1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÀNH GIÁ MÔN GDCD

10 4,1K 69
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 110 KB

Nội dung

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GDCD I. Đặt vấn đề. Trong một quy trình dạy học, thì kiểm tra đánh giá được coi là khâu cuối cùng của hoạt động dạy học. Nhưng kiểm tra đánh giá phải được thực hiện trong suốt quá trình dạy học với mục đích phát hiện kịp thời những ưu nhược điểm của học sinh trong quá trình nhận thức rèn luyện kĩ năng, biểu hiện thái độ, phát triển tình cảm niềm tinh ở HS và kịp thời có những biện pháp uốn nắn, điều chỉnh phù hợp với từng HS. Kiểm tra đánh giá không chỉ nhằm mục tiêu đánh giá kết quả cuối cùng của hoạt động lĩnh hội kiến thức mà nó là hoạt động của biện pháp kích thích hoạt động nhận thức của HS, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học. Vì vậy chúng ta nên xem kiểm tra, đánh giá như là một phương pháp dạy học. - Kiểm tra đánh giá phải đạt được 3 yêu cầu: + Sự hiểu biết của HS về nội dung các giá trị của bài học ( là chuẩn mực của các giá trị đạo đức hay pháp luật). + Kiểm tra đánh giá hình thành kỹ năng, hành vi hoạt động. + Kiểm tra đánh giá sự phát triển các cảm xúc, tình cảm, niềm tin, có thái độ rõ ràng trước các sự việc hiện tượng đạo đức, pháp luật của bản thân và những người xung quanh. Hướng tới hình thành ở học sinh tính thống nhất giữa nhận thức tình cảm và hành động. - Nội dung kiểm tra phải thể hiện được sự tiếp nối giữa những chuẩn mực cũ và mới và sự vận dụng những kiến thức, kĩ năng kinh nghiệm của HS để xử lí các tình huống đạo đức, pháp luật. việc kiểm tra phải góp phần quan trọng vào việc rèn luyện phương pháp học tập môn GDCD cho HS, không phải chỉ học thuộc lòng nội dung các khái niệm, các chuẩn mực là được, mà phải biết liên hệ nội dung các bài học với thực tiễn cuộc sống, vận dụng tri thức, kỹ năng đã được trang bị qua bài học và huy động vốn kinh nghiệm sống của bản thân để giải quyết vấn đề, tình huống đạo đức pháp luật. - Chú trọng hơn đến kiểm tra thái độ, tình cảm, kỹ năng nhận xét, đánh giá, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và thực hành trong cuộc sống. Trên cơ sở đó, thúc đẩy HS tích cực rèn luyện theo yêu cầu của các chuẩn mực mà bài học đặt ra. - Đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học bộ môn theo hướng đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: + Kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của cá nhân với tự kiểm tra đánh giá của nhóm HS, của giáo viên dạy GDCD. 1 + Kiểm tra đi liền với đánh giá. Đánh giá có thể bằng nhận xét, bằng lời hay ghi vào bài, phân loại cho điểm. + Kết hợp kiểm tra đánh giá qua bài đọc, bài viết với kiểm tra đánh giá qua các sản phẩm, qua các loại hình hoạt động thực tế, giao lưu của HS. + Kết hợp kiểm tra tự luận với trắc nghiệm khách quan hoặc chỉ hình thức tự luận. Kiểm tra qua nhiều kênh khác nhau: Giáo viên dạy GDCD cần tham khảo ý kiến nhận xét của các lực lượng giáo dục khác như giáo viên chủ nhiệm ( nếu có), của cán bộ Đoàn, Đội, của tập thể học sinh, phải thường xuyên liên hệ, kịp thời nắm bắt thông tin và những nhận xét qua các lực lượng giáo dục trên về thái độ, hành vi của HS liên quan đến các chuẩn mực bài học và có những hình thức khuyến khích HS tự liên hệ, tự kiểm tra, tự đánh giá. Biện pháp này nhằm khắc phục sự tách rời giữa nhận thức và hành động, giúp củng cố và tăng cường ý thức rèn luyện ở học sinh. III. Quá trình soạn đề kiểm tra. Kiểm trađánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Để việc kiểm tra đánh giá đảm bảo tính khách quan toàn diện, hệ thống và công khai, công bằng thì quá trình ra đề kiểm tra đòi hỏi phải có sự công phu, nghiên cứu kĩ nội dung các bài đã học. Trước khi soạn đề kiểm tra cần xác định mục đích, hệ thống các câu hỏi sao cho phù hợp nhằm đánh giá được cả ba mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh. Bước tiếp theo là xác định cấu trúc hệ thống các câu hỏi. để làm tốt việc này chúng ta cần căn cứ vào nội dung bài học để xác định những chủ đề, kiến thức cần kiểm tra đánh giá; Xác định các loại câu hỏi cần dùng và số lượng câu hỏi. Tuỳ theo thời gian và mục đích kiểm tra để biên soạn câu hỏi phù hợp. Nội dung kiểm tra phải thể hiện qua các cấp độ tư duy từ thấp đến cao, từ nhận biết đến thông hiểu và vận dụng. Không chỉ kiểm tra việc học sinh học thuộc bài mà học sinh cần phải biết lí giải, phân tích nguyên nhân, ý nghĩa, kết quả của sự việc; Biết liuên hệ nội dung bài học với thực tiễn; Biết vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề, tình huống đạo đức, phấp luật. Trong một đề kiểm tra có thể kết hợp hai hình thức: Trắc nghiệm khách quan và tự luận hoặc chỉ có một hình thức đó là tự luận. Nếu đề kiểm tra được kết hợp hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì số điểm thường là: 3- 7 hoặc 4 – 6 ( tức là trắc nghiệm khoảng 3 đến 4 điểm, tự luận khoảng 6 đến 7 điểm). Các cấp độ tư duy cũng cần có 2 sự phân bố phù hợp ( Thường thì cấp độ nhận biết khoảng 20 – 25%; Cấp độ thông hiểu khoảng 45 – 50%; Cấp độ vận dụng khoảng 30%). Khi ra đề kiểm tra cần chú ý: - Đánh giá cả về kiến thức kĩ năng và thái độ - Tính toán để thời gian làm bài phù hợp với số lượng, nội dung câu hỏi và trình độ của học sinh. - Bảo đảm có sự phân hoá giữa các HS. - Nội dung các câu hỏi phải rõ ràng, không gây sự hiểu nhầm. - Ngoài các câu hỏi chính cần có những câu hỏi bổ sung, gợi ý khi cần thiết. * Soạn đề kiểm tra 1. Chuẩn bị: -Nghiên cứu lại nội dung các bài đã học -Tập hợp tài liêu: SGK, SGV, Sách bài tập, những tình huống GDCD, đề kiểm tra của các năm trước, nghiên cứu các đề kiểm tra trên trang bạch kim, ngân hàng câu hỏi giáo viên tích luỹ trong quá trình giảng dạy. 2. Tiến hành soạn đề kiểm tra: - Tuỳ theo thời lượng của từng bài kiểm trầm lựa chọn nội dung câu hỏi phù hợp. Đối với môn GDCD thường có 3 loại bài kiểm tra đó là: + Kiểm tra 15 phút + Kiểm tra 1 tiết + Kiểm tra học kỳ. Đối với bài kiểm tra 1 tiết và học kỳ tuy thời gian làm bài kiểm tra được quy định là 45 phút nhưng thường khi ra đề mức độ bài kiểm tra học kỳ sẽ khó hơn, nội dung kiến thức, kĩ năng thái độ sẽ nhiều hơn. - Trong một đề kiểm tra môn GDCD nếu kết hợp 2 hình thức: trắc nghiệm và tự luận cần đẩm bảo cân đối số điểm : 3-7 hoặc 4-6. Mức độ kiểm tra thường là: + Những câu hỏi mang tính nhận biết 20-25% +Những câu hỏi mang tính thông hiểu 45-50% +Những câu hỏi mang tính vận dụng 30% - Soạn câu hỏi ra giấy nháp, chỉnh sữa, nhập vào máy. - In đề kiểm tra, dò lại đề - Soạn biểu điểm, đáp án, cách chấm. *. Quá trình coi kiểm tra 1. Yêu cầu học sinh để toàn bộ sách vở vào cặp, để lên ở bục giảng 2. Học sinh ngồi đúng vị trí, giáo viên nêu các yêu cầu trong giờ kiểm tra - Không sử dụng tài liệu - Không quay cóp, trao đổi 3 Học sinh nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc 3. Tiến hành kiểm tra- học sinh làm bài nghiêm túc- Giáo viên không làm việc riêng, coi kiểm tra nghiêm túc 4. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. IV. Ưu nhược điểm của các loại đề kiểm tra. 1. Ưu nhựơc điểm của trắc nghiệm khách quan. a. Ưu điểm: - Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, tránh được lối “học tủ” của học sinh. - Chấm bài nhanh. - Đảm bảo tính khách quan gây được hứng thú học tập cho học sinh. b. Nhược điểm: - Học sinh có thói quen ghi nhớ máy móc, lười suy nghĩ. - GV mất nhiều thời gian khi soạn đề, chuẩn bị đề kiểm tra cho học sinh. - Học sinh lười suy nghĩ, tình trạng quay cóp trong giờ kiểm tra dễ xảy ra. - 2. Ưu nhược điểm của hình thức kiểm tra tự luận: * Ưu điểm: - Tạo điều kiện để học sinh phát triển ngôn ngữ và kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. - Thấy rõ hiệu quả của việc tự học, sáng tạo của học sinh - Giáo viên không mất nhiều thời gian khi ra đề. - Học sinh khó quay cóp trong giờ kiểm tra. * Nhược điểm: - Kiến thức được kiểm tra không nhiều, học sinh có thể “học tủ”. - Mất nhiều thời gian khi chấm bài V. MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA CỤ THỂ. 1. Đề kiểm tra viết 15 phút, bài 15 - Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân. Đề kiểm tra. Câu 1( 6 điểm): Vi phạm pháp luật là gì? Hãy kể tên các loại vi phạm pháp luật?. Câu 2( 4 điểm): Người nào trong những trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình? Vì sao?( đánh dấu + vào bên phải câu mà em chọn và giải thích lí do): 4 a. Một người đang đi xe máy trên đường, bất ngờ có một em bé chạy ngang qua đầu xe, người điều khiển xe máy phanh gấp làm nhiều người đi sau bị ngã. b. Một người lái xe uống rượu say, không làm chủ được tay lái, đã đâm xe vào người đi đường. c. Một bệnh nhân tâm thần, khi lên cơn đã đập phá nhiều tài sản quý của bệnh viện. d. Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lữa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm. Đáp án và hướng dẫn chấm Câu 1( 6 điểm). - Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.( 3 điểm). - Yêu cầu nêu được 4 loại vi phạm pháp luật: ( 3 điểm) + Vi phạm pháp luật hình sự( tội phạm) + Vi phạm pháp luật hành chính. + Vi phạm pháp luật dân sự. + Vi phạm kỷ luật. Câu 2( 4 điểm) - Chọn câu b ( 2 điểm). - Giải thích: ( 2 điểm) + Bản thân người lái xe là người có năng lực trách nhiệm pháp lí, tức là khả năng nhận thức điều khiển được việc làm của mình. + Lỗi của người lái xe ở đây là: Uống rượu say khiến không điều khiển được tay lái; Đâm xe vào người đi đường. Vì vậy người lái xe trong trường hợp này phải chịu trách nhiệm pháp lý. 2. Đề kiểm tra viết 1 tiết. Đề 1: Sử dụng cho tiết thứ 9 theo phân phối chương trình( phạm vi kiểm tra từ bài 1 đến bài 7). Câu 1( 2 điểm). Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?Hãy kể tên ít nhất 3 truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà em biết. Câu 2( 2 điểm). Theo em vì sao dân chủ phải đi đôi với kỷ luật?. Câu 3( 2 điểm). Theo em tình yêu hoà bình thể hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày? Hãy nêu 1 ví dụ. Câu 4( 2 điểm). Hãy điền những cụm từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ nội dung các nguyên tắc trong quan hệ hợp tác quốc tế của Đảng và nhà nước ta: 5 Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng .không can thiệp vào . .,không dùng ; Bình đẳng và .; Giải quyết các bất đồng và các tranh chấp bằng Câu 5( 2 điểm) Hãy kết nối một ô ở cột bên trái với một ô ở cột bên phải sao cho đúng: a. là lớp trưởng nhưng Quân không bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình. 1. Tự chủ b. Anh Tân biết tự kiềm chế bản thân, không theo lời rủ rê chích hút Ma tuý của một số người nghiện. 2. Yêu hoà bình c. Trong giờ sinh hoạt lớp, Nam xung phong phát biểu góp ý kiến vào kế hoạch hoạt động của lớp. 3. Chí công vô tư d. Bạn Hằng luôn luôn tôn trọng bạn bè, lắng nghe và đối xử thân thiện với mọi người. 4. Kế tghừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. e. Bạn Vân rất thích tìm hiểu các phong tục, tập quán và trang phục đọc đáo của dân tộc Việt Nam. 5. Dân chủ và kỉ luật. Đáp án và hướng dẫn chấm Câu 1( 2 điểm) a.Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần( những đức tính, tư tưởng, lối sống và cách ứng xử tốt đẹp) hình thành trong quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. ( 1 điểm) b. Kể tên 3 truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, có thể là: Yêu nước, nhân nghĩa, biết ơn, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, siêng năng (1 điểm) Câu 2. (2 điểm) Dân chủ phải đi đôi với kỷ luật vì: - Nếu chỉ có dân chủ thì mọi nề nếp và sự thống nhất trong tập thể không được đảm bảo, dễ dẫn đến tình trạng người này xâm phạm quyền lợi ích của người kia. - Nếu chỉ có kỷ luật thì sẽ không phát huy được khả năng tham gia đóng góp của mọi người, không tạo được những cơ hội cho sự phát triển của con người và xã hội. 6 Câu 3. ( 2 điểm) a.Nêu được 3 trong những biểu hiện sau: ( 1,5 điểm) Tôn trọng và lắng nghe người khác; Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người; Không phân biệt đối xử; Không dùng vũ lực, không gây gỗ; Không ép buộc người khác phải làm theo ý mình; b.Nêu được một trong những ví dụ: Có thái độ thân thiện với mọi người; Khi có xích mích thì phải chủ động gặp nhau trao đổi để hiểu nhau, thông cảm cho nhau; Đối xử tốt với tất cả các bạn, không phân biệt đối xử ( nam/ nữ, học giỏi/ học kém, dân tộc, giàu/ nghèo); Khuyên can , hoà giải khi các bạn có bất đồng, xích mích ( 0,5 điểm). Câu 4 ( 2 điểm, mỗi ý đúngcho 0,4 điểm). Yêu cầu điền các cụm từ theo đúng thứ tự sau: - Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau - Công việc nội bộ của nhau - Vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực - Cùng có lợi - Thương klượng hoà bình. Câu 5. ( 2 điểm, mỗi kết nối đúng cho 0,4 điểm). Yêu cầu kết nối như sau: a - 3; b - 1; c - 5; d - 2; e - 4. Đề 2: Sử dụng cho tiết 26 theo phân phối chương trình, phạm vi kiểm tra từ bài 11 đến bài 14. Câu 1. ( 4 điểm). Em hãy cho biết những điều kiện cơ bản để được kết hôn và những trường hợp cấm kết hôn? Câu 2. ( 1,5 điểm). Hãy ghi chữ Đ trước những ý kiến em cho là đúng, ghi chữ S trước những ý kiến em cho là sai. a. Kết hôn là do đôi nam nữ tự quyết định, không ai có quyền can thiệp; b. Cần lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời; c. Nam nữ chưa có vợ có chồng, có quyền chung sống với nhau như vợ chồng; d. Hôn nhân phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính; e. Trong gia đình, người chồng có quyền quyết định những việc lớn. Câu 3. ( 0,5 điểm) Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là công dân có quyền: a. Kinh doanh bất cứ mặt hàng nào; b. Làm mọi cách để có được lợi nhuận cao; c. Kinh doanh không cần phải xin phép; 7 d. Tự do lựa chọn mặt hàng, quy mô kinh doanh nhưng phải theo quy định của pháp luật. Câu 4. ( 3 điểm) a. Em hiểu thế nào là quyền lao động của công dân?. b. Có ý kiến cho rằng trẻ em dưới 15 tuổi thì không phải tham gia một hình thức lao động nào. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?. Đáp án và hướng dẫn chấm Câu 1 . ( 4 điểm, mỗi ý đúng cho 0,5 điểm) * Các điều kiện cơ bản để được kết hôn là: - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. - Hai người tự nguyện kết hôn. - Phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. * Những trường hợp cấm kết hôn: - Những người đang có vợ, có chồng. - Người mất năng lực hành vi dân sự. - Những người cùng dòng máu về trực hệ và quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời. - Giữa cha mẹ nuôi - con nuôi, bố chồng - con dâu, mẹ vợ - con rể, bố dượng - con riêng của vợ, mẹ kế - con riêng của chồng. - Giữa những người cùng giới tính. Câu 2. ( 1,5 điểm, mỗi lựa chọn đúng cho 0,3 điểm) - Ghi chữ Đ trước những câu b, d. - Ghi chữ S trước những câu a, c, e. Câu 3. ( 0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái d. Câu 4. ( 3,5 điểm) a. Quyền lao động của công dân là quyền công dân được sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. ( 1 điểm) b. Không tán thành. ( 0,5 điểm) Giải thích: ( 2 điểm) - Ý kiến này không đúng. - Trẻ em dưới 15 tuổi không phải tham gia lao động kiếm tiền nuôi sống gia đình, nhưng vẫn có bổn phận lao động. - Những hình thức lao động của trẻ em là học tập, giúp đỡ gia đình những công việc phù hợp với sức mình, tham gia lao động ở trường, khu dân cư. 8 - Lao động vừa sức giúp chúng ta rèn luyện sức khoẻ, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình và rèn luyện thói quen lao động ngay từ nhỏ để sau này trở thành người lao động có ích. 3. Đề kiểm tra cuối học kỳ II ( Sử dụng cho tiết 35 theo phân phối chương trình). Đề kiểm tra Câu 1. ( 3 điểm): Em hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra đối với người tảo hôn, đối với gia đình của họ và cộng đồng. Câu 2. ( 2,5 điểm): Cho tình huống sau: Tùng là một Hs lớp 9 ( 14 tuổi). Tùng nhận chuyển hộ anh hàng xóm một gói hàng để lấy tiền công. Trên đường đi đưa hàng, Tùng đã bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma tuý, các chú công an đã giữ Tùng lại. Theo em, Tùng có vi phạm pháp luật không? Vì sao?. Tùng có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Vì sao?. Câu 3. (2,5 điểm) Các hành vi sau đây là vi phạm pháp luật gì? Hãy đánh dấu + vào ô tương ứng: Hành vi Vi phạm pháp luật hành chính Vi phạm pháp luật hình sự Vi phạm pháp luật dân sự Vi phạm kỷ luật a. Đổ rác, phế thải ra đường b. Giao hàng không đúng mẫu mã, thời hạn ghi trong hợp đồng c. Cố ý đánh người gây thương tích d. Xem tài liệu trong giờ kiểm tra e. Đi xe mô tô không có giấy phép lái. g.Buôn bán ma tuý. h. Không thực hiện quy định về an toàn lao động của xí nghiệp. 9 i. Lấn chiếm vườn nhà hàng xóm. Câu 4. ( 2 điểm): Theo em vì sao chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?. Đáp án và hướng dẫn chấm Câu 1. ( 3 điểm) a. Đối với bản thân người tảo hôn, yêu cầu nêu được hai hậu quả: Sinh con sớm và sinh nhiều con trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ; Không tiến bộ được vì vướng bạn ghánh nặng gia đình. ( 1 điểm) b. Đối với giua đình, yêu cầu nêu được hai trong những hậu quả: Đời sống gia đình khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng; Cha mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con, quản lý gia đình; Con cái nheo nhóc, thất học (1điểm c. đối với cộng đồng, yêu cầu nêu được một trong những hậu quả: Dân số tăng tạo ra ghánh nặng đối với cộng đồng vì nhu cầu về nhà trẻ, trường học, bệnh viện tăng, việc giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường gặp nhiều khó khăn.(1điểm). Câu 2. ( 2,5 điểm) a.Tùng có vi phạm pháp luật vì Tùng đã có hành vi trái với quy định của pháp luật, cụ thẻ là vận chuyển trái phép chất ma tuý ( mặc dù vô ý). (1 điểm). b.Tùng không phải chịu trách nhiệm hình sự vì còn ít tuổi và hành vi của Tùng không cố ý ( Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng).( 1,5điểm) Câu 3. ( 2,5 điểm, mỗi lựa chọn đúng cho 0,3 điểm). - Vi phạm pháp luật hành chính:a, e. - Vi phạm pháp luật hình sự: c, g. - Vi phạm pháp luật dân sự: b, i. - Vi phạm kỷ luật: d, h. Câu 4. ( 2 điểm). Chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật vì: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện, yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quý, kính trọng. 10 . HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: + Kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của cá nhân với tự kiểm tra đánh giá của nhóm HS, của giáo viên dạy GDCD. 1 + Kiểm tra đi. bài kiểm trầm lựa chọn nội dung câu hỏi phù hợp. Đối với môn GDCD thường có 3 loại bài kiểm tra đó là: + Kiểm tra 15 phút + Kiểm tra 1 tiết + Kiểm tra

Ngày đăng: 20/07/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w