Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ..
Trang 1Anh hùng Liệt sĩ Bế Văn Đàn (1930-12/12/1953), Anh hùng Lực lượng
Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/05/1955), hy sinh là Tiểu đội phó thuộc Đại đội 674, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316
Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng
Nhất.
Bế Văn Đàn sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Triệu Ấu, huyện Phục Hoà (nay là huyện Quảng Hòa), tỉnh Cao Bằng Anh sinh ra trong một gia đình có
mẹ chết sớm, cha làm thợ mỏ, chú hoạt động cách mạng bị thực dân Pháp bắt rồi giết Anh phải đi ở cho địa chủ từ nhỏ Sau năm năm đi ở, anh trốn về ở với dì và tham gia du kích Tháng 1 năm 1949, Bế Văn Đàn xung phong vào
bộ đội và tham gia nhiều chiến dịch
Đông Xuân 1953 - 1954, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch Một đại đội của Tiểu đoàn 251 được giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mường Pồn (Lai Châu) Thấy lực lượng ta ít, quân Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai đợt đèu bị quân ta đánh bật lại Tình hình chiến đấu hết sức căng thẳng Pháp liều chết nống ra
Ta kiên quyết ngăn chặn
Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong làm nhiệm vụ Anh vượt qua lưới đạn dày đặc của địch truyền mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chu đáo
Trang 2Tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt, anh được lệnh ở lại đại đội chiến đấu Khi quân phản kích đợt ba, quân Pháp điên cuồng mở đường tiến Đại đội thương vong chỉ có 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng anh vẫn tiếp tục chiến đấu Một khẩu trung liên không bắn được do xạ thủ hy sinh, còn khẩu trung liên của Chu Văn Pù không bắn được vì chưa tìm được chỗ đặt súng
Không do dự, Bế Văn Đàn rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình nói như ra lệnh: "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi" Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân Pháp, đẩy lùi đợt phản kích Bế Văn Đàn mình đầy thương tích và đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai Anh được kết nạp Đảng tại trận địa
Sự hy sinh anh dũng của Anh hùng Liệt sĩ Bế Văn Đàn đã đi vào thơ ca Tên của anh được đặt cho nhiều đường phố và trường học
Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót (1922-13/3/1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/3/1955), Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Huân chương Quân công hạng Nhì.
Gia đình anh Phan Đình Giót rất nghèo Bố bị chết đói Anh phải đi ở từ năm
13 tuổi cực nhọc, vất vả Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự
vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực Trong cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình,
nhường thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến phục Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ
Trang 3Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ Hành quân gần 500 km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng đồng chí vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích Trong nhiệm vụ xẻ núi,
mở đường, kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh
đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em kiên quyết chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên
Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị
Các chiến sỹ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười Quân Pháp tập trung hoả lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta Đồng đội bị thương vong nhiều
Lửa căm thù bốc cao, anh lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt
số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên Anh lại bị thương vào vai, máu chẩy đầm đìa Nhưng bất ngờ từ hoả điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình ta Lực lượng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên nhích dần đến gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này Anh đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to:
"Quyết hy sinh…vì Đảng…vì dân!! " rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình
vào bịt kín lỗ châu mai địch Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ Trước khi
hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần
Trang 4Anh hùng Liệt sĩ Tô Vĩnh Diện (1924-5/1953), Anh hùng Lực lượng Vũ Trang Nhân dân (Truy phong; 7/5/1955), khi hy sinh, anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung
đoàn 367.
Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng
Nhất
Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá Lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ Suốt 12 năm
đi ở, anh phải chịu bao cảnh áp bức bất công Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương Năm 1949, đồng chí xung phong đi bộ đội
Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao
xạ Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn luôn gương mẫu làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới đích an toàn
Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, anh xung phong lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và
tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xẩy ra
Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, anh đã đi sát từng người, động viên giải thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm Tô Vĩnh Diện cùng đồng đội Ty xung phong lái pháo Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh Ty bị hất xuống suối Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại
Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu
và chiến đấu thắng lợi
Trang 5Anh hùng Liệt sĩ Trần Can (1931-7/5/1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (Truy tặng; 7/5/1956), Khi hy sinh anh là Đại đội phó
bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Huân chương Quân công (hạng Nhì, hạng Ba), 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần được bầu là chiến sỹ thi đua của đại đoàn.
Trần Can sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Thành, huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An Từ hồi còn nhỏ, Trần Can rất ham thích vào bộ đội để được cầm súng giết giặc cứu nước Lớn lên, đã ba lần đồng chí xung phong tình nguyện xin đi bộ đội, nhưng vì sức yếu nên đến lần thứ tư mới được chấp nhận (năm 1951)
Từ khi vào bộ đội, Trần Can chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt Trong mọi trường hợp khó khăn ác liệt, anh đều kiên quyết dẫn đầu đơn vị vượt lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã hai lần anh bị thương nặng vẫn tiếp tục chiến đấu, chỉ huy đơn vị kiên quyết tiến công tiêu diệt địch Tấm gương của Trần Can đã thiết thực cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi trong toàn đơn vị
Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm lá cờ
“Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch giao cho quân đội lên đồn Pháp Khi nổ súng, mặc cho hoả lực quân Pháp bắn ra dữ dội, anh dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy như một mũi dao nhọn cắm vào giữa tim gan địch, rồi nhẩy lên lô cốt cắm cờ Sau đó, anh chỉ huy tiểu đội diệt lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt 25 tên, thu nhiều súng Trong trận đánh điểm cao 507, Trần Can đã dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông
Trang 6lên áp đảo quân Pháp, chiếm mỏm cột cờ Lính Pháp bắn pháo dữ dội và cho quân địch chiếm lại Ta với Pháp giành giật nhau từng thước đất hết sức quyết liệt Anh đã cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của chúng Địch xông lên trong đợt công kích thứ năm, chúng ném lựu đạn tới tấp trước khi xung phong Trần Can nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy đơn vị nhảy lên bờ hào đánh giáp lá cà Cán bộ đại đội bị thương vong hết, bản thân Trần Can cũng bị thương, nhưng anh vẫn quyết tâm thay thế cán bộ đại đội chỉ huy bộ đội chiến đấu suốt đêm Sáng hôm sau, anh tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa Quân Pháp lại phản kích dữ dội, mong đánh bật quân ta, giành lại cửa ngõ tiến vào Mường Thanh Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt pháo kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào trung tâm Mường Thanh Anh Trần Can đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm
1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
Anh hùng Liệt sĩ Trần Cừ (1920-16/8/1950), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (Truy tặng 1955), Khi hy sinh anh là đảng viên, đại đội trưởng bộ binh đại đội 336, tiểu đoàn 174, trung đoàn 209, Sư đoàn
312
Huân chương Quân công (hạng Nhì, hạng Ba), Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Anh quê ở Khoái Thọ, Đức Bác, Lập Thạch, Vĩnh PhúcTừ tháng 8 năm 1945 đến tháng 10 năm 1950, Anh chiến đấu trên chiến trường Việt Bắc, rèn luyện
và trưởng thành từ chiến sĩ lên đại đội trưởng và đã từng tham gia hàng chục trận chiến đấu, trận nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Trang 7Lúc đó Quốc Dân Đảng phản động cấu kết với quân Nhật kéo đến Vĩnh Yên, Việt Trì và một số nơi khác với âm mưu ngóc đầu dậy Trần Cừ dẫn đầu một tiểu đội tham gia trận đánh giáp lá cà với địch và chính Anh đã đâm chết một tên Nhật và thu một khẩu súng Tại Cầu Oai (Vĩnh Yên), vào đầu năm 1946 đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt chống bọn Quốc Dân Đảng phản động Trần Cừ
đã chỉ huy đơn vị dùng súng tiểu liên tiêu diệt hai tiểu đội địch, giữ vững trận địa, buộc chúng phải rút chạy về thị xã Vĩnh Yên
Thu đông năm 1947, đơn vị Anh được giao nhiệm vụ tham gia chiến dịch Việt Bắc Trần Cừ cùng đơn vị chuẩn bị trận địa trên địa bàn xã Sơn Đông, bên bờ sông Lô Được chiến đấu ngay trên mảnh đất quê hương, Trần Cừ hạ quyết tâm phải bắt kẻ thù phải trả nợ máu
Cuối tháng 12 năm 1947, dọc theo sông Lô một cánh quân của địch từ Việt Bắc rút về, tràn vào thôn Phú Hậu càn phá Trung đội của Trần Cừ đã cùng bộ đội địa phương của huyện Lập Thạch và du kích xã phối hợp chiến đấu Bọn địch cậy thế mạnh, với 4 máy bay khu trục và hai ca nô yểm hộ, chúng hung hăng ra sức cướp phá Bộ đội và dân quân du kích đã bám sát từng bờ tre, ngõ xóm nổ súng đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch, buộc chúng phải rút về căn cứ Trận đánh thắng này có tiếng vang lớn được liên khu và đã được lãnh đạo tỉnh gửi thư khen ngợi động viên cán bộ, chiến sỹ Với Trần Cừ, trận chiến đấu này là một thử thách ban đầu, thể hiện sự trưởng thành của Anh Sau gần
ba năm chiến đấu dũng cảm, được quân đội bồi dưỡng, giáo dục Trần Cừ, được vinh dự kết nạp vào Đảng năm 1948 Khi chuyển sang trung đoàn 209 Anh cùng đồng đội lập được nhiều chiến công ở suối Rút (Hoà Bình tháng 11 năm 1949), Xuân Đại, đầu năm 1950
Trong chiến dịch Biên giới cách đánh không phải là cách đánh lối du kích,
chống càn, do vậy, người chỉ huy trực tiếp, ngoài mưu trí và dũng cảm ra còn phải có sự hiểu biết và trình độ chỉ huy hiệp đồng tác chiến, trình độ sử dụng
vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự mới, Anh đã được đơn vị cử sang Trung Quốc học Tốt nghiệp khoá học, Anh trở về vào đúng lúc chiến dịch giải phóng biên giới mở màn
Khi trở về đơn vị, ngay trong đêm đầu tiên, Trần Cừ không sao ngủ được bởi chiến dịch biên giới đã bắt đầu Anh nghĩ, ngày mai, ở mặt trận Đông Khê, những trận chiến đấu sẽ diễn ra quyết liệt, trong đó, có đại đội 336 do chính Anh là chỉ huy Trước đó khoảng một tháng, cùng với các đơn vị bạn, cũng tham gia chiến đấu, được học tập rất kỹ về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chiến dịch Đơn vị của Anh được bổ sung thêm quân số, tăng cường hậu cần và khẩn trương ôn luyện kỹ, chiến thuật Cả đại đội tràn đầy phấn khởi, tin tưởng và báo cáo lên cấp trên lời hứa quyết tâm đánh thắng
Những gì học được ở nước bạn, Anh ứng dụng ngay vào trận đánh Đồn Đông Khê là một cứ điểm rất kiên cố và có tầm quan trọng của địch trên tuyến biên
Trang 8giới Cao Bằng – Lạng Sơn và nước bạn Trung Quốc Đánh thắng Đông Khê, sẽ làm cho tuyến phòng thủ của địch bị chia cắt, tạo cơ hội cho bộ đội ta tiêu diệt địch 18h ngày 16 tháng 8 năm 1950, đạn pháo của ta đồng loạt dội vào cứ điểm Đông Khê mở màn cho chiến dịch Các chiến sỹ bộ binh dũng mãnh xông lên dùng bộc phá mở cửa, lần lượt đánh chiếm các vị trí vòng ngoài và phát triển vào khu trung tâm Trần Cừ bình tĩnh chỉ huy đại đội, dùng nhiều cách đánh khác nhau, tiêu diệt từng vị trí của địch và hướng dẫn kịp thời pháo binh chi viện Địch phản công mãnh liệt từ các hoả điểm, gây cho ta một số thương vong Trần Cừ xông xáo đến từng ụ chiến đấu, động viên chiến sỹ giữ vững tinh thần, kiên quyết bám trận địa, hiệp đồng tác chiến với đơn vị bạn Nhưng lúc này trời gần sáng, mục tiêu chủ yếu của trận đánh chưa giải quyết được, theo lệnh của cấp trên, Trần Cừ cử một lực lượng nhỏ cùng mình ở lại kiềm chế hoả lực địch rồi ra lệnh cho đơn vị rút ra ngoài, tổ chức cho đại đội rút kinh nghiệm, chấn chỉnh các tiểu đội và xây dựng cho anh em một quyết tâm lớn để trận đánh thứ hai đạt kết quả hơn
Đến 17 tháng 9 bắt đầu trận tiến công lần thứ hai; Trong trận này Anh làm đại đội trưởng, đại đội 336 là lực lượng chủ công của trung đoàn, Anh đã chỉ huy đơn vị đánh thẳng vào hầm chỉ huy của địch Hoả lực bắn dữ dội, hòng chặn đứng các mũi tiến công của ta Trần Cừ bình tĩnh chỉ huy đại đội vượt qua làn mưa đạn, chiếm khu vực Kỳ Sấu rồi đánh toả lên khu nhà thương Địch rút xuống hầm cố thủ và ném lựu đạn như mưa ra ngoài Dưới sự chi viện của hoả lực, bộ đội ta khẩn trương vận động áp sát vào lô cốt địch, dùng bộc phá diệt địch Lúc xông lên, Trần Cừ bị thương nặng vào chân
Trời sắp sáng, chiến sỹ ta xung phong mấy lần vẫn chưa diệt được đồn địch Trong đồn địch còn khoảng 100 tên, Anh cầm lựu đạn hô anh em cùng ném vào lỗ châu mai Khói toả mù mịt, lợi dụng thời cơ tốt, Trần Cừ hô lớn: “Hồ Chủ tịch muôn năm, Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”, rồi vùng lên ném quả thủ pháo cuối cùng vào lỗ châu mai và dùng cả thân mình bịt kín lỗ châu mai, hoả điểm của địch bị tiêu diệt Chiến sỹ ta ào lên, dùng bộc phá đánh sập lô cốt cố thủ của địch, trận Đông Khê thắng lợi Noi gương đại đội trưởng Trần cừ, các chiến sỹ đại đội 336 đã dồn ý chí quyết tâm vào những trận chiến đấu tiêu diệt địch trên đường số 4, góp phần làm nên chiến thắng
vẻ vang của chiến dịch biên giới
Trang 9Liệt sĩ Trần Thị Bắc (1932-21/3/1954), chị là nữ nguyên mẫu trong bài thơ Núi đôi của Đại tá nhà báo, nhà thơ Quân đội Vũ Cao.
Trần Thị Bắc là con gái đầu của một gia đình có truyền thống yêu nước Các bác, các cậu của cô đều là cơ sở của Cách mạng, là du kích Có người là liệt
sỹ, có người từng bị giặc bắt Bố cô những năm đó cũng là xã đội phó xông pha gan dạ, bị địch bắt tra tấn chết đi sống lại
Lớn lên giữa những người như vậy, mới chỉ 15 tuổi Bắc đã tham gia các hoạt động của các đoàn thể 17 tuổi cô vào đội du kích với nhiệm vụ làm giao thông liên lạc, tiếp tế cho đội du kích trong những lần đi bắn tỉa đồn Tây Năm 1950,
cô được cử đi học y tá rồi trở về kiêm nhiệm thêm việc cứu thương Có lần theo đội du kích đi bắn tỉa, cô bị đạn của kẻ thù bắn xướt qua mặt để lại vết thương ngay dưới khoé mắt Nhưng cô không hề biết sợ hãi
Là một cô gái xinh đẹp, hát hay và khéo ăn nói, năm 1951, Bắc được giao cả 3 nhiệm vụ: quân báo, cứu thương và binh vận
Thời đó, người ta thấy có một cô gái hàng ngày quẩy gánh đi buôn bán, chiều chiều lại quanh quẩn quanh khu đồn Tây để cắt cỏ Những tên lính đồn chẳng những không nghi ngờ mà còn tỏ ra quý mến Bắc Cô ra vào đồn Tây tương đối dễ dàng, gánh nước giúp bọn lính đồn, lân la trò chuyện với chúng Bắc làm quen được với những tên Tây chỉ huy để thăm dò tin tức và gây dựng
Trang 10được một nhân mối bao gồm hai cai ngụy, một người làm thợ mộc trong đồn Tây và một vợ Tây… Những người này đã thường xuyên cung cấp cho Bắc những thông tin về kế hoạch hoạt động của lính đồn, nhiều điều cơ mật của địch Với những thông tin quý báu do Bắc đem về, quân ta đã tránh được rất nhiều tổn thất trong cuộc đấu tranh với quân Pháp Sau này, khi nguy cơ bọn Pháp có thể lần ra nhân mối, cô đã tìm cách đưa hai người cai ngục được giác ngộ chạy thoát ra vùng kháng chiến
Vào ngày 12/3/1954, nhóm cán bộ của ta họp tại Lương Châu để chuẩn bị cho
kế hoạch đánh phục kích địch Tiên lượng sau khi ta đánh thì địch sẽ tức tối điên cuồng và tổ chức vây ráp càn quét, cấp trên lệnh rút bớt cán bộ nằm vùng ra vùng tự do để tránh tổn thất Đoàn cán bộ di chuyển ra vùng tự do ngay trong đêm hôm đó gồm có trên 30 người Bắc được cử dẫn đoàn đi vì hai lẽ: Cô thông thạo địa bàn, gan dạ và khôn khéo trong ứng phó khi có tình huống xấu Mặt khác, bản thân cô cũng có dấu hiệu bị lộ, nên đã được lệnh chuyển công tác, hoặc sẽ về làm quân báo của huyện đội hoặc về phòng y tế huyện
Ngày 21/3 cũng là ngày Bắc về Núi Đôi thì gặp ổ phục kích của địch Bọn địch bắt được Bắc, bịt miệng cô dự định ém chờ bắt nốt những người đi sau Biết điều đó, Bắc đã chống cự quyết liệt Cô cố kêu to và lao vào tên Tây chỉ huy túm lấy bộ hạ hắn Tên này đau điếng quên mất việc lớn, kêu rống lên Một tên lính lê dương đứng cạnh đã lôi Bắc ra và xả trọn băng đạn vào ngực cô Đoàn cán bộ của ta ra khỏi Lương Châu nghe tiếng súng biết là bị lộ đã lui lại chờ đến khi địch rút Khi anh em du kích và quân báo huyện tới nơi Bắc giằng
co với địch thì Bắc đã hy sinh Máu loang đỏ ối trên ngực cô bắt đầu se lại Những viên đạn của kẻ thù vẫn còn găm nguyên ở đó Bắc được anh em thay nhau cõng vượt vành đai trắng ra đến Cầu Cốn-Vệ Sơn-xã Tân Minh và được đồng đội an táng ở đây
Sau này khi Phù Linh được công nhận là xã anh hùng và chuẩn bị xét chọn phong tặng danh hiệu anh hùng đối với một số cá nhân xứng đáng nhiều người đã có ý kiến: Phải truy tặng danh hiệu anh hùng cho cô gái Núi Đôi năm xưa Tuy thành tích của liệt sĩ Trần Thị Bắc khiêm nhường hơn những bậc cha chú đi trước nhưng cô lại được lòng dân yêu mến, bởi cô đã sống đẹp và dám chết khi cần thiết Cũng phải nói thêm, phải đến lần thứ ba chuyển mộ và sau khi bài thơ "Núi Đôi" của nhà thơ Vũ Cao ra đời vào năm 1956, Trần Thị Bắc mới được công nhận là liệt sĩ Tuy nhiên trong lòng dân và trong trái tim
những người thân đồng đội, Bắc vẫn đẹp và còn mãi