MỤC TIÊU - Hiểu và cảm nhận được sự quan tâm sâu sát của Bác tới mọi người xung quanh, nhất là lối sống gọn gàng, ngăn nắp - Vận dụng bài học về sự gọn gàng, ngăn nắp từ câu chuyện vào c
Trang 1LỚP 2 TUẦN 19
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG (1t’)
Bài 1: Bác kiểm tra nội vụ
I MỤC TIÊU
- Hiểu và cảm nhận được sự quan tâm sâu sát của Bác tới mọi người xung quanh, nhất là lối sống gọn gàng, ngăn nắp
- Vận dụng bài học về sự gọn gàng, ngăn nắp từ câu chuyện vào cuộc sống của bản thân các em
II.CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2
III CÁC HOẠT ĐỘNG
1
Giới thiệu bài : Bác kiểm tra nội vụ
2.Các hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV đọc đoạn văn “Bác kiểm tra nội vụ” ( Tài liệu Bác
Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/ tr.4)
-GV hỏi:
+ Trong câu chuyện này, vì sao khi báo động hoặc buổi
sáng thức dậy, mọi người thường hay bị lẫn giày, dép?
+ Buổi sáng thức dậy, mọi người ngạc nhiên vì điều gì?
+ Buổi tối hôm trước, ai là người đã sắp xếp lại những đôi
dép?
+ Từ sau khi được Bác chỉnh sửa cách để giày dép, anh
em nội vụ đã làm được điều gì?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
+ Câu nào trong câu chuyện nhận xét chung về Bác Hồ?
+ Em hiểu từ “anh em” trong câu văn “ Bác quan tậm từ
cái lớn, sâu sát từ cái nhỏ đời thường của anh em” như thế
nào? Có phải anh em trong cùng 1 gia đình do bố mẹ sinh
ra hay không?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta bài học gì ?
Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng
+Em có thường sắp xếp lại góc học tập của mình?
+ Em đã giúp bố mẹ gấp quần áo cho vào tủ bao giờ
chưa? Vì sao phải gấp quần áo gọn gàng?
+ Ở nhà, em có tham gia cùng bố mẹ dọn dẹp nhà cửa,
hoặc tự sắp xếp phòng ngủ của mình không? Kể một lần
em tham gia cùng bố mẹ dọn nhà
- HS lắng nghe
- HS trả lời cá nhân
- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm
-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- HS trả lời cá nhân
- Lớp nhận xét
Trang 2Hoạt động 4: GV cho HS thảo luận nhóm 2
+ Gọn gàng, ngăn nắp giúp gì cho ta khi sử dụng đồ đạc?
+ Gọn gàng, ngăn nắp có làm cho căn nhà , căn phòng
đẹp hơn không?
3 Củng cố, dặn dò:
+ Sống gọn gàng, ngăn nắp có những ích lợi gì?
Nhận xét tiết học
- HS thảo luận câu hỏi Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- Lắng nghe
- HS trả lời
TUẦN 20
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG (1t’)
Bài 2: Luôn giữ thói quen đúng giờ
I MỤC TIÊU
- Hiểu được một nét tính cách, lối sống văn minh của Bác Hồ là luôn giữ thói quen đúng giờ mọi lúc, mọi nơi
- Thấy được lợi ích của việc đúng giờ, tác hại của việc chậm trễ, sai hẹn
- Thực hành bài học đúng giờ trong cuộc sống của bản thân
II.CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2
III CÁC HOẠT ĐỘNG
1.KT bài cũ: Bác kiểm tra nội vụ
+ Gọn gàng, ngăn nắp giúp gì cho ta khi sử dụng đồ đạc?
+ Gọn gàng, ngăn nắp có làm cho căn nhà , căn phòng đẹp hơn không? 2 HS trả lời-Nhận xét
2.Bài mới:
a
Giới thiệu bài : Luôn giữ thói quen đúng giờ
b.Các hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV đọc đoạn văn “Luôn giữ thói quen đúng giờ” ( Tài
liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/
tr7)
-GV hỏi: + Trong câu chuyện này vì sao anh em phục vụ
lại gọi Bác là “cái đồng hồ chính xác”?
+ Có lần đi họp gặp bão, cây đổ ngổn ngang trên đường,
Bác có tìm cách đến cuộc họp đúng giờ không?
+ Trong thời kì kháng chiến khi không tiện đi ô-tô, Bác
đã dùng các phương tiện gì để tìm cách đi lại được chủ
động hơn?
- HS lắng nghe
- HS trả lời cá nhân
Trang 3Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
+ Bài học cuộc sống được gửi gắm qua câu chuyện này
là gì? Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?
Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng
+Có bao giờ em đến lớp muộn không? Trong trường hợp
em đến lớp muộn, cô giáo và các bạn thường nói gì với
em?
+ Em kể câu chuyện về một lần mình từng bị trễ giờ
+ Em hãy kể ích lợi của việc đúng giờ trong khi: Đi học,
đi chơi cùng bạn, đi ngủ, thức dậy
+ Em hãy kể những tác hại nếu chúng ta không đúng giờ
trong việc: Đi học, đi chơi cùng bạn, đi ra sân bay, đi tàu?
GV cho HS thảo luận nhóm 2: Em hãy lập 1 thời gian
biểu cho mình trong 1 ngày và chia sẻ thời gian biểu đó
với các bạn trong nhóm
3 Củng cố, dặn dò:
+ Bài học cuộc sống được gửi gắm qua câu chuyện này là
gì?
Nhận xét tiết học
- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm
-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- HS trả lời cá nhân
- Lớp nhận xét
- HS thảo luận câu hỏi Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- Lắng nghe
- HS trả lời
TUẦN 21
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG (1t’)
Bài 3: Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ
I.MỤC TIÊU
-Thấy được sự quan tâm của Bác Hồ đối với những người xung quanh
- Thực hành, ứng dụng được bài học quan tậm đối với những người xung quanh trong cuộc sống của bản thân
II.CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2
III CÁC HOẠT ĐỘNG
1.KT bài cũ: Luôn giữ thói quen đúng giờ
+ Bài học cuộc sống được gửi gắm qua câu chuyện này là gì? HS trả lời-Nhận xét 2.Bài mới:
a
Giới thiệu bài : Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ
b.Các hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV đọc đoạn văn “Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng
chí bảo vệ”
( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
- HS lắng nghe
- HS trả lời cá nhân
Trang 4lớp 2/ tr10)
+ Vì sao cơ quan lại mua cho Bác chiếc lò sưởi điện?
+ Vì sao Bác nghĩ người gác dưới tầng 1 cần được sưởi
ấm hơn?
+ Bác đđã làm gì để quan tâm tới người lính gác?
+ Bác đã nói gì với người lính gác?
Điều gì khiến em cảm động qua câu chuyện này?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
+ Bài học mà em nhận được từ câu chuyện là gì?
Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng
- GV hướng dẫn HS trả lời cá nhân
- Quan tâm đến người khác nhất là những người đang gặp
khó khăn, chúng ta nhận được điều gì?
- Vào mùa đông, nếu một người bạn học của em thiếu áo
ấm, lạnh co ro bên cạnh, em sẽ làm gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm 2:
+ Một bạn trong lớp chẳng may gặp khó khăn, em và các
bạn trong lớp nên làm gì?
3 Củng cố, dặn dò:
- Quan tâm đến người khác nhất là những người đang gặp
khó khăn, chúng ta nhận được điều gì?
Nhận xét tiết học
- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm
-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- HS trả lời cá nhân
- Lớp nhận xét
- HS thảo luận câu hỏi Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- Lắng nghe
- HS trả lời
TUẦN 22
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG (1t’)
Bài 4 : Cây bụt mọc
I.MỤC TIÊU
- Cảm nhận được tình yêu cây xanh, môi trường sống của Bác Hồ
- Thực hành, vận dụng bài học về tình yêu cây xanh, môi trường trong cuộc sống của học sinh
II.CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2
III CÁC HOẠT ĐỘNG
1.KT bài cũ: Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ
Trang 5+ Quan tâm đến người khác nhất là những người đang gặp khó khăn, chúng ta nhận được điều gì?
- HS trả lời - Nhận xét
2.Bài mới:
a
Giới thiệu bài : Cây bụt mọc
b.Các hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV đọc đoạn văn “Cây bụt mọc”
( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
lớp 2/ tr14)
+ Vì sao Bác dặt tên cây thông này là cây bụt mọc?
+ Khi phát hiện ra cây bụt mọc bị mối xông đến quá nửa,
anh em phục vụ định làm gì?
+ Bác Hồ đã nói gì và bày cách gì để cứu cây? Kết quả ra
sao?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
+ Các em hãy trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng
- GV hướng dẫn HS trả lời cá nhân
+Mỗi khi đến nơi nào có nhiều cây xanh, em cảm thấy
không khí thế nào?
+ Em đã bao giờ tự tay trồng một cây xanh ở đâu chưa?
+ Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh ở nhà, ở trường hay
trên đường em đi học?
- GV cho HS thảo luận nhóm 2:
+ Cùng nhau trao đổi cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở
nhà, ở trường và trên đường em đi học
3 Củng cố, dặn dò:
+ Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh ở nhà, ở trường hay
trên đường em đi học?
Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
- HS trả lời cá nhân
- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm
-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- HS trả lời cá nhân
- Lớp nhận xét
- HS thảo luận câu hỏi Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- Lắng nghe
- HS trả lời
TUẦN 23
Trang 6BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG (1t’)
BÀI 5 : Yêu thương nhân dân
I.MỤC TIÊU
-Thấy được 1 đức tính cao đẹp của Bc Hồ Đức tính cao đẹp đó chính là tấm lịng
yu thương nhân dân; tình cảm yu mến, kính trọng nhn dn của bác được thể hiện
qua những ah2nh động v việc lm vụ thể
- Thực hnh, ứng dụng được bi học yêu thương nhn dn Biết lm những cơng việc thể hiện sự quan tm v tình yu thương với những người trong cộng đồng x hội
II.CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2
III CÁC HOẠT ĐỘNG
1.KT bài cũ: Cây bụt mọc
- Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh ở trường? HS trả lời- Nhận xét
2.Bài mới:
a
Giới thiệu bài : Yêu thương nhân dân
b.Các hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV đọc chậm câu chuyện “Yêu thương nhân dân” ( Tài liệu
Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/ tr.16)
+Bác gặp và chúc thọ riêng cụ Thiệm nhân dịp nào?
+ Bác đã khen cụ Thiệm vì cụ có những tính cách, việc làm tốt
đẹp nào?
+ Bác Hồ đã nói về việc kết nghĩa anh em với cụ Thiệm thế
nào?
+ Cụ Thiệm đã trả lời Bác ra sao?
Cuối câu chuyện Bác đã nói và làm gì?
+ Theo câu chuyện này, dựa vào điều gì để Bác Hồ đề nghị ai
làm em, ai làm anh?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
+ Đối với nhân dân, câu chuyện khuyên ta điều gì?
Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng
+Dựa vào câu chuyện, em hãy giải thích “ kết nghĩa anh em”
là gì?
+ Khi đã kết nghĩa anh em, người ta sẽ sống với nhau thế nào?
+- GV cho HS thảo luận nhóm:
+ Những người như thế nào, chúng ta có thể kết nghĩa anh em?
+ Các em hãy kể cùng các bạn những việc làm tốt thể hiện sự
yêu thương của mình đối với hàng xóm, bạn bè, thầy cô, người
cao tuổi
- HS lắng nghe
- HS trả lời cá nhân
- Các bạn bổ sung
- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi
-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- HS trả lời cá nhân
- Lớp nhận xét
+ HS thảo luận nhóm 6 -Ghi vào bảng nhóm theo mẫu
- Đại diện nhóm trình
Trang 7Việc làm tốt
với hàng xóm
Việc làm tốt với bạn bè
Việc làm tốt với thầy cô
Việc làm tốt vớingười cao tuổi
3 Củng cố, dặn dò:
+ Đối với nhân dân, câu chuyện khuyên ta điều gì?
Nhận xét tiết học
bày, mỗi nhóm mỗi câu
-HS trả lời -Lắng nghe
TUẦN 24
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG (1t’))
Bài 6: Tình nghĩa với cha
I.MỤC TIÊU
- Cảm nhận được tình cảm và trách nhiệm của Bác Hồ với người thân trong gia đình
- Thực hành, vận dụng được bài học về tình cảm và trách nhiệm của bản thân đối với những người thân trong gia đình
II.CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2
III CÁC HOẠT ĐỘNG
1.KT bài cũ: Yêu thương nhân dân
+ Đối với nhân dân, câu chuyện khuyên ta điều gì? HS trả lời- Nhận xét
2.Bài mới:
a
Giới thiệu bài : Tình nghĩa với cha
b.Các hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV đọc chậm đoạn truyện “Tình nghĩa với cha” ( Tài
liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/
tr.20) GV hỏi:
+ Những năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành
không nguôi nhớ ai?
+ Nguyễn Tất Thành đã biểu hiện tình yêu thương đối với
người cha của mình bằng hành động gì?
+ Tình yêu thương của bác Hồ với dân, với nước có được
bởi trước hết Bác yêu thương ai?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
+ Câu chuyện mang đến cho chúng ta bài học gì về tình
yêu thương và trách nhiệm với người thân trong gia đình?
- HS lắng nghe -HS trả lời cá nhân
- Các bạn bổ sung
- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi
-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
Trang 8Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng
+ Hàng ngày, các em thường làm việc gì để biểu thị tình
yêu thương với cha mẹ? ( nói lời yêu thương cha mẹ, biết
vâng lời, lễ phép, ngoan ngoãn )
+ Vì sao chúng ta phải biết yêu thương cha mẹ?
+ Những người kính trọng, biết ơn cha mẹ là những người
con có đức tính gì?
+ Những người không biết kính trọng, không biết ơn cha
mẹ là những người con như thế nào?
GV cho HS thảo luận nhóm:
- Nhân ngày sinh nhật của bố hoặc mẹ em, em sẽ làm điều
gì để thể hiện tình yêu thương của mình?
- Hãy tưởng tượng, khi em đã lớn khôn, bố mẹ em đã già
yếu, em định làm điều gì để đền đáp công ơn của bố mẹ?
Mỗi em hãy chia sẻ dự định của mình?
3 Củng cố, dặn dò: + Câu chuyện mang đến cho chúng ta
bài học gì về tình yêu thương và trách nhiệm với người
thân trong gia đình?
Nhận xét tiết học
- HS trả lời cá nhân
- Lớp nhận xét
+ HS thảo luận nhóm 6
- Đại diện nhóm trình bày, mỗi nhóm mỗi câu
- Cá nhân trình bày theo suy nghĩ của mình
-HS trả lời -Lắng nghe
TUẦN 25
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG (1t’)
Bài 7: Bác quí trọng con người
I.MỤC TIÊU
- Cảm nhận được đức tính cao đẹp của Bác Hồ đó là luôn luôn trân trọng mọi người
- Vận dụng được bài học quý báu từ cách ứng xử của Bác vào cuộc sống
- Thể hiện những việc làm tốt của bản thân trong cách đối xử với những người xung quanh
II.CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2
III CÁC HOẠT ĐỘNG
1.KT bài cũ: Tình nghĩa với cha
+ Vì sao chúng ta phải biết yêu thương cha mẹ? 3 HS trả lời – Nhận xét
2.Bài mới:
a
Giới thiệu bài : Bác quí trọng con người
b.Các hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV đọc chậm đoạn truyện “Bác quí trọng con người” - HS lắng nghe
Trang 9( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
lớp 2/ tr.23) GV hỏi:
+ Câu chuyện này cho ta thấy Bác quý trọng điều gì?
+ Khi cho ai cái gì, Bác không nói “cho” mà thường nói
thế nào?
+ Khi các cụ già đến nghe Bác nói, các cụ không có ghế
ngồi, Bác đã làm gì?
+ Khi Bác nói chuyện, các cụ ngồi phía xa, Bác đã làm gì?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
+ Câu chuyện mang đến cho em bài học gì?
Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng
+ Nếu như em có một món quà, muốn tặng ông bà, em sẽ
nói như thế nào khi đưa quà?
+ Đối với người bằng tuổi và người nhỏ tuổi hơn mình,
em có cần thể hiện sự quý trọng không?
+ Khi giao tiếp với người bằng tuổi và người nhỏ tuổi
hơn, chúng ta xưng hô như thế nào để thể hiện sự quý
trọng của mình?
GV cho HS thảo luận nhóm:
+ Kể tên những việc nên làm để thể hiện sự quý trọng đối
với mọi người xung quanh?
3 Củng cố, dặn dò:
+ Câu chuyện mang đến cho em bài học gì?
Nhận xét tiết học
-HS trả lời cá nhân
- Các bạn bổ sung
- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi -Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- HS trả lời cá nhân
- Lớp nhận xét
+ HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày
-HS trả lời -Lắng nghe
TUẦN 26
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG (1t’)
Bài 8: Bài học từ hòn đá giữa đường
I MỤC TIÊU
- Thấy được sự chỉ bảo ân cần của Bác đối với những người giúp việc
- Hiểu được bài học về việc cẩn thận, không nên nhanh nhẩu đoảng dẫn đến hỏng việc HS nhận ra được lợi ích của việc bình tĩnh giải quyết một việc gì đó, tác hại của việc cố gắng làm nhanh nhưng cẩu thả dẫn đến hỏng việc
- Rèn luyện đức tính bình tĩnh, cẩn thận
II.CHUẨN BỊ:
Trang 10- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2
III CÁC HOẠT ĐỘNG
1.KT bài cũ: Bác quí trọng con người
-Kể tên những việc nên làm để thể hiện sự quý trọng đối với mọi người xung
quanh? 3 HS trả lời – Nhận xét
2.Bài mới:
a
Giới thiệu bài : Bài học từ hòn đá giữa đường
b.Các hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV đọc chậm đoạn truyện “Bài học từ hòn đá giữa đường”
( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp
2/ tr.26) GV hỏi:
+ Vì sao chiếc xe ô tô lại hỏng giữa đường?
+ Khi xe hỏng, người lái xe xuống sửa chữa, Bác đã làm gì?
+ Để người lái xe bình tĩnh sửa xe, Bác đã làm gì?
+ Khi xe sửa xong, tiếp tục lên đường, Bác đã khuyên người
lái xe điều gì?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
+ Các em hãy cùng trao đổi để hiểu câu tục ngữ Bác Hồ đã
dùng để khuyên người lái xe: “ Tham đĩa bỏ mâm?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta nên có đức tính gì khi làm
việc ?
Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng
+ Bình tĩnh để làm một việc gì đó, kết quả sẽ ra sao?
+ Vội vã, nôn nóng làm một việc gì đó, kết quả sẽ như thế
nào?
+ Khi đi xe đạp trên đường, nếu em thấy một cái đinh co thể
khiến xe em bị thủng lốp, để an toàn cho em và cho mọi
người, em nên làm gì?
GV cho HS thảo luận nhóm:
+ Các em hãy kể ra những tình huống tương tự khác trên
đường khi tham gia giao thông Hãy nêu cách giải quyết các
tình huống đó
3 Củng cố, dặn dò:
+ Khi đi xe đạp trên đường, nếu em thấy một cái đinh có thể
khiến xe em bị thủng lốp, để an toàn cho em và cho mọi
người, em nên làm gì?
Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe -HS trả lời cá nhân
- Các bạn bổ sung
- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi -Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- HS trả lời cá nhân
- Lớp nhận xét
+ HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày
-HS trả lời -Lắng nghe