1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

“Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng dân tộc huyện miền núi mộc châu tỉnh sơn la TT

24 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

- Phân tích đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên ĐKTN, kinh tế - xã hội KTXH, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất hạ tầng cho phát triển DLST dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu..

Trang 1

được xác định nằm trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng,

độc đáo Trong bối cảnh phát triển chung của kinh tế thị trường và đô thị hóa, Mộc Châu sẽ đứng trước những biến đổi về tài nguyên, môi trường và phát huy bản sắc văn hóa tộc người, thách thức cho phát triển bền vững Du lịch sinh thái (DLST) là giải pháp an toàn và hiệu quả, vừa khai thác được lợi ích kinh tế,vừa bảo tồn được tài nguyên Sự tham gia của cộng đồng vào du lịch sinh thái chính là yếu tố quyết định cho phát triển bền vững ở địa phương Địa lý học là khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ theo không gian và thời gian cùng với các phương pháp nghiên cứu liên ngành có thể đánh giá, xác định rõ nguồn tài nguyên của lãnh thổ, góp phần quan trọng cho việc định hướng phát triển kinh tế xã hội, trong đó có du lịch Do vậy, nghiên

cứu sinh đã chọn đề tài: “Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng dân tộc huyện miền núi Mộc Châu tỉnh Sơn La” làm luận án tiến sĩ

2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Mục tiêu: Xác lập cơ sở khoa học dựa trên tiếp cận địa lý cho định hướng không gian phát

triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La theo hướng bền vững

Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan; xác lập cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Phân tích đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên (ĐKTN), kinh tế - xã hội (KTXH), tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất hạ tầng cho phát triển DLST dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu

- Phân vùng địa lý và phân tích các tiểu vùng địa lý với đặc điểm tài nguyên cho phát triển DLST dựa vào cộng đồng

- Đánh giá mức độ thuận lợi của các tiểu vùng địa lý cho phát triển DLST dựa vào cộng đồng và phân tích khả năng tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch

- Định hướng không gian phát triển DLST dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu phục vụ phát triển bền vững

- Định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển DLST dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian lãnh thổ: Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Mộc Châu, tỉnh

Sơn La trong mối quan hệ với các khu vực lân cận

Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu, phân tích các số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và

du lịch của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2011 - 2016 có tính đến các số liệu dự

Trang 2

2

báo và định hướng quy hoạch đến năm 2030

Phạm vi khoa học: Đề tài luận án nghiên cứu DLST huyện Mộc Châu dựa theo tiếp cận địa

lý, tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu: i) Về lý luận: Nghiên cứu nội hàm của cách tiếp cận địa lý theo hướng phân vùng Địa lý cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng; ii) Phân vùng địa lý huyện Mộc Châu thành các tiểu vùng địa lý với đặc điểm về điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; iii) Đánh giá mức độ thuận lợi của các tiểu vùng địa lý đối với phát triển một số loại hình DLST; iv) Phân tích năng lực tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST dựa vào cộng đồng theo các tiểu vùng địa lý; v) Định hướng không gian ưu tiên phát triển các loại hình DLST phù hợp với từng tiểu vùng (TV)

4 Điểm mới của luận án

- Làm rõ được sự phân chia lãnh thổ thành các TV địa lý với đặc điểm riêng về điều kiện và tài nguyên du lịch tạo cơ sở khoa học cho phát triển DLST dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

- Xác định được mức độ thuận lợi và định hướng ưu tiên phát triển du lịch đối với các tiểu vùng địa lý theo 3 loại hình du lịch chính: (1) du lịch Homstay và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng, (2) du lịch trải nghiệm nông nghiệp nông thôn, (3) du lịch mạo hiểm; định hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

5 Luận điểm bảo vệ

Luận điểm 1 Các tiểu vùng địa lý với tính đặc thù riêng về ĐKTN, KTXH, tài nguyên du

lịch và cơ sở hạ tầng là những căn cứu khoa học cần thiết và khách quan cho phát triển DLST dựa vào cộng đồng ở huyện Mộc Châu

Luận điểm 2 Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi cùng với năng lực của cộng đồng địa

phương đối với các loại hình du lịch: du lịch Homstay và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng,

du lịch trải nghiệm nông nghiệp nông thôn, du lịch mạo hiểm theo các TV địa lý cho phép lựa chọn

và xác định các loại hình DLST ưu tiên phù hợp với lãnh thổ nghiên cứu huyện Mộc Châu

6 Cơ sở dữ liệu

Nguồn tài liệu được sử dụng trong luận án bao gồm:

- Hệ thống các tài liệu, các công trình đã công bố về lý luận và nghiên cứu sử dụng tài nguyên; các báo cáo về ĐKTN, KTXH; niên giám thống kê từ 2011 - 2016, quy hoạch sử dụng đất đến 2016 của huyện;

- Hệ thống các bản đồ số chuyên đề và tổng hợp: bản đồ hành chính (1/100.000), bản đồ địa hình (1/50.000), bản đồ tài nguyên du lịch huyện Mộc Châu, Bản đồ đất, huyện Mộc Châu (1/50 000)

- Kết quả nghiên cứu của đề tài cấp tỉnh mà tác giả là thư ký, thành viên tham gia chính

(2012 - 2013): “Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La”;

“Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống đến giáo dục và chăm sóc trẻ em ở một

số dân tộc tỉnh Sơn La”,

Trang 3

3

- Các kết quả điều tra khảo sát ngoài thực địa của NCS trong quá trình thực hiện luận án

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Kết quả khoa học của luận án góp phần làm phong phú những vấn đề về

lý luận và phương pháp nghiên cứu của địa lý học và dân tộc học cho định hướng phát triển DLSTcó sự tham gia của cộng đồng địa phương;

Ý nghĩa thực tiễn: Hệ thống cơ sở dữ liệu, các kết quả nghiên cứu, bản đồ chuyên đề của

luận án sẽ là những tài liệu khoa học tham khảo có giá trị đối với các nhà quản lý khi đưa ra các

định hướng quy hoạch, sử dụng lãnh thổ theo hướng bền vững

8 Cấu trúc luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án được cấu trúc theo 3 chương, trình bày trong

trang với bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, ảnh minh họa và các bản đồ chuyên đề Chương 1 Cơ sở

lý luận và phương pháp nghiên cứu; Chương 2.Các điều kiện địa lý và tài nguyên cho phát triển DLST dựa vào cộng đồng huyện miền núi Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Chương 3 Đánh giá tiềm năng,

thực trạng và định hướng phát triển DLST dựa vào cộng đồng huyện miền núi Mộc Châu, tỉnh Sơn La

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Trên cơ sở phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến Du lịch sinh thái (DLST)

và DLST dựa vào cộng đồng theo các khía cạnh về cơ sở lý luận DLST, Phương pháp đánh giá tài

nguyên cho phát triển DLST, Cơ sở địa lý trong phát triển DLST: Trên thế giới (Hector Ceballos -

Lascurain, 1983; Taylor, Boo E, 1990; Kreg Lindberg,…,1990; BucleyRC, 1991; Ties, 1990; Honey M, 1990; Simpson and Wall,1999, WWF, 2001; Kibicho, W, 2008; Rosazman Hussin, 2014,

V.V…); Ở Việt Nam (Phạm Trung Lương, 1999, 2002; Nguyễn Thị Hải, 2004, 2007, 2010; Đặng

Duy Lợi, 1992, 2013; Trần Đức Thanh, 2005, 2010, 2014; Phạm Ngọc Thắng, 1998; Nguyễn Thị Sơn, 2000; Phạm Thị Mộng Hoa, 2000; Trương Quang Hải, 2006, 2008; Phạm Hoàng Hải, 2013, Nguyễn Khanh Vân, 2015; Trần Thị Mai Hoa, 2006, 2008, 2010; Nguyễn Cao Huần, 2005, v.v.) và

các nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ Mộc Châu có thể rút ra một số nhận xét sau:

1 Du lịch sinh thái, hay Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đều hướng tới du lịch bền vững, bảo tồn được tài nguyên, nâng cao vai trò và nguồn thu nhập của cộng đồng từ du lịch tại chính địa phương Điều này lại rất gắn với từng khu vực địa lý riêng biệt và sẽ có nhiều ứng dụng đối với các vùng có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cộng đồng còn có mức sống thấp nhưng

có khát vọng cải thiện cuộc sống

2 Nghiên cứu phát triển du lịch được thực hiện theo các cách tiếp cận khoa học khác nhau, trong đó có tiếp cận địa lý Tiếp cận này đang được quan tâm trong nghiên cứu phát triển du lịch hiện nay chủ yếu dựa vào phân vùng địa lý tự nhiên

3 Các công trình theo hướng đánh giá trong địa lý có thể thấy: i) Các tác giả tập trung theo

hai hướng: Một là đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên và chỉ ra khu vực thuận lợi cho phát triển du lịch (cảnh quan học ứng dụng); và hai là đánh giá điều kiện tài nguyên xác định tuyến, điểm du lịch; ii) Các công trình nghiên cứu đều có xu hướng đánh giá từng thành phần cho đến đánh giá tổng hợp, đánh giá các đối tượng ở cấp lớn (tỷ lệ nhỏ) đến các đối tượng ở cấp nhỏ (tỷ

lệ lớn) Tuy nhiên, đa số các công trình đều đưa ra chỉ tiêu đánh giá một cách tổng quát cho phát

Trang 4

4

triển du lịch, chưa có nhiều công trình đi sâu đánh giá cho một hoạt động du lịch cụ thể nào; iii) Bên cạnh nghiên cứu định lượng, trong thời gian gần đây, các nghiên cứu có xu hướng kết hợp định lượng và định tính, nhìn nhận vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch; và 4) Chưa có nhiều nghiên cứu sử dụng đánh giá tài nguyên cho hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng theo hướng tiếp cận địa lý học

4 Dựa vào phân tích các công trình nghiên cứu đã nêu khi nghiên cứu du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở khu vực miền núi như Mộc Châu cần phải kế thừa và tìm ra những nét khác biệt trong tiếp cận khoa học và nội dung nghiên cứu

1.2 Một số vấn đề cơ sở lý luận nghiên cứu du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản

* Khái niệm Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn

với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững (Luật Du lịch, 2005)

* Khái niệm cộng đồng: Cộng đồng là những nhóm người định cư trên một lãnh thổ nhất định (bản, làng, xã, huyện ), giống nhau về điều kiện tồn tại, và hoạt động sản xuất vật chất, có sự gần gũi về tư tưởng, tín ngưỡng, nền sản xuất, có sự quan tâm chia sẻ về quyền lợi và trách nhiệm trong cộng đồng đó

* Khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng/ du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng: Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là một dạng của du lịch sinh thái mà hoạt động du lịch dựa trên các nguồn tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn sẵn có, trong đó cộng đồng địa phương có thể/ đang/ sẽ tham gia và họ được hưởng lợi từ hoạt động du lịch đó mang lại Sự tham gia của cộng đồng địa phương được thể hiện ở các mặt: 1) Nhận thức của cộng đồng về du lịch; 2) Hình thức

tham gia vào du lịch của cộng đồng; 3) Ý thức bảo tồn tài nguyên của cộng đồng địa phương”

1.2.2 Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu về cơ bản là dựa trên những nguyên tắc phát triển của DLST (Phạm Trung Lương & nnk, 2002): Bảo vệ môi trường và duy trì HST, duy trì nguồn tài nguyên ; Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng; Tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương; Có hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường; Cộng đồng sở tại là thành phần chủ chốt và có vai trò quyết định trong vận hành và quản lý cũng như hưởng lợi từ hoạt động du lịch

1.2.3 Điều kiện và tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

- Điều kiện và tài nguyên DLST tự nhiên: là các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tượng đặc

sắc của tự nhiên có ý nghĩa đối với du lịch, bao gồm: Địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật và đa dạng sinh học, các cảnh quan tự nhiên, các di sản tự nhiên Ngoài ra, điều kiện về vị trí địa lý cũng

đóng một phần quan trọng trong phát triển du lịch

- Tài nguyên DLST nhân văn: là các giá trị văn hóa bản địa gắn với HST cụ thể được khai

thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST

Trang 5

5

- Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật - kinh tế xã hội: Cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ

tầng vật chất kỹ thuật bao gồm: hệ thống điện, mạng lưới giao thông, các công tình cung cấp nước, trạm y tế, nhà hàng khách sạn, phương tiện có chức năng tạo ra các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

- Yếu tố cộng đồng: Trong hoạt động DLDVCĐ, bên cạnh tầm quan trọng của tài nguyên,

cở sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, sự tham gia của cộng đồng địa phương là yếu tố không thể thiếu bởi

nó quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động du lịch này

- Các điều kiện khác: chính sách phát triển của địa phương, các doanh nghiệp, …

1.2.4 Các loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và điều kiện phát triển

Hiện nay, một số loại hình DLST có thể phát triển: Tham quan nghỉ dưỡng, chữa bệnh; đi

bộ trong rừng, nghiên cứu đa dạng sinh học ở các VQG, KBT thiên nhiên, tham quan miệt vườn (trải nghiệm nông nghiệp nông thôn), thăm bản làng dân tộc và trải nghiệm dịch vụ homestay, mạo hiểm,… Trong điều kiện thực tế tại huyện Mộc Châu có thể lựa chọn các hình thức du lịch sau để

phát triển: (1) DL Homestay và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng, (2) DL trải nghiệm nông

nghiệp nông thôn, (3) DL mạo hiểm

1.2.5 Các cơ sở khoa học theo tiếp cận Địa lý cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Các cơ sở khoa học cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng theo tiếp cận Địa lý bao gồm: Phân tích các điều kiện địa lý tự nhiên là cơ sở cho việc hình thành tài nguyên DLST; Điều kiện địa lý kinh tế - xã hội - dân cư là cơ sở cho sự tham gia vào hoạt động du lịch và DLST của cộng đồng; Các tiểu vùng địa lý - cơ sở không gian với điều kiện và nguồn tài nguyêntự nhiên

và nhân tạo cho phát triển du lịch sinh thái; Đánh giá điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái; Phân tích hiện trạng và quy hoạch phát triển du lịch

1.3 Quan điểm tiếp cận, phương pháp và quy trình nghiên cứu

1.3.1 Quan điểm và cách tiếp cận

Các quan điểm và cách tiếp cận được sử dụng thực hiện các nội dung của luận án: Quan điểm hệ thống và tổng hợp; Quan điểm phát triển bền vững; Tiếp cận địa lý

1.3.2.Phương pháp nghiên cứu và đánh giá

Các phương pháp chính được sử dụng gồm: Phương pháp tổng hợp và phân tích, thống kê tài liệu; Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp bản đồ và GIS; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân vùng; Phương pháp đánh giá tổng hợp

1.3.3 Quy trình nghiên cứu

Nội dung của luận án được thực hiện theo quy trình gồm 3 bước chính: Bước 1: Xây dựng

cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu; Bước 2: Xác định các điều kiện và tài nguyên du lịch; Bước 3: Đánh giá, phân loại mức độ thuận lợi của các tiểu vùng và phân tích thực trạng phát triển

DLSTDVCĐ

Trang 6

6

Tiểu kết chương 1

1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án, cho thấy: Những nghiên cứu về DLCĐ tập trung theo hai xu hướng: i) coi đây là một loại hình du lịch; ii) là phương thức tiếp cận bền vững Du lịch cộng đồng/ Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là một bậc phát triển cao hơn của DLST, vừa phát triển theo hướng bền vững về mặt sinh thái, vừa thể hiện vai trò của cộng đồng địa phương Các hướng đánh giá trong địa lý học tập trung theo hai hướng: i) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhằm đưa ra khu vực thuận lợi cho phát triển du lịch (nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng); ii) đánh giá điều kiện tài nguyên xác định tuyến, điểm du lịch Các công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận địa lý học cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đã được thực hiện, nhưng còn rất ít và chủ yếu dựa vào phân vùng địa

lý tự nhiên, chưa có công trình nào dựa vào phân vùng địa lý nói chung

2 Nghiên cứu đánh giá điều kiện về tài nguyên cho phát triển Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng theo các tiểu vùng địa lý là một trong các hướng mới của khoa học địa lý ứng dụng Theo cách tiếp cận này, lãnh thổ nghiên cứu sẽ được phân ra các vùng/ tiểu vùng địa lý - sản phẩm của phân vùng địa lý Mỗi tiểu vùng địa lý sẽ hàm chứa các điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên

và nhân văn, trong đó có cộng đồng cư dân đang sinh sống và tham gia vào du lịch sinh thái với khả năng riêng của chính mình

3 Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận án, các phương pháp nghiên cứu cơ bản được thực hiện (tổng hợp và phân tích, thống kê tài liệu; khảo sát và điều tra thực địa, điều tra xã hội học, bản đồ và GIS, phương pháp chuyên gia, phương pháp đánh giá tổng hợp) Trong đó, phương pháp đánh giá tổng hợp có xác định trọng số theo AHP được sử dụng để đánh giá cho 03 hình thức DL: Homestay và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng; trải nghiệm nông nghiệp nông thôn; mạo hiểm Cùng với đó, quy trình nghiên cứu cũng được thực hiện rõ ràng qua 03 bước: Xây dựng cơ sở

lý luận và phương pháp nghiên cứu; Phân tích các điều kiện và tài nguyên du lịch; Đánh giá tiềm năng (Đánh giá mức độ thuận lợi các tiểu vùng, đánh giá năng lực cộng đồng, thực trạng và định hướng không gian phát triển DLST dựa vào CĐ

CHƯƠNG 2 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HUYỆN MIỀN NÚI MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA 2.1 Các điều kiện địa lý cho phát triển du lịch sinh thái

2.1.1 Vị trí địa lý và lợi thế phát triển du lịch

Nằm ở phía nam của tỉnh Sơn La dọc theo QL 6, có đường biên giới chung với nước CHDCND Lào dài 36 km, có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thông với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luang Prabang (Hình 2.1), huyện Mộc Châu có vị trí đặc biệt quan trọng với các lợi thế trong giao thương

và phát triển các sản phẩm du lịch kết nối các thị trường du lịch trong nước (các tỉnh khu vực Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng) và quốc tế (với Lào và xa hơn là sang các nước ASEAN như Thái Lan, Myanman)

2.1.2 Điều kiện địa lý tự nhiên cho phát triển du lịch

Địa chất, địa hình: Nằm trong vùng Tây Bắc, nền địa chất huyện Mộc Châu có cấu trúc

dạng tuyến, phần lớn lãnh thổ được cấu tạo bởi các thành tạo cácbonát đá vôi thuộc hệ tầng Đồng

Trang 7

7

Giao phân bố thành các dải rộng nằm kẹp giữa các đứt gãy và nằm xen kẽ với những dải đá phiến Ngoài ra, ở đây còn có đá phiến chứa than thuộc hệ tầng Suối Bàng Phù hợp với nền địa chất và hoạt động kiến tạo, địa hình Mộc Châu có sự phân hóa rõ theo hướng TB - ĐN với một số kiểu địa

hình chính: Địa hình thung lũng - đồi núi thấp ở phía bắc và tây bắc huyên; Địa hình cao nguyên, Địa hình đồi núi thấp ở phần trung tâm; Địa hình núi trung bình ở phía nam và tây nam huyện.Với

những nét độc đáo của nền địa chất và địa hình đã tạo ra những dạng tài nguyên du lịch sinh thái độc đáo và hấp dẫn (hang động,…), làm tăng tính đa dạng của các loại hình du lịch phù hợp với các kiểu địa hình (du lịch tham quan hang động, du lịch mạo hiểm gắn với địa hình núi)

Khí hậu và thủy văn Khí hậu: Nằm trong khu vực Tây Bắc, Mộc Châu không những thuộc

miền khí hậu nhiệt đới gió mùa mà còn mang những nét rất đặc trưng của khí hậu cao nguyên ôn hòa mát mẻ quanh năm với nhiệt độ trung bình năm 18,9 0C Mộc châu có tới 9 tháng có số ngày thuận lợi cho phát triển du lịch ( N K Vân, 2015) Vào mùa đông, ở đây lại có tuyết rơi đã tạo ra

sức hấp dẫn đối với du khách tới tham quan Thủy văn: Huyện Mộc Châu nằm trên cao nguyên đá

vôi, nguồn nước mặt hạn chế, với một số dòng suối chính: suối Quanh, suối Sập, suối Tân, suối Muống Sông Đà chảy qua Mộc Châu có vai trò quan trọng cung cấp nước mặt, đồng thời tuyến giao thông thủy của vùng Mộc Châu, và điều hòa tạo ra khí hậu quanh năm mát mẻ cho vùng

Thổ nhưỡng Đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất trong huyện được hình thành trên các

loại đá khác nhau (trên đá mác ma axit, đá cát, đá sét và biến chất), có độ dày lớn, mùn và dinh dưỡng khá nên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các mô hình trồng trọt và chăn nuôi đặc thù cho khu vực góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch sinh thái Ngoài ra còn có đất mùn vàng đỏ trên núi, đáng chú ý là đất phù sa, đất đen thuận lợi cho phát triển trồng lúa và rau xanh phục0 vụ

khách du lịch

Thảm thực vật, động vật và đa dạng sinh học: Mộc Châu có hai kiểu thảm thực vật rừng

chính: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình; Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp

Hệ thực vật rừng: thành phần loài ở Mộc Châu nói riêng và ở Sơn La nói chung rất đa dạng,

với 861 loài thực vật bậc cao thuộc 398 chi và 125 họ Đặc biệt, Mộc Châu có khu rừng đặc dụng Xuân Nha với diện tích 18.267,5 ha (Trong đó thuộc huyện Vân Hồ là 13.613,4 ha) có nhiều loại gỗ

và động vật quý hiếm có khả năng tạo thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn Động vật: thành phần loài khá phong phú, có cả những loài quý hiếm Các hệ sinh thái đặc trưng ở Mộc Châu: Mộc Châu

có 05 HST chính, bao gồm HST rừng; HST đồng cỏ, HST đồng ruộng, nương rẫy, đồi chè và HST sông, suối, ao, hồ, HST quần cư

2.1.3 Các điều kiện kinh tế - xã hội cho phát triển du lịch

Dân cư, dân tộc: Dân số Mộc Châu 107.176 người (2015), chiếm 15% dân số toàn tỉnh, mật

độ dân số 99 người/km2 Về cơ cấu thành phần dân tộc ở Mộc Châu có 11 dân tộc trong đó chủ yếu

là Kinh chiếm 29,4%, Thái 33,2%, Mường 15,8%, Hmông 14,6%, Dao 6,2%, Sinh Mun 0,4%, Khơ

Mú 0,3%… và một số dân tộc ít người khác Mỗi dân tộc có bản sắc, thiết chế xã hội cộng đồng được hình thành, tồn tại và phát triển tạo nên những giá trị văn hóa và kinh nghiệm truyền

thống phong phú

Trang 8

8

Kinh tế - xã hội: Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có mức tăng trưởng khá Cơ

cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nông nghiệp có xu hướng giảm : 30,03% (2014) - 28,57% (2016), công nghiệp - xây dựng tăng : 46,00% (2014) - 46,58% (2016) và dịch vụ cũng tăng nhẹ (23,97% - 24,85% từ 2012 - 2016) Mộc Châu cũng là huyện có trình độ phát triển chỉ đứng sau TP Sơn La

Cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch: Hệ thống giao thông của huyện gồm các tuyến

đường chính: QL6 nối Hà Nội với Sơn La và đường tỉnh lộ 41, 43 Hệ thống giao thông đường bộ của Mộc Châu đã và đang tiếp tục được nâng cấp Mộc Châu có hệ thống đường thuỷ là sông Đà, nhưng chưa được khai thác nhiều, chỉ mới có khu vực Bến Trai (xã Quy Hướng) đã và đang được

đầu tư Điện nước, thông tin liên lạc: Mạng lưới điện quốc gia đã phủ khắp các xã của huyện, 100%

số hộ ở đô thị và hơn 70% số hộ nông thôn được sử dụng điện Hệ thống cấp nước của Mộc Châu tạm thời đáp ứng nhu cầu cho khu vực đô thị, khu công nghiệp và phần lớn các vùng nông thôn,

nhưng còn nhiều hạn chế Hệ thống thông tin liên lạc của huyện Mộc Châu tương đối tốt Hệ thống điện thoại và viễn thông đã phủ hết các xã Cơ sở lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí: Khu vực

trung tâm huyện Mộc Châu có 115 cơ sở lưu trú, trong đó có 2 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao

và nhiều nhà khách với tổng số 889 buồng, 1.775 giường Tại một số xã trong huyện, nhiều hộ dân cũng đăng ký cung cấp cơ sở lưu trú cho khách du lịch: Xã Đông Sang (45 hộ), Tân Lập (04 hộ), Hua Păng (01 hộ), Tân Hợp (01 hộ), Mường Sang (04 hộ) Bên cạnh đó, Mộc Châu hiện có 135 nhà hàng, 02 trung tâm mua sắm, 7 cụm mua sắm với 18 cửa hàng bán các loại đặc sản Mộc Châu: Chè,

sữa, đào, mận Cơ sở y tế: Toàn huyện có 1 bệnh viện, 15 trạm y tế xã, với 205 giường bệnh, 43

bác sỹ, 90 y sỹ, kỹ thuật viên, 63 y tá, 23 nữ hộ sinh, và 26 cán bộ ngành dược Nói chung cơ sở hạ tầng, vật chất của huyện còn nghèo, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách trong hiện

tại

2.2 Tài nguyên du lịch nổi bật của huyện Mộc Châu

2.2.1 Tài nguyên DLST tự nhiên

a) Tài nguyên DLST tự nhiên gắn với nền địa chất - địa mạo bao gồm: (1) Hang Dơi:

Hang Dơi còn được gọi là “Tây Thiên Đệ Nhất Động” là động đá tự nhiên có diện tích rộng 6915m2

và được coi là một trong những hang động đẹp nhất tỉnh Sơn La, từ cửa động có thể quan sát cả thị trấn Mộc Châu Ở đây đã tìm thấy các hiện vật Rìu, bi đá, mảnh gốm của người Việt cổ sinh sống

cách ngày nay từ 3000 từ 3500 năm; (2) Ngũ động: Ngũ Động là hệ thống gồm 5 hang động gắn

liền với thuyết ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nằm sâu dưới dãy núi phía tây của bản n, thị trấn Nông Trường Mộc Châu Nơi đây có những dải nhũ đá rủ từ trên trần xuống, và vô số cây

măng đá với đủ hình dạng, được kiến tạo qua thời gian hàng vạn năm; (3) Thác Dải Yếm: Thác có

chiều cao trên dưới 100m, với hai nhánh là Bó Co Lắm và Bó Tá Cháu đổ xuống, một bên có 9 tầng, bên bên 5 tầng, hai thác nằm cách nhau khoảng 200m Thác Dải Yếm đẹp nhất vào tháng 4

đến tháng 9 hàng năm; (4) Núi Pha Luông: Núi Pha Luông (Bờ Lung - núi lớn) có độ cao gần

2.000m tại khu giáp biên giới Việt Nam - Lào Đây là nơi có cấu trúc địa chất gồm đá phiến sét, đá phiến thạch anh hệ tầng Sông Mã Từ trên đỉnh núi, du khách được dịp chiêm ngưỡng cảnh đẹp

rừng núi hoang sơ cả hai bên nước Việt - Lào hiếm nơi nào có được

Trang 9

9

b) Tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với thảm thực vật: (1) Rừng Thông: Rừng thông có

diện tích 43 ha, là khu có những cây thông già trên đồi bát úp thấp Điều đặc biệt của khu vực rừng thông đó là bên canh khu vực trồng thông, còn có hồ nước rộng 5ha và những khu vườn nhỏ của

người dân địa phương dùng để trồng những loại cây quả đặc sắc của vùng cao nguyên

2.2.2 Tài nguyên DLST nhân văn

Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác với tư cách là tài nguyên DLST, bao gồm:

a) Các cảnh quan văn hóa nông nghiệp: Cảnh quan đồi chè và kinh nghiệm chăm sóc; cảnh quan

đồng ruộng miền núi và kinh nghiệm chăm sóc; Kinh nghiệm làm vườn và mô hình trồng rau trong

nhà lưới b) Tài nguyên nhân văn gắn với văn hóa các dân tộc: Trang phục truyền thống, kiến

trúc nhà ở, ẩm thực, lễ hội đặc sắc: Lễ Hội Hoa Ban; Ngày hội văn hóa các dân tộc ở Mộc Châu;

Lễ hội cầu mùa của người Thái, lễ hội Gầu Tào của người Hmông,

2.3 Phân vùng địa lý và đặc điểm tài nguyên du lịch của các tiểu vùng

2.3.1 Một số vấn đề lý luận về phân vùng địa lý huyện Mộc Châu

a) Khái niệm phân vùng địa lý, các cấp phân vị và tiêu chí xác định: Phân vùng địa lý là

sự phân chia lãnh thổ thành các khu vực riêng biệt có sự đồng nhất về các điều kiện tự nhiên và các

hoạt động phát triển kinh tế phù hợp với điệu kiện tự nhiên đó Các cấp phân vị : Trong phạm vị lãnh thổ huyện Mộc Châu, có thể phân chia theo 2 cấp phân vị: vùng và tiểu vùng Các tiêu chí xác định cấp vùng địa lý gồm: i)Tiêu chí về tự nhiên - Một kiểu địa hình, nền nham thạch chủ yếu, một

kiểu khí hậu, một kiểu thổ nhưỡng, một kiểu thực bì chính; ii)Tiêu chí về kinh tế - xã hội: Một tập hợp các lĩnh vực phát triển kinh tế chủ yếu gắn với các loại hình sử dụng đất chính phù hợp với điều kiện tự nhiên của lãnh thổ Các tiêu chí xác định cấp tiểu vùng gồm: i) Tổ hợp ưu thế về địa hình - đá mẹ

- loại đất; ii) Tổ hợp lĩnh vực kinh tế chủ yếu gắn với loại hình sử dụng đất ưu thế

b) Các nguyên tắc và cách thức phân vùng địa lý: Các nguyên tắc chính trong phân vùng

địa lý huyện Mộc Châu: nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tương

đối, nguyên tắc cùng chung lãnh thổ Phân vùng địa lý thực hiện theo 03 bước: Bước 1- Xác định các tiểu vùng tự nhiên; Bước 2 - Xác định các tiểu vùng kinh tế gắn với loại hình sử dụng đất; Bước

3 - Liên kết tiểu vùng tự nhiên với các tiểu vùng kinh tế để xác định ranh giới của tiểu vùng địa lý

Dựa theo các nguyên tắc, tiêu chí và cách thức phân vùng nêu trên, lãnh thổ Mộc châu nằm trong vùng cao nguyên Sơn La - Mộc Châu được phân thành 5 tiểu vùng địa lý với các đặc trưng khác nhau

2.3.2 Đặc điểm các tiểu vùng địa lý huyện Mộc Châu

Đặc điểm chung của lãnh thổ huyện Mộc Châu thuộc vùng địa lý cao nguyên Sơn La - Mộc Châu được thể hiện ở sự phân hóa rõ rệt của địa hình với kiểu thung lũng ở phía bắc đông bắc, cao nguyên và núi thấp ở trung tâm và núi trung bình ở phía nam và tây nam Cao nguyên đá vôi nằm trung tâm của huyện là nơi hội tụ nhiều dạng tài nguyên phục vụ cho hoạt động DL Khu vực thung lũng đồi núi thấp phía bắc tây bắc với hệ thống hang động dọc sông Đà mang giá trị địa chất - địa mạo, cảnh quan thung lũng giữa núi thu hút nhiều du khách khám phá và nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc Khu vực núi cao trung bình phía nam tây nam và một phần diện tích ở khu vực trung tâm

Trang 10

10

tạo cho Mộc Châu sự hấp dẫn đặc biệt đối với những ai ưa thích mạo hiểm Đây là nơi hội tụ những cung đường khó khăn hiểm trở, núi cao, và cả hang động Đặc biệt, đỉnh Pha Luông (Chiềng Sơn) là điểm đến đầy hấp dẫn đối với những ai thích khám phá mạo hiểm

Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật ở vùng Mộc Châu có sự tương phản rõ rệt: Khu vực thung lũng - đối núi thấp và núi thấp núi trung bình điều kiện đi lại khó khăn, xa trung tâm, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa phát triển, ở đây chỉ có một vài nhà nghỉ cộng đồng quy mô nhỏ Khu vực cao nguyên trung tâm có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch rất phát triển: Mạng lưới nhà nghỉ khách sạn, các cơ sở phục ăn uống, và đặc biệt là các nhà nghỉ cộng đồng đang được đầu tư khang trang Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng có sự phân hóa

rõ nét: phát triển tập trung nhất ở vùng thị trấn Mộc Châu, xã Đông Sang và vùng địa hình thấp của thị trấn Nông Trường Mộc Châu, khu vực xã Chiềng Hắc, Phiêng Luông hay Tân Lập có một số nhà nghỉ cộng đồng quy mô nhỏ

Về đặc điểm cộng đồng dân cư: Sự phân hóa các quần cư của cộng đồng cũng thể hiện rất rõ theo không gian Tại vùng thung lũng phía bắc - đông bắc, chủ yếu là cộng đồng người Thái, người Mường chiếm đa số với sinh kế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp Tại khu vực trung tâm cao nguyên, dân cư chiếm đa số là người Kinh, người Thái và người Mường Đặc biệt khu vực ven quốc

lộ 6, trung tâm thị trấn Mộc Châu, xã Đông Sang, tập trung đông dân nhất, mật độ dân số cao Cư dân ở đây hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ (nhất là khu vực ven QL 6, tỉnh lộ 43), hoạt động sản xuất công nghiệp Dân cư ở khu vực này cũng có mức sống, và các điều kiện về vật chất, tài chính tốt nhất Tại khu vực núi trung bình phía tây - tây nam dân cư thưa hơn, hoạt động nghề nghiệp của dân cư vùng này gắn với khai thác lâm sản, làm nương rẫy

* (1)Tiểu vùng thung lũng - đồi núi thấp Nà Mường (TV1)

Tiểu vùng thung lũng - đồi núi thấp Nà Mường nằm ở phía bắc - đông bắc của huyện, thung lũng sông Đà là khu vực thấp nhất Tiểu vùng có khí hậu nóng, mùa lạnh ngắn, ít mưa; mùa khô dài; nhiệt độ trung bình năm 220C, lượng mưa trung bình năm dưới 1500mm, và số ngày khô nóng

> 9 ngày/ năm

Về phát triển kinh tế, ở khu vực bậc thềm thung lũng sông người dân phát triển lúa nước, trên các sườn đồi trồng cây ăn quả Những nơi địa hình cao hơn, dốc hơn được sử dụng trồng rừng

và bảo vệ rừng

Tài nguyên du lịch chính: i) Cảnh quan thiên nhiên đặc trưng thảm rừng mưa nhiệt đới trên

địa hình đồi núi Địa hình trong vùng đa dạng gồm thung lũng, đồi, núi thấp với các hang động là những điều kiện tốt để phát triển du lịch dã ngoại, tham quan ngắm cảnh, du lịch mạo hiểm; ii) Nền văn hóa của các dân tộc đang sinh sống trong tiểu vùng chủ yếu là người Thái (32,1%), người Mường (43,2%) với các lễ hội: Lễ hội xuống đồng (người Mường), lễ hội cầu mùa là nét độc đáo thu hút du khách tới thăm

Cơ sở hạ tầng: có QL 43 chạy qua nối tiểu vùng với thị trấn Phù Yên - Tp Sơn La, tạo điều

kiện đảm bảo cho việc đi lại của du khách Tuy nhiên, hệ thống giao thông nông thôn chưa thực sự

phát triển

* (2) Tiểu vùng cao nguyên Mộc Châu (TV2)

Trang 11

11

Đặc điểm: Tiểu vùng này chiếm diện tích 1/4 diện tích tự nhiên huyện Mộc Châu, có địa

hình đặc trưng: với phần lớn diện tích diện tích phía bắc của tiểu vùng nằm trên bề mặt có độ cao

700 - 1.000m, ở phía tây lại nằm trên bề mặt có độ cao 400 - 700m, riêng khu vực xã Đông Sang

(phía nam của tiểu vùng) có nơi ở độ cao 1.000 - 1.200m

Trong tiểu vùng chỉ có các suối nhỏ, rất ít nước vào mùa khô, về mùa mưa nước khá phong phú Tiểu vùng này có khí hậu hơi lạnh, mưa ít, độ dài mùa khô trung bình, nhiệt độ trung bình

<180C, lượng mưa trung bình năm <1500mm; không có ngày khô nóng

Thổ nhưỡng của tiểu vùng chủ yếu là đất mùn đỏ nâu trên đá vôi, thích hợp cho trồng một

số cây nông sản vùng cao đặc biệt là cây mận, đào, su su, chè Trong tiểu vùng có các hoạt động kinh tế chính gắn với tài nguyên bao gồm trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đặc thù (cây chè), chăn nuôi bò sữa và dịch vụ du lịch

Tài nguyên du lịch chính: Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên trong tiểu vùng gồm: hang

Dơi,Rừng thông Một số điểm tham quan ngắm cảnh khác: Rừng chè cổ thụ Chờ Lồng, đồi chè Trái

Tim, vườn chè (tiểu khu 69)… Tài nguyên du lịch nhân văn trong tiểu vùng có di tích lịch sử văn

hóa và cách mạng như: Bia lưu niệm Đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (xã Đông Sang);

Di tích lịch sử nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Mộc Châu (tiểu khu 13 thị trấn Mộc Châu), khu BảoTàng huyện và di tích lịch sử đoàn 52 Tây Tiến (Tiểu khu 12 thị trấn Mộc Châu); di tích nơi Bác Hồ đến nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ, công nhân Nông Trường Mộc Châu (tiểu khu 77, thị trấn Nông Trường Mộc Châu)

Các lễ hội: Hội hái quả: vào tháng 5 hàng năm, tại thung lũng trồng mận rộng hàng ngàn ha

Nà Ka, tiểu khu Pa Khen I, thị trấn Nông Trường Mộc Châu (Đến dự lễ hội hái quả, du khách có dịp đeo gùi trên lưng và hái những trái mận chín đỏ, tham gia các trò chơi dân gian đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Mộc Châu); Các lễ hội khác: Lễ hội hoa Ban; Ngày tết độc lập 2/9; Lễ hội cầu mưa vào dịp đầu năm

Tiểu vùng này tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn nhà sàn tại bản Áng xã Đông Sang Tại đây, với hơn 40 hộ kinh doanh du lịch (2016) có thể cung cấp chỗ ngủ 80 - 100 khách/ đêm/ nhà sàn Tồn tại cần khắc phục hiện nay ở TV 2 là nâng cấp hệ thống nước sạch và vệ sinh để đảm bảo cho hoạt động nghỉ ngơi của du khách

* (3)Tiểu vùng núi trung bình Tân Lập (TV3)

Đặc điểm: Tiểu vùng núi trung bình Tân Lập bao chiếm một phần không gian tây- tây nam

xã Tân Lập, phần phía bắc xã Mường Sang, phần tây - tây nam TT Nông Trường Mộc Châu, phần bắc - đông bắc xã Chiềng Hắc Cấu trúc địa chất chính của tiểu vùng là cuội kết, cát kết hạt thô, đá phiến sét, đá vôi hệ tầng Sông Bôi phân hệ tầng dưới Địa hình của tiểu vùng có sự phân bậc rõ với hai bậc: một là bề mặt cao 1.000 - 1.200m chiếm phần lớn diện tích tiểu vùng, hai là các đỉnh cao trên 1200m phân bố ở phía tây của TV

Về kinh tế, trong tiểu vùng chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp với các cây trồng chính: Lúa, ngô, rau màu theo mùa Ngoài ra, ở những nơi có độ dốc cao hơn, người dân trồng rừng và bảo

vệ rừng Một phần nhỏ diện tích của tiểu vùng (ngũ động bản Ôn), một số hộ dân có xu hướng tham gia vào cung cấp dịch vụ du lịch

Trang 12

12

Tài nguyên du lịch chính: Tiểu vùng này có hệ thống ngũ động tại bản Ôn với nhiều nhũ

đá đẹp, là nơi thích hợp cho những du khách thích khám phá mạo hiểm Tiểu vùng còn có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ruộng bậc thang, nương ngô (Chiềng Hắc, Tân Lập)

Cơ sở hạ tầng của tiểu vùng chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách: mới có hệ thống

giao thông được cải thiện, chưa có nhà nghỉ, nước sạch không đủ cho cư dân và du khách vào mùa du lịch

* (4)Tiểu vùng đồi núi thấp Chiềng Hắc - Mường Sang

Đặc điểm: Không gian của tiểu vùng bao chiếm một phần diện tích bắc- tây bắc xã Chiềng

Hắc, tây - tây nam xã Mường Sang, và bắc - đông bắc xã Chiềng Sơn Được cấu tạo địa chất bởi cát kết, bột kết xen đá phiến sét, than đá hệ tầng Sông Bôi phân hệ tầng trên (khu vực Chiềng Hắc), cuội kết đa khoáng hệ tầng Yên Châu (khu vực Mường Sang) Chính cấu trúc địa chất đã tạo cho khu vực này có một địa hình đặc trưng với độ cao trung bình 300 - 600m, chiếm đa số diện tích tiểu vùng Trong tiểu vùng chỉ có các suối nhỏ, rất ít nước vào mùa khô, còn mùa mưa nước khá phong phú.Thổ nhưỡng trong vùng gồm đất vàng nhạt trên đá cát kết (Chiềng Hắc), đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Mường Sang) Tiểu vùng có khí hậu hơi lạnh, mưa ít, mùa khô trung bình; nhiệt độ trung bình năm 190C, lượng mưa trung bình <1500mm/ năm; không có ngày khô nóng

Trong lĩnh vực kinh tế, tiểu vùng tập trung phát triển nông lâm nghiệp, khu vực phía Nam (xã Mường Sang) kết hợp phát triển nông nghiệp với du lịch

Tài nguyên du lịch: Thác Dải Yếm (xã Mường Sang) được nối với đồi thông bằng một lối

mòn, do vậy giữa đồi thông và thác nước sẽ tạo thành một tour du lịch đặc biệt Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng như: Đồn Mộc Lỵ, di tích Chùa Chiền Viện (Chùa Vặt Hồng) - bản Vặt

xã Mường Sang Ngoài ra, trong vùng còn có một số điểm tham quan ngắm cảnh vườn cải của người dân địa phương

Cơ sở hạ tầng: đường điện đã được đầu tư đến từng thôn bản, hệ thống giao thông liên

huyện đảm bảo, nhưng liên xã chất lượng kém Nước sạch chưa đáp ứng nhu cầu của người dân và

du khách vào mùa du lịch Hiện tại chỉ có một số nhà nghỉ cộng đồng tại bản Vặt xã Mường Sang

* (5)Tiểu vùng núi trung bình Chiềng Khừa - Chiềng Sơn

Đặc điểm: Ranh giới của tiểu vùng trùng với ranh giới của một phần các xã Chiềng Khừa,

Lóng Sập, Chiềng Sơn và Chiềng Hắc Địa hình ưu thế trong tiểu vùng là núi kiến tạo bóc mòn dạng địa lũy, vòm khối tảng, cấu tạo chủ yếu bởi đá biến chất chia cắt trung bình, sườn dốc với quá trình chính là đổ lở, lăn trượt Khí hậu ở đây hơi lạnh, mưa ít, nhiệt độ trung bình dưới 180C, lượng mưa trung bình năm dưới 1.500mm Trong tiểu vùng có một phần diện tích Vườn quốc gia Xuân Nha, đa dạng về thành phần loài động, thực vật, thu hút nhiều du khách đến tham quan tìm hiểu, học tập nghiên cứu

Lĩnh vực kinh tế chính là canh tác nông nghiệp kết hợp khai thác lâm sản Tại khu vực cửa khẩu Lóng Sập phát triển thương mại với chợ phiên ở vùng biên

Tài nguyên du lịch chính: Tiểu vùng có núi Pha Luông cao gần 2000m (xã Chiềng Sơn)

nổi tiếng từ lâu đã được nhiều du khách ưa khám phá tìm đến chinh phục Khung cảnh núi rừng hoang sơ cũng là một trong những dấu ấn có thể khai thác cho du lịch trong tương lai Đây là nơi cư

Ngày đăng: 26/10/2017, 09:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5 tiêu chí đã được lựa chọn cho đánh giá các tiểu vùng đối với 3 hình thức du gồm: Độ hấp dẫn, Tính liên kết, Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, Khả năng tiếp cận và Thời gian khai thác  - “Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng dân tộc huyện miền núi mộc châu tỉnh sơn la TT
5 tiêu chí đã được lựa chọn cho đánh giá các tiểu vùng đối với 3 hình thức du gồm: Độ hấp dẫn, Tính liên kết, Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, Khả năng tiếp cận và Thời gian khai thác (Trang 14)
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp mức độ thuận lợi đối với các loại hình du lịch của các tiểu vùng địa lý  - “Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng dân tộc huyện miền núi mộc châu tỉnh sơn la TT
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp mức độ thuận lợi đối với các loại hình du lịch của các tiểu vùng địa lý (Trang 15)
Bảng 3.35. Các điểm du lịch chính đang đƣợc khai thác - “Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng dân tộc huyện miền núi mộc châu tỉnh sơn la TT
Bảng 3.35. Các điểm du lịch chính đang đƣợc khai thác (Trang 18)
Bảng 3.37: Định hƣớng ƣu tiên phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu theo các tiểu vùng  - “Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng dân tộc huyện miền núi mộc châu tỉnh sơn la TT
Bảng 3.37 Định hƣớng ƣu tiên phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu theo các tiểu vùng (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w