Kinh nghiệm quản lí nộitrú dân nuôi tại trường THCS Phan Bội Châu – M’đrăk BÁO CÁO KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH NỘITRÚ DÂN NUÔI I .CƠ SỞ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NỘITRÚ DÂN NUÔI : 1. Vài nét về đặc điểm tình hình Trường THCS Phan Bội Châu nằm trên địa bàn xã Eatrang, ở phía đông huyện M’đrăk cách trung tâm huyện trên 20km theo quốc lộ 26 giáp địa phận tỉnh Khánh Hoà. Trường được hình thành và phát triển trên địa bàn xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, điều kiện đi lại hết sức khó khăn ,diện tích rộng,địa hình chia cắt nhiều đèo dốc, sông suối, khí hậu khắc nghiệt, dân cư thưa thớt trên 98% dân số là người dân tộc thiểu số với nhiều dân tộc sinh sống . Điều kiện kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tập quán sinh hoạt còn lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, bên cạnh nhà trường còn phải tiếp nhận học sinh của xã Cưsan một xã mới được tách ra từ xã EaTrang vào tháng 12 năm 2007, học sinh phải đi học xa nhà từ 20 - 50km các em phải ăn ở tại trường mà gia đình phải tự lo ăn ở cho các em vì vậy có nhiều em phải bỏ học. 2. Sự cần thiết xây dựng Trường nộitrú dân nuôi. Đứng trước thực trạng trên được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; các Sở ban ngành trong tỉnh, huyện nhất là sự quan tâm lãnh đạo UBND Tỉnh Đăk Lăk, Sở Giáo Dục - Đào tạo Đăk Lăk và sự tham mưu tích cực của lãnh đạo Phòng Giáo Dục - Đào tạo Huyện M’đrăk đã quyết tâm xây dựng mô hình nộitrú dân nuôi thí điểm tại tỉnh Đăk Lăk và trường THCS Phan Bội Châu xã Eatrang Huyện M’đrăk đã được chọn để xây dựng mô hình theo QĐ số 25 ngày 25 tháng 7 năm 2007 của UBND Tỉnh Đăk Lăk và bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm học 2008-2009 với số học sinh từ 105 - 120 em được ăn ở tại trường . Mô hình trường phổ thông bán trú dân nuôi Phan Bội Châu Huyện M’đrăk là một mô hình trường hết sức mới mẻ. Mô hình giáo dục mà trong đó gắn trách nhiệm của nhân dân vào chất lượng giáo dục chung của trường, được chứng minh bằng sự đúng đắn trong trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là đối với giáo dục miền núi, vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số. Qua 2 năm thực hiện nhà trường đã tổ chức nôi dạy cho 120/353 học sinh con em đồng bào các dân tộc sống trên địa bàn xã có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, học sinh tàn tật. Quá trình thực hiện nhà trường đã đúc kết và rút ra được những kinh nghiệm trong công tác quản lý, công tác nuôi dạy và việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục. Tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm về công tác quản lý và phát triển mô hình nộitrú dân nuôi thí điểm tại trường THCS Phan Bội Châu xã Eatrang Huyện M’đrăk Tỉnh Đăk Lăk . Nguyễn Mạnh Điệp 1 Kinh nghiệm quản lí nộitrú dân nuôi tại trường THCS Phan Bội Châu – M’đrăk II. NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ . 1. Kinh nghiệm của nhà trường trong công tác quản lý. + Bám nắm và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo có thẩm quyền. Tranh thủ mọi điều kiện hỗ trợ về kinh phí, xây dựng CSVC của các ban ngành đoàn thể ở Tỉnh, Huyện . + Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số. + Tuyên truyền vận động nhân dân và các bậc phụ huynh hiểu và nắm bắt được đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước; để từ đó nhân dân đồng tình và có trách nhiệm trong việc xây dựng mô hình nộitrú dân nuôi . + Xây dựng lịch thời gian biểu, kế hoạch hoạt động tuần tháng , quý, năm về công nuôi dạy học sinh và có sự quan tâm quan tâm, chăm sóc tận tình đối với học sinh. + Huy động nguồn lực trong nhân dân,các đoàn thể và các tổ chức xã hội cùng tham gia. + Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, vệ sinh trường lớp, nơi ở nội trú; tạo môi trường sanh,sạch đẹp trong khuôn viên nhà trường + Phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường như công đoàn, Đoàn thanh niên,Đội TNTP Hồ Chí Minh + Làm tốt công tác công khai tài chính đối với giáo viên và phụ huynh học sinh . 2. Kinh nghiệm trong công tác giảng dạy tại nhà trường : Đây là một nhiệm vụ trọng tâm mà đòi hỏi bất kỳ một trường học nào cũng phải chú trọng, chính vì thế mà trường đã có kế hoạch chỉ đạo hoạt động thông suốt trong cả năm học, gắn với đổi mới trong công tác quản lý và nâng cao hiệu quả giáo dục. Nhà trường đã xác định muốn có hiệu quả giáo dục trước hết phải đổi mới phương pháp quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất. ( Khu nộitrú học sinh) Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát ,bám sát vào kế hoạch của ngành qua đó áp dụng phù hợp với điều kiện của địa phương . Đổi mới phương pháp giảng dạy áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy qua đó tạo hứng thú cho các em Nguyễn Mạnh Điệp 2 Kinh nghiệm quản lí nộitrú dân nuôi tại trường THCS Phan Bội Châu – M’đrăk Tiết học tin học , máy chiếu Giờ thể duc Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc tự học của học sinh tại khu nộitrú Giờ tự học của học sinh nộitrú Nguyễn Mạnh Điệp 3 Kinh nghiệm quản lí nộitrú dân nuôi tại trường THCS Phan Bội Châu – M’đrăk Phát động các phong trào thi đua, giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên kiểm tra học sinh tại khu nộitrú . Xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao . Xây dựng môi trường Xanh sạch đẹp 3.Tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường có học sinh nộinộitrú - Bên cạnh sự quan tâm của các cấp ủy Đảng ,các ban ngành đoàn thể, sự chỉ đạo sát sao của ngành giáo dục để không nhằm ngoài mục đích giúp cho học sinh dân tộc thiểu số mà đặc biệt là học sinh đi học xa nhà phải ăn ở tại trường có điều kiện học tập tốt hơn, bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục cho các em thì chúng ta cũng phải quan tâm tới yếu tố cũng hết sức quan trọng đó là tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS. Ngoài việc học thì các em cũng phải được tham gia vào các hoạt động khác như các hoạt động thể dục thể thao,văn hóa văn nghệ . đây là một thế mạnh mà nhà trường đặc biệt quan tâm, để cho các em không cảm thấy chán khi ở lại nộitrú tạo cho các em cảm thấy như đang ở nhà, trong các năm học qua trường đã mua sắm các trang thiết bị để phục vụ cho các em như hệ thống ti vi loa đài phục vụ cho các buổi văn nghệ , thiết bị thể thao bàn bóng bàn,sân cầu lông,sân bóng chuyền,sân đá cầu Học sinh nộitrú chơi thể thao Trường thường xuyên giao cho Đoàn thanh niên,Đội TNTP phát động nhiều cuộc thi chào mừng các ngày lề lớn trong năm như 20/11 tổ chức cho học sinh nộitrú làm báo tường, chơi các trò chơi dân gian .đã thu hút nhiều học sinh tham gia ,qua đó giúp các em mạnh dạn hơn , gần gũi hơn trong giao tiếp. Nguyễn Mạnh Điệp 4 Kinh nghiệm quản lí nộitrú dân nuôi tại trường THCS Phan Bội Châu – M’đrăk Tổ chức cho h/s nộitrú chơi trò chơi dân gian - Nhà trường chỉ đạo đội ngũ thầy cô giáo luôn luôn gần gũi và động viên các em, giáo dục các em có tính tự lập trong sinh hoạt ,đặc biệt trong quá trình các em sống và học tập xa gia đình thì đòi hỏi thầy cô luôn có sự động viên kịp thời . - Hướng dẫn các em học tập và làm việc ,giáo dục đạo đức ,ý thức trong sinh hoạt tập thể, phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt. - Quan tâm nhiều tới các em mồ côi cha mẹ ,gia đình khó khăn ,các em tàn tật qua đó giúp cho các em quên đi nỗi buồn khi phải sống xa gia đình. Nguyễn Mạnh Điệp 5 Kinh nghiệm quản lí nộitrú dân nuôi tại trường THCS Phan Bội Châu – M’đrăk Kiểm tra nơi ở của h/s nộitrú H/s nộitrú chăm sóc cây trong khuôn viên 3. Trong công tác xã hội hoá giáo dục : Ban giám hiệu ,các tổ chức trong nhà trường luôn làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ,hội cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã ủng hộ về cơ sở vật chất, tinh thần cho học sinh nộitrú cụ thể là: Đối với các cấp uỷ Đảng,chính quyền địa phương nhà trường tham mưu đầu tư cơ sở vật chất thông qua nguồn đóng góp tự nguyện của nhân dân đã xây dựng được cổng trường, đường bê tông, nhà để xe học sinh, bồn hoa . Đối với nhân dân nhà trường vận động đóng góp mua sắm trang thiết bị phục vụ nấu ăn, đồ dùng cá nhân . Đối với các doanh nghiệp ,các tổ chức xã hội nhà trường cũng tuyên truyền vận động với các tấm lòng hảo tâm để hỗ trợ thêm vào các bữa ăn của các em . 4. Kết quả thực hiện - Được sự quan tâm của các Sở ban ngành của Tỉnh, Huyện, nhất là sự quan tâm của Sở Giáo Dục - Đào tạo Đăk Lăk, sự tích cực tham mưu và chỉ đạo của lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện M’đrăk năm học 2008 - 2009 Khu nộitrú của trường được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu của Sở Giáo Dục Đào tạo với kinh phí 1,945 triệu đồng với các hạng mục công trình như phòng ở của học sinh, nhà ăn, nhà bếp, công trình vệ sinh, giếng nước đáp ứng được cho nhu cầu của 120 học sinh - Công tác tuyên truyền vận động: Ngay từ khi mới bắt đầu thành lập ban giám hiệu đã tích cực tham mưu với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và lãnh đạo PGD&ĐT về tình hình thực tế học sinh ở xa, nhưng ham học cái chữ. Nhà trường đã làm tốt công tác tư tưởng đối với các bậc phụ huynh có con em theo học tại trường, hiểu rõ được chế độ chính sách của Đảng và nhà nước đối Nguyễn Mạnh Điệp 6 Kinh nghiệm quản lí nộitrú dân nuôi tại trường THCS Phan Bội Châu – M’đrăk với học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số và sự đồng cảm ,chia sẻ của phụ huynh đối với mô hình nộitrú dân nuôi: Trường đã tham mưu với UBND huyện ra QĐ 1653 ngày 23/10/2008 thành lập bộ phận quản lý học sinh trong đó đ/c Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý chung, Phó Hiệu trưởng phụ trách quản lý học sinh và phân công cho các thành viên làm công tác trực và giám sát việc ăn ở, học tập của các em và bố trí giáo viên trực tiếp quản lý và giám sát học sinh 24/24 giờ; để nắm bắt kịp thời được những diễn biến trong sinh hoạt và học tập của các em từ đó nắm bắt thông tin hai chiều kịp thời ( với ban giám hiệu nhà trường,với phụ huynh học sinh) xây dựng nội quy khu nộitrú . Nhà trường chỉ đạo toàn thể giáo viên- công nhân viên trong hội đồng trường cùng có trách nhiệm phối hợp quản lý học sinh “ Tất cả vì học sinh thân yêu” Đối với phụ huynh học sinh ngay từ đầu mỗi năm học nhà trường mời toàn thể phụ huynh học sinh họp công khai, xét chọn những học sinh có đủ điều kiện để được vào ở khu nộitrú được đông đảo phụ huynh đồng tình . Năm học 2009-2010 trường có 120 học sinh ở nộitrú Năm học 2010- 2011 trường có 104 học sinh ở nộitrú ( giảm vì lý do học sinh chuyển về học tại trường THCS Tô Hiệu) - Chế độ chính sách đối với CBQL - giáo viên và học sinh : + Đối với CBQL - và giáo viên : Ngay từ đầu quý I nhà trường lập dự trù kinh phí theo hướng dẫn của QĐ 25 của UBND Tỉnh Đăk Lăk ngày 25/7/2007 để trình UBND huyện xem xét và cấp kinh phí qua đó Mỗi tháng cán bộ quản lý được hỗ trợ 0,3% phụ cấp Giáo viên phụ trách khu nộitrú được giảm ½ số giờ dạy so với quy định + Đối với học sinh: Mỗi học sinh được hỗ trợ tiền ăn trong thời gian 9 tháng ,mỗi tháng 292.000đ ngoài ra mỗi học sinh nộp thêm 130.000đ tổng cộng là 422.000đ/em/tháng. - Về chế độ ăn của học sinh mỗi học sinh được ăn 2 bữa trong ngày mỗi ngày 14.000đ .Thực phẩm được trường ký hợp đồng hàng tháng đảm bảo vệ sinh và hàm lượng dinh dưỡng ,ngoài ra nhà trường còn chỉ đạo học sinh tăng gia thêm như trồng rau để bổ sung vào các bữa ăn của các em . Bữa ăn của h/s nộitrú dân nuôi Nguyễn Mạnh Điệp 7 Kinh nghiệm quản lí nộitrú dân nuôi tại trường THCS Phan Bội Châu – M’đrăk III. Hiệu quả của mô hình mang lại: - Qua quá trình phát triển của trường, đặc biệt là mô hình nộitrú dân nuôi, có sự hỗ trợ rất lớn của Đảng, nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Sở giáo dục, lãnh đạo Phòng Giáo Dục Huyện M’đrăk trường đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, để từ đó nhân dân thấy rõ được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, nhà nước, tạo niềm tin của cha mẹ học sinh vào nền giáo dục tỉnh nhà. - Đối với phụ huynh tin tưởng vào nhà trường , yên tâm khi con đi học xa nhà - Giải quyết nỗi lo về nơi ăn, chốn ở tạo điều kiện cho học sinh tham gia học tập tốt. - Đối với học sinh : Có đủ sức khoẻ để tham gia học tập, tạo cho học sinh tính tự lập trong học tập, trong sinh hoạt,tính tự giác, kỷ luật - Chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt, có học sinh nộitrú đạt học sinh giỏi cấp huyện. - Giảm thiểu được học sinh bỏ học xuống mức thấp nhất mà cụ thể tỉ lệ học sinh bỏ học trong năm học 2007-2008 là 6,7% hiện nay tỉ lệ học sinh bỏ học giảm xuống dưới 1% - Qua đó tạo tiền đề để địa phương duy trì tốt công tác PCTHCS trong những năm học tiếp theo IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Một là: Nhà trường cần bám sát thực tiễn,quán triệt sâu sắc và vận dụng linh hoạt,sáng tạo các chủ trương,Nghị Quyết của Đảng để áp dụng vào thực tế của trường đề ra biện pháp sát thực tế. Hai là: Phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, trí tuệ của tập thể đội ngũ giáo viên - công nhân viên. Ba là: Coi trọng việc phát triển giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục đi đôi với việc phát triển văn hoá và giải quyết các vấn đề về đời sống của thầy và trò. Bốn là: Tăng cường công tác quản lý giám sát đổi mới phương pháp, áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy, phát huy tính dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương - tình thương - trách nhiệm. Năm là: Tạo bầu không khí đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng nhân dân và tôn trọng học sinh, có tinh thần trách nhiệm, biết cống hiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước giao phó. V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ: 1. Đề nghị tiếp tục quan tâm tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phục vụ cho các hoạt động dạy và học của học sinh theo mô hình nộitrú dân nuôi. 2. Hỗ trợ thêm một phần kinh phí cho những người làm quản lý, nuôi dạy học sinh 3. Tăng mức hỗ trợ từ 292 ngàn đồng/tháng/em lên mức 500 ngàn đồng. 4. Nhân rộng mô hình để tạo điều kiện học tập cho các em. Nguyễn Mạnh Điệp 8 Kinh nghiệm quản lí nộitrú dân nuôi tại trường THCS Phan Bội Châu – M’đrăk Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình quản lý nuôi dạy học sinh nộitrú dân nuôi; mong được các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp có sự đóng góp thêm cho bản thân tôi. Nguyễn Mạnh Điệp Hiệu trưởng trường THCS Phan Bội Châu -PGD M’Đrăk Nguyễn Mạnh Điệp 9 Kinh nghiệm quản lí nộitrú dân nuôi tại trường THCS Phan Bội Châu – M’đrăk Nguyễn Mạnh Điệp 10 . việc tự học của học sinh tại khu nội trú Giờ tự học của học sinh nội trú Nguyễn Mạnh Điệp 3 Kinh nghiệm quản lí nội trú dân nuôi tại trường THCS Phan. Điệp 5 Kinh nghiệm quản lí nội trú dân nuôi tại trường THCS Phan Bội Châu – M’đrăk Kiểm tra nơi ở của h/s nội trú H/s nội trú chăm sóc cây trong khuôn