Chính thực tiễn đó đòi hỏi phải nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT một cách thấu đáo, tổng kết thành triết lý phát triển xã hội Việt Nam theo những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh trong t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hà Nội - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS Lê Mậu Hãn và PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo Các tài liệu khoa học được sử dụng trong luận án là chính xác, trung thực, bảo đảm tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào
Tác giả
Lê Thị Thảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ của Nhà trường, các Phòng và Khoa Khoa học Chính trị học, nay tôi đã hoàn thành chương trình học tập
Tôi xin chân thành cảm ơn tới quý Thầy, Cô trong Ban giám hiệu, Phòng quản lý Đào tạo sau đại học, Khoa Khoa học Chính trị học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học: PGS Lê Mậu Hãn, PGS TS Nguyễn Quốc Bảo, GS TS Phùng Hữu Phú, GS
TS Vũ Dương Ninh, GS TS Mạch Quang Thắng, PGS TS Lại Quốc Khánh, PGS
TS Phạm Ngọc Anh, PGS TS Vũ Quang Hiển, PGS TS Đinh Xuân Lý, PGS TS Bùi Đình Phong, PGS TS Trần Minh Trưởng, PGS.TS Trịnh Đình Tùng và một số nhà khoa học khác đã trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến chuyên môn để tôi tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện luận án
Tôi cũng vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện của gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện bản luận án tiến sĩ
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.2 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 19
Chương 2 KHÁI NIỆM, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 22
2.1 Một số khái niệm 22
2.2 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 29
2.3 Đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 54
Chương 3 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 69
3.1 Đối tượng, nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc 69
3.2 Con đường của cách mạng giải phóng dân tộc - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội 78
3.3 Tính chủ động, độc lập và khả năng giành thắng lợi trước của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa 84
3.4 Phương thức tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc 88
3.5 Những nhân tố, điều kiện đảm bảo thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc 94
Chương 4 GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 115
4.1 Giá trị đối với thời đại 115
4.2 Giá trị đối với dân tộc 129
KẾT LUẬN 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong dòng chảy lịch sử các vĩ nhân của dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh1, lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, được vinh danh với hai danh hiệu cao
quý: anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất của Việt Nam Nghị
quyết của UNESCO tôn vinh Người “là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của
cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiêp giải phóng dân tộc
(GPDT)của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [169,tr.5]
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (CMGPDT) là một
nội dung cơ bản, cốt lõi trong hệ thống quan điểm của Người, có giá trị trong “Học
thuyết giải phóng” [76, tr.12] của Hồ Chí Minh Đó là hệ thống quan điển về con
đường GPDT, giải phóng xã hội, giải phóng con người;về lực lượng GPDT; về phương pháp cách mạng, khởi nghĩa vũ trang toàn dân và chiến tranh cách mạng…
Tư tưởng đó được hình thành từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước, bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin gắn với quá trình hoạt động thực tiễn sôi nổi, phong phú Tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT mang bản chất cách mạng và khoa học, đáp ứng được yêu cầu phát triển của dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, soi đường cho cách mạng Việt Nam vững bước tiến lên giành được thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, hoàn thành sự nghiệp GPDT, đưa dân tộc ta từ đêm dài nô
lệ bước sang kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến bộ xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) đã khẳng định: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ nay mãi mãi gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh…, người anh hùng dân tộc vĩ đại…, Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân, thống nhất Tổ quốc, cho sự nghiệp của Đảng và của dân tộc, làm rạng rỡ non sông đất nước ta, để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau những
di sản bất diệt!” [40, tr.10]
Đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, kết quả đó trước hết được mở ra từ con đường cứu nước và GPDT của Hồ Chí Minh từ những năm 20 của thế kỷ XX Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
1 Hồ Chí Minh có nhiều tên gọi, bí danh, bút danh khác nhau, tuy nhiên, luận án thống nhất tên gọi của Người qua các thời kỳ là Hồ Chí Minh
Trang 82
GPDTđã dẫn dắt dân tộc ta đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoàn thành sự nghiệp GPDT, đưa dân tộc
ta từ đêm dài nô lệ bước sang kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến bộ xã hội
Nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của
Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Thực tiễn 30 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII nêu lên bài học: “Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [47, tr.69] Đây được xem là giá trị trường tồn của tư tưởng
Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT
Nhân loại đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới
và trong nước hiện nay xuất hiện nhiều vấn đề mới, “các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp” [43, tr.67] Chủ nghĩa khủng bố tăng cường hoạt động gây ra những bất ổn đối với an ninh của các dân tộc và hòa bình trên thế giới Chủ nghĩa khủng bố và chính sách lợi dụng chống khủng bố để bành trướng, can thiệp thay đổi thế giới theo chiều hướng phức tạp hơn, kém an ninh hơn Điều đó đặt tất cả các quốc gia trên thế giới đứng trước những bất ổn, khó lường trong thực hiện mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội
Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ bằng các thủ đoạn chiến tranh ngầm, kích động các lực lượng chống đối, xuyên tạc các chính sách dân tộc, tôn giáo, đòi “tự do, dân chủ, nhân quyền” để nhằm chống phá chủ nghĩa xã hội, phủ nhận giá trị của độc lập dân tộc Họ đem “dân chủ”, “nhân quyền” đối lập với “chủ quyền dân tộc”, cho
Trang 93
rằng, quá nhấn mạnh độc lập, chủ quyền dân tộc sẽ làm phương hại đến “dân chủ”,
“nhân quyền”, đặt “nhân quyền” cao hơn “chủ quyền” Ở Biển Đông, cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn là cuộc đấu tranh khó khăn và kiên trì lâu dài Chính thực tiễn đó đòi hỏi phải nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT một cách thấu đáo, tổng kết thành triết lý phát triển xã hội Việt Nam theo những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh trong thời đại mới, khi cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia dân tộc
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới các cấp độ và cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, các công trình đó hoặc là nghiên cứu dưới dạng đại cương, hoặc là nghiên cứu trong mối quan
hệ với hệ thống tư tưởng, quan điểm khác của Người, hoặc chỉ nghiên cứu giới hạn trong một giai đoạn nhất định của sự nghiệp GPDT,v.v Vì vậy, từ góc độ tiếp cận
của khoa học chính trị, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc” nhằm góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn
đang đặt ra trên đây
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Luận án nghiên cứuquá trình phát triển, đặc điểm vànội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT, qua đó đánh giá giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT đối với dân tộc và thời đại cũng như giá trị định hướng con đường phát triển của dân tộc Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận án thực hiện nhiệm vụ cơ bản:
+ Phân tích, làm rõ khái niệm, quá trình phát triển và đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT
+ Phân tích, luận giải hệ thống lý luận CMGPDT của Hồ Chí Minh, từ nhu cầu khách quan của sự nghiệp GPDT đến con đường, phương thức và những nhân
tố, điều kiện bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp GPDT ở Việt Nam
+ Phân tích, đánh giá giá trị thời đại và dân tộccủa tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT Tư tưởng đó góp phần soi đường cho sự nghiệp GPDT Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng, tiếp tục định hướng con đường đổi mới đất hiện nay Hơn thế
Trang 104
nữa, tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT còn bổ sung, làm phong phú thêm lý luận Mác – Lênin, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh GPDT trên thế giới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT, giá trị của tư tưởng đó đối với dân tộc và thời đại
vệ Tổ quốc hiện nay
- Luận án nghiên cứu hệ thống quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT thông qua những tác phẩm, văn kiện và quá trình Người chỉ đạo cách mạng Việt Nam Tuy nhiên, tiếp cận với tư cách hệ thống lý luận, tư tưởng nền tảng,
do đó, luận án không đi sâu phân tích sự kiện lịch sử để chứng minh cho lý luận của Người mà coi đó là chân lý hiện thực đã được lịch sử kiểm nghiệm và minh chứng
4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1 Cơ sở lý luận:
Luận án sử dụng phương luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về cách mạng cách mạng GPDT và quan điểm
về xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học chính trị
và khoa học liên ngành nhưphương pháp lịch sử - lôgic; phương pháp phân tích- tổng hợp; phương pháp đối chiếu, so sánh; phương pháp phân tích tài liệu…Các phương pháp có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp nhằm giải quyết các nhiệm vụ của luận án
Trang 115
4.3 Nguồn tài liệu:
Để hoàn thành được những nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã tham khảo các nguồn tài liệu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nguồn tài liệu chủ yếu, được sử dụng trong luận án là bộ Hồ Chí Minh toàn tập, 15 tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2011;
bộ sách Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, gồm 10 tập, do Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia xuất bản trong các năm 2016 và một số văn kiện của Đảng được in trong bộ Văn kiện Đảng toàn tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bắt đầu từ năm 1998
Thứ hai, các bài nói, bài viết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các công
trình nghiên cứu cấp Nhà nước về tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là về tư tưởng cách mạng GPDT, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Thứ ba, các công trình của các nhà nghiên cứu trong nước liên quan đến đề
tài luận án về tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh được công bố dưới dạng sách, các bài nghiên cứu trên các Tạp chí khoa học, Hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế
Thứ tư, các bài viết, bài phát biểu của một số nguyên thủ quốc gia, một số
chính trị gia trên thế giới về Hồ Chí Minh cũng như các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh
5 Đóng góp mới về mặt khoa học
- Luận án góp phần làm rõ khái niệm, quá trình phát triển và đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT Quá trình đó gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng khó khăn, gian khổ nhưng cũng đầy bản lĩnh của Hồ Chí Minh
- Phân tích, luận giải hệ thống lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT, đặc biệt là sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tiến hành chiến tranh GPDT, “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” Luận giải hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh từ con đường cứu nước, GPDT đến lực lượng và những điều kiện để đảm bảo sự nghiệp GPDT thành công
- Trên cơ sở những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT, luận án đánh giá giá trị dân tộc và thời đại Đồng thời, xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của đất nước 30 năm đổi mới, luận án đề xuất những định hướng cần tiếp tục vận
Trang 126
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT nhằm soi rọi sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền, quốc gia, dân tộc trong giai đoạn hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận và phương pháp luận đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay Góp phần cũng cố niềm tin, sự kiên định với mục tiêu, con đường cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam cũng như công tác tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn xã hội
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 12 tiết
Trang 137
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Những công trình nghiên cứu quá trình phát triển, đặc điểm và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT là một phương thức quan trọng để nhận thức sâu sắc hệ thống tư tưởng
đó của Người Đó là sự phản ánh yêu cầu của thực tiễn, đồng thời cũng là phương hướng để giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam đặt ra Tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT có quá trình vận động phù hợp với quá trình vận động của thực tiễn chiến tranh GPDT
1.1.1.1 Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài
Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng như sự nghiệp GPDT của Người nói riêng đã được không ít các nhà khoa học, các học giả, các chính khách quốc tế quan tâm, nghiên cứu, trong đó phải kể đến:
Tác giả Philíp Đờvile (1993), Paris - Sài Gòn - Hà Nội,Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; L.A Pátti (1995), Tại sao Việt Nam, Nxb Đà Nẵng; G Xanhtơny (1970), Đối
diện với Hồ Chí minh, Nxb Sơi, Paris, bản dịch tiếng Việt lưu Bảo tàng Hồ Chí
Minh; Furata Motoo (1997), Hồ Chí Minh GPDT và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội; William Duiker (2000): Ho Chi Minh A life Hyperion, New York, America (Bản dịch tiếng Việt); Jonh Lê Văn Hóa (2003), Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc
trong tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb HN; Daniel Hémery (1980), Tuổi trẻ của một người dân thuộc địa lưu vong, Tạp chí Approchs Bản dịch tiếng Việt,
tr.39; Pitơ Pinlơ (1986), Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Nícxơn, Nxb Thông tin lý luận, HN; Gabrien Côncô (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Tập
1, 2, Nxb Quân đội nhân dân, HN; Cácphôn Claudơvít (1981), Bàn về chiến tranh, Nxb Quân đội nhân dân, HN; Philip B Đavixơn (1995), Những bí mật của cuộc
chiến tranh Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, HN; Daniel Ellsberg (2006), Những
bí mật về chiến tranh Việt Nam (Hồi ức về Việt Nam và hồ sơ lầu Năm Góc), Nxb
Công an nhân dân, HN; Henry Kitsinggiơ (1998), Những năm tháng ở Nhà Trắng
(1968–1973), Thư viện quân đội, Hà Nội; Sophie Quynn (2002): Ho Chi Minh The
Trang 148
missing years (Hồ Chí Minh những năm lưu lạc), The University of Caliphornia, Press; Daniel Hémery (1990), Từ Đông Dương đến Việt Nam, Nxb Phụ nữ Từ
việc nghiên cứu các công trình nêu trên, có thể rút ra mấy nhận xét sau:
Một là, rất nhiều trong các tác giả của các công trình trên là nhân chứng,
sống cùng thời, hiểu về Hồ Chí Minh và Việt Nam nên tư liệu phong phú Họ có cái nhìn thiện cảm, kính trọng và khâm phục Hồ Chí Minh Các nghiên cứu đều cho
thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT trong đó “Tư tưởng về sự tự chủ của cách
mạng thuộc địa trong tương lai đã được khẳng định một cách cơ bản” [67, tr.103]
của Hồ Chí Minh là một minh chứng cho bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh, trở thành chân lý cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam Đây chính là cơ sở, là tiền
đề, hướng đi quyết định sự thành công trên con đường GPDT của Hồ Chí Minh
Hai là, các công trình nêu trên đã ít nhiều chỉ ra cơ sở hình thành, những
quan điểm Hồ Chí Minh về CMGPDT Các tác giả đều thừa nhận, Hồ Chí Minh là một nhà chính trị, nhà ngoại giao xuất sắc, luôn “nắm vững diễn biến phức tạp của tình hình chính trị thế giới và biết hành động theo thời thế” Kể cả những người ở bên kia chiến tuyến cũng coi Hồ Chí Minh như “một đối thủ đáng được kính trọng
và người bênh vực cho các dân tộc yếu hèn bị áp bức” [27, tr.614], thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết là đã nắm chắc được đối phương, đoàn kết được toàn dân, không chỉ nhân dân Việt Nam mà còn là nhân dân thế giới trong sự nghiệp GPDT, điều đó góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc “Chìa khóa để
mở ra khả năng kháng chiến là sự động viên thường xuyên nông dân và nhân dân”[67, tr.77–78]
Ba là, các công trình nêu trên chủ yếu tiếp cận và nghiên cứu về Hồ Chí
Minh dưới góc độ lịch sử tư tưởng, tiếp cận theo tiến trình lịch sử, theo các sự kiện lịch sử từ khi người tham gia hoạt động cách mạng cho đến khi Người qua đời, không rút ra hệ thống, quan điểm lý luận Dù vậy, chúng tôi vẫn coi đây là những tư liệu quý để tham khảo trong nghiên cứu đề tài của mình
1.1.1.2 Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển, đặc
điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT
Song song với nghiên cứu về nguồn gốc, việc nghiên cứu quá trình hình thành
và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã được đặt ra, tiêu biểu là các công trình: Lê
Trang 159
Duẩn (1981), Dưới là cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội,
tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, HN; Hoàng Tùng (1992), Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, HN; Song Thành (1993), “Vấn đề
dân tộc và giải phóng dân tộc từ Các Mác đến Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6; Nguyễn Bá Linh (1994), Tư tưởng Hồ Chí Minh – một số nội dung cơ bản, Nxb CTQG, HN; Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường
cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, HN; Mạch Quang Thắng (Chủ biên) (2009), Hồ Chí Minh – Nhà cách mạng sáng tạo do, Nxb CTQG, HN; Phạm Hồng Chương và Doãn
Thị Chín (Đồng chủ biên) (2016), Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN;
Bộ giáo dục và Đạo tạo (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN; Trần Thị Minh Tuyết (2015), Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb LLCT, HN… Qua
khảo cứu các công trình trên có thể rút ra một số nhận xét sau:
Một là, những công trình nêu trên đã cho chúng ta cái nhìn khá sâu sắc và
toàn diện về bước đường hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, và quá trình hình thành hệ thống các tư tưởng cụ thể của Người trên từng lĩnh vực nói riêng (như quá trình hình thành và phát triển tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, quá trình hình thành tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về Đảng Cộng sản Việt Nam…) thông qua các mốc thời gian và sự kiện tiêu biểu trong hoạt động thực tiễn của Người
Hai là, nhìn chung các công trình nghiên cứu đều phân kỳ dựa vào những
mốc lớn trong quá trình hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh Nếu xét về quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, phần lớn các tác giả đều thống nhất phân chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn hình thành tư tương yêu nước và chí hướng cách mạng (Trước năm 1911); Giai đoạn tìm tòi con đường cứu nước, khảo nghiệm (1911–1920); Giai đoạn hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam (1921–1930); Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì, kiểm nghiệm và khẳng định trong thực tiễn con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam (1930–1941) (ở giai đoạn này một số nhà nghiên cứu lấy dấu mốc từ 1930 –
1945 Các tác giả cho rằng, chọn đến năm 1945 vì nó đánh dấu sự kết thúc giai đoạn
tư tưởng Hồ Chí Minh bị thử thách, kiệm nghiệm và được khẳng đinh trong thực tế, bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Đồng thời, đây cũng là dấu mốc (1945) mở đầu cho giai đoạn tư tưởng của Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển); Giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được phát triển
Trang 16Ba là, xuất phát từ mục đích và nội dung nghiên cứu khác nhau mà các công
trình có sự phân kỳ khác nhau Có tác giả gộp 2 giai đoạn (1890-1911 và 1911–1920) thành một giai đoạn và đây được xem là giai đoạn, thời kỳ trước năm 1920
Có tác giả lại lấy dấu mốc năm Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (1911) để phân chia, đánh dấu giai đoạn bắt đầu cho việc hình thành tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh (1911–1930) [166, tr.58] Nhìn chung, sự phân kỳ này còn phụ thuộc việc hình thành từng tư tưởng cụ thể
Nhìn chung, qua khảo sát các công trình nêu trên cho thấy, các nghiên cứu chủ yếu đi vào nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tư tương Hồ Chí Minh nói chung Đã có công trình nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển trên những nội dung tư tưởng cụ thể nhưng chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT theo phân kỳ lịch sử và khái quát hóa tư tưởng hoặc nghiên cứu đến nay chưa được các tác giả quan tâm, chưa được nghiên cứu thành hệ thống Tất nhiên, khi nghiên cứu quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT, tác giả xem những nghiên cứu của những người đi trước là những chỉ dẫn, cách tiếp cận, là định hướng cho đề tài nghiên cứu của mình Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT không nằm ngoài những dấu mốc quan trọng và sự phân kỳ của các giai đoạn này
Thứ hai, các công trình nghiên cứu đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT
Đây là mảng nghiên cứu còn chưa nhiều, những năm gần đây các nghiên cứu mới bắt đầu đi vào chiều sâu trong hệ thống quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh
Trước hết, phải kể đến công trình của tác giả Mạch Quang Thắng với Hồ Chí Minh
nhà cách mạng sáng tạo, đã dành một phần trong chương IV để đi vào “Khái luận
về đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh” Từ trang 125 đến trang 132, tác giả đã nêu lên
ba đặc điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh Đặc điểm thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí
Minh có sự kế thừa và phát triển truyền thống Việt Nam, tinh hoa trí thức văn hóa
của nhân loại; Đặc điểm thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển từ
Trang 1711
tư duy độc lập tự chủ và sáng tạo của Hồ Chí Minh; Đặc điểm thứ ba, tư tưởng Hồ
Chí Minh là hệ thống quan điểm lý luận lịch sử có giá trị và ý nghĩa thời đại Đây mới chỉ là những khái quát về đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, công trình không đi nghiên cứu đặc điểm của từng tư tưởng cụ thể Tuy vậy, tác giả luận
án xem đây là những định hướng, gợi mở để luận án đi vào nghiên cứu đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT
Tác giả Hoàng Trang và Phạm Ngọc Anh trong cuốn Tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay đã khái quát những
nét chính về đặc điểm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh (từ trang 44 đến trang 46) Đặc điểm đó được thể hiện trên những nội dung cơ bản Trước hết, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh lấy triết học Mác – Lênin và chủ nghĩa cộng sản khoa học làm cơ
sở lý luận với bản chất giải phóng hoàn toàn con người thoát khỏi mọi áp bức, bất công, bóc lột; Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh mang tính dân tộc, tính giai cấp, tính nhân loại; Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh mang tính lý luận, tính thực tiễn và tính thời đại rộng lớn Các tác giả đồng thời xem chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, được quán triệt trong tất cả các nội dung của hệ tư tưởng
Hồ Chí Minh Vì vậy, khi đi vào nghiên cứu đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT sẽ có mối quan hệ chặt chẽ và có nhiều điểm chung với đặc điểm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Tác giả Trần Thị Minh Tuyết trong cuốn Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh cũng
đã dành một phần (từ trang 12 đến trang 14) đi vào phân tích đặc điểm tư tưởng quân
sự Hồ Chí Minh trên các khía cạnh, đó không phải là tư tưởng quân sự thuần túy mà
là tư tưởng quân sự chính trị, phục vụ cho mục tiêu chính trị; khi nghiên cứu đặc điểm tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở các trước tác mà phải dựa vào thực tiễn hoạt động quân sự của Hồ Chí Minh, thực tiễn chỉ đạo khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng Đó còn là sự thống nhất giữa tư tưởng và phương pháp Dù mới dừng lại ở những nét khái quát nhưng ít nhiều đã gợi mở cho tác giả trong việc nghiên cứu đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT
Như vậy, thông qua khảo sát các công trình khoa học cho thấy, mặc dù đã có những công trình đi vào nghiên cứu đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng như đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh trên những nội dung cụ thể nhưng chưa nhiều Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đặc điểm tư tưởng Hồ Chí
Trang 18Thành tựu nghiên cứu những năm cuối thập kỷ XX là Đề tài KX02.12: Tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc do Trịnh
Nhu làm chủ nhiệm Liên quan đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT, công trình đã dành chương 4 với dung lượng 48 trang để đi vào phân tích 6 vấn đề
cơ bản nhất trong hệ thống tư tưởng GPDT Một là, về con đường của cách mạng
Việt Nam – con đường CMVS chính là con đường đưa tới thắng lợi triệt để của sự
nghiệp cách mạng Hai là, CMGPDT là sự nghiệp của các giai cấp, tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Ba là, CMGPDT cần được tiến hành chủ động, độc lập, sáng tạo Bốn là, khả năng thắng lợi trước của cách mạng thuộc địa và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc Năm là, CMGPDT phải thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực Sáu là, về chiến lược
và sách lược của CMGPDT Tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT mang lại độc lập,
tự do cho dân tộc là mục tiêu cao cả mà Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu và dấn thân Từ những nghiên cứu đó, tác giả đã đi đến kết luận: “Tư tưởng của Hồ Chí Minh về CMGPDT là hệ thống các luận điểm của Người về con đường cứu nước,
về chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng GPDT Việt Nam khỏi mọi ách
áp bức nô dịch dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội”[128, tr.93] Đó chính là mục tiêu cao cả mà Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu và hi sinh Hạn chế của công trình là chưa nêu ra được đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT Cách tiếp cận nội dung còn mang tính truyền thống Đề tài chưa đánh giá giá trị thời đại, giá trị thực tiễn mới dừng lại ở Đại hội VIII (1996)
Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc do Nguyễn Khánh
Bật chủ biên Các tác giả đã đi vào phân tích nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT là sự lựa chọn con đường GPDT theo con đường CMVS, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của lịch sử dân
Trang 1913
tộc, “phù hợp với sự phát triển của dân tộc và thời đại”[10, tr.70] và “Trong mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử, con đường cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đều được Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo và cụ thể bằng những chủ trương, đường lối thích hợp” [10, tr.95]
Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh của tác giả Trịnh Nhu, Vũ
Dương Ninh đã phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về “con đường GPDT” trên các mặt biểu hiện phong phú và độc đáo, về các mối quan hệ giữa độc lập
và tự do, dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế Qua đó các tác giả khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của các quan điểm, cũng như cách giải quyết chính xác và khoa học của Người về vấn đề dân tộc và CMGPDT Việt Nam trong hoàn cảnh một nước thuộc địa theo đúng quy luật phát triển của dân tộc, của thời đại
Bùi Đình Phong với Giải phóng dân tộc và đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ
Chí Minh đã đi sâu luận chứng tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điểm
về cách mạng Việt Nam trong đó sợi chỉ đỏ xuyên suốt là ĐLDT gắn liền với CNXH Cuộc cách mạng đó phải là cách mạng dân chủ mới, từ vai trò lãnh đạo đến mục tiêu cách mạng, từ động lực cách mạng đến lực lượng cách mạng đều được đặt trên quan điểm của giai cấp công nhân Tính triệt để của cách mạng chính là tư tưởng về ĐLDT gắn liền với CNXH mà mục đích cuối cùng là vì hạnh phúc của con người, của nhân dân
Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (1911 - 1945) của Nguyễn Đình Thuận, bước đầu đã hệ thống những nội dung cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 Đó là con đường CMGPDT theo con đường CMVS, con đường dẫn tới thắng lợi triệt để của sự nghiệp cứu nước, GPDT;
đó là mối quan hệ hữu cơ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc; tư tưởng về chiến lược và sách lược trong CMGPDT; và CMGPDT phải thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực Đây chính là những vấn đề cốt lõi, cơ bản của sự nghiệp GPDT ở Việt Nam
Tư tưởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh những năm 20 của thế kỷ XX của
Phạm Quốc Thành đã luận chứng hế thống quan điểm GPDT của Hồ Chí Minh từ xác định đối tượng của cách mạng thuộc địa, đến xác định con đường GPDT của dân tộc thuộc địa, đến việc tập hợp lực lượng, xây dựng sức mạnh của toàn dân tộc chống đế
Trang 2014
quốc Mối quan hệ quốc tế và đoàn kết của cách mạng thuộc địa với cách mạng thế giới
Về phương pháp cách mạng cũng như vai trò lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính Đó là hệ thống những quan điểm cơ bản trở thành nội dung và sức mạnh làm nên cách mạng Tháng Tám năm 1945 của dân tộc Việt Nam
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trực tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT còn phải kể đến hệ thống các công trình nghiên cứu ít nhiều có liên
quan đến vấn đề nêu trên Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, NXb CTQG, HN; Phùng
Hữu Phú (Chủ biên) (1995), Chiến lược đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN; Hoàng Trang và Phạm Ngọc Anh (Đồng chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, HN; Bùi Phan
Kỳ (Chủ biên) (2013), Về học thuyết quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, Nxb
CTQG, HN…
Các bài viết liên quan đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT được
đăng tải trên các Tạp chí, trong Hội thảo khoa học quốc tế: Hồ Chí Minh – Anh hùng
giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa (1990), Nxb Khoa học xã hội, HN; Viện
Hồ Chí Minh (2010), Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Kỷ yếu Hội thảo
quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, HN; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Trường Đại học Xanh
Pêtécpua (2015): Di sản Hồ Chí Minh với thời đại ngày nay, Kỷ yếu Hội thảo quốc
tế kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, HN…
Cùng với các đề tài, sách chuyên khảo, tham khảo còn phải kể đến các luận
văn, luận án: Nguyễn Đình Thuận (2002): Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng giải phóng dân tộc (1911-1945), Luận án tiến sĩ chuyên ngành triết học,
Hà Nội;Nguyễn Thị Lương Uyên (2015): Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con
người, Luận án tiến sĩ Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội…
Như vậy, với nội dung này, hầu hết các tác giả đều cho rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT là nội dung cơ bản, cốt lõi trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Giành lại độc lập, tự do là khát vọng cháy bỏng của các dân tộc bị áp bức trong thế kỷ XX Hồ Chí Minh là một trong những người tượng trưng cho ý chí và khát vọng đó
Trang 2115
GPDT là nhiệm vụ hàng đầu, trên hết, trước hết của cách mạng Việt Nam CMGPDT, xét về thực chất, trước hết là đánh đổ ách thống trị, áp bức, xâm lược của đế quốc, thực dân, giành độc lập, tự do cho dân tộc, lựa chọn con đường phát triển của dân tộc phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại Do đó, CMGPDT thành công phải tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa
CMGPDT phải được thực hiện bằng con đường CMVS, phải đoàn kết được toàn dân trên cơ sở liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân với đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản Giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào là việc “chung của dân chúng”, phải ra sức tập hợp lực lượng, xây dựng sức mạnh dân tộc chống đế quốc CMGPDT phải tiến hành một cách chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc Cần tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với các lực lượng yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới Cuộc cách mạng đó phải được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế và phải được thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực của quần chúng
Cuộc CMGPDT muốn thắng lợi phải xây dựng đội tiền phong vững mạnh để giác ngộ và tổ chức dân chúng Đảng đó phải có lý luận tiên phong dẫn đường, có đội ngũ đảng viên gương mẫu, biết hy sinh vì cách mạng, nguyện phấn đấu vì nhân dân, vì
Tổ quốc Ngoài lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc Đảng không có lợi ích gì khác
Có thể thấy, bằng các cách tiếp cận khác nhau nhưng các học giả đều khẳng
định rằng, Hồ Chí Minh là một người yêu nước, một người đi tiên phong trong phong
trào đấu tranh GPDT Hồ Chí Minh là người Việt Nam tiêu biểu cho ý chí quyết thắng
trong cuộc đấu tranh đòi tự do và ĐLDT Sức mạnh của sự nghiệp GPDT là sức mạnh của đường lối đúng đắn, sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của một dân tộc anh hùng Tuy nhiên, qua khảo sát vẫn còn một số vấn đề đặt ra:
Một là, nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu là dựa trên những nguồn tư
liệu chưa được đầy đủ, chủ yếu được trích dẫn từ Hồ Chí Minh tuyển tập hoặc toàn tập 12 tập Khai thác tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT thông qua diễn biến lịch sử mới dừng lại đến năm 1945 khi Cách mạng Tháng Tám thành công và
sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Hai là, các công trình đã đi vào phân tích, luận chứng nội dung tư tưởng Hồ
Chí Minh về cách mạng dân tộc từ con đường, lực lượng, phương pháp, chiến lược
và sách lược cách mạng Tuy nhiên, theo tác giả, mỗi cuộc cách mạng nổ ra và
Trang 2216
giành thắng lợi còn phải tính đến cả những điều kiện để thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng đó Tất nhiên, tất cả những nghiên cứu của các công trình nêu trên đều là nguồn tư liệu quý mà tác giả luận án cần tiếp thu, kế thừa
1.1.2 Những công trình nghiên cứu giá trị và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong giai đoạn hiện nay
Nội dung này là một phần không thể thiếu trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT Các công trình nghiên cứu không chỉ làm rõ những quan điểm
cơ bản mà quan trọng và cần thiết phải đánh giá, rút ra giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng đó Nghiên cứu sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT trong điều kiện thực tiễn mới, góp phần khẳng định sức sống của nó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài
Nghiên cứu về Hồ Chí Minh cũng là đề tài lớn của nhiều học giả quốc tế Đặc biệt, sau sự kiện Hồ Chí Minh được UNESSCO (Tổ chức Văn hóa, Khoa học
và Giáo dục của Liên Hợp quốc) công nhận danh hiệu Anh hùng GPDT, nhà văn
hóa kiệt xuất Tác giả Thu Trang (1989), Nguyễn Ái Quốc ở Pari (1917-1923), Nxb
Thông tin lý luận, HN; F Motoo(1997) Hồ Chí Minh giải phóng và đổi mới của, Trường Đại học Tổng hợp Tôkyô (Nhật Bản); E Cô-bê-lép (2000), Đồng chí Hồ Chí
Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội; Borries Gallasch (Chủ biên) (2012), Thành phố Hồ Chí Minh giờ khắc số 0 – Những phóng sự về sự kết thúc chiến tranh 30 năm, NXB
Thời đại, TP Hồ Chí Minh; Robert S McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ – Tấn
thảm kịch và những bài học về Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn
Đài Trang (2013), Hồ Chí Minh – Nhân văn và phát triển, NXB Chính trị quốc gia,
Hồ Chí Minh đã kết lợp một cách thiên tài cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và cuộc đấu tranh vì quyền lợi của quần chúng bị bọn phong kiến và giai cấp áp bức
và bóc lột Người đã tìm ra con đường kết hợp giữa tư tưởng yêu nước của các
dân tộc với sự cần thiết phải giải thoát cho họ khỏi sự bóc lột xã hội Sự nghiệp
Trang 2317
GPDT và sự nghiệp giải phóng xã hội là hai điều then chốt trong học thuyết của Người Đó là một cống hiến khác thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tư
tưởng cách mạng thế giới”[152, tr.76]
Học giả Xôviết E.Cô-bê-lép trong cuốn sách Đồng chí Hồ Chí Minh đã viết:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các chiến sĩ xuất sắc khác đấu tranh cho sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản, đã chứng minh cho chân lý bất di bất dịch sau đây: người nào yêu Tổ quốc, yêu nhân dân mình tha thiết thì cũng không khi nào phản bội lại các lý tưởng của tình đoàn kết quốc tế và ngược lại, chỉ những người theo chủ nghĩa quốc tế một cách kiên định thì mới là người yêu nước chân chính, mới đem lại lợi ích to lớn cho Tổ quốc mình, nhân dân mình”[22, tr.518]
Jonh Lê Văn Hóa với công trình Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư
tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội, 2003 viết: “Vấn đề quan trọng ở đây
không phải là liệu các học thuyết cách mạng Việt Nam có xuất phát từ chủ nghĩa Mác – Lênin hay từ một chủ nghĩa nào khác, mà là những học thuyết ấy được Hồ Chí Minh vận dụng như thế nào vào bối cảnh đặc thù của Việt Nam”[68, tr.364] Thành công của Hồ Chí Minh chính là ở chỗ đó
1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu của học giả trong nước
Cùng với các công trình trực tiếp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT, các công trình nghiên cứu giá trị cũng như những định hướng cho thực tiễn xây dựng đất nước trong sự nghiệp đổi mới cũng được nhiều học giả quan tâm
Về sách chuyên khảo, tham khảo: Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa (1990) , Nxb Khoa học xã hội, HN; Phạm Văn Đồng (2012), Hồ Chí Minh – tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb CTQG, HN; Lê Văn Tích (Chủ
biên) (2010), Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại, Nxb CTQG, HN; Phạm Xanh (2001), Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa
Mác – Lênin vào Việt Nam (1921–1930), Nxb CTQG, HN; Trần Thái Bình (2007),
Hồ Chí Minh – sự hình thành một nhân cách lớn, Nxb Trẻ, Viện Hồ Chí Minh
(1998), Hồ Chí Minh trong trái tim nhân loại, Nxb CTQG, HN,
Về các bài viết đăng tải trên các Tạp chí, Hội thảo quốc tế: Hồ Chí Minh với
tư tưởng ngoại giao vì hòa bình hữu nghị và hợp tác của Trần Minh Trưởng, Đấng cứu tinh của hòa bình, độc lập và hạnh phúc của Geetesh Sharma; Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lý luận và phương pháp trong cách mạng giải phóng
Trang 2418
dân tộc ở Việt Nam của Chu Đức Tính; Bản lĩnh Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam 1920–1945 của Vũ Quang Hiển …
Có thể thấy, dù tiếp cận dưới những góc độ khác nhau, hoặc là trực tiếp hoặc
là những vấn đề riêng lẻ nhưng những giá trị trong tư tưởng về CMGPDT đã bước đầu được khẳng định
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về cách mạng GPDT
nói riêng không chỉ là sự vận dụng mà còn phát triển sáng tạo lý luận Mác – Lênin trên nhiều nội dung quan trọng Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp; giữa CMGPDT ở thuộc địa với CMVS ở chính quốc; sáng tạo trong tổ chức lực lượng toàn dân vào sự nghiệp GPDT
Thứ hai, không chỉ có giá trị lý luận, các nghiên cứu còn cho rằng, tư tưởng Hồ
Chí Minh về CMGPDT còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Tư tưởng đó góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến
sự nghiệp kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, bảo vệ nền độc lập của dân tộc Ngày nay, hệ thống những quan điểm đó vẫn là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng ta xây dựng và cũng cố đường lối đúng đắn trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước
Thứ ba, nghiên cứu của các tác giả đã đi vào phân tích, làm sáng rõ những
đóng góp quan trọng của Hồ Chí Minh góp phần phát triển lý luận Mác – Lênin trên nhiều nội dung “Trong mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử, con đường cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đều được Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo và cụ thể bằng những chủ trương, đường lối thích hợp” [10, tr.95] Điểm thống nhất chung ở chỗ, các tác giả đều đi đến khẳng định Hồ Chí Minh là một trong những biểu tượng cho ý chí và khát vọng giành độc lập, tự do cho các dân tộc bị áp bức trong thế kỷ XX Thể hiện quyết tâm, chân lý sáng ngời của một dân tộc: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” Tư tưởng và tấm gương đấu tranh bất khuất cho độc lập, tự do của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam
đã trở thành nguồn cỗ vũ mạnh mẽ đối với phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX Hồ Chí Minh đã bắc những nhịp cầu hữu nghị, đẩy mạnh việc giao lưu, tiếp xúc, nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, đó chính là cơ sở để duy trì và cũng cố hòa bình trong giai đoạn hiện nay
Thứ tư, tuy nhiên, những nghiên cứu đó vẫn dừng lại ở những nội dung riêng
lẻ, chưa có tính hệ thống, chưa phân tích hệ thống từ giá trị dân tộc đến giá trị thời
Trang 2519
đại, đồng thời còn là sự vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới đất nước, trong hội nhập quốc tế, khi những vấn đề về chủ quyền, lãnh thổ, độc lập, vị thế của đất nước đang đặt ra một cách bức thiết (trong 30 năm đổi mới và phát triển đất nước) Mặc dù vậy, chúng tôi xem những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo bổ ích, là những gợi ý quan trọng để chúng tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình một cách tốt nhất
1.2 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công
bố và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
1.2.1 Những kết quả đạt được
Qua khảo cứu các công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án, có thể khẳng định nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT đã được các tác giả, các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới các góc độ sau:
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT là một nội dung cơ bản, cốt
lõi trong hệ thống tư tưởng của Người và cũng là khát vọng, mục đích mà cả cuộc đời Hồ Chí Minh trăn trở và dấn thân nhằm GPDT, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.GPDT là mục tiêu trước hết trong sự nghiệp giải phóng con người triệt để của Hồ Chí Minh
Thứ hai, các công trình đã chỉ ra được cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT đó là sự tiếp thu, kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc, tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây và đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin
Thứ ba, các công trình đã đi vào phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT trên những nội dung cơ bản như về con đường cách mạng, về lực lượng cách mạng, về phương pháp cách mạng, về Đảng cách mạng và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới
Thứ tư, các công trình đã phân tích giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự
nghiệp giải phóng đất nước, hoàn thànhCMDTDC nhân dân, tiến lên CNXH Các công trình đã bước đầu gợi mở giá trị tư tưởng đó của Người đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay
1.2.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, các công trình nghiên cứu
tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT vẫn còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu, nghiên cứu chưa đầy đủ, vẫn còn những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu:
Trang 2620
Thứ nhất, kế thừa những thành quả đạt được của các nhà nghiên cứu đi trước để
hình thành một định nghĩa khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT Đồng
thời làm rõ hơn các khái niệm cách mạng, CMDTDC nhân dân, CMGPDT
Thứ hai, dù đã đề cập đến cơ sở hình thành nhưng các công trình đi vào làm rõ quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT chưa nhiều,
mới dừng lại ở khái quát Đây là tư tưởng thể hiện tư duy vượt trội của Hồ Chí Minh
so với lý luận Mác – Lênin và Quốc tế Cộng sản Đặc biệt, trên diễn đàn quốc tế, Hồ Chí Minh đã đấu tranh để bảo vệ những quan điểm về của cách mạng thuộc địa
Thứ ba, các nghiên cứu dù đã đề cập đến nội dung trong tư tưởng nhưng chưa
có công trình nào đi vào phân tích đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
giải phóng dân tộc Đây cũng là khoảng trống mà luận án cần tập trung nghiên cứu
Thứ tư, công trình đã đi vào phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT trên nhiều vấn đề quan trọng như về con đường GPDT, về lực lượng đoàn kết toàn dân, về cách mạng thuộc địa, về phương pháp cách mạng… nhưng
chưa có công trình nào đi vào làm rõ những điều kiện, những nhân tố để đảm bảo
thắng lợi của sự nghiệp GPDT Các nghiên cứu mới dừng lại ở quan điểm GPDT
khỏi ách áp bức bóc lột mà chưa thấy được lôgic tất yếu của sự nghiệp GPDT là xây dựng một chế độ xã hội mà ở đó con người được phát triển toàn diện, thực hiện quyền làm chủ của mình ĐLDT phải gắn liền với CNXH, ĐLDT phải đi lên xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
Thứ năm, nếu chỉ tính riêng các công trình nghiên cứu trực tiếp nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc có thể thấy rõ các công trình này chủ yếu mới dừng lại khai thác nguồn tư liệu và quan điểm của Hồ Chí Minh đến năm 1930 Coi đó là những chỉ dẫn đưa tới thắng lợi của cách mạng Tháng Tám
năm 1945.Tuy nhiên, đây mới là giai đoạn GPDT trong điều kiện chưa có chính quyền,
đấu tranh để giành chính quyền Vấn đề GPDT trong điều kiện có chính quyền và xây
dựng chế độ xã hội mới, GPDT để bảo vệ chính quyền cũng là một yêu cầu bức thiết, bởi “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn” “Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng là một cống hiến đặc sắc của
Hồ Chí Minh Hơn thế nữa, tư tưởng của Hồ Chí Minh về CMGPDT còn là dòng chảy liền mạch không chỉ khi Người qua đời, là ngọn cờ dẫn đến thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1975)
Trang 2721
Thứ tư, các công trình nghiên cứu dù đã khẳng định giá trị cả về lý luận và
thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT nhưng chưa đi vào làm rõ giá
trị thời đại trong tư tưởng của Người, có nghiên cứu nhưng mới dừng lại ở các
tham luận Hội thảo Sự nghiệp GPDT của Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình mà còn vì hạnh phúc và phẩm giá của các dân tộc bị áp bức Xóa bỏ vết nhơ của CNTD, góp phần cỗ vũ, thức tỉnh các dân tộc thuộc địa vùng lên đấu tranh tự giải phóng Đánh giá về giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT, các công trình mới dừng lại bối cảnh lịch sử của những năm cuối thế kỉ XX để vận dụng, đánh giá Chưa có công trình nào khai thác tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT để vận dụng vào bối cảnh hiện nay (từ ĐH IX– ĐH XII của Đảng, tức là từ năm 2001 đến năm 2016)
Tiểu kết chương 1
Như vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT ở Việt Nam, các công trình trên đây đã tiếp cận hệ thống hoặc những vấn đề riêng lẻ của CMGPDT, đây cũng chính là thành quả mà những người đi sau cần nghiên cứu, tiếp thu Tuy nhiên, từ việc tổng kết các công trình nghiên cứu, luận án cần phải đi tìm câu trả
lời cho ba vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, cách mạng GPDT là gì? Quá trình hình
thành và phát triển như thế nào và đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng GPDT có khác gì so với các tư tưởng khác của Người; Thứ hai, tư tưởng
Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT bao gồm những nội dung gì, những nhân tố
nào, điều kiện nào để cách mạng GPDT đi đến thành công? Thứ ba, giá trị của tư
tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT đối với dân tộc và thời đại, đặc biệt là
ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
Trang 2822
Chương 2 KHÁI NIỆM, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Cách mạng, cách mạng xã hội
Theo Từ điển Tiếng Việt, cách mạng có thể hiểu theo các nghĩa: thứ nhất, là
hình thức đấu tranh giai cấp cao nhất dẫn tới sự thay đổi một chế độ xã hội, mở ra
một thời đại mới trong lịch sử phát triển của một dân tộc, hoặc cả loài người Thứ
hai, cách mạng là quá trình thay đổi lớn và căn bản theo hướng tiến bộ trong một
lĩnh vực nào đó như cách mạng khoa học kĩ thuật; cách mạng tư tưởng văn hóa…
Thứ ba, chỉ sự tiến bộ nhất, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội [172, tr.144]
Như vậy, cách mạng là một yếu tố quan trọng của quan điểm phát triển Khái niệm cách mạng được sử dụng trong lĩnh vực xã hội để chỉ sự thay đổi căn bản, triệt
để làm thay đổi tận gốc rễ của xã hội, đưa giai cấp tiên tiến lên nắm quyền Theo
đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ, “Cách mạng tức là giai cấp tiến bộ đánh đổ giai cấp phản tiến bộ” [118, tr.255]
Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm “cách
mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt” [112, tr.284] Ở đây,
khái niệm cách mạng theo Hồ Chí Minh được hiểu theo nghĩa rộng, dùng để chỉ bước phát triển về chất của sự vật, hiện tượng Là sự thay thế giữa cái cũ, cái không phù hợp, cái phản tiến bộ bằng cái mới, cái tốt, cái tiến bộ
Cách mạng xã hội là khái niệm dùng để chỉ bước chuyển biến lớn của lịch sử
phát triển xã hội loài người – đó là bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội ở trình
độ thấp lên một hình thái kinh tế - xã hội ở trình độ cao hơn, được tiến hành trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…của xã hội Theo Từ điển Triết học,
cách mạng xã hội là “Giai đoạn cực kỳ trọng yếu trong sự phát triển của xã hội, sự
biến đổi căn bản trong sinh hoạt của xã hội, việc lật đổ bằng bạo lực một chế độ xã hội thối nát và xây dựng một chế độ xã hội mới, tiến bộ”[139, tr.88]
Như vậy, cuộc cách mạng là kết quả tất yếu của sự phát triển của các xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là từ mâu thuẫn gay gắt trong bản thân nền sản xuất vật chất, tức mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan
hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời mà không một cuộc cải cách kinh tế hay chính trị nào
Trang 2923
có thể giải quyết được Mâu thuẫn đó biểu hiện thành cuộc đấu tranh giai cấp và chính sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp này tất yếu dẫn tới sự bùng nổ cách mạng.Đây là điều kiện khách quan của các cuộc cách mạng Ngoài ra, mỗi cuộc cách mạng xã hội ngoài những điều kiện khách quan còn cần có thêm những điều
kiện chủ quan như phải có giai cấp cách mạng có thể kiên quyết và anh dũng đấu tranh, phải có một đảng cách mạng đã được tôi luyện trong chiến đấu và lãnh đạo
về chính trị, chiến lược và sách lược cách mạng Tính chất và nhiệm vụ của một
cuộc cách mạng xã hội quy định lực lượng và động lực của cách mạng Lực lượng
của cách mạng xã hội là những giai cấp và tầng lớp nhân dân có lợi ích ít nhiều gắn
bó với cách mạng và thúc đẩy cách mạng xã hội phát triển Lực lượng cách mạng do tính chất của cách mạng quyết định và còn do cả những điều kiện lịch sử cụ thể trong nước và quốc tế của mỗi cuộc cách mạng xã hội quyết định
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, cách mạng xã hội được đặc trưng bằng việc giai cấp cách mạng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, đồng thời tiến hành
tổ chức, xây dựng và sử dụng nhà nước mới của nó để cải tạo căn bản, toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tức là xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới Do đó, có thể thấy cuộc cách mạng nào cũng phải trải qua hai giai đoạn: giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn tổ chức xây dựng chính quyền mới, xây dựng
xã hội mới Đó thực sự là một quá trình khó khăn, gian khổ và lâu dài
2.1.2 Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng giải phóng dân tộc
2.1.2.1 Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Theo Từ điển Tiếng Việt, CMDTDC là cuộc “cách mạng chống đế quốc và
phong kiến, giành ĐLDT và dân chủ, thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân
chủ tư sản” [172, tr.144] Như vậy, CMDTDC nhân dân là cuộc cách mạng thường
diễn ra ở các nước phụ thuộc, thuộc địa và nửa thuộc địa, cuộc cách mạng đó thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng là xóa bỏ ách áp bức bóc lột của CNTD, giành ĐLDT (tức là làm CMGPDT), xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến, mang lại quyền
tự do, dân chủ (cách mạng dân chủ) Ở những nước nông nghiệp chủ yếu là nông dân thì quyền tự do, dân chủ thực chất là vấn đề ruộng đất cho nông dân Cuộc cách mạng
đó mang tính nhân dân sâu sắc, lực lượng tham gia cuộc cách mạng này là nhân dân, được tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất(MTDTTN), khi cách mạng thắng lợi
sẽ chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
Trang 3024
Tuy nhiên, tùy vào tương quan so sánh lực lượng trong mỗi cuộc cách mạng
sẽ quy định đến lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng và do đó, cuộc CMDTDC nhân
dân ở mỗi nước sẽ do giai cấp tư sản (kiểu cũ) hay vô sản (kiểu mới) lãnh đạo
Theo đó, tính triệt để và con đường phát triển kế tiếp của cách mạng sẽ phụ vào giai cấp lãnh đạo, giai cấp lên nắm quyền – giai cấp tư sản hay vô sản Cuộc CMDTDC nhân dân ở Việt Nam là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành ĐLDT, dân chủ
và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, mở đường tiến lên CNXH Đó là cuộc cách
mạng dân chủ tư sản kiểu mới
Năm 1953, trong tác phẩm Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm về CMDTDC kiểu cũ và kiểu mới.Người nêu: “Thời đại mới khiến cách
mạng Việt Nam phải là cách mạng dân chủ mới (tức là cách mạng dân tộc – dân chủ
nhân dân hiện nay)… Vì vậy, cách mạng Việt Nam phải là cách mạng dân chủ mới, chứ không thể là dân chủ cũ” [118, tr.254] Đến Đại hội II, trong bản Luận cương
về cách mạng Việt Nam do Trường Chinh báo cáo đã trình bày một hệ thống toàn
diện những vấn đề của CMDTDC nhân dân ở Việt Nam Điểm mới là lần đầu tiên Đảng nêu ra một thuật ngữ lý luận về cách mạng thuộc địa – CMDTDC nhân dân
“Tuy nó giải quyết nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến như một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nhưng nó không phải do giai cấp tư sản lãnh đạo mà do giai cấp công nhân lãnh đạo, nó chống đế quốc đến cùng và không thành lập chính quyền thống trị của tư bản mà thành lập quyền thống trị của nhân dân… Cho nên nó là một
cuộc CMDTDC nhân dân” [35, tr.82].Thuật ngữ này phản ánh chính xác tính chất của
cách mạng thuộc địa là phải giải quyết được hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.Tuy nhiên, do tầm quan trọng khác nhau nên nhiệm vụ dân tộc phải đặt lên trước nhiệm vụ dân chủ.Nhân dân là động lực của cách mạng Đây là khái niệm sát với thực tiễn, đúng yêu cầu của cách mạng Việt Nam, phản ánh đúng bản chất của cách mạng thuộc địa:
dân tộc dân chủ nhân dân
Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, đường lối CMDTDC nhân dân được
đề cập từ Cương lĩnh đầu tiên (Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương
trình tóm tắt…) do Hồ Chí Minh soạn thảo đã xác định cách mạng Việt Nam là
“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [113, tr.1] Như vậy, có thể hiểu, “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng” là trước hết GPDT, hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc, giành ĐLDT
Trang 3125
Chống địa chủ phong kiến, thực hiện mục tiêu dân chủ, người cày có ruộng Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình xã hội Việt Nam, cuộc CMDTDC không thực hiện đồng thời, song song nhất loạt ngang nhau hai nhiệm vụ, mà nhiệm vụ hàng đầu là chống
đế quốc, GPDT Nhiệm vụ chống phong kiến phải rải ra từng bước và phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc Đến Hội nghị lần thứ tám BCHTW Đảng (5/1941), trên
cơ sở nhận thức tầm quan trọng của vấn đề dân tộc ở thuộc địa, Hồ Chí Minh đã chủ trương làm CMGPDT, tiến tới chế độ dân chủ nhân dân và CNXH Tuy có ba giai đoạn nhưng trong CMGPDT vẫn thực hiện nhiệm vụ chống đại địa chủ và bước đầu giải quyết ruộng đất cho nông dân.Đây là nhiệm vụ quyết định tính độc đáo của cuộc cách mạng ở các nước thuộc địa như Việt Nam
Sau Cách mạng Tháng Tám, cuộc CMGPDT chưa hoàn thành, Chỉ thị của
Đảng xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước chưa được độc lập hoàn toàn” [33, tr.26] Đặc điểm của cuộc CMDTDC lúc này so với trước Cách mạng Tháng Tám là tiến hành trong điều kiện đã có chính quyền Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, “cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược” [122, tr.916]: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và CMDTDC nhân dân ở miền Nam Hai chiến lược cách mạng đó cùng hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội
Như vậy, trải qua thực tiễn và kháng chiến, cách mạng Việt Nam là CMDTDC nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cuộc cách mạng đó phải trải qua
ba giai đoạn: “Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành GPDT; giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho CNXH, tiến lên thực hiện CNXH” [122, tr.435] Ở đây, có thể hiểu, cuộc CMDTDC nhân dân ở
Việt Nam và CMGPDT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau CMDTDC nhân dân bao hàm trong đó CMGPDT và cách mạngdân chủ nhân dân Con đường đó phản ánh
sự phát triển liên tục thông qua nhiều giai đoạn của quá trình cách mạng, mỗi giai đoạn giải quyết những nhiệm vụ đặc thù, đạt những mục tiêu cụ thể nhưng đều nằm trong một tiến trình - GPDT, giải phóng xã hội và giải phóng con người
Trang 3226
Cuộc cách mạng ở nước ta là cách mạng dân chủ mới, nội dung của cuộc
cách mạng dân chủ mới đã tạo ra xung lực mới, không chỉ giải quyết nhiệm vụ phản
đế, phản phong (đế quốc, phong kiến) mà còn từng bước thiết lập chế độ dân chủ mới với những mầm mống của CNXH, tạo ra tiền đề, điều kiện để tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ mới ấy không chỉ là thắng lợi của nhân dân đối với đế quốc, phong kiến, mà còn có ý nghĩa “dọn đường” và “mở đường” đi lên CNXH
2.1.2.2 Cách mạng giải phóng dân tộc
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: CMGPDT là cuộc “cách mạng nhằm giải
phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc”
[172, tr.144] Ở đây, thuật ngữ CMGPDT xuất hiện cùng với sự ra đời của chủ
nghĩa đế quốc, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa, mở rộng xâm lược và bành trướng ra bên ngoài Công cuộc xâm lược này của CNTD đã hoàn thành vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Cũng từ đây, các phong trào đấu tranh của nhân dân bị áp bức, đô hộ ở các thuộc địa chống sự thống trị của nước ngoài, giành ĐLDT, quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình ngày càng diễn ra mạnh mẽ.Theo đó, khái niệm CMGPDT cũng đồng thời xuất hiện và trở thành thuật ngữ chính trị phổ biến trong thế kỷ XX
Phong trào GPDT là phong trào đấu tranh đòi quyền ĐLDT và bảo vệ ĐLDT của các nước thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ 20, chủ yếu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945 Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới - đế quốc chủ nghĩa Để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường thu nhiều lợi nhuận, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhược tiểu với quy mô chưa từng có Phần lớn các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của chúng Theo đó, các phong trào GPDT và CMGPDT cũng phát triển mạnh mẽ và có tính quần chúng rộng lớn
Chủ nghĩa đế quốc là một hiện tượng quốc tế, trở thành một hệ thống thế giới, vừa tranh giành, vừa xâu xé thuộc địa, vừa vào hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu trong vòng kìm kẹp của chúng Vì vậy, cuộc đấu tranh GPDT sang đầu thế kỷ XX không còn là hành động riêng rẽ của nước này chống lại sự xâm lược
Trang 3327
và thống trị của nước khác, mà đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, CNTD gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản quốc tế
Tính chất, nhiệm vụ của cách mạng mỗi nước được quy định bởi cách thức
áp đặt chính trị và mâu thuẫn chủ yếu giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc bị áp bức Điều kiện cũng như hình thức, tốc độ, quy mô của cuộc CMGPDT được quy định bởi tổng thể các yếu tố về điều kiện lịch sử cụ thể, mức độ chín muồi của các điều kiện chủ quan, khách quan trong nước và quốc tế
Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các phong trào đấu tranh đòi ĐLDT, chống sự áp đặt quyền cai trị của nước ngoài, do những nguyên nhân khác nhau mà phần lớn chưa giành được thắng lợi Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa quốc tế vĩ đại, đó không chỉ là cuộc CMVS điển hình mà một
cuộc CMGPDT điển hình Cách mạng Tháng Mười Nga tác động đến các nước
thuộc địa và phụ thuộc, mở đầu cho một kỷ nguyên cách mạng giải phóng trong các nước đó Tuy nhiên, phải sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), một mặt do sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như sự giúp đỡ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, CMGPDT mới giành được thắng lợi Nhiều nước vốn là thuộc địa của CNTD
đã được giải phóng và trở thành các nước độc lập, trong đó cách mạng Việt Nam là một điển hình
Trong thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh chưa đưa ra một cách đầy đủ về
khái niệm CMGPDT, tuy nhiên, khái niệm “dân tộc cách mệnh” mà Người sử dụng
có nội hàm tương tự khái niệm CMGPDT
Nói tóm lại là bọn cường quyền này bắt dân tộc kia làm nô lệ, như Pháp với An Nam Đến khi dân nô lệ ấy chịu không nổi nữa, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm
hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi; ấy là dân tộc cách mệnh…Như An
Nam đuổi Pháp, Ấn Độ đuổi Anh, Cao Ly đuổi Nhật, Philíppin đuổi Mỹ, Tàu đuổi các đế quốc chủ nghĩa để giành lấy quyền tự do bình đẳng của dân nước mình, ấy là dân tộc cách mệnh [112, tr.286–287]
Như vậy, CMGPDT ở mỗi nước tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, tính chất và mâu thuẫn xã hội mà đòi hỏi cần thực hiện các yêu cầu Trước hết, cần đấu tranh nhằm xóa bỏ ách áp bức bóc lột của CNTD, giành và giữ ĐLDT, bước tiếp theo là lựa chọn
Trang 3428
con đường phát triển dân tộc Trong thời đại mới – thời đại được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười, vì vậy, CMGPDT được đặt vào quỹ đạo của CMVS thế giới, theo đó cuộc CMGPDT không chỉ giới hạn ở việc GPDT khỏi ách áp bức nô dịch về chính trị
mà còn việc xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên CNXH
2.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của nhân dân Việt Nam, Người “tìm đường,
mở đường, dẫn đường, thiết kế tương lai” cho dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho “sự nghiệp GPDT của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc, vì hòa bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ xã hội” [169, tr.5] Tư tưởng của Người không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc Việt Nam
mà còn là di sản văn hóa của nhân loại trong thế kỷ XX Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng
và của nhân dân, trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT là một nội dung cơ bản, cốt lõi trong hệ thống tư tưởng của Người
Vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp đặt ách xâm lược và thống trị lên đất nước ta, các cuộc đấu tranh của dân tộc chống thực dân Pháp liên tiếp nổ ra nhưng vì thiếu một định hướng cách mạng, khoa học nên chưa thể thành công Trong bối cảnh
đó, Hồ Chí Minh đã đặt chân đến nhiều nước trên thế giới để tìm hiểu, học hỏi, suy ngẫm về còn đường cứu nước, GPDT phù hợp với điều kiện lịch sử dân tộc, con người Việt Nam và nhu cầu tiến hóa của đất nước theo xu thế phát triển của nhân loại Bằng thiên tài trí tuệ và tư duy khoa học sáng tạo, lấy thực tiễn làm điểm xuất phát, kết hợp đúng đắn lý luận với thực tiễn, Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển nguồn giá trị văn hóa tư tưởng truyền thống trong đó cốt lõi là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập và khát vọng tự do, là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc
Ra đi tìm đường cứu nước mang theo hành trang là chủ nghĩa yêu nước chân chính, Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc các giá trị tinh hoa văn hóa của phương Đông và tư tưởng các cuộc cách mạng Âu, Mỹ thế kỷ XVII, XVIII, đặc biệt là học thuyết cách mạng của Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công một hệ thống quan điểm toàn diện và sáng tạo mang tầm vóc lịch sử một “học thuyết cách mạng giải phóng và phát triển dân tộc vì độc lập tự do” Tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT được hình thành về cơ bản trong ba thập kỷ đầu của thế kỷ XX và được tiếp tục phát triển trong hai cuộc kháng chiến giải phóng và bảo vệ nền ĐLDT Tư tưởng
Hồ Chí Minh về CMGPDT được hình thành thông qua quá trình Người trực tiếp chỉ
Trang 3529
đạo, lãnh đạo sự nghiệp GPDT, là bước phát triển học thuyết Mác – Lênin về cách mạng thuộc địa ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh cho độc lập, tự do
Như vậy, từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm sau:Tư tưởng Hồ
Chí Minh về CMGPDT là một bộ phận quan trọng cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh,
là kết quả của sự kế thừa và nâng lên tầm thời đại nguồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà cốt lõi là ý chí độc lập và khát vọng tự do, tiếp thu biện chứng nguồn
tư tưởng nhân loại và đặc biệt là học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, trên cơ sở thực tiễn Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT là hệ thống quan điểm của Người về con đường cứu nước,GPDT, về phương thức và điều kiện tiến hành cách mạng nhằm GPDT khỏi ách áp bức, nô dịch của CNTD, giành ĐLDT Tư tưởng đó góp phần cổ vũ các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập và tiến bộ xã hội Mãi mãi soi đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay
2.2 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng giải phóng dân tộc
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT là một nhiệm vụ, đồng thời là một phương thức quan trọng để nhận thức sâu sắc hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là quá trình diễn ra hợp quy luật, đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của dân tộc và thời đại, quá trình đó từng bước được hình thành, phát triển, bổ sung thông qua thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng
2.2.1 Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước, khảo sát, lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản (1890- 1920)
Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh lớn lên và sống trong nỗi đau của người dân mất nước, được sự giáo dục của gia đình, quê hương và dân tộc về lòng yêu nước, thương dân Đất nước, quê hương, gia đình đã hình thành nên ở Hồ Chí Minh một nhân cách giàu lòng yêu nước, có hoài bão cứu dân, cứu nước, thấu hiểu được sức mạnh của ý chí độc lập, tự cường của dân tộc
Ảnh hưởng trước hết từ gia đình là cha mình - ông Nguyễn Sinh Sắc, một
con người học vấn uyên thâm, một nhân cách giàu lòng yêu nước, thương dân sâu sắc cùng ý chí và nghị lực phi thường Tình cảm yêu nước, thương dân, cùng nhân cách cao thượng của người cha đã ảnh hưởng rất lớn đến Hồ Chí Minh, tư tưởng yêu nước, thương dân và lòng căm thù giặc đã từng bước được hình thành ở Người ngay từ thuở thiếu thời
Trang 3630
Quê hương xứ Nghệ là vùng “giáp lưu” văn hóa, chịu ảnh hưởng và tiếp biến
giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa đã tự mình trở thành văn vật của Việt Nam Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, tấm gương khí tiết của các bậc cha chú và hơn nữa là “tấn bi kịch con đường Cửa Rào” đã làm cho Người xúc động, giúp cho Hồ Chí Minh sớm day dứt, trăn trở, suy nghĩ về con đường cứu dân, cứu nước, “sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào” [153, tr.3]
Sống và học tập tại Huế giúp cho Hồ Chí Minh từng bước chứng kiến bao
cảnh thăng trầm, áp bức bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân Đây là nơi tập trung hầu hết các cuộc đình công biểu tình chống sưu cao, thuế nặng và trực tiếp tham gia vào phong trào đó đã cho thấy sự chuyển biến sâu sắc từ tình cảm yêu nước đến hành động của Hồ Chí Minh Đó là nỗi đau, là khát vọng của người dân mất nước, là khát vọng cứu nước, GPDT, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Hồ Chí Minh bắt đầu lớn lên ở một cái nôi của phong trào yêu nước, tiếp thu giáo dục của gia đình, ảnh hưởng của quê hương, bằng sự học tập của bản thân, sự gần gũi quần chúng lao động và những tác động của phong trào chống Pháp năm 1908” [51, 12]
Tư tưởng yêu nước, thương dân của Hồ Chí Minh còn được đắp bồi bởi
những giá trị truyền thống quy báu của dân tộc, đó là truyền thống yêu nước, đoàn
kết, tương thân tương ái, cần cù, sáng tạo trong sản xuất và trong chiến đấu Lớn lên trong cảnh đất nước bị thực dân độ hộ, nhân dân bị lầm than cơ cực, mạng sống của con người “không đáng một đồng xu” Thực tiễn đó đã tác động và hun đúc ở người thanh niên yêu nước khát vọng sớm tìm con đường đi cho dân tộc
Việc lựa chọn con đường đi sang phương Tây tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh lúc này không phải là hành động ngẫu nhiên, tự phát, mà đó là sự mẫn cảm đặc biệt, vượt lên tư duy “lối mòn” còn nhiều hạn chế của các bậc tiền bối Đúng như nhà nghiên cứu Đức Vượng đã nhận xét: “sức hấp dẫn trong buổi bình minh đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành, không phải là lá cờ của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, cũng không phải là lá cờ cải lương
tư sản của Trung Hoa hồi cuối thế kỷ XIX, mà chính là lá cờ cách mạng dân chủ tư sản ở phương Tây” [176, tr.23] Đây là một sự lựa chọn hướng đi đúng đắn và phù hợp thời đại “Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức được và nó dẫn Người đi đúng hướng là: Nguồn gốcnhững đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại
“chính quốc”, ở nước đế quốc thống trị dân tộc mình” Mục đích của hướng đi là
Trang 3731
tìm một cách thức, một phương pháp cho dân tộc trước sự bế tắc của thời cuộc, “sự
khước từ cái sai để đi tìm cái đúng… là sự từ bỏ cái lạc hậu lỗi thời để đi tìm cái
tiên tiến, phù hợp với thời đại mới… là sự vượt qua những lối mòn cũ kỹ để đi tìm cho được con đường mà dân tộc cần đi”[170, tr.7]
Lần đầu tiên đặt chân đến nước Pháp, Mỹ, Anh và nhiều nước thuộc địa ở châu Phi, Đaca, Máctiních, Urugoay, Ácchentina… để tìm hiểu về “lý tưởng cao quý” của cách mạng tư sản cũng như đời sống của những người lao động ở thuộc địa Cuối 1917, Hồ Chí Minh trở lại Pháp, gia nhập Đảng xã hội Pháp, một chính đảng duy nhất của nước Pháp bênh vực các thuộc địa, là tổ chức duy nhất theo đuổi
lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng pháp: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” Hội nghị các nước đế quốc họp ở Vécxay (1919), những người yêu nước Việt Nam tại Pháp cùng
thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm, đề nghị với chính phủ Đồng
minh nói chung và Chính phủ Pháp nói riêng giải quyết một số quyền tự do tối thiểu
nhất cho nhân dân An Nam Dù Yêu sách không được Hội nghị chấp nhận nhưng đã
tác động mạnh mẽ đến người Việt Nam trong và ngoài nước Từ thực tế đó, Hồ Chí Minh đã nhận rõ bản chất của CNTD đế quốc: “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp lớn Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” [111, tr.540]
Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, tìm thấy con đường cứu nước Bước chuyển
biến cơ bản quyết định khi Hồ Chí Minh đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộcđịa của Lênin (7/1920), từ đó Người hoàn toàn tin
theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba Như vậy, thông qua hoạt động thực tiễn và lý luận, nhận thức của Hồ Chí Minh về con đường GPDTđược thể hiện ở những nét cơ bản:
Một là, thông qua khảo sát thực tiễn, đặt chân đến nhiều nước tư bản phát
triển cũng như các nước thuộc địa và phụ thuộc đã giúp cho Hồ Chí Minh hiểu biết phong phú về thời đại lúc bấy giờ Người sớm thấy không chỉ riêng nhân dân Việt Nam đói nghèo, bị áp bức, bóc lột mà đó còn là cả một thế giới rộng lớn trải dài từ châu Á, châu Âu, châu Phi đến châu Mỹ bao gồm các dân tộc thuộc địa và những người cùng khổ Người sớm nhận ra sự thật đằng sau những lời hoa mỹ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, ngụy trang cho cái gọi là “khai hóa văn minh” cho dân tộc lạc hậu là sự bất bình đẳng, là sự đàn áp dã man, là sự nghèo đói đến cùng cực Người
đi đến kết luận: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người:
Trang 3832
giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản”[111, tr.287]
Hai là, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy sự tàn bạo và độc ác của CNTD, đế
quốc, ở đâu thực dân đế quốc đều tàn bạo và độc ác như nhau Trong nhiều bài báo của mình, Người không chỉ đau nỗi đau của nhân dân Việt Nam mà còn đau nỗi đau với nhân dân Đông Dương, nỗi đau cho chính đất nước đi áp bức mình và cho toàn nhân loại “Ôi! Nước Pháp đau khổ!, Đông Tây đau khổ! Nhân loại đau khổ”[111, tr.67] Đồng cảm với những người lao động cùng khổ trong một thảm cảnh chung là người dân thuộc địa, Hồ Chí Minh sớm thấy được lực lượng cách mạng to lớn là đoàn kết những người cùng khổ, cùng bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới, thấy được ở họ chí hướng, nỗi khổ, cùng chung kẻ thù, cùng chung mục tiêu, lý tưởng
Ba là, bước ngoặt căn bản là khi Hồ Chí Minh tiếp xúc với Luận cương của
Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Người đã tìm thấy ở đó con đường đúng
đắn cho sự nghiệp cứu nước, GPDT theo con đường CMVS Con đường đó cần có sự
giúp đỡ của các Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân ở các nước tiên tiến đối với cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và lạc hậu; tất cả những người vô sản và quần chúng lao động của các nước trên thế giới cùng nhau tiến hành một cuộc đấu tranh cách mạng chung; CNTD, đế quốc sẽ sụp đổ hoàn toàn khi giai cấp vô sản và nhân dân
bị áp bức ở các thuộc địa hoà cùng một nhịp đập cách mạng
Như vậy, lựa chọn đi theo con đường CMVS, tán thành đứng về Quốc tế thứ
ba, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp – những sự kiện đó đánh dấu sự chuyển biến về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản, trở thành chiến sĩ cộng sản
2.2.2 Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (1921 – 1930)
Từ năm 1921 đến năm 1924, Hồ Chí Minh hoạt động trong Đảng Cộng sản
Pháp, thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thực
hiện đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (ĐH V Quốc tế cộng sản,
1924) Đây cũng là thời kỳ bước đầu hình thành tư tưởng lý luận về con đường cứu nước, GPDT theo con đường CMVS
Trang 3933
Trên diễn đàn Đại hội I Đảng Cộng sản Pháp (1921), Hồ Chí Minh đã tố cáo
tội ác của CNTD đối với nhân dân thuộc địa, “hàng chục nghìn người dân thuộc địa
đã chết trong cuộc chiến tranh châu Âu Hàng chục nghìn người khác cịn phải làm
nơ lệ cho chủ nghĩa quân phiệt Pháp”[111, tr.478] và đồng thời Người phê bình Đảng Cộng sản và giai cấp cơng nhân Pháp thờ ơ với vấn đề thuộc địa, “Bằng bất
cứ cách nào những khĩ khăn đĩ cũng khơng thể biện minh cho việc Đảng Cộng sản
từ bỏ một chính sách thuộc địa thực tế và cĩ hiệu quả”[111, tr.479] Theo đề nghị
tích cực của Hồ Chí Minh, Đại hội II đã biểu quyết thơng qua Lời kêu gọi những
người bản xứ ở các thuộc địa: “Vì hịa bình thế giới, vì tự do và sự no ấm của mọi
người, những người bị bĩc lột thuộc mọi nịi giống, chúng ta hãy đồn kết nhau lại
và đấu tranh chống bọn áp bức”[111, tr.495] Đây là một bước tiến trong nhận thức
và hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề thuộc địa mà Hồ Chí Minh là
người cĩ tác động to lớn Đánh giá về những hoạt động này, Sáclơ Phuốcniơ đã viết: “Nguyễn Ái Quốc đã cĩ những đĩng gĩp quan trọng vào việc hình thành truyền thống chống CNTD, một truyền thống làm vẻ vang cho Đảng Cộng sản Pháp” [97, tr.93]
Năm 1921, Hội liên hiệp thuộc địa ra đời ngay tại trung tâm của chính nước
đế quốc đang thống trị mình, đây là kết quả những vận động tích cực của Hồ Chí Minh Thơng qua Hội và báo Le Paria để lên án, vạch trần tội ác của thực dân Pháp trên các thuộc địa nĩi chung và Đơng Dương nĩi riêng, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân thuộc địa Cũng trong thời gian này, Hồ Chí Minh viết nhiều bài báo đăng tải trên các báo Nhân đạo (L’Humanité), Đời sống cơng nhân (La Vie Ouvrière), Tạp chí Cộng sản (La Revue communiste)… của phong trào cộng sản và
cơng nhân Pháp Thơng qua những bài báo này, Người đã tố cáo nền “khai hĩa”
giết người của bọn thực dân và đồng thời kêu gọi các đảng cộng sản ở chính quốc phải giúp đỡ các phong trào đấu tranh GPDT ở thuộc địa Hồ Chí Minh sớm thấy
được sức mạnh, mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng chính quốc và cách mạng
thuộc địa và khả năng thắng lợi trước của cách mạng thuộc địa, giúp cho cách
mạng chính quốc làm cách mạng thuận lợi Đây là điểm khác biệt với quan điểm của Quốc tế Cộng sản cho rằng: cách mạng giải phĩng dân tộc ở thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vơ sản ở chính quốc Ngày 16-5-1924, trong bài
báo nhan đề Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa, đăng trên báo La Vie
óvrière, Người nêu rõ, cách mạng giải phĩng dân tộc ở thuộc địa cĩ quan hệ bình
Trang 4034
đẳng với cách mạng vô sản ở chính quốc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung với hình ảnh “con đỉa hai vòi” Người khẳng định: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”[111, tr.48] Đây là một đóng góp quan trọng của Người vào phát triển lý luận Mác – Lênin và đồng thời khẳng định lại những quan điểm coi nhẹ vấn đề thuộc địa, không đánh giá đúng khả năng cách mạng của nhân dân các nước thuộc địa
Tháng 6/1923, Hồ Chí Minh bí mật rời Pháp đến Liên Xô Tại đây, Người tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản và đại hội của nhiều tổ chức quốc tế khác Ngày 10/10/1923, với tư cách là đại biểu chính thức tại Đại hội Nông dân, Hồ Chí
Minh đã công khai tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nông dân Đông Dương,
nông dân các thuộc địa Tại phiên họp thứ 7, trình bày trước Hội nghị những quan
điểm của mình về việc vận động, giác ngộ và tổ chức nông dân Về vị trí, vai trò
của nông dân ở các thuộc địa chiếm trên 90% dân số, đây là giai cấp bị hai tầng áp
bức, bóc lột như giai cấp vô sản và những người nô lệ mất nước Từ sự phân tích
đó, Người đi đến kết luận: “Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một Quốc tế thật
sự khi mà không những nông dân phương Tây, mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân ở các nước thuộc địa là những người bị bóc lột và áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham gia Quốc tế của các đồng chí”[111, tr.232]
Trong thời gian ở Liên Xô (1923–1924), Hồ Chí Minh viết nhiều bài báo có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn đăng trên báo La Vie Ouvrière (Đời sống công nhân)
như Chính sách thực dân Anh, Tình cảnh nông dân An Nam; các bài đăng trên báo Thư tín quốc tế - cơ quan ngôn luận của Quốc tế Cộng sản như Đông Dương và
Thái Bình Dương ; các bài đăng trên báo L Humanité về Tình hình Trung Quốc, Phong trào công nhân Thổ Nhĩ Kỳ Viết nhiều bài đăng trên Tạp chí Krestianskii International (Quốc tế nông dân) đề cập đến các vấn đề của nông dân Việt Nam,
nông dân Trung Quốc và nông dân Bắc Phi Những bài viết của Người là những bản cáo trạng đanh thép tố cáo chế độ áp bức, bóc lột dã man của bọn thực dân, đế quốc; vạch rõ tình cảnh khổ cực của nông dân đồng thời đã chỉ ra phương hướng đấu tranh của họ “Kiệt quệ vì nạn khổ sai liên miên, bị nạn đói thường xuyên làm mất