Ôn thi THPT quốc gia DA Dia tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực...
ĐỀ THI THỬ TN THPT Môn thi: Địa lí Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: Câu 1 (3 điểm) Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta. Câu 2 (3 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Lương thực có hạt bình quân theo đầu người (kg/người) Năm Toàn quốc Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long 1995 363,1 330,9 831,6 2004 482,5 395,5 1097,4 a ) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lương thực có hạt bình quân theo đâu người của toàn quốc và các vùng có trong bảng. b ) Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét. c ) Giải thích vì sao bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn so với cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 3 (2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên. B. PHẦN RIÊNG: Häc sinh lµm 1 trong 2 c©u sau : Câu 4 ( 2 điểm ) Giải thích vì sao khu vực trung du và miền núi ở nước ta công nghiệp còn hạn chế ? Câu 5 (2 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1985-2002 (Đơn vị: % ) Năm 1985 1990 1995 1999 2000 2002 Diện tích cây công nghiêp hàng năm 56,1 45,2 48,4 40,9 36,8 39,0 Diện tích cây công nghiệp lâu năm 43,9 54,8 51,6 59,1 63,2 61,0 Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta ở giai đoạn trên. 1 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 ( 3 điểm ) Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta: Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I (nông- lâm- ngư nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II ( công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định. ( 0,75 điểm ) Ở khu vực I, cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp thì tỉ trọng ngành trồng trọt giảm còn tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng, do chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn ngành trồng trọt. (0,75 điểm ) Ở khu vực II: ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, trong khi đó công nghiệp khai thác mỏ có tỉ trọng giảm. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm các sản phẩm chất lượng thấp. (1 điểm ) Ở khu vực III: có bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. ( 0,5 điểm ) Câu 2 (3 điểm) a) Vẽ biểu đồ (1,5 điểm) - Vẽ đủ các cột, chính xác, đẹp. - Ghi đủ: số liệu, đơn vị cho các trục, chú giải, tên biểu đồ. b) Nhận xét ( 1 điểm ) - Lương thực có hạt bình quân đầu người đều tăng, nhưng tốc độ tăng không giống nhau (dẫn chứng số liệu). (0,5 điểm) - Bình quân lương thực đầu người ở Đồng bằng sông Cửu Long cao nhất, Đồng bằng sông Hồng thấp hơn cả nước. (0,5 điểm) c) Giải thích (0,5 điểm) Do Đồng bằng sông Hồng có dân số đông , mật độ dân số cao nhất cả nước. Câu 3 (2 điểm) Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ phổ biến từ 50- 100 người/ km 2 ( 0,5 điểm ) Giải thích: - Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế(0,25đ). - Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều. (0,25 điểm) + Những nơi có mật độ đạt từ 201- 500 người / km 2 và 501- 1000 người / km 2 như các thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận. (0,25 điểm) + Cấp từ 50- 100 người / km 2 và 101- 200 người / km 2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc…(0,25 điểm ) + Cấp dưới 50 người / km 2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên… (0,25 điểm) B. PHẦN RIÊNG: Thí sinh học Ban A và chương trình chuẩn làm câu 4, thí sinh học chương trình nâng cao làm câu III Môn Địa lý Câu Ý (3đ) (2đ) a (3đ) b c (2đ) Nội dung * Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa do: - Vị trí địa lý: Việt Nam nằm hoàn toàn vòng đai nhiệt đới nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nên khí hậu có tính nhiệt đới với nhiệt độ cao, nắng nhiều - Việt Nam nằm gần trung tâm gió mùa Châu Á, khu vực chịu ảnh hưởng gió Mậu Dịch gió mùa Châu Á giáp Biển nên khí hậu mang tính chất gió mùa rõ rệt * Biểu nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần tự nhiên nước ta: - Khí hậu: + Gió mùa + Độ ẩm cao (Dẫn chứng ), Lượng mưa lớn (Dẫn chứng ) - Địa hình: + Xâm thực mạnh đồi núi (nêu biểu hiện, Dẫn chứng ) + Bồi tụ nhanh ĐB hạ lưu sông (Dẫn chứng ) - Sông ngòi: + Mạng lưới dày đặc (Dẫn chứng ) + Nhiều nước, giàu phù sa (Dẫn chứng ) + Chế độ nước theo mùa (Dẫn chứng ) - Đất đai: Quá trình Feralit trình hình thành đất chủ yếu (Dẫn chứng ) - Sinh vật: + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới rộng thường xanh cảnh quan chủ yếu nước ta với loài nhiệt đới chiếm ưu (Dẫn chứng ) + Có xuất thành phần cận nhiệt đới ôn đới núi cao (Dẫn chứng ) * Dân số: - Liên tục tắng (Dẫn chứng ), đông (Dẫn chứng ) - Tốc độ tăng ngày giảm (Dẫn chứng ) * Sản lượng lương thực: - Liên tục tăng (Dẫn chứng ) - Giai đoạn sau tăng mạnh (Dẫn chứng ) * Lương thực bình quân đầu người: - Cách tính: BQĐN = (SLLT/DS)X1000 (Kg/người) - lập bảng kết - Nhận xét: + Tăng liên tục (Dẫn chứng ) + Tăng mạnh (Dẫn chứng ) Vẽ biểu đồ miền, xác khoảng cách năm, đầy đủ %, năm, giải, tên biểu đồ * Nhận xét: - Có chuyển dịch rõ rệt: Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I, khu vực III chưa ổn định (Dẫn chứng ) - Khu vực II, III chiếm tỉ trọng cao (Dẫn chứng ) * Giải thích: - Theo xu chung TG - Đáp ứng yêu cầu đổi đất nước, CNH, HĐH - Cách tính: - Lập bảng: * Phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ: - Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu số khu vực: + ĐBSH vùng phụ cận có mức độ tập trung CN cao nước Từ HN tỏa theo hướng với cụm chuyên môn hóa (Dẫn chứng ) + Nam bộ: Hình thành dãi công nghiệp với trung tâm CN trọng điểm (Dẫn chứng ) + Duyên hải miền Trung: dãi CN với trung tâm CN bật (Dẫn chứng ) + Vùng núi: CN chậm phát triển phân tán rời rạc (Dẫn chứng ) * ĐBSH vùng phụ cận có mức độ tập trung CN vào loại cao nước vì: - Vị trí địa lý thuận lợi nằm vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc - Tài nguyên khoáng sản phong phú, tập trung vùng phụ cận - Nông – Thủy sản dồi nguyên liệu cho CN chế biến - Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn, sách nhà nước ưu đãi - CSVC kỹ thuật tốt, Hà Nội trung tâm KT-CT-VH lớn nước Điểm 0,5 0,5 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,75 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ A .HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ TRỌNG TÂM I. DẠNG BÀI TẬP VẼ BIỂU ĐỒ HÌNH TRÒN VÀ NHẬN XÉT 1. Đối với dạng biểu đồ một hình tròn. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng lương thực của các vùng nước ta năm 2005. (Đơn vị: 1000 tấn) Các vùng Sản lượng lương thực ĐBS Hồng 6519,7 Đông Bắc 3199,7 Tây Bắc 945,7 Bắc Trung Bộ 3691,7 DHN.Trung Bộ 2451,3 Tây Nguyên 1680,4 Đông Nam Bộ 1646,7 ĐBS Cửu Long 19448,2 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu SLLT của các vùng nước ta năm 2005 b. Rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau về SLLT giữa các vùng Hướng dẫn giải a. Vẽ biểu đồ: - Xử lý số liệu: Cơ cấu sản lượng lương thực giữa các vùng nước ta năm 2005. Các vùng Tỉ lệ % ĐBS Hồng 16,44 Đông Bắc 8,07 Tây Bắc 2,39 Bắc Trung Bộ 9,31 DHN.Trung Bộ 6,18 Tây Nguyên 4,24 Đông Nam Bộ 4,15 ĐBS Cửu Long 49,05 - Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lương thực của các vùng nước ta năm 2005. 1 ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ b. Nhận xét: - Sản lượng lương thực của các vùng ở nước ta không đều nhau. - Cao nhất là ĐB sông Cửu Long đến ĐB sông Hồng, tỉ trọng tương ứng là (49,05% và 16,44%). - Thấp nhất: Tây Bắc (2,39%), đến Đ.Nam Bộ (4,15%), Tây Nguyên (4,24%). c. Giải thích: - SLLT khác nhau giữa các vùng là do các ĐKTN, KT - XH ở các vùng không giống nhau. - Đối với 2 vùng trọng điểm lúa (ĐB sông Cửu Long và ĐB sông Hồng): + Sản lượng lương thực cao nhất, vì đây là 2 đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước phong phú. + Dân đông, nguồn lao động dồi dào; Nông dân có kinh nghiệm thâm canh lúa; Thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn. + Hệ thống thủy lợi phát triển. + Các điều kiện cơ giới hóa, phân bón, công tác dịch vụ cây trồng thuận lợi hơn các vùng khác. + Nhà nước có chủ trương đầu tư và có các chương trình hợp tác đầu tư quốc tế nhằm biến 2 đồng bằng này thành các vùng trọng điểm lương thực hàng hóa. - Các vùng khác (ngược lại) sản lượng lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ. Chủ yếu là do hạn chế về các ĐKTN (đất đai, nguồn nước ) và các ĐK KT-XH khác 2. Dạng biểu đồ có 2 hoặc 3 hình tròn bằng nhau. Cho bảng số liệu sau: Tình hình sử dụng đất ở nước ta trong 2 năm 1993 và 2006. 1993 (%) 2006 (1000 ha) Đất nông nghiệp 22,2 9412,2 Đất lâm nghiệp có rừng 30,0 14437,3 Đất CD & TC 5,6 2003,7 Đất chưa sử dụng 42,2 7268,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu SD đất của nước ta năm 1993 và 2006. b. Phân tích cơ cấu sử dụng đất và nêu xu hướng chuyển biến trong việc sử dụng đất ở nước ta. 2 ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ Hướng dẫn giải a. Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu: Cơ cấu sử dụng đất năm 1993 và 2006 (%) - Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện cơ cấu SD đất trong 2 năm 1993 và 2006. Đơn vị % b. Nhận xét và giải thích: Từ 1993 – 2006, cơ cấu sử dụng đất của nước ta có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. - Đất nông nghiệp (tăng 2059,3 ngàn ha - 6,22%). Do có chính sách khai hoang, mở rộng diện tích, phát triển kinh tế trang trại, do quản lý qui hoạch tốt việc chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là chuyển sang đất chuyên dùng và thổ cư - Đất lâm nghiệp tăng nhanh hơn (tăng 4500,9 ngàn ha - 13,59%). Nguyên nhân là do chúng ta có chính sách đóng cửa rừng, chính sách phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển mô hình kinh tế vườn - đồi, vườn - rừng… - Đất chuyên dùng và thổ cư tăng chậm (tăng 148,9 ngàn ha - 0,55%). Ng.nhân: do kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất trong quá trình CNH và đô thị hoá. Mặt khác, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình cũng thực hiện khá tốt. - Đất chưa sử dụng giảm mạnh (6709,1 ngàn ha - 20,26%). Do tăng cường khai hoang, trồng rừng 1993 2006 Đất nông nghiệp 22,20 28,42 Đất lâm nghiệp 30,00 43,59 Đất chuyên dùng và thổ cư 5,60 6,05 Đất chưa sử dụng 42,20 21,94 Tổng 100,0 100,0 3 ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ 3. Đối với dạng 2 - 3 biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau. Cho bảng bảng số liệu sau: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2015 PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Chủ đề 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN NỘI DUNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ I. Kiến thức trọng tâm 1.Vị trí địa lí - Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á - Nước ta giáp 3 nước trên đất liền và 8 nước trên biển. - Hệ toạ độ địa li: * Trên đất liền + Vĩ độ: 23 0 23’B - 8 0 34’B + Kinh độ: 102 0 09’Đ - 109 0 24’Đ * Ở ngoài khơi, các đảo của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng 6 0 50’B và từ khoảng kinh độ 101 0 Đ đến khoảng 117 0 20’Đ trên Biển Đông - Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực múi giờ thứ 7 2. Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm 3 bộ phận: a. Vùng đất: - Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km 2 . - Biên giới có hơn 4600 km, tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. - Đường bờ biển dài 3260 km, có 28 tỉnh và thành phố giáp biển. - Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo xa bờ Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng). b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km 2 gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. 1 c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ. 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Đặc điểm Ý nghĩa Tự nhiên - Phía Đông Nam của châu Á. - Rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương. - Hệ tọa độ: (kể tên, tọa độ các điểm cực) - Kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. - Quy đinh thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Tài nguyên khoáng sản đa dạng. - Tài nguyên sinh vật rất phong phú. - Thiên nhiên phân hóa đa dạng giữa các vùng tự nhiên khác nhau. - Nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán…) Kinh tế Xã hội - Gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. - Thuộc múi giờ số 7. - Gần các nước có nền kinh tế phát triển: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc… - Trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế - Kinh tế: Thuận lợi trong phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Văn hóa – xã hội: Thuận lợi trong giữ gìn hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. - An ninh quốc phòng: Vị trí nước ta rất quan trọng trong một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông cũng rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. II. Câu hỏi ôn tập: Câu 1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí nước ta Gợi ý trả lời: + Vị trí địa lí: - Nằm phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. - Tiếp giáp Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia (đất liền), Malaysia, Brunây, Philippin, Cam-pu-chia, … (biển). - Hệ tọa độ địa lí: * Phần trên đất liền: Cực Bắc: 23 0 23’ B xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cực Nam: 8 0 34’B xã Mũi Đất, Ngọc Hiển, Cà Mau. Cực Tây: 102 0 09’Đ xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên. 2 Cực Đông: 109 0 24’Đ xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa * Tại Biển Đông, các đảo kéo dài xuống khoảng 6 0 50’ B và từ khoảng 101 0 Đ đến trên 117 0 20’ Đ. - Đại bộ phận nước ta nằm trong khu vực múi giờ số 7. + Phạm vi lãnh thổ: - Vùng đất: toàn bộ đất liền và đảo có diện tích 331.212km 2 , hơn 4.600km đường biên giới trên đất liền, 3.260km đường bờ biển, hơn 4.000 đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo ngoài khơi xa là Trường Sa, Hoàng Sa. - Vùng biển: có diện tích khoảng 1 triệu km 2 ở Biển Đông, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Vùng trời: khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm trên lãnh thổ nước ta. Câu 2. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta. Gợi ý trả lời: a.Ý nghĩa về tự nhiên - Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giáp biển Đông nên PHẦN 1: NHỮNG NGUỒN LỰC CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA. A - CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN Nguồn lực 1: VTĐL van phạm vi lãnh thổ nước ta. Câu 1: Nêu đặc điểm VTĐL và phạm vi lãnh thổ nước ta. Những thuận lợi và khó khăn của VTĐL với phát triển kinh tế xã hội. *Đặc điểm phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nước ta gồm 2 phần: phần đất liền và phần biển. - Phần đất liền rộng 331212 km 2( niên giám thống kê năm 2006) và nằm trong hệ toạ độ địa lý như sau: + Cực Bắc: là xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: 23 0 23 / vĩ độ Bắc và 102 0 20 / kinh độ Đông. +Cực Nam: là xóm Rạch Tàu, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Toạ độ 8 0 34 / vĩ độ Bắc và 104 0 50 / kinh độ Đông. + Cực Đông là xã Vạn Thạnh,huyện, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Toạ độ 12 0 24 / vĩ độ Bắc và 109 0 24 / kinh độ Đông. + Cực Tây là xã Sín Thầu-huyện Mường Nhé-Tỉnh Điện Biên toạ độ 22 0 24 / vĩ độ Bắc và 102 0 09 / kinh độ Đông. Như vậy lãnh thổ phần đất liền nước ta nằm gọn trong hệ toạ độ từ 8 0 30 / đến 23 0 22 / vĩ độ Bắc và từ 102 0 10 / đến 109 0 30 / kinh độ Đông. Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với Trung Hoa ở phía Bắc với 1400 km, tiếp giáp với Lào – Campuchia ở phía Tăy với đường biên giới Lào là 2100 km và đường biên giới Campuchia là 1100 km (Tổng chiều dài đường biên giới đất liền: 4600) Còn phía Đông tiếp giáp biển Đông có đường bở biển dài từ Móng Cái đến Hà Tiên là 3264 km. - Phần biển: có diện tích rộng trên 1 triệu km 2 . Trên đó có 3000 đảo nhỏ và nhiều đảo lớn như: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc và 2 quần đảo lớn nhất là Hoàng Sa và Trường Sa. Phần biền nước ta cũng được chia thành những vùng biển có tên goi như sau: + Vùng nội thuỷ: là vùng biển giới hạn bởi bờ biển và đường cơ sở (đường cơ sở là những đường thẳng trên biển nối liền với các đảo ven bờ và các mũi đất nhô ra ngoài biển xa nhất là đảo Cồn Cỏ, đảo Lí Sơn, mũi Đại Lãnh, Côn Đảo, đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc. Trong vùng nội thuỷ Nhà nước ta có mọi chủ quyền như ở phần đất liền. + Vùng lãnh hải: là vùng biển tính từ đường cơ sở rộng về phía biển tới 12 hải lý. Trong vùng lãnh hải Nhà nước ta cũng có mọi chủ quyền khai thác tài nguyên, đánh bắt thuỷ hải sản… + Vùng tiếp giáp lãnh hải là phần biển tính từ đường cơ sở rộng 24 hải lý. Trên vùng tiếp giáp lãnh hải ngoài chủ quyền thăm dò khai thác tài nguyên, đánh bắt thuỷ hải sản ta còn có thu thuế hải quan biển, giao thông biển… 1 + Vùng đặc quyền kinh tế là phần biển tính từ đường cơ sở rộng tới 200 hải lý. Trong vùng đặc quyền kinh tế thì ngoài các chủ quyền như các vùng biển phía trong thì nước ta có thể cho phép nước ngoài đặt đường ống dẫn dầu, dẫn khí đốt hoặc dây cáp ngầm qua đáy biển nước ta. + Vùng thềm lục địa là phần kéo dài của đất liền dưới đáy biển ra tới hết danh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế. Trên thềm lục địa Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản (dầu khí ở vùng thềm lục địa phía Nam). + Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên phần đất liền, phần lãnh hải và không gian của các đảo và qua đảo ở ngoài khơi. Đất liền, vùng biển, vùng trời là toàn vẹn lãnh thổ bất khả xâm phạm của CHXHCN Việt Nam. *Những đặc điểm của vị trí địa lý nước ta là: - Nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu (từ 8 0 34 / → 23 0 23 / vĩ độ Bắc và cũng nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu á. - Nước ta lại nằm phía Đông của bán đảo Trung ấn (gồm 6 nước Việt Nam, Lào, Cpc, Thái Lan, Myanmar, Malayxia). - Nước ta lại nằm ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam á (gồm 11 nước) và cũng nằm trên giao điểm của những đường hàng không, hàng hải quan trọng từ TBDương sang ấĐDương. - Nước ta nằm trong khu vực mà hiện nay được coi là là khu vực đang diễn ra nhiều sôi động nhất về mặt kinh tế – xã hội đặc biệt là nằm rất gần các nước NIC – Châu á (Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc,vùng lãnh thổ Hồng Kông) và nằm gần 2 nước có nền kinh tế mạnh nhất Châu á (TQ, Nhật Bản). - Nước ta cũng nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất thế giới. *Những thuận lợi Hỏi đáp Địa lý 12 ôn thi THPT Quốc Gia Th.s Trương Thị Ngọc Chủ đề 1: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Nội dung 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Nêu giới hạn và ý nghĩa vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên Biển Đông. Đáp án - Đặc điểm vị trí địa lý nước ta Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Hệ tọa độ địa lý trên đất liền. + Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 o 23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. + Điểm cực Nam ở vĩ độ 8 o 34’B tại xã Đất mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. + Điểm cực Tây ở vĩ độ 102 o 09’ Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. + Điểm cực Đông ở kinh độ 109 o 24’ Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Trên biển hệ tọa độ địa lý nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6 o 50’B và từ khoảng kinh độ 101 o Đ đến trên 117 o 20’Đ tại Biển Đông. Như vậy Việt nam vừa gắn với lục địa Á-Âu, vừa tiếp giáp với biển Đông và thông ra Thái Bình Dương, kinh tuyến 105 o Đ chạy qua nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7. - Giới hạn và ý nghĩa vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên Biển Đông. + Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982. Câu 2: Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta đối với tự nhiên. Đáp án Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo hình thành các vùng tự nhiên khác nhau. Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hàng năm. Câu 3. Trình bày các bộ phận của vùng biển nước ta. Ý nghĩa của thềm lục địa nước ta trên biển đông. Đáp án 1 Hỏi đáp Địa lý 12 ôn thi THPT Quốc Gia Th.s Trương Thị Ngọc - Các bộ phận của vùng biển nước ta. Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Thềm lục địa và ý nghĩa. Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt nam. Câu 4. Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới đất liền giữa nước ta với Trung Quốc. Vì sao vấn đề bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn phải đề cao ? Đáp án - Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới đất liền giữa nước ta với Trung Quốc + Cửa khẩu Móng Cái- Quảng Ninh + Cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn + Cửa khẩu Tà Lùng- Cao Bằng + Cửa khẩu Trà Lĩnh- Cao Bằng + Cửa khẩu Thanh Thủy-Hà Giang + Cửa khẩu Lào Cai- Lào Cai - Vì sao vấn đề bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn phải đề cao ? Vì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng là bất khả xâm phạm Nước ta có vị trí chiến lược quan trọng nên nhiều thế lực bên ngoài nhòm ngó và luôn có âm mưu xâm chiếm nước ta. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta có được hôm nay là phải trả bằng xương máu của biết bao thế hệ cha anh. Chúng ta phải đề cao cảnh giác để tổ quốc không bị bất ngờ trong mọi tình huống. chúng ta phải đề cao để chiến đấu và chiến thắng mọi kẽ thù dù