1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

...Chu Thành Đạt.pdf

8 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Làm quen với "7 thói quen của người thành đạt " Thói quen 1: Luôn chủ động Thay đổi bắt đầu từ bên trong của mỗi người. Người thành công luôn chủ động lựa chọn phản ứng của mình trước các tác động của môi trường bên ngoài chứ không để các tác động này chi phối mình. Thói quen 2: Bắt đầu bằng mục tiêu đã được xác định Hãy xác định điều bạn thật sự mong muốn trong đời và lên kế hoạch thực hiện từng bước một bằng những mục tiêu dài hạn. Đừng để động cơ thúc đẩy đạt được mục tiêu che khuất những gì thật sự có ý nghĩa với bạn. Thói quen 3: Ưu tiên cho điều quan trọng nhất Xác định những vai trò chính mà bạn muốn đảm nhận trong cuộc đời. Tổ chức và thực hiện nhiệm vụ theo các thứ tự ưu tiên để dần đạt được điều bạn thật sự mong muốn. Hãy học cách ủy quyền. Đây là bài tập về ý chí , được thực hiện hàng ngày, hàng giờ để trở thành một người sống có trọng tâm. Thói quen 4: Tư duy cùng thắng Tư duy cùng thắng là niềm tin vào một giải pháp thứ ba. Đó không phải là cách của anh hay của tôi, mà là một cách khác tốt hơn, có lợi cho cả hai. Trong trường hợp một thỏa thuận “thắng/thắng” không thể đạt được, giải pháp tốt nhất có khi là “không thỏa thuận”. Luôn luôn đề cao tư duy cùng thắng trong xây dựng văn hóa công ty và tránh vô tình khuyến khích hay tạo ra môi trường thắng/thua. Thói quen 5: Hiểu người, để người hiểu mình Hãy nỗ lực hiểu người khác trước khi mong muốn họ hiểu mình. Đây là thói quen quan trọng nhất trong giao tiếp. Không chỉ dừng lại ở lắng nghe, mà bạn phải đặt mình vào vị trí của người khác, để thật sự thấu hiểu suy nghĩ, tình cảm, động cơ và hành vi của họ. Thói quen 6: Đồng tâm hiệp lực Tổng thể thống nhất bao giờ cũng mạnh hơn từng phần cộng lại. Thông qua sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, con người có thể giải quyết các vấn đề và đi đến một giải pháp tốt hơn là giải pháp của từng cá nhân riêng lẻ. Thói quen 7: Rèn giũa bản thân Đừng chỉ chăm chú vào kết quả đạt được mà nên dành thời gian phát triển khả năng tạo ra kết quả đó của mình bằng cách liên tục rèn giũa bản thân về thể chất, trí tuệ, tinh thần, tình cảm (hay các mối quan hệ xã hội) và phải luôn giữ được sự cân bằng giữa các mặt này. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN XÂY DỰNG ỨNG DỤNG GAME TRÊN NỀN ANDROID Hà Nội - 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHU THÀNH ĐẠT XÂY DỰNG ỨNG DỤNG GAME TRÊN NỀN ANDROID Chuyên ngành : Công nghệ thông tin Mã ngành : D480201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN VIỆT ANH Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết nghiên cứu đưa đồ án tốt nghiệp dựa kết thu q trình nghiên cứu riêng tơi, không chép kết nghiên cứu tác giả khác Nội dung đồ án tốt nghiệp có tham khảo sử dụng số thơng tin, tài liệu từ nguồn sách, tạp chí liệt kê danh mục tài liệu tham khảo hướng dẫn TS Nguyễn Việt Anh Nếu phát có sư gian lận tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm nội dung đồ án Hà Nội, tháng năm 2016 Sinh viên thực hiện: Chu Thành Đạt LỜI CẢM ƠN Người xưa có câu: “Uống nước nhớ nguồn, ăn nhớ kẻ trồng cây” Với sinh viên năm trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội luôn ghi nhớ công lao to lớn thầy, cô giáo Những người truyền đạt cho kiến thức lý thuyết thực hành suốt thời gian học tập trường để chuẩn bị hành trang bước vào sống để xây dựng đất nước trường Tôi xin hứa lao động đem kiến thức học phục vụ cho Tổ quốc Tôi xin chân thành cảm ơn đến: Thầy, cô giáo trường ĐH Tài Nguyên Và Mơi Trường Hà Nội nói chung thầy, giáo khoa Cơng Nghệ Thơng Tin nói riêng nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tích lũy kiến thức suốt thời gian học tập trường Thầy Nguyễn Việt Anh hướng dẫn tận tình, hết lòng bảo giúp đỡ để tơi hồn thành đồ án tốt nghiệp Một lần xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Hệ điều hành Android 1.1.1 Lịch sử đời 1.1.2 Giao diện hệ điều hành Android 1.1.3 Ứng dụng hệ điều hành Android 1.1.4 Game Android 1.2 Tổng quan cơng cụ lập trình đa tảng Unity 13 1.2.1 Giới thiệu Unity 13 1.2.2 Sơ lược hình thành phát triển Unity 15 1.2.3 Tính engine Unity 15 1.2.4 Các khái niệm Unity 16 1.2.5 Giao diện Unity 24 1.2.6 Tổng quan kiến trúc engine Unity Android 33 Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ ỨNG DỤNG GAME…… ….38 2.1 Vấn đề giải pháp thiết kế ứng dụng 38 2.1.1 Xây dựng giao diện game 38 2.1.2 Tạo chuyển động quản lý nhân vật 38 2.1.3 Quản lý chơi 39 2.1.4 Hoạt động khiên 40 2.1.5 Hoạt động nam châm 41 2.1.6 Hoạt động Bom 42 2.1.7 Tạo kẻ địch 43 2.1.8 Cửa hàng 44 2.2 Ứng dụng game phát triển Unity 44 2.2.1 Giới thiệu game 44 2.2.2 Quy luật chơi 45 2.2.3 Các khái niệm game 46 Chương 3: KẾT QUẢ THU ĐƯỢC 56 3.1 Giao diện ứng dụng game 56 3.2 Giao diện cửa hàng 57 3.3 Giao diện hình chơi game 57 3.4 Giao diện tạm dừng chơi game 58 3.5 Giao diện trò chơi kết thúc 59 3.6 Giao diện xếp hạng điểm 60 3.7 Các giao diện chơi 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bảng mô tả nhân vật chọn 47 Bảng 2.2 Bảng mô tả chướng ngại vật game 50 Bảng 2.3 Bảng mô tả item game 54 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Một số điện thoại chạy hệ điều hành Android Hình 1.2 Một số tựa game Android 10 Hình 1.3 Minh họa tính đa tảng Unity 14 Hình 1.4 Asset Unity 17 Hình 1.5 Scene Unity 18 Hình 1.6 Kéo thả tài nguyên vào để sử dụng 19 Hình 1.7 Các thành phần đối tượng Main Camera 20 Hình 1.9 Lập trình C# sử dụng Visual Studio 2010 22 Hình 1.10 File script Player Control gắn vào đối tượng Player 23 Hình 1.11 Giao diện Editor Unity 24 Hình 1.13 Cửa sổ Ispector hiển thị thơng tin đối tượng Player 27 Hình 1.14 Các tùy chỉnh kích thước cho thiết bị Android 28 Hình 1.15 Tổng quan kiến trúc Unity 34 Hình 1.16 Chu kỳ sống thành phần script 36 Hình 2.1 Sơ đồ liên kết hình game hoạt động 46 Hình 2.2 Màn chơi thứ 47 Hình 3.1 Màn hình Menu game 56 Hình 3.2 Màn hình cửa hàng 57 Hình 3.3 Màn hình chơi game 58 Hình 3.4 Màn hình tạm dừng chơi 59 Hình 3.5 Màn hình Game Over 60 Hình 3.6 Màn hình xem bảng xếp hạng điểm 61 Hình 3.7 Màn chơi thứ 61 Hình 3.8 Màn chơi thứ 62 Hình 3.9 Màn chơi thứ 62 Hình 3.10 Màn chơi thứ 63 10 bí mật để trở thành một doanh nhân thành đạt Muốn trở thành một doanh nhân thành đạt, đứng được trên đôi chân của mình cần phải có lòng can đảm, sự cương quyết và khả năng nhìn xa trông rộng. Không có một công thức nào cho thành công, tuy nhiên hầu hết các doanh nhân thành đạt đều đồng ý với 10 đặc tính sau đây: 1. Nghĩ tới thành công Để tiến tới thành công như mong muốn, bạn cần phải có những hoài bão lớn. Mọi câu chuyện thành công đều bắt đầu từ những hoài bão, mơ ước lớn đó. Bạn cần có tầm nhìn rõ ràng về những điều bạn muốn đạt được. Nhưng nếu chỉ mơ ước thôi thì không đủ. Bạn nên hình dung cụ thể thành công đó trong tâm trí mình để bạn có thể cảm nhận được nó và luôn giữ nó trong tầm tay của bạn. Và trong mọi lúc, mọi thời điểm bạn đều phải luôn nghĩ tới, hướng tới thành công. Một doanh nhân đã từng nói về việc luôn nghĩ tới thành công của mình: "Mỗi khi leo lên cầu thang, ở các bậc tôi lại nhẩm lại mục tiêu mình đã đặt ra. Cách này đã giúp tôi luôn giữ được những mục tiêu đã đề ra tận trong ý thức. 2. Hứng thú với những gì mình làm Mọi thành công sẽ đến dễ dàng với bạn nếu bạn luôn thích thú với tất cả những gì mình đã làm. Bởi vì nếu bạn ưa thích công việc kinh doanh hiện tại, chắc chắn bạn sẽ kiên quyết theo đuổi nó đến cùng. Nếu bạn chán ghét, liệu bạn có thể đạt được thành công không? Chắc chắn là không, cho dù bạn có đầy đủ khả năng và trình độ để đạt được điều đó. Bạn sẽ đạt hiệu suất cao nhất và làm tất cả những gì bạn phải làm để tiến tới thành công chỉ khi bạn luôn thích thú và quan tâm đến công việc kinh doanh của mình. Các doanh nhân thành đạt có thể bỏ ra từ 15h đến 18h một ngày tập trung vào kinh doanh mà không thấy mệt mỏi là bởi vì họ hoàn toàn yêu thích công việc đó. 3. Tập trung vào sức mạnh của bạn Con người không một ai là toàn diện đến mức hoàn hảo. Bất kỳ ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy bạn cần phải nhận biết được điểm mạnh của mình và tập trung vào đó. Cơ hội thành công của bạn sẽ lớn hơn nếu bạn có thể hướng nỗ lực của mình vào những lĩnh vực mình mạnh nhất. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy mình tài năng trong lĩnh vực marketing thì hãy khai thác, tận dụng tối đa điều đó. Tìm kiếm sự hỗ trợ ở những mặt bạn còn yếu. Muốn biến điểm yếu thành sức mạnh, cần phải chú ý rèn luyện, khắc phục điểm yếu đó. 4. Đừng bao giờ bận tâm đến khả năng bị thất bại Là một doanh nhân, bạn cần phải tin tưởng hoàn toàn vào mục tiêu đã đề ra và khả năng có thể đạt được những mục tiêu đó. Bạn nên có một niềm tin mãnh liệt vào chính mình, vào khả năng đạt được thành công. Niềm tin càng lớn, bạn càng nhanh chóng đi đến thành công. Tuy nhiên, bạn cần phải cân bằng giữa niềm tin đó với sự dự tính trước những rủi ro có thể xảy đến khi bạn đạt được những thành công lớn hơn. Những doanh nhân thành đạt luôn là những người biết phân tích và tối thiểu hóa rủi ro khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Họ luôn luôn nói "Không có can đảm, không có vinh quang. 5. Lập kế hoạch phù hợp Muốn đạt thành công, bạn cần phải cụ thể hoá các mục tiêu để hình thành bàn đạp hướng tới thành công đó. Bạn cần phải lập kế hoạch sao cho mọi hoạt động trong từng ngày đều nhằm hướng tới thành công dự tính trước. Một kỹ năng để thành công chính là việc lập ra các mục tiêu và các kế hoạch để hoàn thành những mục tiêu đó. Bạn hãy luôn nhớ rằng không có kế hoạch rõ ràng thì thất bại là điều hoàn toàn chắc chắn. Để trở thành người đàn ông thành đạt Hiểu biết về ngành kinh doanh Hiểu biết về kinh doanh không chỉ là kiến thức về các thành phần trong nghành kinh doanh mà còn sự thấu hiểu mọi lĩnh vực: bán hàng, maketing, kế toán, dịch vụ vận chuyển, thương hiệu, dịch vụ bảo hiểm, quan hệ lao động, và nhiều nhân tố khác nữa. Bạn phải biết xác định nơi tìm kiếm nguồn thông tin, biết chọn lựa, sàng lọc thông tin chính xác. Lời khuyên: Hãy nghiên cứu thật kỹ về thị trường và khách hàng tiềm năng. Phải có đủ thông tin về các đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm điểm mạnh và nét khác biệt của mình. Phải đưa ra những quyết định chắc chắn, kiên định. Lập kế hoặc xây dựng danh tiếng và thu hút khách hàng. Bạn chỉ nên bắt đầu kinh doanh sau khi bạn tích luỹ được đủ kiến thức thực tế về ngành mình sẽ tham gia. Thêm vào đó bạn nên thiết lập một mạng lưới các tư vấn viên từ bạn bè, họ hàng, và đồng nghiệp cũ. Sự phức tạp của công việc bàn giấy Có thể bạn đã đánh giá thấp những rắc rối của công việc bàn giấy. Đủ loại giấy tờ cùng với con dấu cần phải có khi xin cấp phép kinh doanh. Không chỉ có vậy, bạn còn ngập đầu bởi các chứng chỉ thuế má, bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu, tên công ty, chính sách bảo hiểm Lời khuyên: Hãy bàn bạc với luật sư riêng. Hoàn thành mọi giấy tờ cần thiết trước khi in card doanh nghiệp và thành lập website. Bạn cũng đừng quên đăng ký bản quyền tên công ty và thương hiệu sản phẩm ở cả trong và ngoài nước. Mâu thuẫn với đối tác Các đối tác luôn bất hoà khi công việc kinh doanh bị thua lỗ và khi lợi nhuận được chia không hợp lý. Sẽ có có những ý kiến trái ngược nhau về hướng phát triển và chính sách của công ty trong tương lai. Lời khuyên: Cố gắng thương lượng để đạt được sự thoả hiệp. Ngay từ khi mới bắt đầu phải phân chia rõ nhiệm vụ và lợi nhuận của từng người, cho dù đối tác là bạn bè thân, anh chị em, hay thậm chí là vợ của bạn. Chỉ làm ăn chung với những người có chung một mục tiêu. Các đối tác nên thường xuyên gặp gỡ để bàn về công ty và về cả những chia tiết vụt vặt nhất. Không nên có sự mập mờ, mọi thứ đều phải minh bạch. Có rất nhiều rủi ro phía trước Bạn có đủ can đảm chấp nhận những khó khăn hiện nay? Bây giờ sự tồn tại của công ty đang đè nặng trên vai bạn. Trong tương lai trách nhiệm của bạn sẽ càng nặng nề hơn, bạn chính là người điều hành và duy trì công ty, bạn cũng là người phải bảo đảm về lợi nhuận làm ra. Bạn sẽ không còn khái niệm một ngày làm việc tám tiếng, một tuần có hai ngày nghỉ nữa. Không có ngày nghỉ cuối năm, không còn thời gian giải trí mà chỉ có làm việc làm việc và làm việc. Bạn phải cống hiến hết sức lực và của cải cho sự thành công của công ty. Ít nhất là trong mấy năm đầu thành lập công ty bạn sẽ không được nghỉ ngơi đâu đấy. Lời khuyên: Xác định hướng đi và mục đích rõ ràng. Cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi chính thức thành lập công ty. Cố gắng thu hút càng nhiều nhà đầu tư càng tốt. Nên cân nhắc xem có nên từ bỏ hẳn công việc ổn định hiện nay để mạo hiểm kinh doanh không. Sẽ bớt rủi ro hơn khi bạn vừa duy trì công việc hiện tại vừa tiến hành xây dựng từng bước công ty riêng của bạn. Phương châm khi kinh doanh là "nếu không có cái tốt nhất để làm thì nên tận dụng cái tốt nhất mình có". Đừng bỏ qua những mối quan hệ sẵn có, không ai thành công mà không có quan hệ rộng cả. Hàng loạt vấn đề mới nảy sinh Chẳng hạn công ty bị đột nhập, máy tính cá nhân của bạn bị bọn trộm "thửa mất". Do đó bạn bị mất sạch các dữ liệu về tài chính và khách hàng. Giải quyết như thế nào? Đây là câu hỏi bạn thường xuyên phải đặt ra. Bạn sẽ phải đối mặt với hàng trăm những rắc rối không tên Kỹ năng “mềm” trong kinh doanh- Chinh phục để thành đạt! Kỹ năng “mềm” trong kinh doanh- Chinh phục để thành đạt! Hãy thử tưởng tượng cảnh bạn đi đàm phán ký kết một hợp đồng lớn với khách hàng, chưa ngã ngũ thì bạn đã khiến khách hàng đùng đùng nổi giận bỏ về; hay bạn phải thuyết trình giới thiệu ý tưởng một dự án tầm cỡ, vậy mà đứng giữa phòng họp, bạn cứ ấp a ấp úng chẳng thể nói năng mạch lạc, dẫn đến xôi hỏng bỏng không. Vì sao lại thế? Vì bạn không nắm được một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh: Kỹ năng “mềm”! Kỹ năng “mềm” bao gồm nhiều loại kỹ năng kết hợp với nhau: cách giao tiếp, cách đàm phán, sự tác động, tính thuyết phục, giới thiệu, diễn thuyết, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, thiết lập quan hệ, quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… Kỹ năng “mềm” được tạo ra để giúp chúng ta “chinh phục” người khác theo cách tích cực nhằm đạt được kết quả tốt nhất, bất kể trong kinh doanh hay cuộc sống. Một phần rất quan trọng trong kinh doanh Kinh doanh là gì? Là tất cả những yếu tố về truyền thông, các mối quan hệ, sự quảng bá công ty, bản thân và các ý tưởng theo hướng tích cực & tạo ấn tượng mạnh. Trong kinh doanh, suy nghĩ và hành động hợp lý thôi chưa đủ. Chúng ta kinh doanh nghĩa là chúng ta tiếp xúc lâu dài với rất nhiều người, chịu nhiều tác động tương quan qua lại giữa con người với nhau. Vì vậy, kỹ năng “mềm” - với xuất phát nhắm vào quan hệ giữa con người và con người - trở thành một phần rất quan trọng trong kinh doanh, bởi nó giúp ta hiểu rõ hơn về tâm lý của bản thân và người đối diện, cải tạo được những thói quen không tốt trong giao tiếp, giúp ta tác động vào các mối quan hệ theo hướng tích cực, giúp ta vượt qua những trở ngại, vướng mắc chỉ bằng lời nói của mình. Ví dụ, thay vì quen thói cãi nhau gay gắt với đồng nghiệp về một vấn đề, ta có thể biến cuộc tranh cãi thành tranh luận tích cực để tìm cách giải quyết thỏa đáng sự việc. Nói không quá, chỉ là những kỹ năng mà thường chúng ta không mấy để ý, nhưng kỹ năng “mềm” lại góp phần quan trọng trong sự thành công hoặc thất bại của bạn. Nó có thể quyết định việc bạn ký được hay làm mất đi hợp đồng, việc bạn tạo ra một đội ngũ làm việc dính kết, hiệu quả hoặc đầy lục đục, việc bạn được đề bạt hay mất đi cơ hội thăng tiến… Nắm vững và phát huy hiệu quả kỹ năng “mềm” sẽ giúp bạn chiếm lợi thế trong cạnh tranh, tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp và đem lại lợi ích thiết thực cho sự nghiệp của bạn. Cần thiết cho mọi người, mọi ngành nghề Kỹ năng “mềm” rất thích hợp với các nhà quản lý, giám đốc, các vị trí cấp cao, tuy nhiên, nó cũng hữu ích cho những người phải tiếp xúc nhiều trong công việc, với đối tác, khách hàng, và cả đồng nghiệp. Nếu kỹ năng “mềm” rất được coi trọng trong một số ngành nghề - như các nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhà báo hay chính trị gia …, thì với các ngành như IT, kế toán, người ta lại quên mất hoặc không để ý mấy đến kỹ năng “mềm”. Thực tế, trong mọi ngành nghề công việc của lĩnh vực kinh doanh, chúng ta đều cần dùng đến kỹ năng “mềm” để quản lý nhân viên, giao tiếp với đồng nghiệp, chủ trì cuộc họp hoặc trình bày - diễn giải những ý tưởng, vấn đề phức tạp với khách 10 BÍ QUYẾT THÀNH ĐẠT Sau khi lấy bằng cử nhân, Peter vào làm nhân viên bán hàng cho một công ty in. Trong bốn năm tiếp đó, anh theo học một số lớp buổi tối tại một trư ờng kinh doanh ở địa phương, và cuối cùng quyết định chuyển hướng nghề nghiệp sang lĩnh vực t ài chính. Anh chia tay với công việc với mức lương 50.000 đoạt mỗi năm để hoàn tất chương trình MBA (cao học quản trị kinh doanh) toàn thời gian. Một năm sau, anh tốt nghiệp với chuyên ngành tài chính kế toán, và được nhận vào làm tại một ngân hàng với chức vụ chuyên viên phân tích tín dụng với mức lương 35.000 đôla mỗi năm, thấp hơn nhiều so với mức 50.000 đôla khi anh còn là một nhân viên bán hàng. Peter nhanh chóng bù đắp được mức chênh lệch ban đầu về lương và thẳng bước trên đường đạt mục tiêu gầy dựng sự nghiệp trong ngành tài chính. Hiện nay anh kiếm được 200.000 đôla mỗi năm vôi tư cách là một đối tác hợp danh trong một hãng môi giới đầu tư. Anh phải làm việc rất nhiều, thường là 55 giờ mỗi tuần, nhưng anh yêu thích việc mình làm. Sau khi quyết định mình không muốn làm nhân viên bán hàng cho công ty in đến mãn đời, Peter đã tự chăm lo cho sự nghiệp của mình. Anh cho rằng mình có được bằng MBA là nhờ có lòng tự tin cao hơn, nhưng lại nghĩ rằng yếu tố quan trọng nhất giúp anh đạt được mục tiêu là "ngọn lửa thôi thúc trong lòng". Anh nhận ra một điều: Nếu ta thông minh, giỏi giang và năng nổ, thì không có giới hạn nào cho mức độ thành đạt cả. Để thành đạt trong thị trường lao động ngày nay, bạn không thể dựa vào chủ của mình để quản lý sự nghiệp của bạn, như trường hợp của Peter ở trên. Hãy xem bản thân bạn là một "công ty một người" - bạn là tổng giám đốc, và công việc của bạn là phác thảo một chiến lược cạnh tranh khả thi cho "công ty một người " của bạn. Muốn thành đạt trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì cần phải có 10 kỹ năng mang tính chiến lược. Tùy tính chất công việc, bạn cần phải biết về kỹ năng chiến lược này nhiều hơn kỹ năng chiến lược khác (ví dụ, sử dụng thành thạo phần mềm phân tích dữ liệu là rất quan trọng đối với những nhà điều nghiên thị trường, có phần hơi quan trọng đối với những giám đốc phụ trách nhãn hiệu, và tương đối không quan trọng đối với các giám đốc kinh doanh). Tuy nhiên, bởi vì thị trường kinh doanh hiện nay đặt trọng tâm vào những nhóm đa chức năng, dù bạn có chuyên về ngành gì đi nữa, nếu muốn đạt hiệu quả thì cũng cần phải hiểu biết đôi chút về tất cả những kỹ năng mang tính chiến lược này: 1. Biết quản trị bản thân như một "công ty một người". Soạn ra một bản "tuy ên ngôn sứ mệnh" định nghĩa rõ ràng về thành công cho bạn và gia đình bạn. Bạn đã đặt ra những mục tiêu cao hay chưa? Những giá trị nào quan trọng đối với bạn? Hãy xác định thứ tự ưu tiên cho những mục tiêu của bạn. Nếu đặt những mục tiêu như vậy thì bạn phải hy sinh, đánh đổi những gì (ví dụ, thu nhập hay chất lượng cuộc sống)? Nhớ bảo đảm sao cho những mục tiêu chuyên môn cho công ty một người của bạn phải phù hợp với bạn và gia đình bạn, và nhớ đừng bị "cám dỗ" đặt mục tiêu quá thấp. Hãy nhắm vào những cái đích cao. Bạn có thể ngạc nhiên về bản thân mình với những thành tựu mà bạn có thể đạt được. 2. Tiếp thu những kiến thức kinh doanh tổng quát. Chuyên môn ngành hẹp đã là chuyện lỗi thời. Để trở thành một thành viên hiệu quả trong một nhóm đa chức năng, ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình, bạn cần phải hiểu biết căn bản về cách thức hoạt động của những phòng ban khác ... trường Thầy Nguyễn Việt Anh hướng dẫn tận tình, hết lòng bảo giúp đỡ để tơi hồn thành đồ án tốt nghiệp Một lần xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ... tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm nội dung đồ án Hà Nội, tháng năm 2016 Sinh viên thực hiện: Chu Thành Đạt LỜI CẢM ƠN Người xưa có câu: “Uống nước nhớ nguồn, ăn nhớ kẻ trồng cây” Với sinh viên... xây dựng đất nước trường Tơi xin hứa lao động đem kiến thức học phục vụ cho Tổ quốc Tôi xin chân thành cảm ơn đến: Thầy, cô giáo trường ĐH Tài Ngun Và Mơi Trường Hà Nội nói chung thầy, cô giáo

Ngày đăng: 04/11/2017, 15:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN