Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
167 KB
Nội dung
Tiết thứ : 1 Ngày soạn: Ngày dạy: TÊN BÀI: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam - Học sinh nắm vững hệ thống vấn đề về: thể loại của văn học Việt Nam, con người trong văn học Việt Nam 2/ Kỹ năng: - Tư duy khái quát - Đánh giá tổng quát 3/ Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc, có lòng say mê văn học B/PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp đặt câu hỏi nêu vấn đề - Phương pháp thảo luận kết hợp diễn giảng C/CHẨN BỊ CỦA GV, HS: 1/ Chuẩn bị của GV: Sgk , soạn giáo án, đọc sách giáo viên. 2/ Chuẩn bị của HS: Sgk, soạn bài theo câu hỏi sgk, vở ghi D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định: kiểm tra sĩ số : Lớp 10 Lớp 10 .lớp 10 . 2/ Kiểm tra bài cũ: Không 3/ Bài mới: a) Đặt vấn đề: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam đã sáng tạo nên nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, đáng tự hào. Văn học Việt Nam là một trong những bằng chứng tiêu biểu cho năng lực sáng tạo tinh thần ấy.Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vài nét tổng quát về văn học Việt Nam để hiểu rõ hơn về điều đó. b) Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bộ phận hợp thành của VHVN GV: Yêu cầu HS đọc sgk và cho biết các bộ phận chính của VHVN HS: đọc sgk và trả lời Thao tác 1: GV: Đặt câu hỏi thảo luận : Văn học dân gian do ai sáng tác? Nêu những thể loại mà em đã học ? Những đặc trưng tiêu biểu của Van học dân gian Việt Nam HS : -Thảo luận nhóm - Trình bày GV: Nhận xét, tiểu kết I/Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam -VHVN gồm hai bộ phận lớn có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết 1.Văn học dân gian - VHDG là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động - Thể loại : thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè . - Đặc trưng: tính tập thể, tính truyền miệng, và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng Thao tác 2: Gv: Vậy văn học viết có phải do nhân dân sáng tác không? Nó được viết bằng những loại chữ nào? Nêu các thể loại của văn hcọ viết và những tác phẩm em đã học? HS: -Thảo luận - Trình bày GV: Nhận xét, chốt ý Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu quá trình phát triển cuả văn học viết Việt Nam Thao tác 1: GV: Văn học Việt Nam trải qua ba thời kì lớn. Vậy trong thời kì đầu, văn học phát triển trong bối cảnh lịch sử nào? HS: Chủ yếu chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc GV: Chính vì thế các nhà văn, nhà thơ Việt Nam đa tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp cổ trung đại Trung Quốc.Em hãy nêu các thể loại và các tác giả tiêu biểu? HS: Dựa vào Sgk trả lời GV: Còn văn học chữ Nôm xuất hiện từ khi nào? Kể tên một vài tác phẩm mà em đã học? HS: Suy nghĩ và kể tên một vài tác phẩm đã học GV: Mỗi thể loại đều có một thành tựu riêng, cùng phát triển song song làm cho nền văn học trung đại có nhiều thành tựu nổi bật 2. Văn học viết - Văn học viết do tầng lớp trí thức sáng tác, được ghi lại bằn chữ viết -Chữ viết của văn học Việt Nam: Viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ -Hệ thống thể loại của văn học viết: + Từ TK X → TK XIX: Văn học chữ Hán (văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu); văn học chữ Nôm(thơ, văn biền ngẫu) + Từ TK XX → nay: Tự sự, trữ tình, kịch II/Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam 1/ văn học trung đại (văn học từ TK X đến hết TK XIX) -Văn học hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á, có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hoá khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc - Văn học chữ Hán: bắt đầu từ TKX- TKXX, có vị trí quan trọng trong thời kì phong kiến, tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ trung đại Trung Quốc như về văn xuôi có thể loại truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi . - Văn học chữ Nôm: xuất hiện từ lâu nhưng phát triển mạnh từ TK XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối TK XVIII đầu TK XIX Tác giả: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, . →Văn học chữ Nôm thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, đồng thời phản ánh quá trìnhdân tộc hoá và dân chủ hoá của văn học trung đại 4/ Củng cố: - Nắm vững hai bộ phận chính của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết - Nắm được quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam, sự phát triển của văn học trung đại 5/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: - Tìm hiểu văn học hiện đại có điểm gì khác với văn học trung đại? - Con người Việt Nam được htể hiện qua văn học như thế nào? - Chứng minh văn học chữ Nôm thể hiện lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo? Tiết thứ : 2 Ngày soạn: Ngày dạy: TÊN BÀI: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam, sự khác biệt giữa văn học trung đại và văn học hiện đại qua bốn tiêu chí - Học sinh nắm vững những nét tiêu biểu của con người Việt Nam qua văn học 2/ Kỹ năng: - Tư duy khái quát - Đánh giá tổng quát quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam 3/ Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc, có lòng say mê văn học B/PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp đặt câu hỏi nêu vấn đề - Phương pháp thảo luận kết hợp diễn giảng C/CHẨN BỊ CỦA GV, HS: 1/ Chuẩn bị của GV: Sgk , soạn giáo án, đọc sách giáo viên. 2/ Chuẩn bị của HS: Sgk, soạn bài theo câu hỏi sgk, vở ghi D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định: kiểm tra sĩ số : Lớp 10 Lớp 10 .lớp 10 . 2/ Kiểm tra bài cũ: Văn học Việt Nam có bao nhiêu bộ phận? Mỗi bộ phận có những dặc điểm gì đáng lưu ý? 3/ Bài mới: a) Đặt vấn đề: Văn học Việt Nam đã hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước. Quá trình phát triển của văn học đã trải qua ba thời kì lớn. Các em đã tìm hiểu ở tiết trước về văn học trung đại, vậy văn học hiện đại phát triển như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết này. b) Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam Thao tác 1: Thao tác 2: GV: Đặt câu hỏi thảo luận: Văn học hiện đại phát triển trong bối cảnh khác với văn học trung đại không? HS : -Thảo luận nhóm - Trình bày GV: Nhận xét, tiểu kết GV chuyển tiếp: Chính vì vậy văn học hiện đại khác với van học trung đại những yếu tố nào? Lấy một vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh sự khác biệt giữa văn học trung đại và văn học hiện đại? Kể tên một vài tác giả mà II/Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam 1/ văn học trung đại (văn học từ TK X đến hết TK XIX) 2/ Văn học hiện đại( văn học từ đâư TK XX đến hết TK XX) -Văn học phát triển trong bối cảnh giao lưu văn hoá, văn học ngày càng mở rộng + Kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống + Tiếp thu tinh hoa của văn hoá nhân loại → Sự đổi mới khiến cho văn học hiện đại có một số điểm khác với văn học trung đại: + Về tác giả: đội ngũ các nhà văn chuyên nghiệp, lấy việc sáng tác thơ văn làm nghề nghiệp. + Về đời sống văn học: sôi nổi năng động hơn với kĩ thuật in ấn hiện đại + Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết . em đã học? HS: -Thảo luận, trinh bày GV: Nhận xét, khái quát ý Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu con người Việt Nam qua văn học Thao tác 1: GV giải thích cho HS hiểu vấn đề văn học là nhân học. Đối tượng trung tâm của văn học là con người? Vậy trong quan hê với thế giới tự nhiên, con người đã hình thành tình cảm gì? HS: Tình yêu thiên nhiên GV:Em hãy lấy ví dụ để minh hoạ ? HS: Tìm ví dụ minh hoạ Thao tác 2: GV: Trong quan hệ với quốc gia, dân tộc, con người Việt Nam đã hình thành tư tưởng gì? Điều đó được thể hiện trong văn học như thế nào? HS: Kể tên một vài tác phẩm đã học Thao tác 3: GV: Em hãy chứng minh chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện trong tác phẩm đã học? HS: Tìm và chứng minh Thao tác 4 GV:Mỗi giai đoạn lịch sử, con người Việt Nam đều hình thành một mô hình ứng xử riêng, đó là gì? HS: suy nghĩ, trả lời GV: Khái quát vấn đề + Về thi pháp: đề cao cái tôi cá nhân . -Tác giả: Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, Huy Cận . III/ Con người Việt Nam qua văn học 1/ Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên - Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam. Từ tình yêu thiên nhiên đã hình thành các hình tượng nghệ thuật 2/ Con người trong quan hệ quốc gia, dân tộc - Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học Việt Nam: tình yêu quê hương, tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc, về lịch sử dựng nước và giữ nước, ý chí căm thù . 3/ Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội - Cảm hứng xã hội → hình thành chủ nghĩa hiện htực và chủ nghiã nhân đạo trong văn học dân tộc 4/ Con người Việt Nam và ý thức về bản thân - Con người cộng đồng, con người xã hội gắn với lí tưởng hi sinh, cống hiến, phục vụ - Con người cá nhân nhấn mạnh quyền sống cá nhân, hạnh phúc, tình yêu . =>Đạo lí làm người; nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa 4/ Củng cố: - Nắm vững quá trình phát triển của văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam 5/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: - Vì sao nền văn học Việt Nam có sức sống dẻo dai mãnh liệt? - Đọc và chuẩn bị bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiết thứ : 3 Ngày soạn: Ngày dạy: TÊN BÀI: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp, về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp - Giúp học sinh biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nhằm nâng cao năng lực giao tiếp 2/ Kỹ năng: - Kỹ năng giao tiếp: nói, viết đúng chuẩn - Kỹ năng phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp 3/ Thái độ: có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động gaio tiếp bằng ngôn ngữ B/PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp quy nạp, Phân tích ngôn ngữ - Phương pháp thảo luận kết hợp diễn giảng C/CHẨN BỊ CỦA GV, HS: 1/ Chuẩn bị của GV: Sgk , soạn giáo án, đọc sách giáo viên. 2/ Chuẩn bị của HS: Sgk, soạn bài theo câu hỏi sgk, vở ghi D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định: kiểm tra sĩ số : Lớp 10 Lớp 10 .lớp 10 . 2/ Kiểm tra bài cũ: Không 3/ Bài mới: a) Đặt vấn đề: Hoạt động giao tiếp là một hoạt động cơ bản của con người. Vậy hoạt động giao tiếp là gì? Nó gồm bao nhiêu nhân tố, quá trình? Để hiểu về vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua bài học này b) Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm hoạt động giao tiếp Thao tác 1: GV: Yêu cầu học sinh đọc văn bản "Hội nghị Diên Hồng" và lần lượt thảo luận, trả lời 4 câu hỏi ở sgk HS : - Thảo luận nhóm - Trình bày GV: Nhận xét, tiểu kết ? Em hãy cho một vài ví dụ về giao tiếp bằng ngôn ngữ và không phải bằng ngôn ngữ? HS: Cho ví dụ Thao tác 2: GV: Qua các ví dụ vừa tìm hiểu, em hãy cho biết hoạt động giao tiếp là gì? HS: Suy nghĩ rút ra khái niệm I/ Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? 1/ Ví dụ: - Hội nghị Diên Hồng (Sgk) 2/ Khái niệm hoạt động giao tiếp - Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra giữa người và người trong xã hội GV: Nhấn mạnh khái niệm, đặc biệt mục đích và nội dung của giao tiếp bằng ngôn ngữ Thao tác 3: GV: Để thực hiện một hoạt động giao tiếp cần có bao nhiêu quá trình? tạo lập văn bản HS: hai quá trình lĩnh hội văn bản GV: Vậy để tham gia vào hoạt động giao tiếp, mỗi người cần có những kĩ năng nào? HS: kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết Thao tác 4: GV: Yêu cầu HS làm các yêu cầu ở ví dụ 2 hoặc tự ví dụ về 1 cuộc giao tiếp HS: - Một cảnh mua bán ở nhà Nghi Quế - Đoạn Kim Kiều tái hợp GV: Qua các ví dụ, em hãy cho biết nhân tố giao tiếp là gì? Kể tên các nhân tố trong hoạt động giao tiếp? HS: - Thảo luận nhóm - Trình bày ý kiến GV:Em hiểu như thế nào về các nhân tố đó? Chỉ các nhân tố đó trong ví dụ vừa nêu? HS: Suy nghĩ cá nhân, trình bày GV: Nhận xét, chốt ý Thao tác 5:Hướng dẫn HS đọc phần ghi nhớ trong sgk về hoạt đọng giao tiếp - hoạt động giao tiếp chủ yếu và thông dụng được tiến hành bằng phương tiện ngôn ngữ - Hoạt động giao tiếp luôn có mục đích: trao đổi thông tin, xây dựng nhận thức, biểu lộ tình cảm, đi tới hành động 3/ Quá trình hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Hai quá trình: - Tạo lập văn bản: do người nói ( người viết) thực hiện - Lĩnh hội văn bản: do người nghe( người đọc) thực hiện 4/ Các nhân tố giao tiếp -Nhân tố giao tiếp là các yếu tố tham gia vào hoạt động gaio tiếp, chúng có sự tác động và ràng buộc lẫn nhau. Gồm có các nhân tố giao tiếp sau: + Nhân vật giao tiếp: gồm người nói và người nghe + Hoàn cảnh giao tiếp: là khung cảnh không gian, thời gian . mà cuộc giao tiếp diễn ra + Nội dung giao tiếp: là những sự việc, hoạt động . diễn ra trong cuộc sống ( Nói viết cái gì? Về cái gì?) + Mục đích giao tiếp: là điều mà cuộc giao tiếp hướng tới ( Nói viết để làm gì? Nhằm mục đích gì?) + Phương tiện và cách thức giao tiếp: cách nói,cách viết và phương tiện dùng để nói, viết * Ghi nhớ Ghi nhớ chung về hoạt động giao tiếp(Sgk) 4/ Củng cố: - Nắm vững khái niệm hoạt động giao tiếp, các quá trình của hoạt động giao tiếp - Nắm vững các nhân tố trong hoạt động giao tiếp 5/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: - Bài tập: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ? - Làm các bài tập ở trang 20 - Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam Tiết thứ : 4 Ngày soạn: Ngày dạy: TÊN BÀI: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu và ghi nhớ những đặc trưng cơ bản nhất của văn học dân gian Việt Nam,nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam, phân biệt được các thể loại trong hệ thống - Học sinh hiểu những giá trị to lớn của văn học dân gian làm cơ sở để học tốt các tác phẩm trong chương trình 2/ Kỹ năng: - Tư duy khái quát - Đánh giá tổng quát 3/ Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc, trân trọng di sản văn hoá tinh thần của dân tộc B/PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp đặt câu hỏi nêu vấn đề - Phương pháp thảo luận kết hợp diễn giảng C/CHẨN BỊ CỦA GV, HS: 1/ Chuẩn bị của GV: - Sgk , soạn giáo án, đọc sách giáo viên. - Đọc sách tham khảo: Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh) 2/ Chuẩn bị của HS: - Sgk, soạn bài theo câu hỏi sgk, vở ghi, tìm đọc các tác phẩm văn học dân gian D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định: kiểm tra sĩ số : Lớp 10 Lớp 10 .lớp 10 . 2/ Kiểm tra bài cũ: Văn học dân gian là gì? Gồm có bao nhiêu thể loại? 3/ Bài mới: a) Đặt vấn đề: Văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng vô tận cho nền văn học viết. Hiện nay, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học, văn học dân gian càng có vai trò to lớn trong việc bồi dưỡng, nâng đỡ cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn.Vì vậy, ở tiết này chúng ta cùng tìm hiểu vài nét khái quát về văn học dân gian VN b) Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Thao tác 1: GV: Đưa ra một số ví dụ lấy từ vài thể loại khác nhau để HS tự rút ra nhận xét, đánh giá về tính nghệ thuật của văn học dân gian ? Em hiểu thế nào là phương thức truyền miệng? HS: là truyền từ người này qua ngưới khác GV: Quá trình truyền miệng đực hiện như thế nào? I/ Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian 1/ Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng - Văn học dân gian ra đời, tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng + Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem + Truyền miệng theo không gian theo thời gian HS: qua hình thức diễn xướng GV: Nhận xét, khái quát ý Thao tác 2: GV: Theo em quá trình sáng tác tập thể diễn ra như thế nào? HS: Một người sáng tác và được tập thể chấp nhận sau đó nhiều người khác chỉnh sửa bổ sung GV: Ngoài ra văn học đn gian còn gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt káhc nhau trong của đời sông cộng đồng. Vậy có những hình thức sinh hoạt khác nhau nào? HS: lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, lễ hội Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về các thể loại văn học dân gian GV: Dựa vào Sgk, em hãy trình bày ngắn gọn về khái niệm từng thể loại của văn học dân gian? Cho ví dụ về từng thể loại? HS: Đọc sgk, suy nghĩ và trình bày GV: Nhận xét chốt ý Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu những giá trị cơ bản của văn học dân gian GV: Hướng dẫn HS thảo luận: trình bày về 3 giá trị của văn học dân gian, lấy dẫn chứng để chứng minh HS: - Thảo luận theo nhóm- trình bày GV: - Nhận xét, nhấn mạnh và bổ sung - Hướng dẫn HS đọc phần ghi nhớ ở Sgk + Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian 2/ Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể -Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể của quần chúng nhân dân, trở thành tài sản chung của tập thể - Quá trình sáng tác: Lúc đầu, một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và tập thể tiếp nhận; sâu đá, những người khác tham gia sửa chữa, bổ sung làm cho tác phẩm biến đổi so với ban đầu, và được hoàn thiện hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật đạt đến mức ổn định → Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng II/ Hệ thống thể loại của văn học dân gian Văn học dân gian gồm có 12 thể loại: Thần thoại,truyền thuyết, sử thi, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đó, ca dao dân ca, vè, truyện thơ, sân khấu III/ Những giá trị cơ bản của văn học dân gian - Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc - Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người - Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn góp phần tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc 4/ Củng cố: - Nắm vững các đặc trưng của văn học dân gian, nắm được các thể loại , giá trị của văn học dân gian về mặt nhận thức, giáo dục, thẫm mĩ 5/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: - Bài tập:Tại sao nói trong tiến trình văn học Việt Nam, văn học dân gian đã ra đời sớm hơn văn học viết và sau đó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển đến ngày nay? - Đọc chuẩn bị bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiết thứ : 5 Ngày soạn: Ngày dạy: TÊN BÀI: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Giúp học sinh rèn luyện các kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thông qua việc làm các bài tập luyện tập.Đồng thời củng cố, nâng cao các kĩ năng về giao tiếpểtong cuộc sống 2/ Kỹ năng: - Kỹ năng giao tiếp: nói, viết đúng chuẩn - Kỹ năng phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp 3/ Thái độ: có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ B/PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp luyện tập - Phương pháp thảo luận kết hợp diễn giảng C/CHẨN BỊ CỦA GV, HS: 1/ Chuẩn bị của GV: Sgk , soạn giáo án, đọc sách giáo viên. 2/ Chuẩn bị của HS: Sgk, , làm các bài tập ở sgk, vở D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định: kiểm tra sĩ số : Lớp 10 Lớp 10 .lớp 10 . 2/ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hoạt động giao tiếp? Hoạt động giao tiếp gồm có những quá trình và nhân tố nào? 3/ Bài mới: a) Đặt vấn đề:Các em vừa học tiết một về lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hôm nay, để củng cố những kiến thức đã học và vận dụng những tri thức đó vào quá trình đọc hiểu văn bản chúng ta rèn luyện qua các bài tập b) Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập Thao tác 1: GV: Em hãy phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao : "Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng: Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?" HS : - Thảo luận nhóm - Trình bày lời giải GV: Nhận xét, tiểu kết Thao tác 2: GV: Đối thoại giữa A Cổ với người ông.Cuộc giao tiếp này ghi lại mang tính chất đời thường , diễn ra trong cuộc sống hằng ngày . Trong cuộc giao tiếp đó nhân vật giao tiếp đã thực hiện những hành động giao tiếp nào? HS: - Suy nghĩ, trình bày lời giải - Học sinh khác nhận xét bổ sung II/ Luyện tập 1. Bài tập 1: a) NVGT: những người nam nữ trẻ tuổi thể hiện qua từ anh và nàng b) HCGT: vào đêm trăng thanh, thích hợp với việc bộc lộ tình cảm yêu đương c) Mượn chuyện tre non đủ lá đan sàng, nhân vật anh bày tỏ ước muốn kết duyên với người con gái d) Cách nói nói của anh phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp 2/ Bài tập 2: a) Các nhân vật đã thực hiện hành động nói cụ thể là: - Chào (Cháu chào ông ạ!), Chào đáp (A Cổ hả?), Khen, hỏi, đáp lời b) Trong lời ông già, chỉ có câu thứ 3 nhằm mục đích để hỏi do đó A Cổ trả lời đúng câu hỏi này(Thưa ông có ạ!) - Câu 1: Chào đáp; câu 2: khen GV: Nhận xét , chỉnh sửa Thao tác 3: GV: Hướng dẫn HS đọc kĩ bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương,và tự trả lời các câu hỏi ở Sgk HS:- đọc và làm bài - trình bày lời giải GV: Nhận xét, cho điểm Thao tác 4: GV: Hướng dẫn HS vận dụng những điều đã học về thông báo ở THCS, tự viết ra bản thông báo để giao tiếp với các bạn trong toàn trường về một vấn đề cập nhật trong cuộc sống: môi trường HS: vậng dụng những điều đã học để viết bản thông báo Thao tác 5: GV: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong bức thư gửi cho HS nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà Tháng 9/ 1945 HS: Phân tích bức thư theo câu hỏi ở Sgk GV: Nhận xét, bổ sung Nhấn mạnh và lưu ý HS về các nhân tố giao tiếp c) Các từ xưng hô (ông, cháu), các từ tình thái(thưa, ạ hả, nhỉ)→ bộc lộ thái độ kính mến của A Cổ đói với người ông và thái độ yêu quý, trìu mến của ông đối với cháu 3/ Bài tập 3: a) Thông qua hình tượng bánh trôi nước, tác giả muốn bộc bạch với mọi người về vẻ đẹp, về thân phậ chìm nổi của người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng đồn thời khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của bản thân mình b) Căn cứ vào các từ ngữ: trắng, tròn, thành ngữ- bảy nổi ba chìm, tấm lòng son; đồng thời liên hệ cuộc đời tác giả để hiểu và cảm nhận bài thơ 4/ Bài tập 4: - Dạng văn bản: thông báo ngắn, cần viết đúng thể thức như mở đầu, kết thúc - Hướng đến đối tượng giao tiếp là các bạn học sinh toàn trường - Nội dung giao tiếp: là hoạt động làm sạch môi trường - Hoàn cảnh giao tiếp: trong nhà trường,nhân ngày môi trường thế giới 5/ Bài tập 5: a) NVGT: Bác Hồ- chủ tịch nước Học sinh toàn quốc: chủ nhân tương lai của đất nước b) HCGT: Đất nước vừa giành được độc lập c) NDGT: niềm vui sướng vì HS được hưởng nền độc lập của đát nước, nhiệm vụ và trách nhiệm của HS, lời chúc Bác đối với HS d) MĐGT: Chúc mừng và xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của HS e) Lời lẽ chân tình, gần gũi vừa nghiêm túc 4/ Củng cố: - Nắm vững các kiến thức về hoạt động giao tiếp thông qua việc rèn luyện các bài tập, đăc biệt chú ý về các nhân tố giao tiếp 5/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: - Bài tập: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong các câu ca dao: " Cày đồng đang buổi ban trưa Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần" - Chuẩn bị bài: Văn bản - tìm hiểu khái niệm, các đặc điểm của văn bản Tiết thứ : 6 Ngày soạn: Ngày dạy: [...]... B/PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp đặt câu hỏi nêu vấn đề, đọc diễn cảm - Phương pháp thảo luận kết hợp diễn giảng C/CHẨN BỊ CỦA GV, HS: 1/ Chuẩn bị của GV: - Sgk , soạn giáo án, đọc sách giáo viên - Đọc sách tham khảo: Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh) 2/ Chuẩn bị của HS: - Sgk, soạn bài theo câu hỏi sgk, vở ghi, đọc và phân chia bố cục văn bản D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định: kiểm tra sĩ số : Lớp 10... B/PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp đặt câu hỏi nêu vấn đề, đọc diễn cảm - Phương pháp thảo luận kết hợp diễn giảng C/CHẨN BỊ CỦA GV, HS: 1/ Chuẩn bị của GV: - Sgk , soạn giáo án, đọc sách giáo viên - Đọc sách tham khảo: Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh) 2/ Chuẩn bị của HS: - Sgk, soạn bài theo câu hỏi sgk, vở ghi D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định: kiểm tra sĩ số : Lớp 10 Lớp 10 .lớp 10 2/ Kiểm... văn 3/ Thái độ: Nghiêm túc, học hỏi B/PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp quy nạp: từ phân tích ngữ liệu theo câu hỏi đến những nhận định khái quát C/CHẨN BỊ CỦA GV, HS: 1/ Chuẩn bị của GV: Sgk , soạn giáo án, đọc sách giáo viên 2/ Chuẩn bị của HS: Sgk, vở, xem lại những kiến thức về văn bản đã học D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định: kiểm tra sĩ số : Lớp 10 Lớp 10 .lớp 10 2/ Kiểm tra bài cũ: Không 3/... thực tế hoặc một tác phẩm văn học 2/ Kỹ năng: Kỹ năng viết văn nghị luận, văn biểu cảm 3/ Thái độ: Nghiêm túc B/PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp kiểm tra C/CHẨN BỊ CỦA GV, HS: 1/ Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc sách giáo viên 2/ Chuẩn bị của HS: Ôn tập các kiến thức về làm văn, văn học, tiếng Việt D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định: kiểm tra sĩ số : Lớp 10 Lớp 10 .lớp 10 2/ Kiểm tra bài cũ: Không 3/... vấn đề: Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại Vậy những điều đó được thể hiện như thế nào qua sử thi Đăm Săn? b) Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về sử thi Thao tác 1: GV: Yêu cầu HS đọc phần... HơBhị và trở thành một tù trưởng uy danh lừng lẫy - Đăn Săn đánh thắng các tù trưởng, giành lại vợ, đem lại sự giàu có và uy danh cho cộng đồng -Đăn Săn chặt cây thần sơ- múc, cả hai vợ chết, chàng phải lên trời xin thuốc thần cứu sống lại HS: Đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây" - Đăm Săn lên trời hỏi nữ thần mặt trời làm vợ và kể chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu bị từ chối, trở về chàng đã chết ngập nơi... tốt b) Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: Ra đề bài HS: làm bài GV: Xác định yêu cầu, biểu điểm NỘI DUNG KIẾN THỨC * Đề bài: Cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình * Yêu cầu: - Biết cách làm văn phát biểu cảm nghĩ, kết hợp văn miêu tả, biểu cảm - Trình bày được cảm nghĩ của bản thân về người thân trong gia đình - Văn viết lưu loát, có sáng tạo, không sai lỗi chính tả, dùng... ngữ trong mỗi loại trị → thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học văn bản thuộc từ loại nào? Mỗi loại văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? HS: Suy nghĩ, trả lời b)+ Phạm vi sử dụng: GV: Yêu cầu HS so sánh văn bản 2, 3 với - VB 2: lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật một bài học trong Sgk, một đơn xin nghỉ VB 3: lĩnh vực giao tiếp về chính trị học về: - Phạm vi sử dụng? - Văn bản trong sgk: lĩnh vực... sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Vậy nó bao gồm những đặc điểm cơ bản nào? Tiết này chúng ta vừa củng cố vừa nâng cao những kiến thức đã học b) Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu khái niệm đặc điểm của văn bản Thao tác 1: GV: Yêu cầu HS đọc các văn bản ở sgk, từng bước trả lời các câu hỏi HS : - Thảo luận nhóm - Trình bày... ra trong hoạt giao tiếp bằng ngôn ngữ.Số lượng câu trong mỗi văn bản khác nhau b)- VB 1: một kinh nghiệm sống - VB 2: số phận người phụ nữ trong xã hội cũ - VB 3: kêu gọi toàn dân Việt Nam đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp 2/ Khái niệm, đặc điểm a) Khái niệm: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn b) Đặc điểm: - Mỗi văn bản tập trung một . 1/ Chuẩn bị của GV: - Sgk , soạn giáo án, đọc sách giáo viên. - Đọc sách tham khảo: Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh) 2/ Chuẩn bị của HS: - Sgk,. 1/ Chuẩn bị của GV: - Sgk , soạn giáo án, đọc sách giáo viên. - Đọc sách tham khảo: Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh) 2/ Chuẩn bị của HS: - Sgk,