuất khẩu mũi nhọn không chỉ là hàng công nghiệp chế biến, chế tạo mà còn là những hàng thủ công mỹ nghệ kết tinh nhiều lao động kỹ năng cao, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống
- Cạnh tranh dựa vào giá hàng hóa thấp về lâu dài sẽ gây bất lợi cho hàng xuất khẩu và khó khăn khi điều chỉnh chiến lược xuất nhập khẩu
- Không xúc tiến thương mại dàn trải mà tìm những thị trường trọng điểm và mặt hàng có lợi thế cạnh tranh để hoạt động xúc tiến đạt hiệu quả cao, từ đó tác động lan tỏa tới các hàng hóa và thị trường khác
- Cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện được tự chứng nhận xuất xứ sản phẩm
để giảm chi phí và thời gian làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa Tuy nhiên cần quy định chế độ hậu kiểm rõ ràng, khoa học, đảm bảo vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa ngăn chặn được gian lận thương mại
- Chú trọng chính sách thu hút FDI cũng như đề ra chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế thông qua đàm phán ký kết các FTAs để mở rộng thị trường và nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu cũng như tối ưu hóa hàng nhập khẩu bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung trong nước
- Nhận diện ngay những vấn đề phát sinh (như thâm hụt cán cân thương mại) để đưa ra chiến lược/ biện pháp đối phó Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế cũng như xây dựng
cơ chế thẩm định thường xuyên có tác dụng hợp lý hóa nhập khẩu và hỗ trợ giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thương mại
Trang 29Chương 2 THỰC TRẠNG LỢI THẾ SO SÁNH CỦA HÀNG XUẤT KHẨU
VIỆT NAM 2.1.Tổng quan tình hình xuất khẩu Việt Nam giai đoạn từ 2006-2015
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu
Nếu nhìn lại quá trình 10 năm vừa qua, có thể thấy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng thật ấn tượng
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Xuất
khẩu 39826.2 48561.4 62685.1 57096.3 72236.7 96905.7 114529.2 132032.9 150217.1 162016.7 Tăng
(%) 23% 22% 29% -9% 27% 34% 18% 15% 14% 8%
Nguồn: Tổng Cục Thống kê và tính toán của tác giả
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 40 tỷ và con số này đã tăng lên gấp hơn
4 lần, đạt 162 tỷ vào năm 2015 Thật ra, nếu so sánh với giai đoạn 10 năm trước đó, tức là từ năm 1986 (khi bắt đầu công cuộc đổi mới) thì kết quả còn ấn tượng hơn nữa Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu đạt chỉ đạt 789 triệu USD Tức là sau 20 năm kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 20 lần Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tăng từ 47 USD năm 2006 lên 1.760 USD năm 2015
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu phân theo khu vực kinh tế (Đơn vị: Triệu USD)
Nguồn: Tổng Cục Thống kê và tính toán của tác giả
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TỔNG SỐ 39826 48561 62685 57096 72237 96906 114529 132033 150217 162017 Khu vực kinh
tế trong nước 16765 20787 28162 26724 33084 41781 42277 43883 49037 47750
Tỷ trọng 42.1% 42.8% 44.9% 46.8% 45.8% 43.1% 36.9% 33.2% 32.6% 29.5% Khu vực có
vốn đầu tư
nước ngoài
23061 27775 34523 30372 39152 55124 72252 88150 101180 114267
Tỷ trọng 57.9% 57.2% 55.1% 53.2% 54.2% 56.9% 63.1% 66.8% 67.4% 70.5%
Trang 30Kim ngạch xuất khẩu tăng cao đi kèm với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao
Trong hầu suốt thời kỳ đổi mới, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt xa tăng trưởng
GDP (trừ các năm 1998, 2001 và 2009 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp, tương
ứng 1,8%, 3,1% và -9,7% do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á
1997-1998 và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
trung bình giai đoạn 1987-2015 đạt 25,5%, cao gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng
GDP trung bình của cùng giai đoạn là 6,9%
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu phân theo nhóm hàng, 2006-2015(Đơn vị: triệu USD)
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TỔNG SỐ 39826 48561 62685 57096 72237 96906 114529 132033 150217 162017
Nguồn: Tổng Cục Thống kê và tính toán của tác giả
Tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng từ 66% năm 2006 lên gần 80% năm 2015, đưa Việt
Nam vào nhóm nước có tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao trên thế giới
Xét theo khu vực kinh tế, kim ngạch xuất khẩu do khu cực có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm tỷ trong lớn và ngày càng có xu hướng tăng dần Năm 2006, khu vực
kinh tế trong nước đóng góp 42% vào tổng kim ngạch xuất khẩu Con số ngày giảm
dần đều qua các năm và đến năm 2015 chỉ còn ở mức 29,5% Trái lại, khu vực có
vốn đầu t nước ngoài chiếm tới gần 58% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2006 và con
số này tăng dần lên đến hơn 70% vào năm 2015
Trang 31Xét theo từng nhóm hàng xuất khẩu, so với tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng kim ngạch xuất của các nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng lâm sản
có xu hướng tăng trong giai đoạn từ 2006-2015 Trong khi đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông sản và thủy sản có xu hướng giảm Tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp có xu hướng đi ngang theo hướng hơi chếch xuống
2.1.2 Thị trường xuất khẩu
Theo Tổng cục Hải Quan, đến năm 2015, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó có 29 thị trường có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, với tổng giá trị 147 tỷ USD, chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Trong đó, hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
là Hoa Kỳ và EU
Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu phân theo khu vực (Đơn vị: Triệu USD)
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TỔNG SỐ 39826 48561 62685 57096 72237 96906 114529 132033 150217 162017 ASEAN 6633 8110 10338 8762 10365 13656 17426 18584 19107 18254
Tỷ trọng 16.7% 16.7% 16.5% 15.3% 14.3% 14.1% 15.2% 14.1% 12.7% 11.3% APEC 29338 35049 44213 38802 49355 65182 78028 87072 98499 106454
Tỷ trọng 73.7% 72.2% 70.5% 68.0% 68.3% 67.3% 68.1% 65.9% 65.6% 65.7%
EU 7094 9096 10896 9402 11385 16541 20302 24324 27895 30937
Tỷ trọng 17.8% 18.7% 17.4% 16.5% 15.8% 17.1% 17.7% 18.4% 18.6% 19.1% OPEC 1416 1687 1866 956 1317 1710 3250 5245 5974 7125
Tỷ trọng 3.6% 3.5% 3.0% 1.7% 1.8% 1.8% 2.8% 4.0% 4.0% 4.4% Hoa Kỳ 7845 10104 11887 11407 14238 16955 19665 23852 28635 33465
Tỷ trọng 19.7% 20.8% 19.0% 20.0% 19.7% 17.5% 17.2% 18.1% 19.1% 20.7%
Nguồn: Tổng Cục Thống kê và tính toán của tác giả
Kể từ năm 2010 đến nay Hoa Kỳ đã và đang là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim ngạch tăng trung bình trên 10%/năm Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ so với tổng kim ngạch xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao (khoảng 19-20%) Tỷ lệ này có sụt giảm đôi chút vào giai đoạn 2012-2013 khi kinh tế thế giới suy thoái, nhưng đã nhanh chóng phục hồi trở lại vào năm 2014-2015 Trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, Việt Nam luôn có thặng dư thương mại Năm
2015, thăng dự thương mại với Hoa Kỳ đạt trên 25,7 tỷ USD Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng rất phong phú về chủng loại, trong đó nhiều nhất
Trang 32là: dệt may, giày dép, máy vi tính, linh kiện điện tử Có thể nói gần như tất cả các nhóm hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam đều có mặt ở Hoa Kỳ
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam trong suốt 10 năm trở lại đây
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này có xu hướng tăng dần theo thời gian Năm 2006, tỷ trọng xuất khẩu vào EU là 17,8%, năm 2015 tăng lên 19,1% Giống như Hoa Kỳ, chúng ta cũng xuất siêu vào thị trường này Các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực gồm: dệt may, da giầy, thực phẩm, nông sản, gỗ và ngũ cốc
Nếu phân theo các châu lục thì hiện nay Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ là ba thị trường lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt các tỷ trọng là 49%, 21% và 25% Nếu phân thị trường xuất khẩu theo quy mô quốc gia, thì các quốc gia là thị trường “tỉ đô” của Việt Nam tiếp sau Hoa Kỳ lần lượt là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đức, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Malaysia, Anh, Pháp, Thái Lan, Campuchia, Australia, Hà Lan, Singapore, Ấn Độ, Indonexia (Xem Phụ lục XI)
Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phân bố khá đồng đều trên các châu lục, có 4/5 châu lục (trừ châu Phi) có thị trường lớn từ 1 tỉ USD trở lên Trong đó, châu Á vẫn là nơi có số lượng bạn hàng lớn nhiều nhất với 11 quốc gia, vùng lãnh thổ; tiếp đến là châu Âu có 4 quốc gia, còn lại 1 ở châu Mỹ, 1 thuộc châu Đại dương
Điểm đáng lưu ý là, trong khi ở tất cả các thị trường lớn châu Âu, châu Mỹ, châu Đại dương, Việt Nam đều xuất siêu, thì cán cân thương mại của chúng ta lại nhập siêu ở thị trường Châu Á Nhập siêu lớn nhất đến từ Trung Quốc Đáng buồn hơn là hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc không chỉ có máy móc, thiết bị, linh kiện điện
tử hay nguyên vật liệu phục vụ công nghiệp dệt may, da giày mà nhiều mặt hàng nông sản mà chúng ta cũng nhập khẩu lượng hàng trị giá hàng chục triệu USD
2.1.3 Mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2015, Việt Nam có 17 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm trên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu năm và có 4 mặt hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD Rõ ràng, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tập
Trang 33trung quá lớn vào một số ít mặt hàng chủ lực, lại chủ yếu thuộc các ngành hàng thâm dụng lao động hoặc tài nguyên
Bảng 2.5: Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, 2013-2015 (Đơn vị: Triệu USD)
2013 Tỷ Trọng 2014 Tỷ trọng 2015 Tỷ trọng Điện thoại các loại và linh kiện 21253.3 16.1% 23572.7 15.7% 30166.3 18.6% Hàng dệt may 17933.4 13.6% 20101.2 13.4% 22801.6 14.1% Hàng điện tử máy tính và linh kiện 10636 8.1% 11434.4 7.6% 15607.6 9.6% Giày Dép 8400.6 6.4% 10317.8 6.9% 12006.9 7.4%
Gỗ và sản phẩm gỗ 5591.8 4.2% 6145.3 4.1% 6891.6 4.3% Hàng thủy sản 6692.6 5.1% 7825.3 5.2% 6568.8 4.1% Dầu thô 7226.4 5.5% 7224.2 4.8% 3710.2 2.3%
Ba lô túi cặp ví mũ ô dù 1933.1 1.5% 2533.5 1.7% 2874.9 1.8% Gạo 2922.7 2.2% 2935.2 2.0% 2798.9 1.7%
Cà phê 2717.3 2.1% 3557.4 2.4% 2671.3 1.6%
Xơ sợi dệt các loại 2150.2 1.6% 2548.7 1.7% 2539.8 1.6% Hạt điều nhân 1646.1 1.2% 1993.6 1.3% 2397.8 1.5% Sản phẩm từ plastic 1817.8 1.4% 2041.3 1.4% 2074.9 1.3% Hàng rau hoa quả 1073.2 0.8% 1489 1.0% 1839.3 1.1% Cao su 2486.9 1.9% 1780.8 1.2% 1531.5 0.9% Sắn và các sản phẩm của sắn 1101.8 0.8% 1138.5 0.8% 1316.9 0.8% Hạt tiêu 889.8 0.7% 1201.9 0.8% 1259.4 0.8%
Tỷ trọng trong XK của thế giới (%)
Danh mục hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gần như không thay đổi trong
10 năm trở lại đây Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn chủ yếu gồm: Điện
Trang 34thoại và các loại linh kiện; Hàng dệt may; Điện tử, máy tính và linh kiện; Giày dép;
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ; Cà phê
Ngoài ra, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn chiếm thứ hạng cao trên thị trường thế giới về kim ngạch xuất khẩu như: hạt điều thứ 1 thế giới, cà phê thứ
2, gạo và giày dép thứ 3, thủy sản, cao su, dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ thứ 4
2.2 Đánh giá lợi thế so sánh nhóm hàng xuất khẩu Việt Nam
2.2.1 Đánh giá lợi thế so sánh theo mô hình RCA
Để đánh giá lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam, chúng ta dùng chỉ số đánh giá lợi thế so sánh RCA
Bảng 2.7: Chỉ số RCA cho Việt Nam, 2006-2015
Nhóm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Trung bình Nhóm 0 3.83 3.72 3.65 3.23 3.24 3.11 2.86 2.33 2.31 2.23 3.05
Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ số liệu của UNCTAD/WTO
Kết quả tính toán chỉ số RCA cho thấy, chỉ có 3 trong số 9 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế so sánh
Ba nhóm hàng có lợi thế so sánh là nhóm 0 (lương thực thực phẩm và động vật sống); nhóm 2 (nguyên vật liệu dạng thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu); và nhóm 8 (thủ công nghiệp) Lợi thế của nhóm 0 chủ yếu đem lại từ việc xuất khẩu các mặt hàng như thủy sản, gạo, rau quả, cà phê, chè, hạt tiêu Lợi thế của nhóm 2 chủ yếu đem lại từ việc xuất khẩu các mặt hàng như cao su, gỗ, sợi dệt Lợi thế của nhóm 8 chủ yếu là từ việc xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, giày dép, túi xách, vali, ô dù, Đây đa phần đều là những mặt hàng chúng ta có thuận lợi lớn về điều kiện tự nhiên và giá nhân công rẻ
Trang 35Hình 2.1: Chỉ số RCA của 03 nhóm hàng có lợi thế so sánh, giai đoạn 2006-2015
Đi sâu vào chi tiết, ta thấy, nhóm 0 và nhóm 8 có lợi thế tương đối vững chắc Chỉ số RCA trung bình trong giai đoạn 2006-2015 của hai nhóm này đều ở mức cao (xấp xỉ 3) và khá ổn định qua các năm Trong khi đó, với nhóm hàng 2, tuy chỉ số RCA trung bình ở mức 1,03 nhưng lại có xu hướng giảm dần trong vòng 4 năm trở lại đây Việc nhóm 2 này giữ được mức RCA trung bình lớn hơn 1 hoàn toàn là nhờ mức RCA cao của giai đoạn 2006-2011 Trong giai đoạn 2012-2015 chỉ số RCA của nhóm này đều ở mức thấp hơn 1, mặc dù thấp hơn không nhiều
Nhóm hàng 3 (chủ yếu là xuất khẩu dầu thô và than đá) tuy có mức RCA trung bình xấp xỉ 1 (ở mức 0,83), nhưng rõ ràng đã không còn lợi thế cạnh tranh nữa Nhóm này chỉ có lợi thế so sánh vào giai đoạn trước năm 2009 Từ năm 2010-2015 mức RCA của nhóm này sụt giảm nghiêm trọng năm này qua năm khác và đến
2015 chỉ còn ở mức 0,39 Điều này thật không khó lý giải bởi tài nguyên dầu mỏ của chúng ta đang giảm dần, còn than đá thì thậm chí chúng ta còn có xu hướng nhập nhiều hơn xuất
Đối với nhóm 1 (đồ uống và thuốc lá), nhóm 4 (dầu, mỡ, chất béo, sáp động thực vật) và nhóm 5 (hóa chất và sản phẩm liên quan), chúng ta hoàn toàn không có lợi thế so sánh Chỉ số RCA trung bình của các nhóm này đều rất thấp và không có xu hướng cải thiện qua các năm
Trang 36Đối với các nhóm hàng 6 (hàng chế biến) và 7 (máy móc, phương tiện phụ tùng), chúng ta cũng đều không có lợi thế so sánh Tuy nhiên, đứng ở góc độ thống kê, chỉ
số RCA của hai nhóm này được cải thiện rõ rệt trong những năm trở lại đây Mặc
dù chỉ số RCA trung bình của cả giai đoạn 2006-2015 của hai nhóm này chỉ ở mức 0,77 và 0,61, nhưng trong vòng 4 năm trở lại đây, chỉ số này của cả hai nhóm đều tiến tới xấp xỉ mức 0,9 Đây là một tín hiệu đáng mừng vì nó phù hợp với định hướng dài hạn của Việt Nam là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng bền vững
So sánh giữa các quốc gia
Bây giờ chúng ta làm một phép so sánh giữa xuất khẩu của Việt Nam với một vài quốc gia khác trong khu vực Châu Á Các nước được sử dụng làm đối tượng so sánh gồm 5 nước ASEAN là Thái Lan, Malaysia, Indonexia, Philipin, Singapore
Ngoài ra còn có 3 nước khác là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản
Bảng 2.8: Chỉ số RCA trung bình cho một số nước Châu Á, 2006-2015
Việt
Nam
Trung Quốc Ấn Độ Indonesia
Nhật Bản
Malay sia
Philip pines
Singa pore
Thai land
Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ số liệu của UNCTAD/WTO
Có thể thấy, xét về tỷ lệ các nhóm hàng có lợi thế so sánh trong thương mại quốc
tế, thì vị trí của Việt Nam cũng không tệ lắm Với tỷ lệ 3/9, Việt Nam chỉ đứng sau Indonexia, Ấn Độ, xếp ngang hàng với Trung Quốc, Singapore, Thái Lan và vượt lên trên Malaysia, Philipin, và Nhật Bản Song ở đây dường như vẫn có điều gì đó không ổn Và sự thực, điều không ổn ấy nằm ở cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam Trong số 9 quốc gia ở Bảng trên, thì chỉ mình Việt Nam là không có lợi thế so sánh đối với nhóm hàng công nghiệp 6 và 7 Tất cả 8 quốc gia còn lại đều có lợi thế
Trang 37so sánh về ít nhất một trong hai nhóm hàng trên Tất nhiên, ta không thể so được với Nhật Bản hay Singapore về khả năng sản xuất hàng công nghiệp Song, việc các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Indonexia đang dần chiếm lợi thế cạnh tranh trong các nhóm hàng này chứng tỏ họ đã nhanh chân hơn ta trong việc điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu Hơn nữa, chỉ số RCA của Việt Nam đối với hai nhóm hàng này khá thấp, ở mức 0,77 và 0,61 Điều này cho thấy để có được lợi thế cạnh tranh về nhóm hàng công nghiệp nhẹ và máy móc thiết bị thì Việt Nam còn phải cố gắng nhiều, và đây cũng là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà chúng ta đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tuy thế, trong 3 nhóm hàng mà chúng ta có lợi thế so sánh, thì Việt Nam cũng vẫn trội hơn hẳn so với các nước khác về nhóm hàng 0 và nhóm hàng 8 Nhóm 0 gồm các mặt hàng về lương thực và động vật sống Đây là nhóm hàng nhiều nước không theo đuổi về dài hạn do không có các ưu thế về điều kiện tự nhiên và cũng không mấy phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa Song đối với các mặt hàng thủ công nghiệp (nhóm 8) thì khác Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nhóm 8 chiếm tới hơn 12,5% tổng kim ngạch thế giới Nhóm hàng này lại rất phù hợp cho các nước đang phát triển để kết hợp quá trình công nghiệp hóa với những nguồn lực sẵn có như lực lượng lao đồng dồi dào, tay nghề thủ công tinh xảo, nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có Do đó, có được
ưu thế xuất khẩu về mặt hàng này cũng là một điều đáng mừng cho Việt Nam Một điểm cần cảnh báo là xu hướng biến động của chỉ số RCA đối với cả ba nhóm hàng mà chúng ta có lợi thế so sánh đều theo chiều giảm dần Và cần thấy rằng, có được lợi thế so sánh hôm nay không đồng nghĩa với việc sẽ có được lợi thế
so sánh ngày mai Bởi vì, đây là một khái niệm “động” và tất cả các quốc gia đều muốn chạy đua để cải thiện lợi thế so sánh của mình Đối với nhóm hàng 2, lợi thế của chúng ta khá bấp bênh do chỉ phụ thuộc chủ yếu vào hai mặt hàng chủ lực là gỗ
và cao su Nhóm hàng 0 hiện vẫn có lợi thế tương đối vững chắc Song giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này ngày càng có xu hướng giảm dần về mặt tương đối do hạn chế phía cầu Đối với nhóm hàng 8, hiện ta đang có lợi thế nhưng lại phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước có cùng ưu thế khác như Trung Quốc, Ấn Độ và kế
Trang 38tiếp là một loạt các nước khác cũng đang có xu hướng vươn lên như Indonesia,
Malaysia và Thailan (chỉ số RCA của ba nước này hiện rất sát 1)
Tóm lại, bằng cách sử dụng phương pháp tính chỉ số RCA, chúng ta xác định
được 03 nhóm hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh là nhóm 0, nhóm 2 và nhóm 8
2.2.2 Phân tích những nhóm hàng có lợi thế so sánh theo mô hình SSA
Bây giờ, chúng ta sẽ làm rõ hơn nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu trong thời
gian qua, đặc biệt là với những nhóm hàng mà chúng ta có lợi thể so sánh thông qua
sử dụng phương pháp SSA Phương pháp này hiện đang được sử dụng khá rộng rãi
trong phân tích vùng và phân tích thương mại quốc tế
Phương pháp này sử dụng kỹ thuật phân rã để tách mức tăng trưởng xuất khẩu
thành ba yếu tố: (i) tăng do thay đổi cầu nhập khẩu thế giới (WS); (ii) tăng do cơ
cấu ngành hợp lý (IM); và (iii) tăng do khai thác tốt lợi thế quốc gia (RS)
Bảng 2.9: Kết quả phân tích SSA cho Việt Nam, 2006-2015
Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ số liệu của UNCTAD/WTO
2.2.2.1 Ảnh hưởng của nhu cầu nhập khẩu thế giới
Hệ số WS được đưa ra với giả định, khi cầu nhập khẩu của thế giới tăng thì tất cả
các nhóm hàng đều được hưởng lợi Tất nhiên mức độ hưởng lợi sẽ không đồng
đều cho tất cả các nhóm mặt hàng
Nhu cầu nhập khẩu thế giới tăng đóng góp 11,5 tỷ USD, tương đương với 9,5%
mức tăng kim ngạch xuất khẩu Trong ba nhóm hàng xuất khẩu mà chúng ta có lợi
thế so sánh, thì nhóm hàng được hưởng lợi lớn nhất do cầu thế giới tăng là nhóm 2
Trang 39(đóng góp tới 24,1% tăng trưởng xuất khẩu), rồi đến nhóm 0 (đóng góp 19,5% tăng trưởng xuất khẩu)và cuối cùng là nhóm 8 (đóng góp 12,6% tăng trưởng xuất khẩu) Điều này cho thấy những nhóm hàng đó tương đối co dãn với cầu nhập khẩu thế giới Thông thường, khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng, nhu cầu cho các nhóm hàng này sẽ tăng lên đáng kể, nhưng ngược lại khi nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái thì những nhóm hàng mà chúng ta đang có lợi thế so sánh lại bị ảnh hưởng khá nặng nề
Đây là điều đáng lưu ý đối với các nhà hoạch định chính sách để có những giải pháp điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước phù hợp trước những dự báo khác nhau về viễn cảnh kinh tế thế giới
2.2.2.2 Ảnh hưởng của cơ cấu ngành hàng xuất khẩu Việt Nam
Hệ số IM cho toàn nền kinh tế dương cho thấy cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng có đóng góp vào mức tăng trưởng chung của xuất khẩu Mức đóng góp này là khoảng 11,7 tỷ USD (tương đương với 9,6% mức tăng kim ngạch xuất khẩu) Đây cũng là mức trung bình so với nhiều nước khác trong khu vực
Đi vào chi tiết, ta thấy trong số ba nhóm hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh thì chỉ có hai nhóm hàng có hệ số IM dương Nhóm 2 là nhóm có hệ số IM âm (ở mức -5,7%) Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu của các mặt hàng xuất khẩu trong nhóm 2 trên thế giới có xu hướng giảm tương đối so với các nhóm hàng khác Nhóm 2 chủ yếu gồm các mặt hàng thuộc nhóm nguyên vật liệu thô nhưng lại không thiết yếu Do vậy, với sự phát triển của công nghệ, tạo ra nhiều loại nguyên vật liệu tổng hợp thay thế, khiến cho về dài hạn, nhu cầu nhập khẩu thế giới của nhóm này có xu hướng giảm dần
Điểm đáng mừng là ở hai nhóm hàng 0 và 8, chúng ta đều có mức chỉ số IM dương khá lớn Hơn nữa, hai nhóm này đều nằm trong nhóm những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của nhóm 0 chiếm tới 14,2% tổng kim ngạch xuất khẩu Con số này ở nhóm 8 còn
ấn tượng hơn, ở mức 32,2%
Trang 40Bảng 2.10: Hệ số IM của Việt Nam tính theo từng năm và cả giai đoạn 2006-2015
Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ số liệu của UNCTAD/WTO
Tuy nhiên cần nhận thấy rằng, đối với nhóm hàng 0, chủ yếu là nông sản và thủy
sản thì lại là mặt hàng có giá cả rất bấp bênh, tăng giảm thất thường do đó mặc dù
chỉ số IM cho cả giai đoạn 2006-2015 lớn hơn 0, nhưng nếu ta chỉ tính hệ số IM cho
riêng từng năm thì ta sẽ thấy, chỉ số IM của nhóm 0 biến động rất mạnh qua các
năm chứ không có tính ổn định theo chu kì
Hình 2.2: Hệ số IM cho Việt Nam, trung bình giai đoạn 2006-2015
Trái ngược với biến động của nhóm 0, nếu ta tính chỉ số IM cho nhóm 8 theo
từng năm thì rõ ràng chỉ số này có tính xu hướng rõ rệt Từ mức âm rất mạnh ở
những năm 2006, cường độ của chỉ số này giảm dần và chuyển sang dương vào
những năm 2012 sau đó tiếp tục tăng dần lên Điều này chứng tỏ đối với tầm quan
trọng của nhóm hàng 8 trong cơ cấu nhập khẩu thế giới ngày càng được cải thiện và
chúng ta may mắn lại có lợi thế so sánh trong chính nhóm hàng này