Sở GD – ĐT Quảng Trị Trường THPT TX Quảng Trị BÀI KIỂMTRA (1t) Lớp 10A 7 ĐỀ LẺ I. Lý Thuyết (4 điểm) Câu 1. Dạng cân bằng nào mà khi vật lệch khỏi vị trí cân bằng cũ, ngay sau đó nó tự thiết lập ngay một vị trí cân bằng mới ? A. Cân bằng bền B. Cân bằng không bền C.Cân bằng phiếm định D. Không có dạng cân bằng nói trên Câu 2. Diều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên cùng một vật rắn là cân bằng? A. Ba lực đồng phẳng B.Ba lực đồng phẳng và đồng quy C. Hợp của hai trong ba lực cân bằng với lực thứ ba D. Ba lực đồng quy. Câu 3. Trường hợp nào sau đây lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục ? A. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay B. Lực có giá cắt trục quay C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay D. Lực có giá song song với trục quay Câu 4. Một vật rơi tự do trong không khí được quảng đường z, vật ấy cũng rơi quãng đường z trong dầu nhớt. Chọn đáp án đúng. A. Công của trọng lực khi rơi tự do lớn hơn B. Công của trọng lực khi rơi trong nhớt lớn hơn C. Công bằng nhau trong hai trường hợp D. Tất cả đều sai. Câu 5. Động năng của vật sẽ thay đổi ra sao nếu khối lượng vật không đổi còn vận tốc tăng gấp 2 lần? A. không đổi B. Tăng 2 lần C. Tăng 4 lần D. Giảm 2 lần Câu 6. Lực nào sau đây không phải là lực thế? A. lực đàn hồi B. Lực hấp dẫn C. Lực ma sát D. Trọng lực Câu 7. Một lò xo có độ cứng 200N/m bị kéo dãn ra một đoạn bằng 10cm so với vị trí cân bằng . Thế năng đàn hồi của lò xo lúc này bằng? A. 1 J B. 10 J C. 0,2 J D. 2 J Câu 8 Một quả bóng được ném với vận tốc xác định. Đại lượng nào không đổi trong khi quả bóng chuyển động? A. Động lượng B. Động năng C. Gia tốc D. Thế năng Câu 9. Một vật khối lượng 2,5kg rơi từ độ cao 3,5m so với mặt đất (g = 10m/s 2 ). Công của trọng lực thực hiện trong quá trình bằng bao nhiêu ? A. 0,875 J B. 875 J C. 8,75 J D. 87,5 J Câu 10. Một vật nằm yên thì có thể có ? A. vận tốc B. động lượng C. Thế năng D. Động năng II .Bài Tập ( 6 điểm) Câu 1. Một vật có khối lượng m = 450kg nằm yên trên mặt phẳng nghiêng một góc 0 30 = α so với mặt phẳng nằm ngang ( hình vẽ) . a, Biểu diễn các lực tác dụng lên vật. b, Tính độ lớn lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng c, Nếu hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng nghiêng µ = 1. Hỏi góc nghiêng cực đại phải bằng bao nhiêu để vật không bị trượt? Câu 2. ném một hòn đá khối lượng 2kg với vận tốc 5m/s từ tầng gác cao 12m so với mặt đất . bỏ qua lực cản của không khí . a, Xác định cơ năng của vật tại thời điểm ném. b, Khi vật rơi tới độ cao cách mặt đất 2m, thì vận tốc của nó bằng bao nhiêu? α . Sở GD – ĐT Quảng Trị Trường THPT TX Quảng Trị BÀI KIỂM TRA (1t) Lớp 10A 7 ĐỀ LẺ I. Lý Thuyết (4 điểm) Câu 1. Dạng cân bằng nào mà khi vật. vận tốc B. động lượng C. Thế năng D. Động năng II .Bài Tập ( 6 điểm) Câu 1. Một vật có khối lượng m = 450 kg nằm yên trên mặt phẳng nghiêng một góc 0 30