Nhắc lại giải phẫu của hệ thống thận – tiết niệu Bình thường hai thận nằm hai bên cột sống, trong hố thận, cực trên ngang mỏm ngang đốt sống lưng 11, cực dưới ngang mỏm ngang đốt sốn
Trang 1KHÁM LÂM SÀNG
HỆ THỐNG THẬN TIẾT NIỆU
Bộ môn Nội tổng hợp-Đại Học Y Hà Nội
Trang 2Nhắc lại giải phẫu của hệ thống
thận – tiết niệu
Bình thường hai thận nằm hai bên cột sống, trong hố thận, cực trên ngang mỏm ngang
đốt sống lưng 11, cực dưới ngang mỏm
ngang đốt sống lưng 3, thận phải thấp hơn
thận trái
Bất thường: (dị dạng) có người chỉ có một
thận, hoặc 3 thận, hoặc không nằm trong hố thận mà nằm ngoài hố thận, ở bất cứ nơi nào
Trang 3Nhắc lại giải phẫu của hệ thống
thận – tiết niệu
Đối chiếu thận lên thành bụng, ở phía trước là vùng mạn sườn, phía sau là vùng hố thắt lưng
Hố thận là một mô liên kết rất lỏng lẻo
Đặc tính giải phẫu học của thận là rất di động
và bình thường ta không sờ thấy được thận
Nhưng khi thận to lên ta có thể sờ được.
Trang 4Nhắc lại giải phẫu của hệ thống
thận – tiết niệu
Từ thận đi xuống có hai niệu quản chạy dọc hai bên cột
sống Sỏi khi nằm ở niệu quản hoặc đi qua có thể gây cơn đau
Hai niệu quản đổ vào bàng quang Nước tiểu từ bàng
quang đi ra ngoài qua niệu đạo
Riêng ở nam giới có tiền liệt tuyến, tuy nằm ngoài đường tiết niệu và thuộc về bộ máy sinh dục nhưng có liên quan mật thiết với bộ máy tiết niệu vì nằm ngang ở vùng bàng quang bao quanh niệu đạo ở phía sau Khi tiền liệt tuyến bị viêm hoặc có u sẽ có những biểu hiện về rối loạn tiểu tiện
Trang 5THĂM KHÁM TOÀN THÂN MỘT
NGƯỜI CÓ BỆNH THẬN TIẾT NIỆU
Tình trạng toàn thân: gày yếu, mệt mỏi, ăn, uống, ngủ, tình trạng mạch, nhiệt độ.
RỐI LOẠN TIỂU TIỆN
Phù
Huyết áp
Thiếu máu
Soi đáy mắt
Trang 6CÁCH KHÁM THẬN
Nhìn: vùng hố thắt lưng xem có sưng không, nhìn bụng có thấy khối u nổi lên không.
Sờ: Là phương pháp quan trọng nhất để khám thận to
Trong khi sờ, chú ý cảm giác đau của người bệnh
và phản ứng bụng
Tư thế người bệnh nằm ngửa
Trang 7CÁCH KHÁM THẬN
Tìm dấu hiệu chạm thắt lưng (contact lombaire): dùng một bàn tay đặt phía sau vùng hố thắt lưng, còn bàn tay kia sờ và ấn lên khối u Nếu thận to, sẽ thấy có cảm giác chắc Dấu hiệu này rất quan trọng để chẩn đoán thận to
Tìm dấu hiệu bập bềnh thận: người bệnh nằm ngửa,
một tay đặt phía hố thắt lưng, một tay để trên bụng, vùng mạn sườn Tay trên để yên, tay dưới dùng ngón
tay ấn và hất mạnh lên, rồi làm ngược lại, tay dưới để yên, dùng đầu ngón tay trên đẩy xuống, làm khi người bệnh bắt đầu thở ra Cần đẩy nhanh và hơi mạnh nếu
Trang 8CÁCH KHÁM THẬN
Người bệnh nằm nghiêng, một chân duỗi Muốn khám thận bên nào thì nằm nghiêng bên đối diện, thầy thuốc ngồi phía sau lưng Ví dụ muốn khám thận bên phải, người bệnh nằm nghiêng về bên trái, thầy thuốc ngồi sau lưng, dùng tay trái đặt ở hố thắt lưng, tay phải đặt ở phía bụng Ngón trỏ cách xương sườn thứ 10 khoảng 2 khoát ngón tay Khi người bệnh hít vào sâu, thận được đẩy xuống, ta sờ thấy
thận.
Trong các phương pháp sờ nắn trên, phương pháp bập bềnh thận là phương pháp tốt nhất khám thận to vì đơn giản và chính xác, khi có dấu hiệu bập bềnh, thường khối u đó là thận to Tuy nhiên có trường hợp bập bềnh thận không có hoặc không chắc chắn, phương pháp nằm nghiêng sẽ bổ sung thêm.
Tư thế người bệnh nằm nghiêng
Trang 9KHÁM ĐIỂM ĐAU CỦA NIỆU QUẢN
•Điểm niệu quản trên hay điểm cạnh rốn: kẻ một đường ngang qua rốn gặp bờ ngoài cơ thẳng to, hoặc
3 khoát ngón tay cách ngang rốn Tương ứng với L2 (1)
•Điểm niệu quản giữa: Kẻ đường ngang qua hai gai chậu trước trên Chia làm 3 phần: hai đầu của đoạn 1/3 giữa là điểm niệu quản giữa tương ứng với khớp L4 – L5
Trang 10KHÁM ĐIỂM ĐAU CỦA NIỆU QUẢN
Trang 11KHÁM ĐIỂM ĐAU CỦA THẬN
(PHÍA BÊN VÀ SAU)
• Điểm sườn lưng:
điểm gặp nhau của bờ dưới xương sườn 12 và
bờ ngoài khối cơ lưng to.
• Điểm sườn cột sống:
góc xương sườn 12 và cột sống
Trang 12KHÁM ĐIỂM ĐAU CỦA THẬN
(PHÍA BÊN VÀ SAU)
Vỗ hông lưng:
Phương pháp vỗ thận để tìm dấu hiệu rung
thận (Patenôpxki) giống như dấu hiệu rung
gan; để một bàn tay lên vùng thận rồi dùng
mép bàn tay kia vỗ lên trên Bình thường, khi làm nghiệm pháp này, người bệnh không đau, nhưng nếu có bệnh lý ở thận, nhất là ứ nước và
ứ mủ thận làm nghiệm pháp này rất đau.
Trang 13Khám bàng quang
Nhìn: nếu có cầu bàng quang, vùng hạ vị nổi lên một khối u tròn nhỏ bằng quả cam hay to lên tận rốn
Sờ: khối u rất tròn nhẵn, có cảm giác căng căng, không
di động
Gõ: đục, vùng đục hình tròn đỉnh lồi lên phía trên
Thông đái: lấy được nhiều nước tiểu, khối u xẹp ngay
Đó là phương pháp chắc chắn nhất để phân biệt với các khối u khác
Trang 14Khám tiền liệt tuyến
•Thăm trực tràng: Nếu người bệnh nằm ngửa, ta quay đầu ngón tay lên phía trên, khoảng 12 giờ nếu người bệnh nằm sấp, chổng mông quay mặt trước ngón tay phía xuống dưới, khoảng 6 giờ, thì đầu ngón tay sẽ có cảm giác chạm vào một khối u nhỏ hơi lồi lên trên mặt của trực tràng Đó là tiền liệt tuyến.
•Bình thường TLT là một khối nhỏ, không sờ thấy hoặc chỉ hơi nổi lên, có hai thuỳ, ở giữa có một rãnh Vị trí nằm ở vùng cổ bàng quang ôm lấy niệu đạo màng,
ngang dưới khớp vệ Ở người già tuyến này bị xơ nên
Trang 15Khám tiền liệt tuyến
Tiền liệt tuyến có thể to lên trong trường hợp:
Ung thư tiền liệt tuyến: thăm trực tràng thấy tiền liệt tuyến to, rất cứng có khi sờ thấy nhân ung thư rất cứng, lồi hẳn lên Ấn có thể đau Có thể to một thuỳ hoặc cả hai thuỳ
Vì tiền liệt tuyến nằm ngang ở cổ bàng quang nên khi to
sẽ đội cổ bàng quang lên và đè niệu đạo, gây rối
loạn về “đi tiểu”
Viêm tiền liệt tuyến: tiền liệt tuyến to, mềm hơn và rất đau Khi thăm trực tràng có thể nặn mủ chảy ra Lấy mủ
đó đem cấy và đem soi vi khuẩn Viêm tiền liệt tuyến có