Bài giảng Kinh tế Việt Nam từ năm 2011 đến nay ThS. Biện Chứng Học Bài giảng Kinh tế Việt Nam từ năm 2011 đến nay do ThS. Biện Chứng Học biên soạn trình bày các nội dung chính như: Kinh tế Việt Nam giai đoạn 20112015, kinh tế Việt Nam năm 2016, kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2017. Mời các bạn cùng tham khảo
Trang 1KINH TẾ VIỆT NAM
Từ năm 2011 đến nay
Giảng viên: ThS Biện Chứng Học
Trang 2tháng đầu năm 2017
Trang 3Phần 1: Kinh tế Việt Nam
giai đoạn 2011-2015
Trang 45.8
8.7 8.1
8.8 9.5 9.3
8.2
5.7 4.8
6.8 6.8 7 7.2
7.79 8.448.328.48
6.31 5.23
6.78 5.89 5.255.42 5.98
Trang 62 Thấp hơn so với mức 6,32% của giai
1
trưởng 6,5-7% như mục tiêu kế hoạch
3
Trang 71.Tăng trưởng kinh tế chịu tác động
của suy thoái kinh tế toàn cầu
▪ Giai đoạn 2011-2015, kinh tế Việt Nam đối mặt với
nhiều khó khăn do những vấn đề nội tại của nền kinh
tế và chịu tác động không nhỏ của sự suy thoái kinh
tế toàn cầu
▪ Trong hai năm 2011-2012, tăng trưởng kinh tế liên
tiếp sụt giảm, từ mức 6,42% năm 2010 xuống còn
6,24% trong năm 2011 và 5,25% trong năm 2012
▪ Với nỗ lực điều hành chính sách, tháo gỡ khó khăn
cho nền kinh tế đồng thời nhờ những tác động tích
cực của sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong
nước bắt đầu có sự cải thiện đặc biệt ghi nhận mức
tăng trưởng đột phá trong năm 2015, đạt 6,68%, vượt
0.48 điểm phần trăm so với kế hoạch đề ra
Trang 81
Trang 92 Tăng trưởng kinh tế phục hồi chậm so với một số nước trong khu vực trong giai đoạn hậu khủng hoảng
▪ Tốc độ tăng trưởng của các nước như Myanmar, Campuchia, Philipin, Lào đã liên tục ở mức cao hơn
so với cùng kỳ
▪ Indonesia giảm tốc độ tăng trưởng trong năm 2012 cũng giống như Việt Nam nhưng mức độ sụt giảm của nước này thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam (tăng trưởng của Indonesia ở mức 6,03% trong năm
2012, thấp hơn gần 0,2 điểm % so với cùng kỳ năm
2011, trong khi đó tăng trưởng Việt Nam cũng trong năm này đã giảm gần 1 điểm % so với cùng kỳ)
Trang 10▪ Trong giai đoạn (2014-2015), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dần cải thiện nhưng mức tăng vẫn còn thấp hơn một số nước như Campuchia, Lào, Philipine
▪ Xét tăng trưởng giữa các lĩnh vực trong nền kinh tế cho thấy, khu vực công nghiệp, xây dựng đã dần lấy lại đà tăng trưởng cao trong khi sự cải thiện tăng trưởng khu vực dịch vụ
có dấu hiệu chậm lại, riêng khu vực nông, lâm, thủy sản tăng trưởng có dấu hiệu giảm sút
Trang 12tương đối chậm
▪ Về tỷ trọng giữa các khu vực kinh tế, sự thay đổi cơ
cấu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đặc trưng bởi sự thu hẹp GDP của khu vực NLTS và sự tăng lên tương ứng của 2 lĩnh vực còn lại, nhưng quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế diễn ra tương đối chậm
▪ Với tỷ trọng cao trong tổng GDP, khu vực dịch vụ là
khu vực có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011-2014 Tuy nhiên, đến năm
2015, với sự tăng trưởng bứt phá của khu vực
CN-XD (đạt mức 9,64% so với cùng kỳ), khu vực này đã dẫn đầu nền kinh tế và có mức đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung
Trang 14Phần 2: Kinh tế Việt Nam
năm 2016
Trang 151 Tốc độ tăng trưởng GDP không đạt chỉ tiêu đề ra
▪ Năm 2016 ước đạt tăng 6,21% so với năm 2015.
Trong đó, quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%, quý IV tăng 6,68%
▪ Ngoài sự sụt giảm sâu của công nghiệp khai
khoáng, các yếu tố về môi trường cũng là nguyên nhân khiến cho tăng trưởng GDP Việt Nam không đạt chỉ tiêu
▪ N ăm 2016, Việt Nam đã mất gần 1% GDP (khoảng
1,7 tỷ USD) bởi thiên tai, hạn hạn Trong đó, nhóm ngành nông – lâm – thuỷ sản chịu tác động mạnh
mẽ nhất với 6 tháng đầu năm tăng trưởng âm
Trang 162
Trang 172 Ngành nông – lâm – thuỷ sản tăng trưởng dương cả năm
▪ Dù quý I, quý II tăng trưởng âm, nhưng kết quả
chung cả năm toàn ngành vẫn tăng trưởng dương, tăng 1,36% so với năm 2015 Giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành thu về 32,1 tỷ USD
▪ Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm
2016 theo giá so sánh 2010 đạt 870,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,44% so với năm 2015, thấp hơn so với mức tăng các năm gần đây (năm 2015 tăng 2,62%, năm
2014 tăng 4%, năm 2013 tăng 3,6%, năm 2012 tăng 3%)
Trang 182
Trang 19Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp đạt 642,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79%; lâm nghiệp đạt 28,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,17%; thuỷ sản đạt 200 nghìn tỷ đồng, tăng 2,91% Lĩnh vực lâm nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng cao nhưng do ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp (3,2%) trong giá trị sản xuất toàn ngành nên không tác động nhiều đến tốc độ tăng trưởng của toàn ngành
Trang 203 Sản xuất công nghiệp thấp hơn 2 năm trở lại đây
▪ Tính chung cả năm 2016, chỉ số toàn ngành
công nghiệp tăng 7,5% so với năm 2015, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,8% của năm 2015 và 7,6% của năm 2014 do các ngành khai khoáng giảm mạnh
▪ Trong các ngành công nghiệp, ngành chế
biến chế tạo tăng 11,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,5%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 7,2%; ngành khai khoáng giảm sâu ở mức 5,9%
Trang 212
Trang 224 Doanh nghiệp mới thành lập mới tăng
kỷ lục
▪ Tính chung cả năm 2016, số doanh nghiệp
thành lập mới đạt mức kỷ lục với 110,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,2% so với năm 2015
Trang 23Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm là 1.268 nghìn người, bằng 86,1% năm 2015 Trong năm nay, còn có 26.689 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 24,1% so với năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm
2016 lên gần 136,8 nghìn doanh nghiệp
Trang 245 Tăng trưởng bán lẻ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ doanh thu tiêu dùng năm 2016 ước tính đạt 3.527,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm trước (năm 2015 tăng 9,8%), nếu loại trừ yếu tố giá thì còn tăng 7,8%, thấp hơn mức tăng 8,5% so với năm trước do sức mua không biến động lớn trong khi giá tiêu dùng năm nay cao hơn năm trước
Trang 256 Cán cân thương mại năm 2016, suất siêu 2,68 tỷ USD
2016 ước đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6%
so với năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 50 tỷ USD, tăng 4,8% Khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 125,9%, tăng 10,2%
Trang 262016 ước đạt 173,3 tỷ USD, tăng 4,6%
so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 71,1 tỷ USD, tăng 4%; khu vực FDI đạt 102,2 tỷ USD, tăng 5,1%
năm 2016 suất siêu 2,68 tỷ USD Trong
đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,02 tỷ USD, khu vực FDF xuất siêu 23,7 tỷ USD
Trang 277 CPI cả năm 2016 tăng 4,74%
tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,4% CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015
▪ Mặc dù mức tăng của năm 2016 cao
hơn so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra
Trang 28Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,87%
so với cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình quân năm 2015
Trang 29Phần 3: Kinh tế Việt Nam 9
tháng đầu năm 2017
Trang 30▪ Hồi tháng 5 năm nay, Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chia sẻ, để đạt được mục tiêu GDP là 6,7%, kịch bản tăng trưởng quý
II phải là 6,26%, quý III là 7,29% và quý
IV là 7,49%
Trang 312 Sản xuất công nghiệp
Tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,1% của cùng kỳ năm 2016 Trong đó: Quý I tăng 3,9%; quý II tăng 8,1%; quý III ước tính tăng 9,7%
Trang 333 Tình hình hoạt động doanh nghiệp
đăng ký thành lập mới, tổng vốn đăng
ký là 902,7 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4%
về số doanh nghiệp và tăng 43,5% về
số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm
2016 Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới là 9,6 tỷ đồng, tăng 24,4%
▪ Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt
động là 21.100 doanh nghiệp, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2016
Trang 354 Thu chi ngân sách Nhà nước
bội chi 65,2 nghìn tỷ đồng
▪ T ổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt
786,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64,9% dự toán năm
▪ Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu
năm đến thời điểm 15/9/2017 ước tính đạt 851,5 nghìn tỷ đồng, bằng 61,2%
dự toán năm
Trang 365 Tình hình xuất nhập khẩu
Nam nhập siêu 442 triệu USD
tính đạt 154 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước
154,5 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng
kỳ năm trước
Trang 376 Chỉ số giá tiêu dùng
▪ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2017
tăng 0,59% so với tháng trước Trong
11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu,
9 nhóm có chỉ số giá tháng 9 tăng so với tháng trước, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất với 5%
▪ Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng
năm 2017 tăng 3,79% so với bình quân cùng kỳ năm 2016
Trang 38Lạm phát cơ bản tháng 9/2017 tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 1,32%
so với cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2017 tăng 1,45% so với bình quân cùng kỳ năm 2016
Trang 39“XIN CẢM ƠN!"