Chuyên đề này cung cấp một số vấn đề cơ bản về đạo đức công vụ như sau: Khái niệm, vai trò, chức năng, phân loại và mối quan hệ giữa đạo đức với chính trị, tôn giáo, và pháp luật. Đạo đức theo quan niệm của Hồ Chí Minh. Đạo đức công vụ và xây dựng đạo đức công vụ ở Việt Nam hiện nay.
Trang 1Chuyên đề: Đạo đức công vụ
ThS Ngô Hoài Sơn
Trang 31 Một số vấn đề chung về đạo đức
1.1 Khái niệm về đạo đức
Mời các anh/chị xem Tình huống số 1 trong Video Clip sau
Trang 6Câu trả lời có thể là do những hành vi của họ đi ngược lại với mong đợi của số đông trong xã hội
Trang 7Tình huống số 2
Theo tin tức từ báo Công an Nhân dân, liên quan đến vụ “hai người
tr m chó bị người dân vây đánh h i đồng đến chết”, sáng ngày 9/10, Cơ quan điều trô ô
a Công an tỉnh Đắk Lắk - cho biết nguyên nhân dẫn đến tử vong của 2 nạn nhân là d
o bị chấn thương sọ não
Trang 8Câu hỏi
Theo anh/chị, hành vi trộm chó và hành vi đánh chết người trộm chó, hành vi nào TÀN ÁC hơn?
Trang 9Tình huống số 3
Sữa chứa chất độc hại melamine của Trung Quốc vào năm 2008 Các công ty của Trung Quốc bị phản ứng dữ dội, sản xuất đình trệ Không những vậy, giá cổ phiếu của các công ty sữa rớt giá liên tục
Câu hỏi đặt ra là vì sao XH lại phản ứng như vậy?
Trang 10Tình huống số 4
Trang 11Câu hỏi
Theo các anh/chị, hành vi giết hại động vật hoang dã có TÀN ÁC không?
Trang 12Qua 4 tình huống trên…
Xã hội đã hình thành nên rất nhiều chuẩn mực giữa:
• Con người với con người
• Con người với tài sản của người khác
• Con người với xã hội
• Con người với tự nhiên, môi trường
Những chuẩn mực đó gọi là đạo đức
Trang 13Như vậy, đạo đức là những chuẩn mực, quan niệm của xã hội vê chân, thiện, mỹ; về trách nhiệm, về hạnh phúc và công bằng, … trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, giữa con người với môi trường tự nhiên
Trang 14Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra những vấn đề quan trọng sau:
- Chuẩn mực
• Thứ hai, chuẩn mực này quy định những mối quan hệ giữa người với người,
người với xã hội, và người với tự nhiên môi trường
• Thứ ba, chuẩn mực bao gồm chuẩn mực của quá khứ lỗi thời, chuẩn mực thống
trị và chuẩn mực mới đang hình thành
Trang 151.2 Chức năng của đạo đức
a. Chức năng điều chỉnh hành vi
b Chức năng giáo dục
c Chức năng thẩm mỹ
Trang 16a Chức năng điều chỉnh hành vi
- Đạo đức điều chỉnh hành vi thông qua cái gọi là dư luận xã hội,Mời anh/chị xem 1 hình ảnh sau
Trang 18Câu hỏi
Anh/chị cảm thấy như thế nào khi xem bức ảnh này?
Trang 19Dư luận đó giúp cho mọi người nhận ra rằng cần phải trong cuộc sống cần có một tấm lòng dù chỉ là để gió cuốn đi.
• Sở dĩ dư luận có tác động ghê gớm như vậy là vì:
• Nó khơi gợi sự đồng cảm từ nhiều người;
• Nó khơi gợi sự căm uất, phẫn nộ trong nhiều người;
Trang 20• Nó thúc dục người khác làm gì đó để giải quyết những vấn đề hiện tại;
• Nó còn như là một lời cảnh cáo mà xã hội đã nêu lên cho những ai đó có ý định thực hiện hành vi tương tự
Trang 21Tuy nhiên có nhiều trường hợp dư luận không đúng
Trang 22Chức năng điều chỉnh hành vi của con người thông qua việc tự giác điều chỉnh hành
vi của mình theo những chuẩn mực của xã hội Vấn đề này có liên quan đến đạo đức
cá nhân và đạo đức xã hội
Trang 23b Chức năng giáo dục
Giáo dục đạo đức là quá trình tuyên truyền những tư tưởng, chuẩn mực đạo đức xã hội, biến nó thành thước đo đánh giá, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, nhằm đạt tới sự phù hợp giữa hành vi cá nhân và lợi ích xã hội
Trang 24Giá trị đạo đức được hình thành ở mỗi cá nhân luôn phụ thuộc vào việc cá nhân đó được giáo dục và tiếp nhận những tư tưởng và các chuẩn mực đạo đứng đúng đắn của xã hội
Trang 251.3 Phân loại đạo đức
a. Đạo đức cá nhân
Đạo đức cá nhân là những chuẩn mực, giá trị đạo đức chung được chuyển hoá
thành những mực, giá trị đạo đức của từng người, tạo nên những quan niệm của cá nhân đó về chân, thiện, mỹ, sự công bằng, tình yêu, hạnh phúc và giá trị của cuộc sống
Trang 26Yếu tố tạo nên đạo đức cá nhân gồm:
• Thế giới tinh thần nội tại của cá nhân đó;
• Cộng đồng mà cá nhân đó là một thành viên
Trang 27b Đạo đức xã hội
Là những chuẩn mực chung giúp cộng đồng điều chỉnh hành vi của từng cá nhân trong cộng đồng đó nhằm mục đích phát triển xã hội
Trang 28Nền đạo đức ở nước ta hiện nay có nguy cơ trượt dốc:
• Xem nhẹ giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh
• Tệ sung bái nước ngoài
• Lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ
• Chạy theo đồng tiền
Trang 29c Đạo đức tổ chức
Là những chuẩn mực chung về quan niệm về chân, thiện, mỹ, sự công bằng, tình yêu, hạnh phúc và giá trị của cuộc sống được hình thành trong quá trình hình thành
và phát triển của tổ chức đó
Trang 30d Đạo đức tôn giáo
• Là những chuẩn mực quan niệm về hành vi, chân, thiện mỹ được chuyển tải trong từng tôn giáo để điều chỉnh hành vi của giáo dân
• Đạo đức tôn giáo thể hiện thông qua các giáo điều, giáo luật, giáo lý và giáo kinh
Trang 31Đạo đức Phật GiáoĐạo đức Kito Giáo
Trang 321.4 Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, chính trị, tôn
giáo
a. Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị
•. Chính trị được hiểu là mối quan hệ giũa các giai cấp đối với vấn đề nhà nước
•. Đạo đức mang tính giai cấp, nó phản ánh quan điểm của giai cấp và nó là biểu hiện lợi ích kinh tế của một giai cấp nhất định và phục vụ cho mục đích của nó Giai cấp tiến bộ, đạo đức tiến bộ, giai cấp suy tàn, đạo đức suy tàn
Trang 33- Đạo đức trong xã hội phong kiến;
- Đạo đức trong xã hội tư sản
- Đạo đức trong Xã hội chủ nghĩa
Trang 34b Mối quan hệ giữa đạo đức
và pháp luật
• Đạo đức và pháp luật đều là kết quả của quá trình nhận thức đời sống, và bị chi phối, tác động bởi đời sống kinh tế-xã hội
• Đạo đức và pháp luật đều mang tính quy phạm phổ biến
• Đạo đức và pháp luật đều có chung mục tiêu: điều chỉnh mối quan hệ xã hội và hành vi của con người
• Pháp luật kế thừa các giá trị tốt đẹp của đạo đức
Trang 35c Mối quan hệ giữa đạo đức
và tôn giáo
Tôn giáo có năng lực giải thích và hướng dẫn hành vi con người, tức là có năng lực đóng vai trò đạo đức Vấn đề cơ bản của mọi đạo đức tôn giáo và mọi học thuyết đạo đức là vấn đề ý nghĩa cuộc sống con người Cuộc sống con người có ý nghĩa không? Và ý nghĩa của nó là gì? Sức mạnh nào quyết định cuộc sống và nó đòi hỏi ở con người cái gì?
Trang 362 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
2.1 Trung với nước, hiếu với dân
Nội dung chủ yếu của trung với nước là:
- Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết
- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng
- Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Trang 37Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là:
- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân
- Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Trang 383.2 Cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư
• Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai.
• Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang
phí
• Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng
Trang 39• Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng.
• Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì
đồng bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết
Trang 402.3 Thương yêu con người
Những người bị áp bức, bị bóc lột, những người làm điều thiện thì dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo có khác nhau, vẫn có thể thực hành chữ "bác ái", vẫn có thể đại đoàn kết, đại hòa hợp, coi nhau như anh em một nhà
Trang 412.4 Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc
Trang 423 Đạo đức công vụ
3.1 Khái niệm đạo đức công vụ
Đạo đức công vụ thực chất là những chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ
Đạo đức công vụ thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ, công chức với: Đảng, nhà nước
và nhân dân
Trang 454 Xây dựng đạo đức công vụ
Tình huống
Đà Nẵng nâng cao đạo đức công vụ theo tinh thần 5 xây, 3 chống:
• Năm xây: trách nhiệm, chuyên nghiệp, trung thực, kỹ cương, gương mẫu
• Ba chống: quan liêu, tiêu cực và bệnh hình thức
Trang 46Từ tình huống trên cho thấy….
Xây dựng đạo đức công vụ bắt đầu từ:
- Nỗ lực xây dựng các quy chế, quy tắc về đạo đức công vụ trong công sở
- Tiếp theo là lồng ghép bằng các nỗ lực làm cho quy tắc, quy chế trở thành các giá trị đạo đức trong công sở được hình thành và phát triển
Trang 47Quá trình xây dựng đạo đức công vụ lâu dài và đòi hỏi sự quyết tâm của lãnh đạo Quá trình này không tách rời quá trình xây dựng văn hoá công sở.
Trang 48Câu hỏi thảo luận
1. Những giá trị đạo đức công vụ nào cần được xây dựng trong cơ quan của
anh/chị?
2. Ai là người chịu trách nhiệm xây dựng và đưa những giá trị đó vào cơ quan?
3. Lộ trình xây dựng và đưa các giá trị đó vào cơ quan diễn ra như thế nào?
Trang 49Quy tắc ứng xử chuẩn mực—khó.Kiện toàn năng lực vật chất;
Tuyển chọn, sắp xếp cv;
Tạo nếp sống văn minh văn hoáChăm lo đời sống cbcc
Quy chế vh công sở
Trang 501. Những giá trị:
- Cần, Kiệm,Liêm, Chính, Chí công vô tư
-. Chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả: không đưa tiền ngoài quy định;
-. 10 điềy kỷ cương của Hải quan với các khẩu hiệu hành động phù hợp với từng cơ
quan
2 Lãnh đạo là người chủ trì, phổ biến; và bộ phận tham mưu Thiện tâm ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
3 Ba năm:
-. Tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp và cơ quan hải quan khác
-. Hiện đại cơ sở…
Trang 51Tóm lại
Chuyên đề này cung cấp một số vấn đề cơ bản về đạo đức công vụ như sau:
- Khái niệm, vai trò, chức năng, phân loại và mối quan hệ giữa đạo đức với chính trị, tôn giáo, và pháp luật
- Đạo đức theo quan niệm của Hồ Chí Minh
- Đạo đức công vụ và xây dựng đạo đức công vụ ở Việt Nam hiện nay