1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom chất thải rắn, chất thải sinh hoạt tại xã yên tiến, huyện ý yên, tỉnh nam định

119 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 4,05 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNQua thời gian học tập tại Khoa Môi trường, Trường Đại học Thủy Lợi, em đã thực hiện đồ án với đề tài: “Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom chất thải rắn, chất thải sinh hoạt tại

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tên em là : ĐINH THỊ PHƯỢNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập tại Khoa Môi trường, Trường Đại học Thủy

Lợi, em đã thực hiện đồ án với đề tài: “Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom chất thải rắn, chất thải sinh hoạt tại xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”

Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề án tốt nghiệp,ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡtận tình của Thầy giáo ĐỖ THUẬN AN Sự giúp đỡ và tạo điều kiệncủa ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể thầy giáo, cô giáo trongkhoa Môi Trường đã giảng dạy em trong 4,5 năm học vừa qua Nhândịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị Phòng Tàinguyên & Môi trường huyện Ý Yên và UBND xã Yên Tiến đã giúp đỡ,tạo điều kiện cho em trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu thựchiện đồ án và hoàn thành tốt đề tài này

Ngoài ra, để thực hiện tốt đề tài này em xin được bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc tới bố, mẹ, anh chị, bạn bè, người dân tại khu vựcnghiên cứu… đã động viên giúp đỡ em cả về tinh thần và vật chất,tạo mọi điều kiện cho em trong trong suốt thời gian học tập vừa qua

Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm, thời gian thực hiện hạn chế vàgặp một số khó khăn trong quá trình đi khảo sát thực tế, không tránhkhỏi nhiều thiếu sót và còn nhiều hạn chế, em rất mong nhận được

sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo cũng như tất cả mọi người

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 7

7 7

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Song song với quá trình phát triển kinh tế và tốc độ đô thị công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ là nhiều vấn đề môi trường gâybức xúc nảy sinh, liên quan đến các hoạt động dân sinh, côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,…Nhu cầu đời sống ngày càngtăng cao, tỷ lệ thuận với lượng rác thải ra ngoài môi trường Và cácảnh hưởng tương quan giữa các vấn đề môi trường cần có sự nghiêncứu giải quyết hợp lý nhằm hướng tới phát triển bền vững Trong cácvấn đề về môi trường thì chất thải rắn, chất thải sinh hoạt là một vấn

hóa-đề nghiêm trọng, thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận

Xã Yên Tiến là một xã có nhiều làng nghề, với dân số 13.648người (năm 2015) tương đối đông của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.Theo các tài liệu quy hoạch thì dự kiến đến năm 2030 dân số sẽ làkhoảng 16.000 người Tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh

là 5 tấn/ngày, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt thu gom là 4,8tấn/ngày (năm 2015) Tần xuất thu gom trung bình 3-4 ngày/lượt.Hình thức thu gom là gõ kẻng để người dân màn rác ra đổ Phươngtiện thu gom là xe thô sơ và lao động thủ công là chủ yếu, ngoài ra

có 1 xe cơ giới ba bánh Đối với rác thải từ làng nghề như sơn, mùn,gỗ,… cũng được thu gom cùng rác sinh hoạt Sau đó rác được trở ra

đổ ở bãi trống gần cánh đồng

Các vấn đề chính cần quan tâm đó là tần suất thu gom quá lâu,

lượng rác thải ra mỗi ngày của các hộ gia đình nhiều, dẫn đến ngườidân vẫn phải mang rác đi vứt không đúng nơi quy định Nhiều hộ giađình ở sâu trong ngõ, vì người đi gõ kẻng không cố định giờ thu rácnên họ không kịp chuẩn bị để mang rác ra kịp Bên cạnh đó, tất cảcác loại rác đều được chất lên xe, chưa có ý thức phân loại rác từtrước nên việc phân loại rác sẽ mất nhiều thời gian, công sức hơn

Trang 9

Cũng chưa có thùng chứa rác mà moị người hầu như bỏ rác vào túinilong Cuối cùng là rác thu gom chưa có biện pháp xử lý triệt để,hợp vệ sinh.

Do xã chưa có hệ thống phân loại, thu gom và xử lý rác hợp lý.Người dân còn đổ rác, vứt rác bừa bãi, chưa có ý thức phân loại rác

và đổ rác đúng nơi quy định Bên cạnh đó, rác thải vứt bừa bãi sinhmùi hôi thối, khó chịu, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nướcngầm và đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe của dân cư sống gần đó

Vì thế cần có những phương án để quản lý cũng như để ngườidân hiểu,phân loại rác và đổ rác đúng nơi quy định Bởi nếu đượcphân loại sẽ có nhiều thành phần được tái chế, nhiều thành phầndùng được cho sản xuất phân compost, không chỉ giúp giảm chi phíquản lý và xử lý chất thải rắn mà còn tiết kiệm nhiều nguồn tàinguyên và giảm tác động tiêu cực đến môi trường Từ thực trạng

trên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thiết kế hệ thống quản

lý, thu gom chất thải rắn, chất thải sinh hoạt tại xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”

Giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại rác

và có ý thức phân loại rác cũng như đổ rác đúng nơi quy định Giúpviệc quản lý rác thải được tốt hơn

Lập kế hoạch thu gom rác

Thiết kế được hướng tuyến và các vị trí thu gom rác hợp lý, đểngười dân trong xã dễ dàng, thuận tiện đổ rác

Trang 10

Thiết kế trạm trung chuyển rác cho cả xã Yên Tiến.

Khái toán kinh tế tài chính

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại xã Yên Tiến, một xã pháttriển mạnh nghề thủ công mỹ nghệ tre, nứa chắp và nghề làm đồthờ, đồ gỗ Xã có 10 thôn và 9 xóm với diện tích tự nhiên là 905,08ha: Thôn Thượng Thôn, thôn Đằng Chương, thôn Văn Tiên, thôn TânCầu, thôn Kênh Hội, thôn Đồng Văn, thôn Đồng Tiến, thôn TrungThôn, thôn Tân Lập, thôn Đông Hưng, xóm Hùng Vương, Đông Thịnh,

Bè, Hoa Lư, Trung Thứ, Quyết Tiến, Tân Hưng, Cộng Hòa, Bắc Sơn.Tập trung nghiên cứu hiện trạng quản lý rác tại xã và đưa ra nhữngbiện pháp, thiết kế hệ thống quản lý, thu gom rác cho xã

Hình 1: Bản đồ xã Yên Tiến

Cạnh xã Yên Tiến là xã Yên Ninh, Yên Thắng, Thị Trấn Lâm, YênBằng, Yên Hồng với những thế mạnh khác nhau của mỗi xã như: YênNinh với làng nghề đồ gỗ La Xuyên nổi tiếng, Thị Trấn Lâm với nghề

Trang 11

đúc đồng gia truyền, Yên Thắng, Yên Bằng và Yên Hồng thì thế mạnh

về sản xuất nông nghiệp, hoa màu Các xã có sự liên kết, gắn bó vớinhau để cùng phát triển

4 Nội dung nghiên cứu

Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số, hiệntrạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã Yên Tiến

Tổng quan về chất thải rắn và phương pháp xử lý

Nghiên cứu hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lýchất thải rắn, chất thải sinh hoạt của xã Yên Tiến

Dự báo tải lượng chất thải rắn, chất thải sinh hoạt của xã YênTiến đến năm 2035

Đánh giá hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn, chất thải sinhhoạt của xã Yên Tiến

Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn tại xã Yên Tiến

Lập kế hoạch thu gom rác

Thiết kế hướng tuyến và các vị trí thu gom rác hợp lý

Thiết kế trạm trung chuyển rác cho cả xã

Khái toán kinh tế tài chính

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp tài liệu

Các nguồn tài liệu được thu thập từ UBND xã/thị trấn, phòng Tài nguyên – môitrường huyện, internet, sách giáo trình và bài giảng của giáo viên…Các tài liệu, thôngtin sau khi thu thập được sẽ được chọn lọc, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu, thôngtin cần thiết cho đề tài nghiên cứu

Phương pháp thống kê

Số liệu cũng như thông tin thu thập được tư nhiều nguồn, nhiều cách khác nhau

sẽ được thống kê theo chuyên đề đã lựa chọn, sau đó xây dựng nên cơ sở dữ liệu cho

đề tài nghiên cứu

Phương pháp điều tra xã hội học

Trang 12

Nhằm đánh giá nhận thức, lấy ý kiến của người dân và điều trakhối lượng rác trong dân cư, xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn vàđiều tra các hộ gia đình sống tại xã Yên Tiến Đối tượng được phỏngvấn là những người dân thuộc nhiều thành phần dân cư khác nhaunhư giáo viên, nông dân, chủ xưởng đồ gỗ, đồ thờ, …

Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến, hướng dẫn của T.S Đỗ Thuận An về những nộidung của đề tài

Phương pháp dự báo

Trong đề tài nghiên cứu có sử dụng mô hình tính toán đơn giản là

mô hình dự báo dân số và dự báo tải lượng chất thải rắn sinh hoạttrên địa bàn xã phát sinh và thu gom được

Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp

Trên cơ sở tiến hành phân tích, đánh giá, sử dụng excel để tínhtoán, tổng hợp số liệu, từ đó lựa chọn vấn đề ưu tiên, lựa chọnphương án trình bày phù hợp trong điều kiện thực tiễn của địaphương

6 Cấu trúc đồ án

Thuyết minh: gồm 7 chương

Chương I: Điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội của xã YênTiến- Ý Yên- Nam Định

Chương II: Tổng quan về chất thải rắn và phương pháp xử lý Chương III: Hiện trạng thu gom – xử lý chất thải rắn tại xã YênTiến

Chương IV: Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn cho xãYên Tiến

Chương V: Thiết kế hướng tuyến và các vị trí thu gom rác

Chương VI: Thiết kế trạm trung chuyển rác

Chương VII: Khái toán kinh tế - tài chính

Kết luận kiến nghị

Trang 13

Tài liệu tham khảo

Các bản vẽ dự kiến:

Bản vẽ vạch tuyến thu gom rác, các vị trí thu gom rác

Bản vẽ điểm thu gom

Bản vẽ điểm trung chuyển rác

Trang 14

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ YÊN TIẾN, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH

Xã Yên Tiến nằm phía Nam huyện Ý Yên, nằm giáp trung tâmhuyện lỵ, có tổng diện tích hành chính là 905,08 ha Xã có 2 làngnghề: Cát Đằng và Thượng Thôn Phía Bắc giáp Thị Trấn Lâm và xãYên Ninh Phía Nam giáp xã Yên Khang Phía Đông giáp xã Yên Thắng

và Yên Đồng Phía Tây giáp xã Yên Hồng và Yên Bằng

Hình 2: Bản đồ huyện Ý Yên và xã Yên Tiến

Trang 15

1.1.2 Địa hình

Địa hình xã là dạng đồng bằng, khá bằng phẳng Hệ thống cácsông Sắt, sông S40 và sông S48 phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nôngnghiệp và dân sinh

Trang 16

1.1.3 Khí hậu

Xã Yên Tiến có khí hậu hiệt đới gió mùa nóng ẩm thuộc khu vựcđồng bằng Bắc Bộ, nóng ẩm, mưa nhiều, có bốn mùa xuân, hạ, thu,đông rõ rệt

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình mùa hạ là 31,2oC, nhiệt độ trungbình mùa đông là 18,5oC, nhiệt độ trung bình cao nhất : 34,3oC,nhiệt độ trung bình thấp nhất là 9,0oC

- Lượng mưa: mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 Lượngmưa trung bình hàng năm là 1562 mm Lượng mưa ngày lớn nhất

là 284mm Lượng mưa phân bố không đều trong năm ảnh hưởngđến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thuhoạch vụ chiêm xuân

- Gió: Hướng gió chủ đạo thay đổi theo mùa, tốc độ trung bình cảnăm là 2-2,3 m/s Hướng gió mùa hè: chủ yếu là gió Đông Nam,tần suất là 50-70%, tốc độ gió trung bình 1,9-2,2 m/s Tốc độ cựcđại (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hè thường xuất hiện các đợtgió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng Hướng giómùa đông chủ yếu là gió Đông Bắc, tần suất 60-70%, tốc độ giótrung bình 2,4-2,6 m/s

Nhìn chung khí hậu Yên Tiến thuận lợi cho môi trường sống, sựphát triển của hệ sinh thái động thực vật Việc phát triển sản xuấtnông nghiệp đặc biệt là gieo trồng có thể tiến hành quanh năm

1.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của xã Yên Tiến

1.1.4.1 Tài nguyên nước

Có nhiều hệ thống sông ngòi làm phong phú nguồn nước mặttrên địa bàn xã Ngoài ra các ao hồ trong khu dân cư, các mặt nướctrong các vùng chuyển đổi được quản lý sử dụng tương đối tốt

1.1.4.2 Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Yên Tiến là 905,08 ha Đất đaicủa xã được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa của hệ thốngsông Hồng

Trang 17

1.1.4.3 Tài nguyên thiên nhiên

Thảm thực vật: Cây trồng chủ yếu là lúa, ngoài ra cũng có một

số loại cây hoa màu khác như ngô, khoai, đỗ và một số loại rau màukhác Các loài cây gỗ chủ yếu như bạch đàn, phi lao, xà cừ,… cây ănquả: nhãn,đu đủ, hồng xiêm,…, cây mọc tự nhiên ở dạng cây bụi.Động vật: thành phần động vật chủ yếu là các loại gia cầm, giasúc

Tài nguyên khoáng sản: có các loại khoáng sản khai thác đều cóchất lượng khá tốt

1.1.4.4 Tài nguyên nhân văn

Xã có đình Cát Đằng, đình Thượng Đồng, chùa Đằng Chương,chùa Văn Tiên, nhà thờ họ giáo Kênh Hội, hệ thống miếu, nhà thờ họ,

…đã được xây dựng lâu đời Các công trình này đều có giá trị tâmlinh cao, được trùng tu nâng cấp bằng tiền và công sức đóng góp củangười dân

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1 Quy mô dân số

Xã Yên Tiến được chia làm 10 thôn và 9 xóm với diện tích đất tự

nhiên là 905,08 ha Dân số hiện trạng là 13.648 người Tỷ lệ tăng tựnhiên là 0,95% Số người trong độ tuổi lao động là 7500 người chiếm55% dân số Trong đó làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 6000người chiếm 80%, còn lại 20% lao động trong lĩnh vực công nghiệp,dịch vụ thương mại, công chức, viên chức nhà nước Số lượng ngườitrong độ tuổi còn đi học là 3500 người, chiếm 25,6% dân số toàn xã

Xã Yên tiến có hai làng nghề chính đó là Cát Đằng và ThượngThôn, ngành nghề sản xuất chủ yếu là mây, tre, nứa ghép, đồ gỗ, đồthờ Với làng nghề Cát Đằng, tổng số lao động có 1700 người vớitổng khối lượng sản phẩm là 30000 sp/năm Với làng nghề ThượngThôn, tổng số lao động là 1200 người với tổng khối lượng sản phẩm

là 25000 sp/năm

Trang 18

So với các xã khác của huyện thì Yên Tiến là một xã đông dân

cư, có nhiều làng nghề phát triển và duy trì làng nghề lâu đời

1.2.2 Kinh tế - xã hội

Ý Yên nằm giữa hai trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh NamĐịnh và Ninh Bình, huyện có tuyến đường cao tốc, quốc lộ 10, đườngsắt xuyên Việt đi qua… Ý Yên hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi đểthông thương và thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội

Xã Yên Tiến có tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt xấp xỉ 165 tỷđồng Thu nhập bình quân 12 triệu/người/năm Tỷ lệ hộ nghèo năm

2011 là 12%

Cơ cấu kinh tế của xã năm 2010: sản xuất nông nghiệp hiệntrạng chiếm 50%, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm 40% vàthương mại du lịch chiếm 10% Qua đó có thể thấy xã vẫn còn thiênnhiều về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu

Các hình thức sản xuất:

- Về trồng trọt: năng suất lúa bình quân đạt ở mức 110-115 tạ/ha

- Về chăn nuôi: trên địa bàn xã chủ yếu chăn nuôi lợn, trâu bò, giacầm Trong đó: lợn 2000 con, trâu bò 200 con, đàn gia cầm xấp

xỉ 20000 con

- Về thủy sản: Sản lượng thu hoạch 15-20 tấn, chủ yếu là sảnlượng cá

1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Tiến

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Yên Tiến là 905,08 ha, trong

đó các công trình giáo dục gồm 1 trường THCS, 2 trường tiểu học và

2 trường mầm non với tổng diện tích 31279 m2 Trạm y tế xã diệntích 2440 m2 nằm tại thôn Trung Thôn Bưu điện văn hóa xã nằm tạithôn Đông Hưng diện tích 106 m2 Nghĩa trang liệt sĩ nằm tại xómHùng Vương diện tích 2641 m2 Chợ: xã hiện chưa có chợ trung tâm,chỉ có chợ nhỏ lẻ tự phát ( chợ Đình, chợ Cầu Đen ) Nhà văn hóa:hiện xã có 9 nhà văn hóa cấp thôn, xóm với tổng diện tích 4680 m2.Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng gồm: đình Cát Đằng, đình

Trang 19

Thượng Đồng, chùa Đằng Chương, nhà thờ họ giáo Kênh Hội,…đãđược xây dựng lâu đời Nhà ở dân cư: đối với nhà ở của các hộ thuầnnông diện tích khuôn viên từ 300 – 1200 m2, nhà ở của các hộ sảnxuất tiểu thủ công nghiệp có diện tích lô đất là 160 – 500 m2, nhà ởcủa các hộ hoạt động dịch vụ có diện tích lô đất 100 – 150 m2.

1.2.4 Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật

1.2.4.1 Hệ thống giao thông

Đường đối ngoại: Quốc lộ 10 và đường sắt Bắc Nam đi qua vớichiều dài 3,3 km, hiện tại mặt đường trải nhựa rộng 11m, nền đườngrộng 12m Tỉnh lộ 485 (57A cũ ) với chiều dài 1,1 km, hiện tại mặtrộng 9,0 m, nền rộng 11m Huyện lộ 57B với chiều dài 0,7 km, mặtrộng 3m, nền rộng 7m Huyện lộ 57C với chiruf dài 2,7 km, mặt rộng7m, nền rộng 9m

Đối với đường trục xã, liên xã: Trục xã từ Trung Thôn qua UBND

xã tới huyện lộ 57B, chiều dài 0,64 km, hiện tại mặt rộng 7m, nềnrộng 9m Đường trục xã từ QL10 đến thôn Đồng Tiến, chiều dài 2,44

km, mặt rộng 2m, nền rộng 5m Đừng trục xã từ thôn thượng Đồngđến thôn Kênh Hội chiều dài 1,83km, mặt rộng 2m, nền rộng 5m.Đường trục thôn, liên thôn: các trục đường thôn có chiều rộngmặt đường 2 – 3m, nền đường 4 – 5m

Đường ngõ xóm: các trục đường ngõ thôn còn khá nhỏ, trungbình nền đường rộng 2 – 3m

Đường nội đồng rộng trung bình 1,5 – 2m

Nguồn điện cấp cho toàn xã lấy từ đường điện 35KV Ninh Bình –

Vụ Bản Hiện tại xã có 11 trạm biến áp, trong đó có 2 trạm công suất

Trang 20

180 KVA, 2 trạm công suất 500 KVA, 6 trạm có công suất 250 KVA vàmột trạm có công suất 400 KVA Tổng công suất các trạm là 3260KVA.

1.2.5 Hiện trạng môi trường

1.2.5.1 Hệ thống thoát nước

Thoát nước: hệ thống thoát nước chủ yếu thoát trực tiếp ra sông,

hồ, đồng ruộng xung quanh

1.2.5.2 Hiện trạng vệ sinh môi trường

Vệ sinh môi trường: Hiện tại toàn xã các điểm tập kết rác cònnhỏ lẻ, phân tán

Về quản lý chất thải rắn (CTR) thì xã đã thành lập tổ thu gom, xử

lý rác thải, bao gồm 15 tổ hoạt động thu gom cho 19 thôn với 30người trực tiếp làm nhiệm vụ Các tổ thu gom dưới sự điều hành,quản lý của các trưởng thôn, xóm Tuy nhiên, xã chưa có hệ thốngphân loại, thu gom và xử lý rác hợp lý Công tác tuyên truyền cònhạn chế, nên người dân còn đổ rác, vứt rác bừa bãi, chưa có ý thứcphân loại rác và đổ rác đúng nơi quy định

Hình 3: Hình ảnh dòng sông Đằng bị ô nhiễm do rác thải

Trang 21

1.2.6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và

môi trường

Xã có những thuận lợi: trong những năm qua, tốc độ phát triểnkinh tế của xã Yên Tiến đã tăng đáng kể Điều kiện tự nhiên, hiệntrạng phát triển kinh tế xã hội cho thấy việc quy hoạch xây dựngnông thôn mới của xã Yên Tiến có nhiều thuận lợi Có mối liên hệgiao thông tương đối thuận lợi, là điều kiện tốt để phát triển sảnxuất, giao lưu hàng hóa và hội nhập phát triển kinh tế, văn hóa - xãhội Nông dân có trình độ thâm canh nông nghiệp khá, quỹ đát pháttriển nông nghiệp lớn và tương đối đa dạng Xã là vùng có tiềm năngphát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thươngmại đa ngành, nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề khá Đất đai khábằng phẳng, thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vàphát triển kinh tế xã hội

Bên cạnh những thuận lợi đó thì xã cũng còn những khó khăn: cơ

sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kĩ thuật còn thiếu, chưa đồng bộ, nhiềucông trình bị xuống cấp Kinh phí để xây dựng hệ thống giao thông,thủy lợi tương đối tốn kém Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, nông nghiệpvẫn chiếm tỷ lệ cao, ngành nghề dịch vụ phát triển chưa nhanh.Chưa có kế hoạch xây dựng và thực hiện biện pháp bảo vệ môitrường, làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, sức khỏe của người dân

và đến môi trường sinh thái

Hạ tầng đáp ứng nhu cầu thu gom và vận chuyển CTR vẫn cònyếu kém Công tác quản lý môi trường trong làng nghề gặp nhiềukhó khăn với lý do: Việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là

hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ở, nhà ở trong khu dân cư Việcquản lý, xử lý ô nhiễm môi trường: mùi, bụi, tiếng ồn, nước thải chưatriệt để Làng nghề không có cán bộ phụ trách môi trường Kinh phícho công tác đảm bảo vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế, côngtác vận động nhân công thu gom xử lý rác thải còn nhiều khó khan

Trang 22

do các thôn, xóm còn nằm rải rác, phương tiện thu gom chủ yếubằng xe thô sơ, giá nhân công thấp, không có chế độ đảm bảo sứckhỏe cho người trực tiếp thu gom, xử lý rác thải.

Trang 23

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

2.1 Sơ lược về chất thải rắn

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải ở trạng thái rắn phát sinhtrong các hoạt động thường ngày của con người từ các khu dân cư,làng mạc, trường học, cơ quan…Chất thải rắn sinh hoạt hay còn gọi

là rác thải sinh hoạt cần được phân loại và có biện pháp xử lý, táichế, tái sử dụng hợp lý để thu hồi năng lượng và bảo vệ môi trường

2.1.2 Các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của chất thải rắn

( CTR )

2.1.2.1 Tính chất vật lý của CTR

Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTR là khối lượngriêng, độ ẩm, kích thước và cấp phối hạt, khả năng giữ nước thực tế

và độ thấm của chất thải đã được nén

- Khối lượng riêng

Khối lượng riêng của CTR là trọng lượng của một đơn vị vật chấttính trên một đơn vị thể tích chất thải (kg/m3)

- Độ ẩm

Độ ẩm là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải

ở trạng thái nguyên thủy Đơn vị ( %) Độ ẩm của CTR được biểu diễnbằng 2 phương pháp: phương pháp khối lượng khô và phương phápkhối lượng ướt

- Kích thước và cấp phối hạt của các thành phần trong CTR

Tính chất này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán vàthiết kế các phương tiện cơ khí: thu hồi vật liệu, sử dụng các sàng lọcphân loại bằng máy hoặc phân chia loại bằng phương pháp từ tính

- Khả năng giữ nước thực tế của CTR

Trang 24

Là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thảidưới tác dụng của trọng lực

- Độ thấm của CTR đã được nén

Là một tính chất vật lý quan trọng, chi phối và điều khiển sự dichuyển của các chất lỏng ( nước rò rỉ, nước ngầm, nước thấm ) vàcác khí bên trong bãi rác

2.1.2.2 Tính chất hóa học của CTR

Thành phần hóa học của các vật liệu cấu tạo nên CTR đóng vaitrò rất quan trọng trong việc đánh giá các phương pháp, lựa chọnphương thức xử lý và tái sinh chất thải

Các chỉ tiêu hóa học quan trọng của chất thải rắn đô thị gồm: chất hữu cơ, chấttro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị

- Chất hữu cơ : Lấy mẫu nung ở 950oC, phần bay hơi đi là phần chất hữu cơ haycòn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40– 60%, giá trị trung bình là 53%

- Chất tro : Là phần còn lại sau khi nung ở 950 độ C Nhiệt độ nóng chảy của

tro thường nằm trong khoảng 11000oC – 12000oC

- Hàm lượng cacbon cố định : Là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô

cơ khác không phải là cacbon trong tro khi nung ở 950 độ C, hàm lượng nàythường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7% Các chất vô cơ này chiếmkhoảng 15 – 30%, giá trị trung bình là 20%

- Nhiệt trị : Là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn Giá trị nhiệt được xác

định theo công thức Dulong :

Trang 25

Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ của chấtthải rắn sinh hoạt là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể đượcchuyển hóa sinh học thành khí, chất rắn vô cơ và hữu cơ khác Sựphát sinh mùi và côn trùng có liên quan đến quá trình phân hủy củacác vật liệu hữu cơ tìm thấy trong chất thải rắn sinh hoạt

- Khả năng phân hủy sinh học của thành phần chất hữu cơ

Thành phần CTR dễ bay hơi, được xác định bằng cách đốt ở

550oC, thường sử dụng như một thước đo sự phân hủy sinh học củaphần hữu cơ trong CTR sinh hoạt Việc sử dụng CTR bay hơi để mô tảkhả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR thì khôngđúng vì một vài thành phần tạo thành chất hữu cơ của CTR sinh hoạt

có khả năng dễ bay hơi cao nhưng khả năng phân hủy lại thấp (nhưgiấy in báo, cành cây…) Thay vào đó, hàm lượng lignin của CTR cóthể được ứng dụng để ước lượng phần chất thải dễ phân hủy sinhhọc

Khả năng phân hủy chung của các hợp chất hữu cơ trong chấtthải rắn đô thị dựa trên cơ sở hàm lượng lignin được trình bày ởbảng Theo đó, những chất thải hữu cơ có thành phần lignin cao, khảnăng phân hủy sinh học thấp đáng kể so với các chất khác

Bảng 1: Khả năng phân hủy sinh học các chất hữu cơ

bay hơi (%

tổng chất rắn )

Thành phần lignin (% chất rắn bay hơi)

Phần phân hủy sinh học

Trang 26

Bìa cứng 94.0 12.9 0.4

7

2

- Sự phát sinh mùi hôi

Đó là kết quả của quá trình phân hủy yếm khí với sự phân hủycủa các thành phần hợp chất hữu cơ có trong CTR, thường phát sinh

ở các vị trí thu gom, trạm trung chuyển và nơi chôn lấp

- Sự phát triển của ruồi

Phát sinh mạnh nhất vào mùa hè, trong các khu vực khí hậunóng ẩm

2.1.3 Nguồn gốc phát sinh

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn có thể được tổng hợp bằng sơ

đồ sau đây:

Trang 27

Hình 4: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

2.1.4 Phân loại CTR

Việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp xác định các loại khác nhaucủa chất thải rắn được sinh ra Khi thực hiện việc phân loại chất thảirắn sẽ giúp chúng ta tăng khả năng tái chế và tái sử dụng lại các vậtliệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.Chất thải rắn rất đa dạng, vì vậy mà cũng có nhiều cách để phânloại như:

2.1.4.1 Phân loại theo vị trí hình thành

Có thể phân loại chất thải rắn hay rác thải thành chất thải rắntrong nhà, ngoài nhà, chợ hay trên đường phố…

2.1.4.2 Phân loại theo tính chất

Trang 28

Phân loại chất thải rắn theo dạng này người ta chia thành cácdạng là : các chất cháy được, các chất không cháy được, các chấthỗn hợp Phân loại theo tính chất được thể hiện ở bảng:

Bảng 2: Bảng phân loại chất thải rắn theo tính chất

(Nguồn: Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản Lê Văn Nãi,

Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 1999)

- Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre , rơm

- Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo

- Các vât liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su

2.Các chất không cháy được

- Các vật liệu không bị nam châm hút

- Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thủy tinh

- Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh

2 đều sẽ thuộc loại này Loại này có thể chia làm 2 dạng vớikích thước > 5mm và <5 mm

2.1.4.3 Phân loại theo nguồn phát sinh

CTR sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt độngcủa con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơquan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại Chất thải sinhhoạt có thành phân bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói

vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm thừa, xương động vật, trẻ,

gỗ, vải, giấy, vỏ rau quả…

Trang 29

CTR công nghiệp: là chất thải pahst sinh từ các hoạt động sảnxuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quá trình đốt nhiên liệu, bao

bì, đóng gói sản phẩm, một phần phát sinh từ sinh hoạt của nhânviên làm việc

Chất thải xây dựng: các phế thải như đất, bùn hữu cơ từ côngtác đào đất, nạo vét lớp đất mặt; đất đá, chất thải rắn từ vật liệu xâydựng (gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng…) Chất thải nông nghiệp: rác thải chủ yếu từ thực phẩm dư thừa,phân gia súc, rác nông nghiệp; các chất thải từ trồng trọt, quá trìnhthu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp…bao bìphân bón, thuốc BVTV

2.1.4.4 Phân loại theo mức độ nguy hại

Chất thải nguy hại: bao gồm các hóa chất dễ phản ứng, các chấtđộc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ,chất thải phóng xạ… Các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe dọa tớisức khỏe người, động vật và cây cỏ

Chất thải y tế nguy hại: chất thải y tế nguy hại là những chấtthải có nguồn gốc từ các hoạt động y tế, mà nó có đặc tính nguy hạitrực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường và sức khỏe cộng đồng

Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra cótính độc hại cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúngphải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.Các chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là cácloại phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật

Chất thải không nguy hại: chất thải không nguy hại là nhữngchất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặctính nguy hại tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường sống.2.1.4.5 Phân loại theo khu vực phát sinh

Chất thải rắn đô thị: là vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt

bỏ trong khu vực đô thị không đòi hỏi sự bồi thường cho sự bỏ đi đó

Trang 30

Thêm vào đó chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúngđược xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có tráchnhiệm thu gom và tiêu hủy.

Chất thải rắn nông thôn: là chất thải rắn được sinh ra trong quátrình sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, làng nghề, các phụphẩm nông nghiệp (rơm, rạ, trấu ) ở khu vực nông thôn

2.1.5 Thành phần của CTR

Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa

lý, thời gian, vào từng địa phương mùa trong năm, điều kiện kinh tế,

và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia (bảng 2) Giá trị về

thành phần của chất thải rắn cũng thay đổi

Trang 31

Bảng 3: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở một số nước

(Nguồn:Intergrated Solid Mangament,McGRAW-HILL 1993)

Nước thu nhập cao Chất hữu cơ

1 5

1 51-5-

1-101-51-40

20-658-30

2-62-101-4-

1-101-51-30

6-3020-455-152-82-60-210-20

4-122-81-4

Bảng 4:Thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo nguồn phát sinh

(Nguồn : George Tchobanoglous, et al , Mc Graw – Hill Inc, 1993)

Dao động

Chất thải đặc biệt ( dầu, lốp

xe, thiết bị điện, bình điện… )

Trang 32

Bảng 5: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo tính

Bảng 6: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo tính

Trang 33

Da 60.0 8.0 11.6 10.0 0.4 10.0Rác làm

Bụi, tro,

Bảng 7: Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của

chất thải rắn sinh hoạt

(Nguồn : George Tchobanoglous, et al , Mc Graw – Hill Inc, 1993)

Những yếu tố ảnh hưởng đến thành phần của CTR:

Mùa và vùng: Vào những mùa khác nhau thành phần rác thải có

sự thay đổi nhất định, mùa mưa độ ẩm cao; vào mùa thu lượng rácthải lá cây lớn; vùng đô thị khác vùng nông thôn,

Yếu tố xã hội: Thói quen trong việc sử dụng bao bì, sử dụngnguồn thực phẩm cũng ảnh hưởng đến thành phần của chất thải rắn.Ngoài ra, các điểm như đình chùa thành phần chất thải cũng khác sovới các địa điểm khác như khu dân cư, trường học, nhà hàng

Trình độ công nghệ: Trình độ công nghệ càng cao lượng rác thải

càng ít nhưng sẽ có nhiều thành phần hơn trong rác thải

Mức sống (điều kiện sinh hoạt): Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến

lượng chất thải rắn phát sinh và thành phần của nó

Trang 34

2.1.6 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe con người

và môi trường

Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ônhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người,đặc biệt đối với người dân sống gần khu vực làng nghề, khu côngnghiệp, bãi chôn lấp chất thải rắn Khối lượng CTR ngày càng tăng dotác động của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội, phát triển

về trình độ và tính chất tiêu dùng đã ảnh hưởng đến sự phát triểnbền vững

Nếu việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đếntình trạng ứ đọng CTR, làm mất mĩ quan, gây cảm giác khó chịu chongười dân

2.1.6.1 Ảnh hưởng đến môi trường nước

Nước rác rò rỉ từ trạm trung chuyển và bãi rác có nồng độ cácchất ô nhiễm rất cao, gấp nhiều lần nước thải sinh hoạt thôngthường Nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ có nguy cơ gây ô nhiễmnước mặt và nước ngầm Ngoài ra, rác thải còn xâm nhập vào các hệthống cống dẫn nước, sông ngòi…gây cản trở cho sự lưu thông nước

Ô nhiễm chất thải rắn còn làm tăng độ đục làm giảm độ thấuquang trong nước, ảnh hưởng tới sinh vật thủy sinh, tạo mùi khóchịu, tăng BOD, COD, TDS, TSS, tăng coliform, giảm DO ảnh hưởngđến chất lượng nước mặt và nước ngầm vực lân cận

2.1.6.2 Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Các chất thải rắn thường có một phần có thể bay hơi và mangtheo mùi làm ô nhiễm không khí Cũng có những chất thải có khảnăng thăng hoa phát tán trong không khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng

có những loại rác thải dễ phân hủy (thực phẩm, trái cây bị hôithối…), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ được các visinh vật phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động

Trang 35

xấu đến môi trường như khí SO2, CO, CO2, H2S, CH4, có tác độngxấu đến môi trường, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.2.1.6.3 Ảnh hưởng đến môi trường đất

Chất thải rắn từ các hộ dân cư, trường học hay khu thương mạikhi đổ vào môi trường đã làm thay đổi thành phần cấu trúc và tínhchất của đất Các chất độc hại tích lũy trong đất làm thay đổi thànhphần của đất như pH, hàm lượng kim loại nặng, độ tơi xốp, quá trìnhnitrat hóa ảnh hưởng tới hệ sinh thái đất Đối với rác không phân hủy( nhựa, cao su…) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy

cơ gây thoái hóa và làm giảm độ phì của đất ảnh hưởng tới sự pháttriển của thực vật và các động vật sống trong đất

2.1.6.4 Ảnh hưởng tới cảnh quan và sức khỏe con người

Ô nhiễm chất thải rắn là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi cáctính chất vật lý, hóa học, sinh học với sự xuất hiện các chất lạ ở thểrắn, lỏng, khí mà chủ yếu là các chất độc hại gây ảnh hưởng rất lớntới sức khỏe con người Yếu tố liên quan đến sức khỏe cộng đồng đầutiên là sự sinh sôi nảy nở các loại côn trùng sâu hại mang mầm bệnhtại khu vực chứa chất thải Đặc biệt, các chất hữu cơ, các kim loạinặng thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi đi vào cơthể con người qua thức ăn, thức uống, có thể gây các bệnh hiểmnghèo

Ngoài ra, sự rò rỉ nước rác vào nước ngầm, nước mặt gây ảnhhưởng đến chất lượng nước và sức khỏe người dân

Một số vi khuẩn, siêu vi trùng, ký sinh trùng…tồn tại trong rác cóthể gây bệnh cho con người như sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch,thương hàn, tiêu chảy, giun sán,

2.2 Tình hình quản lý và xử lý CTR trên thế giới và ở Việt

Nam

2.2.1 Tình hình quản lý và xử lý CTR trên thế giới

Trang 36

Một cách khái quát, công tác quản lý chất thải rắn ở các quốcgia trên thế giới bao gồm các phương pháp tiếp cận như sau:

- Quản lý chất thải ở cuối công đoạn sản xuất theo kinh nghiệm,cách tiếp cận này bị động, đòi hỏi chi phí lớn nhưng vẫn cần thiết

áp dụng đối với các cơ sở sản xuất không có khả năng đổi mớitoàn bộ công nghệ sản xuất

- Quản lý chất thải trong suốt quá trình sản xuất (cách tiếp cận

“theo đường ống”): cách tiếp cận này đòi hỏi quản lý chất thảitrong suốt quá trình sản xuất, bao gồm việc giảm thiểu cũng nhưtái sử dụng, tái chế và thu hồi chất thải ở mọi khâu, mọi côngđoạn của quá trình sản xuất Đây có thể được xem là một phầncủa chương trình đánh giá vòng đời sản phẩm

- Quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng: cách tiếp cậnnày tập trung nâng cao nhận thức của người tiêu dùng để họ lựachọn và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường Vìvậy, nhà sản xuất cũng phải chịu sức ép cải tiến sản phẩm và quitrình sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường và bảo vệ sức khỏecộng đồng (ví dụ ISO 14001, OHSAS 18001,…)

- Quản lý tổng hợp chất thải: cách tiếp cận này cho phép xem xéttổng hợp các khía cạnh liên quan đến quản lý chất thải như môitrường tự nhiên, xã hội, kinh tế, thể chế với sự tham gia của cácbên liên quan vào các hợp phần của hệ thống quản lý chất thải(giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp) chứ khôngchỉ tập trung vào duy nhất công nghệ xử lý (chôn lấp, tái chế,tái sử dụng, ) theo cách truyền thống Phương pháp tiếp cậnnày được xem như một giải pháp tích hợp đảm bảo tính bền vữngkhi lựa chọn các giải pháp quy hoạch và quản lý môi trường trongtừng điều kiện cụ thể

Các công nghệ xử lý CTR đang áp dụng trên thế giới: tuỳ theothành phần, tính chất, khối lượng CTR và tuỳ theo điều kiện cụ thể

Trang 37

của từng địa phương mà chọn công nghệ xử lý CTR cho thích hợp.Các công nghệ xử lý CTR được chia ra các loại sau:

- Theo mục tiêu xử lý, gồm có:

+ Xử lý nhằm sử dụng lại thu hồi sản phẩm, vật liệu, tái tạo tàinguyên để giải quyết yêu cầu kinh tế, tiết kiệm tài nguyên thiênnhiên

+ Xử lý thải bỏ nhằm giải quyết yêu cầu bảo vệ môi trường

- Theo nguyên tắc công nghệ, gồm có:

+ Xử lý sơ bộ (tách, phân loại, giảm thể tích, giảm kích thướcchất thải)

+ Xử lý sinh học (ủ hiếu khí, ủ yếm khí để xử lý các chất thải cóthành phần hữu cơ)

+ Xử lý hoá học và nhiệt (đốt, thuỷ phân, chưng không có khôngkhí, nhiệt phân )

+ Xử lý cơ học (nén, ép kiện, nghiền)

+ Ngoài ra còn có một số công nghệ khác (hoá dầu,hydromex )

Các loại CTR (sinh hoạt, công nghiệp, y tế), sau khi thu gom,phân loại tách các thành phần có thể tái chế, sử dụng lại thườngđược xử lý theo các công nghệ sau:

- CTR sinh hoạt: ủ sinh học để chế biến phân compost, thu khí;chôn lấp (truyền thống và đặc biệt chế biến khí, sản xuất phânCompost); đốt (có hoặc không thu hồi năng lượng)

- CTR công nghiệp: nếu không nguy hại thì xử lý như CTR sinhhoạt; CTR nguy hại thì xử lý: đốt, chôn lấp đặc biệt (có xử lý trướcbằng các phương pháp hoá lý, sinh học), ổn định hoá rắn

- CTR y tế chứa nhiều thành phần nguy hại, cần xử lý: khử khuẩn(bằng các phản ứng hoá học trong những thiết bị đặc biệt, bằngnhiệt khô hoặc nhiệt ẩm, bằng vi sóng), đốt hoặc chôn lấp trongcác hộc đặc biệt

Trang 38

Thứ tự ưu tiên trong quản lý chất thải rắn trên thế giới được mô tảqua biểu đồ bên dưới:

Hình 5: Thứ tự ưu tiên trong quản lý, xử lý chất thải rắn của thế giới trước đây

và ngày nay

Qua sơ đồ trên ta thấy rằng, hiện nay trên thế giới đã có sự tiến

bộ trong việc quản lý và xử lý chất thải rắn đảm bảo vệ sinh môitrường

Sự khác nhau rõ rệt trong nhận thức được sự cần thiết của giảmsạch tại nguồn, sản xuất sạch hơn và hạn chế chôn lấp đối với thứ tự

ưu tiên trong quản lý, xử lý CTR của thế giới ngày nay Trước đây thì

ưu tiên cho chôn lấp, sẽ tốn diện tích, mất đất canh tác, còn ngàynay, trên thế giới đã ưu tiên giảm ngay lượng giác thải tại nguồn, táichế tái sử dụng rác thải, biến lượng rác thải thành nguồn tài nguyênquý giá Qua đó ta có thể học hỏi và rút ra được kinh nghiệm choviệc quản lý cũng như xử lý rác thải ở chính nước mình

2.2.2 Tình hình quản lý và xử lý CTR ở Việt Nam

Ở nước ta, hiện nay đang sử dụng các công nghệ xử lý CTR sau:chôn lấp, chế biến phân vi sinh, thiêu đốt, tái sinh/tái sử dụng

Trang 39

Chôn lấp: hầu như các đô thị đều sử dụng phương pháp chôn lấpCTR là chủ yếu Tuy nhiên, chỉ có 15/64 tỉnh/thành phố có bãi chônlấp hợp vệ sinh Theo thống kê có 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh(21 bãi cấp tỉnh/thành phố và 128 bãi cấp huyện/thị trấn) Về thựcchất, đa số bãi chon lấp CTR đó chỉ đơn thuần là nơi đổ rác, chưađược quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành đúng theo quy địnhBCLVS: vị trí gần khu dân cư (cách 200 - 500m, thậm chí có bãi chỉcách 100m); không có lớp chống thấm ở thành và đáy ô chôn lấp;không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác, khí rác nên đã gây ônhiễm môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ảnh hưởngđến sức khoẻ cộng đồng Tình trạng chôn lấp chung CTR y tế và côngnghiệp nguy hại chưa qua xử lý với CTR sinh hoạt còn phổ biến ởnhiều đô thị Nhiều đô thị gặp khó khăn về địa điểm và quỹ đất xâydựng BCL Gần đây, một số đô thị đã xây dựng bãi chôn lấp CTR vệsinh, bước đầu hoạt động có hiệu quả, điển hình là BCL Nam Sơn (HàNội), Khánh Sơn 2 (Đà Nẵng),

Chế biến phân vi sinh (compost): nước ta hiện có hơn 10 nhàmáy chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón vi sinh Các nhà máynày thường thực hiện ở các thành phố lớn nhưng với quy mô và côngsuất nhỏ Đó là nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) với côngsuất xử lý 50.000 tấn rác/năm (công nghệ Tây Ban Nha); nhà máy xử

lý rác thải Nam Định với công suất xử lý 250 tấn/ngày (công nghệPháp); công nghệ Dano - Đan Mạch tại Hoóc Môn, TP HCM công suất

240 tấn/ngày; nhà máy xử lý rác thải Hải Phòng với công suất 200tấn/ngày Ngoài ra, một số đô thị khác như Việt Trì, Vinh, Sơn Tây,Huế, Ninh Thuận cũng có nhà máy xử lý rác thành phân bón, nhựatái sinh, vật liệu xây dựng hoàn toàn do Việt Nam tự nghiên cứu vàchế tạo Chất lượng phân bón của nhà máy chế biến rác thải CầuDiễn (Hà Nội) do Tây Ban Nha và Nam Định do Pháp đầu tư đượcđánh giá tốt Đối với phân bón hữu cơ do các nhà máy của Việt Nam

Trang 40

nghiên cứu chế tạo đang trong thời kỳ thử nghiệm với kết quả khảquan.

Thiêu đốt: ngoài công nghệ thiêu đốt CTR nguy hại từ côngnghiệp tại khu liên hợp xử lý CTR Nam Sơn (Hà Nội), hiện nay nước tachỉ sử dụng công nghệ thiêu đốt đối với CTR y tế

Tái chế/tái sử dụng: ngoài chế biến rác hữu cơ thành phân bón,các thành phần khác (như nilon, nhựa, cao su ) cũng được chế biếnthành hạt nhựa, ống cống và vật liệu xây dựng tại một số nhà máy

Đa số các thành phần kim loại, nhựa, nilon, giấy, thuỷ tinh, cao su

có trong rác thải (khoảng 20% CTR) được lực lượng “đồng nát” thumua và đưa đi tái sử dụng/tái chế tại các làng nghề

Các công nghệ khác (do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo): trongvài năm gần đây, nước ta xuất hiện một số công nghệ xử lý CTR doViệt Nam tự nghiên cứu, chế tạo Đáng kể là:

- Bộ Quốc phòng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) XuânKiên nghiên cứu chế tạo lò đốt CTR y tế với công suất nhỏ

- Công ty Cổ phần Môi trường xanh nghiên cứu mô hình xử lýCTR sinh hoạt thành phân Compost theo công nghệ Seraphin tạiĐông Vinh (thành phố Vinh – Nghệ An) và tại Sơn Tây (Hà tây cũ)

- Công ty Cổ phần Tâm Sinh Nghĩa – ASC nghiên cứu mô hình xử

lý CTR sinh hoạt thành phân compost theo công nghệ An Sinh (ASC)tại Thuỷ Phương (Huế)

Dưới đây là tổng hợp các phương pháp xử lý chất thải rắn hiện

có ở Việt Nam, tuy nhiên việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, thânthiện với môi trường vẫn còn yếu kém

Ngày đăng: 05/11/2017, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w