de cuong on tap thi lai ngu van 11 61858 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả...
Trường THPT Trần Văn Thời ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2010 – 2011) Tổ Ngữ Văn MÔN: Ngữ Văn 11 I.LƯU Ý CHUNG. 1. Chương trình ôn tập từ tuần 1 đến hết tuần 15 theo PPCT. 2. Đề thi HKI gồm 2 phần: Trắc nghiệm (3 điểm) và Tự luận (7 điểm). 3.Phần trắc nghiệm có ở tất cả các bài học (trừ đọc thêm và bài học làm văn). 4.Phần tự luận ôn theo bài hoặc ôn theo câu hỏi ôn tập (sau). 5. Câu hỏi tự luận thuộc nghị luận văn học (kiểu bài phân tích tác phẩm). II. CÂU HỎI ÔN TẬP: 1.Phân tích những chi tiết trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích TKKS – Lê Hữu Trác) có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm. Những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác trong đoạn trích. 2.Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương. Giá trị nhân đạo ở bài thơ. 3.Phân tích bức tranh mùa thu và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. 4. Hình ảnh bà Tú và tình cảm của ông Tú trong bài thơ “Thương vợ”. 5.Vì sao nói cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” là thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống. 6.Ý nghĩ tượng trưng của hình ảnh bãi cát và hình ảnh người đi trên cát. Thái độ, tâm trạng của Cao Bá Quát trước hình ảnh đó. 7. Đoạn trích “Lẽ ghét thương” (Trích “Lục Vân Tiên”) thể hiện tư tưởng gì của Đồ Chiểu? Nhận xét về phong cách Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích. 8.Phân tích hình ảnh người nông dân – nghĩa sĩ khi xung trận trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu (tập trung vào phần Thích thực). Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế này chủ yếu do những yếu tố nào? 9.Tư tưởng của vua Quang Trung trong “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm. Phân tích nghệ thuật thuyết phục đặc sắc ở bài chiếu này. 10.Phân tích bức tranh đời sống phố huyện và tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam trong truyện “Hai đứa trẻ”. 11. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này (chú ý ở tình huống truyện, bút pháp khắc họa nhân vật, ngôn ngữ,…). 12. Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua chương trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích “Số đỏ”). 13. Phân tích bi kịch của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên để làm nổi bật tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. Onthionline.net TRƯỜNG THPT ĐAKRÔNG TỔ XÃ HỘI ………………………………… NỘI DUNG ÔN TẬP THI LẠI MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC: 2008-2009 Bài Nội dung ôn tập Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến - Tình hình Việt Nam kỷ chống Pháp xâm lược XIX trước thực dân Pháp xâm lược - Thực dân Pháp riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam Bài 20:Chiến lan rộng toàn quốc, Hai hiệp ước 1883 kháng chiến nhân dân ta từ 1884.Nhà nước phong kiến năm 1873-1884 Nguyễn đầu hàng -TRƯỜNG THPT ĐAKRÔNG TỔ XÃ HỘI ……………………………… ĐỀ THI LẠI Môn: Lịch Sử 11 Năm học 2008-2009 Thời gian: 45 phút Câu Em cho biết tình hình Việt Nam kỷ XIX trước Pháp xâm lược? (5 điểm) Câu Hoàn cảnh, nội dung hiệp ước Hác-măng ký năm 1883 thực dân Pháp triều đình nhà Nguyễn? (5 điểm) …………… HẾT………………… ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI LẠI SINH HỌC 6 1. RÔ c©y cã mÊy miÒn? Lµ nh÷ng miÒn nµo? miÒn nµo lµ miÒn quan träng nhÊt ®Ó gióp c©y lÊy níc vµ muèi kho¸ng? 2. Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì? Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì? 3. Tại sao người ta nói thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán? 4. Nêu đặc điểm chung của hạt kín. 5.Taị sao người ta lại nói ‘’rừng cây như một lá phổi xanh’’của con người 6. Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống 7. Vì sao trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá không xanh, tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch thấp? 8. Thế nào là phân loại thực vật? Kể tên các nghành thực vật đã học? 9.Cần làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam? 10. Cã nh÷ng lo¹i rÔ biÕn d¹ng nµo? Trường THPT Đạ Tông Tổ Ngữ văn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 - HỌC KỲ II I. PHẦN LÀM VĂN: CÂU 1: các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. - Theo trật tự thời gian (quá trình hình thành, vận động và phát triển) - Theo trình tự không gian( theo tổ chức vốn có của sự vật) - Theo trình tự logic(mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, riêng – chung) - Theo trình tự hỗn hợp( kết hợp nhiều trình tự khác nhau) CÂU 2: Lập dàn ý bài văn thuyết minh( bố cục bài văn thuyết minh gồm 3 phần) - Mở bài: Giới thiệu sự vật sự việc đời sống cụ thể của bài viết - Thân bài: nội dung chính của bài viết - Kết bài: Suy nghĩ và hành động của người viết, CÂU 3: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh. - Tính chuẩn xác: Nội dung trình bày cần khách quan, khoa học, đáng tin cậy. - Tính hấp dẫn: Văn bản thuyết minh cần hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc - Một số biện pháp đảm bao tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh: cần tìm hiểu thấu đáo vấn đề trước khi viết, cần thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các ý kiến của chuyên gia và cơ quan có thẩm quyền về vấn đề thuyết minh, các cứ liệu, số liệu cần phải cập nhật - Một số biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh; đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động: so sánh làm nỗi bật sự khác biệt. khắc sâu trí nhớ người đọc; câu văn biến hóa, tránh đơn điệu, phối hợp nhiều loại kiến thức để soi rọi đối tượng từ nhiều mặt. CÂU 4: Phương pháp thuyết minh. Kiến thức về phương pháp thuyết minh đã học ở THCS. Trên cơ sở củng cố kiến thức rèn lện vận dung các phương pháp thuyết minh phù hợp trong việc tạo lập văn van bản thuyết minh. - Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại liệt kê giảng giải nguyên nhân – kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu… - Các yêu cầu lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh, làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc, người nghe tiếp nhận dễ dàng hứng thú. CÂU 5: Tóm tắt văn bản thuyết minh. - Mục dích: để ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản thuyết minh, để giới thiệu với người khác về đối tượng, về văn bản thuyết minh. - Yêu cầu: ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc. - Cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh: xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt: đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục của bài văn; viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt. CÂU 6: Lập dàn ý bài văn nghị luận - Bài học là sự cũng cố những kiến thức về văn nghị luận đã hoc ở THCS, thong qua luyện tập để rút ra các kiến thức về dàn ý của bài văn nghị luận: +Lập dàn ý là lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản theo bố cục ba phần của văn bản( mở bài, thân bài, kết bài), giúp người viết bao quát những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi nghị luận. + Để lập dàn ý cho bài văn nghị luận, trước hết cần xác định luận đề,luận điểm luận cứ, từ đó sắp xếp bố cuc ba phần; mở bài( giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề); thân bài(triển khai luận điểm, luận cứ theo trật tự lý) ; kết bài( nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề). CÂU 7: Lập luận trong văn nghị luận. - Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận: lập luận là đưa ra lý lẽ, băng chứng nhằm dẫn dắt người nghe(người đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (người viết) muốn đạt tới. - Các yêu cầu xây dựng lập luận trong văn nghị luận: để xây dựng lập luận cần xác định luận điểm xác định chính xác, các luận cứ thuyết phục, vận dụng các phương pháp lập luận hơp lý. CÂU 8 : Các thao tác lập luận : 1 - Để triển khai một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe, cần sử dụng các thao tác nghị luận hợp lý. - Cách thức triển khai các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích tổng hợp, diễn dịch quy, nạp. - Mõi thao tác có một vai , ưu thế riêng; cần hiểu yêu cầu vận dụng các thao tác phù hợp với từng vấn đề nghị luận. II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Đề 1: Em hãy suy nghĩ câu nói của Lê Nin “ Học, học nữa, học mãi” I/Mở bài: Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 – Học kì II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI PHẦN A : NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 I.Văn bản: Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau: 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 2. Tục ngữ về con người và xã hội 3. Tính thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh ) 4. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (Đặng Thai Mai ) 5. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng ) 6. Ý nghĩa của văn chương ( Hoài Thanh ) 7. Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn ) 8. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu ( Nguyễn Ái Quốc ) 9. Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh ) 10. Chèo Quan Âm Thị Kính II. Tiếng Việt: Thế nào là câu rút gọn? Cách dùng câu rút gọn : BT SGK / 15, 16 Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/ 29 Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định gì? Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì? BT SGK/47,48 Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại: BT SGK/58,64,65 Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu BT SGK/65,69 Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê: BT SGK/104 Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì BT SGK/123 Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối BT SGK / 130, 131 III.Tập làm văn Tìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận? Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài tập lập luận chứng minh Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim “ SGK/51 Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý :’’ ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ ; “ Uống nước nhớ nguồn “ SGK/51 Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng “ . Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59 Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó – SGK/ 84 Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/84 GV Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường 1 Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 – Học kì II Đề 3 Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88 PHẦN B : TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian : 90 Phút I/Trắc nghiệm: (Gồm 10 câu, mỗi câu đúng 0.25 điểm, câu 9,10 mỗi câu đúng 0.5 điểm) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống Câu1: Đặc điểm của tục ngữ là: Tính ngắn gọn,…………., giàu hình ảnh và……………… Câu2: Theo Hoài Thanh:”Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là……………… suy rộng ra là thương cả……………………… Chọn phương án trả lời đúng Câu3: Câu nào sau đây là câu rút gọn? A.Người ta là hoa đất. B. Uống nước nhớ nguồn. C.Một cây làm chẳng nên non. D.Tấc đất,tấc vàng. Câu4: Câu nào không phải là câu đặc biệt? A.Một đêm mùa xuân. B.Tiếng vỗ tay. C.Em Sơn! D.Mây bay. Câu5: Trong câu: “Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.”Trạng ngữ của câu thuộc loại nào? A.Thời gian. B.Không gian. C.Cách thức. D.Nguyên nhân. Câu6: Câu : “Cây bàng này lá đã rụng hết.”Có cụm chủ -vị mở rộng thành phần nào? A.Chủ ngữ B.Vị ngữ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 HK II VĂN HỌC VIỆT NAM HẦU TRỜI - Tản Đà – I. Tác giả: (Sgk) II. Tác phẩm: 1. Xuất xứ: - Trong tập “Còn chơi” (1921) - Bài thơ ra đời vào thời điểm khuynh hướng lãng mạn đã khá đậm nét trong văn chương thời đại. Xã hội thực dân nửa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau… 2. Nội dung - Giới thiệu câu chuyện Cách giới thiệu đã giúp người đọc cảm nhận được “cái tôi” cá nhân đầy chất lãng mạn, bay bổng pha lẫn nét “ngông” trong thơ. - Thi nhân đọc thơ cho trời và chư tiên nghe: + Thái độ của chủ thể trữ tình khi đọc thơ và nói về tác phẩm của mình + Thái độ của người nghe: Rất ngưỡng mộ tài năng thơ văn của tác giả. - Thi nhân trò chuyện với trời: + Kể về hoàn cảnh của mình + Thể hiện trách nhiệm và khát vọng -> Có thể nói trong thơ Tản Đà cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực đan xen khăng khít . 3. Nghệ thuật Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh VỘI VÀNG - Xuân Diệu - I. Tác giả (Sgk) II. Tác phẩm: 1/ Xuất xứ: - “Vội vàng” được in trong tập Thơ Thơ, xuất bản 1938. - Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói riêng, đồng thời in dấu khá đậm hồn thơ Xuân Diệu (“Thiết tha, rạo rực, băn khoăn”- Hoài Thanh), tiêu biểu cho sự cách tân táo bạo, độc đáo trong nghệ thuật thơ ông. 2/ Nội dung - Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ. 1 - Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời. - Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả. 3/ Nghệ thuật Kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, ngôn từ và hình ảnh thơ sáng tạo độc đáo. TRÀNG GIANG - Huy Cận - I. Tác giả (Sgk) II. Tác phẩm: 1/ Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: - Sáng tác tháng 9/1939, khi đó Huy Cận 20 tuổi đang học trường Cao đẳng Canh nông, những buổi chiều nhớ nhà thường đạp xe ra bến Chèm nhìn dòng sông Hồng cuộn chảy nỗi nhớ trào dâng bài thơ ra đời - Rút ra từ tập “Lửa thiêng” (1940) 2/ Nội dung: - Nhan đề và lời đề từ + Tràng giang: âm hưởng từ Hán-Việt gợi không khí cổ kính và có tính khái quát: không chỉ gợi sự mênh mông bát ngát của không gian mà còn gợi nỗi buồn mênh mang rợn ngợp. + Lời đề từ: Thâu tóm khá chính xác và tinh tế cả tình (bâng khuâng, thương nhớ) và cảnh (trời rộng, sông dài) của bài thơ. - Bức tranh thiên nhiên: + Không gian: mênh mang, bao la, rộng lớn. + Cảnh vật: hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn - Tâm trạng nhân vật trữ tình (nỗi lòng của nhà thơ): + Nhà thơ cảm thấy cô đơn nhỏ bé trước mênh mông sông nước đất trời. + Thấm thía sâu sắc hơn sự trôi nổi của kiếp người. -> Nỗi buồn của thi nhân chính là nỗi buồn mang tính thời đại - thời đại thơ mới - thời đại con người mất nước, mất tự do, “Tràng giang đã dọn đường cho lòng yêu giang sơn tổ quốc” (Xuân Diệu) 3/ nghệ thuật: Bài thơ mới, mang vẻ đẹp cổ điển. ĐÂY THÔN VĨ DẠ - Hàn Mạc Tử - I. Tác giả (Sgk) II. Tác phẩm: 1/ Xuất xứ - Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” in trong tập thơ “Thơ điên” (Đau thương) 2 - Bài thơ gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một người con gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình. 2/ Nội dung: - Cảnh vườn tược và con người thôn vĩ: + Cảnh vật tắm mình trong ánh bình minh, mang một vẻ đẹp tinh khôi, dịu dàng và rất Huế. + Ẩn sau khóm trúc, hình ảnh con ngưòi hiện lên thật duyên dáng -> Khổ thơ bộc lộ tình cảm trân trọng thiết tha của tác giả đối với thôn Vĩ qua cách nhìn con người và cảnh vật: thôn vĩ tươi đẹp, con người phúc hậu hiền hoà. - Cảnh sông nước mây trời xứ Huế: + Buồn xa vắng, mọi vật trong trạng thái chia li. + Con người mang một niềm băn khoăn -> Cảnh đẹp nhuốm màu tâm trạng - Hình ảnh người thiếu nữ Huế và tâm trạng của nhà thơ: + “Khách đường xa” điệp ngữ