1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH nhật huy

126 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 3,69 MB

Nội dung

MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 1 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu luận văn: 2 CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3 1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 3 1.1.1. Đặc điểm, vai trò của bán hàng và xác định kết quả bán hàng 3 1.1.2. Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng 5 1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 6 1.2. Lý luận cơ bản về quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng 7 1.2.1. Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp 7 1.2.2. Doanh thu bán hàng 11 1.2.3. Các khoản giảm trừ doanh thu 12 1.2.4. Giá vốn hàng bán 14 1.2.5. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 17 1.2.6. Chi phí thuế TNDN 20 1.2.7. Xác định kết quả bán hàng 20 1.3. Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại 20 1.3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ sử dụng 20 1.3.2. Tổ chức hệ thống tài khoản sử dụng 21 1.3.3. Trình tự một số nghiệp vụ chủ yếu 24 1.3.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 31 1.3.5. Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong điều kiện ứng dụng tin học 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH NHẬT HUY 38 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Nhật Huy 38 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 38 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 40 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 42 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán 44 2.2. Tình hình thực tế về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Nhật Huy 48 2.2.1. Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán 48 2.2.2. Giới thiệu về phầm mềm kế toán Isoft Accounting(3Afast) mà công ty TNHH Nhật Huy đang áp dụng 49 2.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng 55 2.2.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Thuế xuất khẩu 67 2.2.5. Kế toán thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu ra 72 2.2.6. Kế toán tình hình thanh toán với khách hàng 74 2.2.7. Kế toán giá vốn hàng bán 85 2.2.8. Kế toán chi phí bán hàng( CPBH) 89 2.2.9. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) 90 2.2.10. Kế toán xác định kết quả bán hàng 101 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TNHH NHẬT HUY 109 3.1. Một số nhận xét đánh giá chung về tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty 109 3.1.1. Nhận xét chung về công ty TNHH Nhật Huy 109 3.1.2. Ưu điểm 110 3.1.3. Những tồn tại 112 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty TNHH Nhật Huy 114 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện 114 3.2.2. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Nhật Huy 115 KẾT LUẬN 124 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 125   DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính CPBH: Chi phí bán hàng CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp DN: Doanh nghiệp DTBH: Doanh thu bán hàng HDUT: Hợp đồng ủy thác GTGT: Giá trị gia tăng GVHB: Giá vốn hàng bán H – T: Hàng – Tiền KKĐK: Kiểm kê định kỳ KKTX: Kê khai thường xuyên HĐKT: Hợp đồng Kinh tế TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ: Tài sản cố định BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh XK: Xuất khẩu GUT: Giao ủy thác TKHQ: Tờ khai Hải Quan LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cơ chế mới, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế, tính độc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp ngày một cao hơn, mỗi doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong kinh doanh, phải tự chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là phải kinh doanh có lãi. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải nhận thức được rõ về vị trí của khâu tiêu thụ hàng hóa, nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp các chi phí đã bỏ ra. Bên cạnh đó, mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận nên việc xác định đúng đắn và chính xác kết quả kinh doanh nói chung và kết quả bán hàng nói riêng cũng rất quan trọng. Do đó bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là rất cần thiết giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa các quyết định kinh doanh đúng đắn. Nhận thức được tầm quan trọng này, bằng những kiến thức được trang bị ở nhà trường cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo – GS.TS Ngô Thế Chi cũng như ban lãnh đạo, cán bộ phòng Kế toán Công ty TNHH Nhật Huy, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Nhật Huy”. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng. • Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu sâu về tổ chức công tác kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh, đưa ra những nhận xét tổng quan về các thành tựu đã đạt được và những tồn tại trong công tác kế toán bán hàng xác định kết quả kinh doanh, từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH Nhật Huy.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Đoàn Thị Hoài

Trang 3

MỤC LỤC

TRANG BÌA

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC: Báo cáo tài chínhCPBH: Chi phí bán hàngCPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp

DTBH: Doanh thu bán hàng HDUT: Hợp đồng ủy thácGTGT: Giá trị gia tăng GVHB: Giá vốn hàng bán

H – T: Hàng – TiềnKKĐK: Kiểm kê định kỳKKTX: Kê khai thường xuyênHĐKT: Hợp đồng Kinh tếTNDN: Thu nhập doanh nghiệpTSCĐ: Tài sản cố định

BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

TKHQ: Tờ khai Hải Quan

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong cơ chế mới, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế, tính độc lập,

tự chủ trong các doanh nghiệp ngày một cao hơn, mỗi doanh nghiệp phải năng độngsáng tạo trong kinh doanh, phải tự chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình,bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là phải kinh doanh có lãi

Muốn vậy, các doanh nghiệp phải nhận thức được rõ về vị trí của khâu tiêu thụhàng hóa, nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở đểdoanh nghiệp có thu nhập bù đắp các chi phí đã bỏ ra

Bên cạnh đó, mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận nên việc xácđịnh đúng đắn và chính xác kết quả kinh doanh nói chung và kết quả bán hàng nói riêngcũng rất quan trọng Do đó bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý kếtoán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là rất cần thiết giúp doanh nghiệp có đầy đủthông tin kịp thời và chính xác để đưa các quyết định kinh doanh đúng đắn

Nhận thức được tầm quan trọng này, bằng những kiến thức được trang bị ở nhàtrường cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo – GS.TS Ngô Thế Chi cũng như ban lãnh

đạo, cán bộ phòng Kế toán Công ty TNHH Nhật Huy, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Nhật Huy”.

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu: Kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng

• Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu sâu về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, đưa ra những nhận xét tổng quan về các thành tựu đã đạt được và những tồn tại trong công tác kế toán bán hàng xác định kết quả kinh doanh, từ đó đưa

ra những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH Nhật Huy

3 Phạm vi nghiên cứu

Trang 6

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tế kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Nhật Huy.

4 Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu nghiên cứu về thực trạng kế toán bán hàng tại công ty TNHH NhậtHuy để làm và có đề xuất những tồn tại mà công ty gặp phải

Ngoài ra còn có phương pháp phân tích dữ liệu, thu thập dữ liệu( phỏng vấn,quan sát vấn đề,…), nghiên cứu tài liệu liên quan tới công ty TNHH Nhật Huy nóiriêng và kế toán bán hàng nói chung

5 Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết thúc, nội dung luận văn của em gồm 3 chương:

Ch

ư ơ ng 1 : Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở

doanh nghiệp thương mại.

Ch

ươ ng 2 : Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty

TNHH Nhật Huy.

Ch

ươ ng 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác

định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Nhật Huy.

Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự chỉ dẫn và giúp đỡ của các thầy,các cô trong bộ môn kế toán doanh nghiệp, trực tiếp là GS.TS Ngô Thế Chi cùng vớicác anh, chị cán bộ kế toán công ty TNHH Nhật Huy Tuy nhiên, phạm vi của đề tàirộng, thời gian thực tế chưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong được

sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các anh, chị phòng kế toán công ty TNHHNhật Huy để bài luận văn này được hoàn thiện

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Đoàn Thị Hoài

Trang 7

1.1.1.Đặc điểm, vai trò của bán hàng và xác định kết quả bán hàng

Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh trong các doanhnghiệp thương mại Đây là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá người mua vàdoanh nghiệp thu tiền về hoặc được quyền thu tiền

Đứng trên góc độ luân chuyển vốn: Bán hàng ở các DN là quá trình chuyển vốnkinh doanh từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ (H-T) Thông qua quá trình này,nhu cầu người tiêu thụ về mặt giá trị sử dụng được thỏa mãn và giá trị hàng hóa đượcthực hiện

Xét từ góc độ kinh tế, bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu về hàng hóa tiền tệ,thành phẩm, dịch vụ, DN thu được tiền từ khách hàng Do đó quá trình bán hàng có thểđược chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Đơn vị xuất bán giao hàng cho đơn vị mua, căn cứ vào hợp đồng

kinh tế đã ký kết Trong giai đoạn này chỉ phản ánh một mặt quá trình vậnđộng của hàng hóa, chưa phản ánh kết quả của việc bán hàng vì số hàng hóachưa đảm bảo chắc chắn đã thu được tiền

- Giai đoạn 2: Đơn vị mua hay khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán

tiền Đây là giai đoạn mà đơn vị mua đã nhận được hàng còn đơn vị bán thuđược tiền hoặc sẽ thu được tiền từ đơn vị mua Kết thúc giai đoạn này cũng làkết thúc quá trình bán hàng

Trong các doanh nghiệp thương mại cũng như doanh nghiệp sản xuất, hoạt độngbán hàng là hoạt động tài chính, thường xuyên mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trang 8

Kết quả bán hàng phản ánh kết quả cuối cùng của việc tiêu thụ hàng hóa, lao vụ, dịch

vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và được thể hiện thông qua chỉ tiêu lãihoặc lỗ

Kết quả bán hàng: Là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần của hoạt động bánhàng và các chi phí của hoạt động đó

Kết quả BH = Doanh thu thuần – ( GVHB + CPBH + CPQLDN)

Doanh thu thuần = DTBH- Các khoản giảm trừ doanh thu

Tóm lại, quá trình bán hàng trong DN có những đặc điểm sau:

- Có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán về số lượng, chất lượng vàquy cách bán hàng

- Có sự thay đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hóa từ người bán sangngười mua

- Người bán giao cho người mua một lượng hàng hóa và nhận được tiền hoặcđược chấp nhận thanh toán Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng –được dùng để bù đắp chi phí

Các doanh nghiệp là nơi sáng tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu xã hộinhưng phải thông qua quá trình bán hàng thì sản phẩm mới được đưa vào tiêu dùng.Như vậy thực hiện việc bán thành phẩm, hàng hóa có vai trò quan trọng đối với doanhnghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân

- Đối với doanh nghiệp: quá trình bán hàng tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanhnghiệp thu hồi vốn, trang trải các chi phí sản xuất kinh doanh bổ sung nguồnvốn, mở rộng và hiện đại hoá sản xuất của doanh nghiệp

- Đối với người tiêu dùng: Bán hàng sẽ giúp người tiêu dùng thoả mãn nhu cầutrong xã hội

- Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân: Bán hàng là điều kiện để tiếnhành tái sản xuất xã hội Quá trình tái sản xuất xã hội gồm có 4 khâu: “Sản

Trang 9

xuất – Phân phối – Trao đổi – Tiêu dùng”, giữa các khâu này có mối quan hệchặt chẽ với nhau, nếu thiếu dù chỉ một khâu thì quá trình tái sản xuất sẽkhông được thực hiện Trong mối quan hệ đó thì sản xuất giữ vai trò quyếtđịnh, tiêu dùng là mục đích, là động cơ thúc đẩy sản xuất phát triển, còn khâuphân phối và trao đổi có vai trò là cầu nối giữa quan hệ sản xuất và tiêu dùng,

từ đó kích thích tiêu dùng và đẩy mạnh sản xuất phát triển Như vậy, tiêu thụhàng hóa thực hiện mục đích sản xuất, là điều kiện để tái sản xuất được thựchiện Ngoài ra, bán hàng còn góp phần điều hòa giữa sản xuất và tiêu dùng,giữa khả năng và nhu cầu… là điều kiện để phát triển cân đối trong từngngành, từng vùng cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân

1.1.2.Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng

Quản lý hoạt động bán hàng là quản lý theo đúng kế hoạch tiêu thụ, có như vậymới thực hiện được cân đối giữa cung và cầu, đảm bảo cân đối sản xuất trong từngngành và trong nền kinh tế Quản lý hoạt động bán hàng cần bám sát các yêu cầu cơbản sau:

Về khối lượng hàng hóa tiêu thụ, phải nắm được chính xác số lượng từng loạihàng hóa tồn kho đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất tiêu thụ và lượng dự trữ cần thiết để có

kế hoạch đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường

Về giá vốn của hàng xuất kho:Doanh nghiệp cần phải lựa chọn được phươngpháp tính giá vốn hợp lý, đồng thời thực hiện tính giá vốn hàng bán kịp thời và chínhxác Có như vậy mới giúp phản ánh đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệptrong kỳ

Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: đây là các khoản chi phícóảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Dovậy đối với những khoản chi phí có tính chất cố định cần xây dựng định mức chi phí

Trang 10

cho từng đơn vị hàng hóa, lập dự toán cho từng loại, từng thời kỳ và tiến hành phânbổchi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho số hàng đã bán.

Về giá bán và doanh thu bán hàng: giá bán phải bù đắp chi phí có lãi đồng thờiphải được khách hàng chấp nhận Tuy nhiên việc xác định giá bán phải hết sức mềmdẻo linh hoạt Việc xác định giá bán phải được tiến hành sau khi xem xét, nghiên cứu

kỹ thị trường, tránh trường hợp giá cả lên xuống thất trường gây mất uy tín của sảnphẩm trên thị trường Doanh nghiệp cần sử dụng giá như một công cụ để tác động vàocầu, kích thích tăng cầu của người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh doanh thu bán hàng.Trong những trường hợp đặc biệt có thể sử dụng giá ưu đãi để tăng khối lượng tiêu thụtránh tình trạng ứ đọng hàng hóa Do đó bộ phận quản lý tiêu thụ cần cung cấp chínhxác kịp thời các thông tin về giá cả từ đó có được sự xử lý và phân tích thông tin đúngđắn nhằm đưa ra những quyết định kịp thời, hiệu quả

Về phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán: bộ phận quản lý tiêu thụ phảitùy theo từng khách hàng mà thỏa thuận phương thức và thời hạn hợp lý Muốn vậy bộphận quản lý công tác bán hàng phải nắm rõ được khách hàng của mình như thườngxuyên hay không thường xuyên, thanh toán đúng hạn hay không…

Như vậy việc quản lý công tác bán hàng có vị trí cực kỳ quan trọng vì công tácbán hàng có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp Thực hiện tốt cácyêu cầu trên sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp đạt kết quả trong các hoạt động kinh doanh.1.1.3.Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

Kế toán với chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính trongdoanh nghiệp nói chung và khâu bán hàng, xác định kết qủa bán hàng nói riêng cầnthực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Trang 11

- Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán ra vàtiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn hàng đã bán, chi phí bán hàng

Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể đi đến kết luận: Việc tổ chức kế toánbán hàng, xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp là rất cần thiết Nó giúp doanhnghiệp nhận biết được tình hình của từng mặt hàng, khả năng thanh toán của từngkhách hàng, lợi nhuận thu được qua hoạt động bán hàng để từ đó doanh nghiệp đề ranhững giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới

1.2 Lý luận cơ bản về quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng

1.2.1.Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp thương mại, việc tiêu thụ hàng hoá có thể được thực hiệntheo các phương thức:

- Bán buôn hàng hoá

- Bán lẻ hàng hóa

- Bán đại lý, ký gửi

- Bán hàng trả góp, trả chậm1.2.1.1 Bán buôn hàng hóa

Là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sảnxuất…để thực hiện bán ra hoặc để gia công, chế biến rồi bán ra

Đặc điểm:

- Hàng bán vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng,

do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá vẫn chưa được thực hiện

- Hàng được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn

- Giá bán biến động tuỳ thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán

Trang 12

Phương thức bán buôn qua kho: là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó

hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp Bán buôn qua kho có haihình thức:

- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: bên mua cử đại diện đếnkho của doanh nghiệp để nhận hàng Doanh nghiệp xuất kho hàng hoá, giaotrực tiếp cho đại diện bên mua Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanhtoán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ

- Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng (gửi hàng cho bên mua): Căn

cứ vào hợp đồng đã ký kết, hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp xuất khohàng hóa, dùng phương tiện vận tải của mình đi thuê ngoài, chuyển hàng đếnkho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó do bên mua quy định trong hợpđồng

Đặc điểm của bán buôn qua kho:

- Tiêu thụ có định kỳ giao nhận Thời điểm giao hàng không trùng với thờiđiểm nhập hàng

- Hàng hoá khó khai thác

- Hàng cần phải qua dự trữ để tăng giá trị thương mại

Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng: Doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận

hàng mua, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua

Bán buôn vận chuyển thẳng có hai hình thức:

- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (hình thức giaotay ba hay bán buôn chuyển thẳng có tham gia thanh toán): doanh nghiệp saukhi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán Saukhi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiềnhàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ

Trang 13

Theo hình thức này thì doanh nghiệp thương mại phải tổ chức quá trình muahàng, bán hàng, thanh toán tiền hàng mua, hàng đã bán với nhà cung cấp và với kháchhàng của doanh nghiệp.

- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: doanh nghiệp saukhi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuêngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận.1.2.1.2 Bán lẻ hàng hóa

Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các

tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.Đặc điểm:

- Hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng

- Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện

- Bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định

Phương thức bán lẻ có các hình thức sau:

- Bán lẻ thu tiền tập trung: nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giaohàng cho người mua tách rời nhau Mỗi quầy có một nhân viên thu tiền làmnhiệm vụ thu tiền của khách, viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách để kháchđến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao

Ưu điểm của hình thức bán hàng này là ít xảy ra sai sót giữa tiền và hàng, nhưng

có nhược điểm là mất nhiều thời gian của khách hàng Vì vậy, hình thức bán hàng nàychỉ áp dụng đối với mặt hàng có giá trị cao

- Bán lẻ thu tiền trực tiếp: nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách vàgiao cho khách Cuối ngày hoặc cuối mỗi ca nhân viên bán hàng làm giấy nộptiền và nộp tiền cho thủ quỹ và lập báo cáo bán hàng

- Bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): khách hàng tự chọn lấy hàng, mang đến bàn tínhtiền và thanh toán tiền hàng Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hoáđơn bán hàng và thu tiền của khách hàng

Trang 14

1.2.1.3 Bán đại lý, ký gửi

Doanh nghiệp thương mại giao hàng cho các cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở nàytrực tiếp bán hàng Bên nhận đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, và thanh toán tiềnhàng cho DN thương mại và được hưởng hoa hồng đại lý bán

1.2.1.4 Bán hàng trả góp, trả chậm

Người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần trong một thời gian nhất định

và người mua phải trả cho DN bán hàng một số tiền lớn hơn giá trị giá bán trả tiềnngay một lần

Các phương thức thanh toán trong doanh nghiệp thương mại

Thanh toán dùng tiền mặt:

Doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng và được khách hàng thanh toán trực tiếpbằng tiền mặt

Thanh toán qua ngân hàng

Theo phương thức này, ngân hàng đóng vai trò trung gian thực hiện chuyển tiền

từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán hoặc bù trừ lẫn nhau khinhận được yêu cầu thanh toán của các bên Bao gồm: thanh toán bằng séc, thanh toánbằng UNC, thanh toán bằng thư tín dụng,…

Trang 15

1.2.2.Doanh thu bán hàng

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phátsinh từ các hoạt động SXKD thông thường của DN góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.Doanh thu bán hàng là số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ việc DN bán hànghóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Doanh thu thuần về bán hàng là DTBH sau khi đã trừ đi (-) các khoản giảm trừdoanh thu (Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế TTĐB,thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)

∗ Các quy định khi hạch toán DTBH: Theo chuẩn mực số 14 – Doanhthu và thu nhập khác, DTBH chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời

5 điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sảnphẩm, hàng hoá cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu sảnphẩm, hàng hóa hoặc quyền kiểm soát sản phẩm, hàng hoá

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch khách hàng

∗ Nguyên tắc xác định doanh thu trong một số trường hợp cụ thể:

- Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ, DTBH là giá bán chưa có thuế GTGT

- Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuếGTGT theo phương pháp trực tiếp thì DTBH là tổng giá thanh toán

- Trường hợp bán hàng theo hình thức trả chậm, trả góp: DN ghi nhận DTBHtheo giá trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính phần lãi tínhtrên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm doanh thu được xácđịnh

- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB hoặc thuếxuất khẩu thì DTBH là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế TTĐB và thuếxuất khẩu)

Trang 16

- Đối với DN nhận gia công hàng vật tư, hàng hóa thì chỉ phản ánh vào DTBH

và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng không bao gồm giátrị vật tư, hàng hóa nhận gia công

- Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi phương thức bán hàng đúng giáhưởng hoa hồng thì DTBH và cung cấp dịch vụ là phần hoa hồng bán hàng

mà DN được hưởng

- Doanh thu bán nội bộ phải được theo dõi chi tiết theo từng loại sản phẩmnhằm xác định chính xác, đầy đủ kết quả kinh doanh của từng mặt hàng khácnhau như: Giá trị các loại sản phẩm, hàng hóa được dùng để trả lương cho cán

bộ công nhân viên, giá trị các sản phẩm đem biếu, tặng hoặc tiêu dùng trongnội bộ DN

1.2.3.Các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính doanh thu thuần và kết quả kinhdoanh trong kỳ kế toán, các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

a) Chiết khấu thương mại:

- Chiết khấu thương mại: là khoản tiền mà DN đã giảm trừ cho người mua khi mua hàngvới khối lượng lớn theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng

- Giảm giá hàng bán: là số tiền DN giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kémphẩm chất, không đúng quy cách, không đúng thời hạn theo quy định trong hợp đồngkinh tế

- Doanh thu hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng sản phẩm, hàng hóa DN xác định là

đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợpđồng như hàng bị kém, mất phẩm chất; không đúng chủng loại, quy cách

- Thuế phải nộp cho hàng hóa:

 Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là loại thuế gián thu đánh trên giá trị tăng thêmcủa hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Thuế GTGT được tính theo 2 phương pháp:

o Phương pháp khấu trừ:

Trang 17

Tổng gía thanh toáncủa hàng hóa dịch vụchịu thuế mua vàotrong kỳKhi doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì đây mới đượcghi nhận là khoản giảm trừ doanh thu

 Thuế TTĐB được đánh trên doanh thu của các DN SXKD một số mặt hàng đặc biệt màNhà nước không khuyến khích sản xuất, cần hạn chế mức tiêu thụ vì không phục vụcho nhu cầu đời sống nhân dân: rượu, bia, thuốc lá, vàng mã…

Phương pháp tính:

Số thuế TTĐB phải

nộp = Trị giá tính thuế TTĐB X Thuế suất thuế TTĐB

 Thuế xuất khẩu là thuế đánh trên hàng hóa khi hàng hóa xuất khỏi biên giới Việt Nam

Phương pháp tính:

Số thuế xuất khẩu phải

Trị giá hàng hóaxuất khẩu X Thuế suất1.2.4.Giá vốn hàng bán

Đối với doanh nghiệp thương mại thì giá vốn hàng bán là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí phát sinh trong kỳ

Trang 18

Trị giá vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, gồm cótrị giá vốn hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổcho hàng bán ra trong kỳ Việc xác định trị giá vốn hàng bán là cơ sở để tính kết quả hoạtđộng kinh doanh, bởi vậy cần xác định đúng giá vốn hàng bán.

Phương pháp này được trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính và được sử dụng trong nhiều kỳ kế toán

+ Chi phí mua phân bổcho hàng xuất kho

Xác định trị giá vốn của hàng xuất kho để bán:

Theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho, ban hành và công bố theo quyếtđịnh số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 DN có thể sử dụng một trong cácphương pháp sau để xác định trị giá vốn của hàng xuất kho

* Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp này đòi hỏi doanh

nghiệp phải quản lý, theo dõi hàng hóa, thành phẩm theo từng lô, khi xuất bán hànghóa thuộc lô nào thì sẽ căn cứ vào số lượng thực xuất và đơn giá nhập kho thực tế của

lô đó để tính trị giá thực tế hàng xuất kho

* Phương pháp bình quân gia quyền: giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính

theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàngtồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳhoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp

Cụ thể theo công thức sau:

Giá thực tế

hàng xuất

bán

Số lượnghàng xuấtbán

Đơn giábình quân

Trang 19

Đơn giá bình quân có thể tính theo một trong hai phương pháp sau:

- Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ:

Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập

Giá thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập

Số lượng hàng tồn kho sau mỗi lần nhập

* Phương pháp nhập trước – xuất trước: áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn

kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lạicuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phươngpháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểmđầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho

ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

* Phương pháp nhập sau – xuất trước: áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho

được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ làhàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàngxuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàngtồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả hàng hóa có xu hướng tănglên hoặc lạm phát

Trang 20

* Phương pháp hạch toán giá: Đối với các doanh nghiệp có quy mô tương

đối lớn, cơ cấu, chủng loại hàng hóa, vật tư nhiều, lượng xuất nhập thường xuyên, đểtheo dõi hàng ngày sự luân chuyển hàng hóa trên các chứng từ nhập xuất, các sổ chitiết, kế toán có thể sử dụng phương pháp hệ số giá Theo phương pháp này, toàn bộhàng hóa biến động tăng giảm trong kỳ đều được tính theo giá hạch toán, đến cuối kỳkhi ghi sổ tổng hợp và lập báo cáo tài chính thì kế toán mới điều chỉnh từ giá thanhtoán sang giá thực tế

Giá hạch toán của hàngnhập trong kỳGiá thực tế

của hàngbán ra

= Giá hạch toán của hàng

+Tính chi phí mua phân bổ cho hàng xuất bán:

Chi phí muaphân bổ chohàng xuấtkho

=

Chi phí mua phân bổ chohàng tồn đầu kỳ +

Chi phí mua hàngphát sinh trong kỳ

X

Trịgiámuacủahàngxuấtkho

Trị giá mua của hàng

Trang 21

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sảnphẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sảnphẩm, chi phí hội nghị khách hàng, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phíbảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng, chi phí bảo quản, đóng gói, vậnchuyển…

Theo quy định hiện hành, CPBH của DN được phân thành các loại sau:

- Chi phí nhân viên bán hàng: Là các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viênđóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá…bao gồm chi phí tiền lương, tiền

ăn ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn…

- Chi phí vật liệu, bao bì: Là các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc bảo quản,tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hoá,chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hànghoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ của DN

- Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Là các chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trìnhtiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiệnlàm việc

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là các chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận bảo quản, bánhàng như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiệntính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng

- Chi phí bảo hành: Là chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây dựng đãđược bán trong kỳ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho khách hàngnhư: Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho thuê bãi, tiền thuê bốc vác vậnchuyển hàng hóa đi tiêu thụ, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận ủythác xuất khẩu

- Chi phí bằng tiền khác: Là chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng(ngoài các chi phí kể trên) như: chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới

Trang 22

thiệu sản phẩm, chi phí quảng cáo, chào hàng, chi phí cho hội nghị khách hàng, khoảnchi cho lao động nữ.

1.2.5.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí hành chính và chi phí quản lý chungcủa DN bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vậtliệu văn phòng, công cụ lao động khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp, thuếnhà đất, thuế môn bài, khoản lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, chi phí dịch vụ mua ngoài(điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản), chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị,công tác phí giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT)

Theo quy định hiện hành CPQLDN được chia thành các loại sau:

- Chi phí nhân viên quản lý: Là các khoản phải trả về lương, tiền ăn ca, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của ban giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòngban của doanh nghiệp

- Chi phí vật liệu quản lý: Là các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho công tác quản lýdoanh nghiệp như giấy bút mực, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ, công cụ,dụng cụ

- Chi phí đồ dùng văn phòng: Là các chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng chocông tác quản lý

- Chi phí khấu hao TSCĐ: là các chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho doanh nghiệpnhư: nhà cửa làm việc của các phòng ban kho tàng, vật kiến trúc phương tiện truyềndẫn, máy móc thiết bị dùng trên văn phòng

- Thuế phí và lệ phí các khoản chi phí về Thuế phí và lệ phí như thuế môn bài, thuế nhàđất và các khoản phí và lệ phí khác

- Chi phí dự phòng khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý kinh doanhcủa doanh nghiệp

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho văn phòngdoanh nghiệp, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật bằng sáng chế phátminh, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại (không thuộc TSCĐ)

Trang 23

được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp, tiền thuêTSCĐ.

- Chi phí bằng tiền khác: Là chi phí thuộc quản lý chung của doanh nghiệp ngoài các chiphí đã kể trên như: chi phí hội nghị tiếp khách, công tác phí đào tạo cán bộ, khoản chicho lao động nữ

Để đảm bảo nguyển tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, cuối kỳ kế toán viêncần tính toán phân bổ kết chuyển CPBH, CPQLDN trừ vào lợi nhuận gộp để xác địnhkết quả thuần hoạt động SXKD thông thường

CPBH, CPQLDN được tập hợp trong kỳ cuối kỳ được kết chuyển toàn bộ sang tàikhoản 911 để xác định kết quả kinh doanh

1.2.6.Chi phí thuế TNDN

Chi phí thuế TNDN (hoặc thu nhập thuế TNDN): Là tổng chi phí thuế thu nhậphiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành vàthu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ

- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tínhtrên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành

- Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ phải nộp (hoặc thu) trong tương laitính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành Chi phíthuế TNDN hoãn lại được tính bằng tài sản thuế thu nhập hoãn lại bù trừ với công nợthuế thu nhập hoãn lại phải trả

Trang 24

Nếu chênh lệch mang dấu (+) thì kết quả là lãi và ngược lại mang dấu (-) thìkết quả là lỗ.

1.3 Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các

doanh nghiệp thương mại

1.3.1.Tổ chức hệ thống chứng từ sử dụng

Theo nguyên tắc chung của kế toán, khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở bất kỳ

bộ phận nào trong DN thì kế toán phải lập chứng từ theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính.Những chứng từ này là cơ sở để đối chiếu, kiểm tra cũng như sử dụng để hạch toán

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng thường sử dụng các chứng từchủ yếu sau:

- Hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng

- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho

- Phiếu xuất kho (hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ)

- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi

- Bảng trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý DN

- Bảng thanh toán lương ở bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý DN

- Tờ khai thuế GTGT, tờ khai Xuất khẩu,…

- Các chứng từ thanh toán (Phiếu thu, Séc, Giấy báo có, báo nợ, phiếu chi,…)

- Chứng từ kế toán liên quan khác như: Phiếu nhập kho hàng trả lại

- Các chứng từ liên quan: giấy đề nghị tạm ứng, hợp đồng thương mại,…

- Tk 131 – Phải thu của khách hàng

Trang 25

+ Nội dung tài khoản: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình công nợ và tìnhhình thanh toán công nợ phải thu ở người mua về số tiển bán sản phẩm, hànghóa, cung cấp dịch vụ.

- TK 157 – Hàng gửi đi bán

+ Nội dung tài khoản : Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá mua của hàng hóachuyển bán, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành nhưng chưa xác định

là tiêu thụ

- TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

+ Nội dung tài khoản: Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa DN với Nhànước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộpvào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm

+ TK 333 gồm 9 tài khoản cấp 2 Trong đó, một số tài khoản được sử dụng trong

kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là:

 TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

 TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

 TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu

- TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Nội dung tài khoản: Tài khoản này dùng để phản ánh tổng doanh thu bánhàng thực tế, các khoản giảm trừ doanh thu và xác định doanh thu thuầntrong kỳ của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp thương mại, TK 511 được mở chi tiết:

o TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa

o TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ

o TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá

o TK 5117: Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư

- TK 521 – Chiết khấu thương mại

+ Nội dung tài khoản: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại

mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do đã mua

Trang 26

hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn, theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đãghi trên hợp đồng kinh tế mua, bán hàng hoá hoặc các cam kết mua, bán hàng hoá.Trong doanh nghiệp thương mại, TK 512 được mở chi tiết:

o TK 5121: Doanh thu bán hàng hóa

o TK 5122: Doanh thu cung cấp dịch vụ

- TK 531 – Hàng bán bị trả lại

+ Nội dung tài khoản: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hoá, dịch

vụ đã xác định tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do không đúng quy cách, phẩm chất hoặc

do vi phạm hợp đồng kinh tế… các chi phí này sẽ được hạch toán vào TK 641- Chi phíbán hàng

- TK 532 – Giảm giá hàng bán

+ Nội dung tài khoản: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bánthực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán Giảmgiá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mấtphẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế

+ Nội dung tài khoản: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của

DN bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phátsinh trong năm, là căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của DN trongnăm tài chính hiện hành

+ Tài khoản này được mở 2 tài khoản cấp 2:

 TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

 TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Trang 27

- TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

+ Nội dung tài khoản: Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạtđộng kinh doanh và các hoạt động khác của DN trong một kỳ kế toán năm Kếtquả hoạt động kinh doanh của DN bao gồm: kết quả hoạt động SXKD, kết quảhoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác

Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 111 – Tiền mặt, TK 112 –Tiền gửi ngân hàng, TK 156 – Hàng hóa, TK 331 – Phải trả người bán…

1.3.3.Trình tự một số nghiệp vụ chủ yếu

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu:

Trang 28

- (1a) Doanh thu bán hàng

- (1b) Thuế giá trị gia tăng đầu ra

- (2a) DT hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

- (2b) Thuế giá trị gia tăng đầu ra tương ứng của số hàng bản bị trả lại

- (2c) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

- (3) Thuế TTĐB, thuế XK của hàng bán

- (4) Kết chuyển doanh thu thuần xác định kết quả kinh doanh

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán

- (1a) Giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX

- (1b) Giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK

- (2) Chi phí liên quan đến BĐS đầu tư

- (3) Tổn thất ghi vào giá vốn hàng bán theo quy định

- (4a) Kết chuyển tồn cuối kỳ (PP KKTX)

- (4b) Kết chuyển tồn cuối kỳ (PP KKĐK)

- (5) Kết chuyển để xác định kết quả

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh

nghiệp

Trang 29

(1a)Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ (CCDC phân bổ 1lần)(1b1), (1b2) Chi phí CCDC (trường hợp phân bổ nhiều lần)(2) Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng và nhân viên QLDN(3) Trích khấu hao của tài sản cố định dùng cho bán hàng và QLDN

Trang 30

Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành

TK 3334 TK 8211 TK 911

(2)(1) Doanh nghiệp xác định số thuế TNDN hiện hành phải nộp trong kỳ

(2) Cuối năm xác định số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp.(3) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành

Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại

Trang 31

(2b): Chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn tài sảnthuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm

(3a): Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Có lớn hơn số phát sinh Nợ TK 8212(3b): Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Có nhỏ hơn số phát sinh Nợ TK 8212

Trang 32

Sơ đồ 1.6: trình tự tổng quát kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên

TK 911(9) (8) TK 111, 112, 131

(1): Xuất kho hàng hóa để bán

(2a) : Xuất kho hàng hóa gửi bán, ký gửi đại lý

(2b): Hàng hóa gửi bán, ký gửi đại lý đã bán được

(3a): Phản ánh doanh thu tiêu thụ trong kỳ đã thu tiền hoặc được người mua chấpnhận thanh toán (giá bán không có thuế GTGT)

Trang 33

(3b): Phản ánh doanh thu tiêu thụ trong kỳ đã thu tiền hoặc được người mua chấpnhận thanh toán (giá bán có thuế GTGT đầu ra).

(4): Phản ánh thuế GTGT đẩu ra phải nộp cho hàng hóa đã bán

(5): Phản ánh thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu phải nộp

(6): Phản ánh chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

(7): Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

(8): Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ

(9): Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ

(10): Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN

(11): Kết chuyển chi phí thuế TNDN

(1a): Kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa tồn kho đầu kỳ

(1b): Kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa tồn kho cuối kỳ

Trang 34

(2a): Phản ánh doanh thu tiêu thụ trong kỳ đã thu tiền hoặc được người mua chấpnhận thanh toán (giá bán chưa có thuế GTGT).

(2b): Phản ánh doanh thu tiêu thụ trong kỳ đã thu tiền hoặc được người mua chấpnhận thanh toán (giá bán có thuế GTGT đầu ra)

(3): Thuế GTGT đầu ra phải nộp cho hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ

(4): Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp

(5): Phản ánh chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

(6): Kết chuyển giá vốn hàng hóa được tiêu thụ trong kỳ

(7): Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

(8): Kết chuyển doanh thu thuần tiêu thụ trong kỳ

(9): Kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả

(10): Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN

(11): Kết chuyển chi phí thuế TNDN

- Sổ Cái và sổ chi tiết các tài khoản 511, 512, 156, 131, 331…

- Một số mẫu sỗ liên quan khác

- Hình thức nhật ký - chứng từ:

Hệ thống sổ sách kế toán bán hàng của hình thức Nhật ký- chứng từ:

- Nhật ký chứng từ số 8

Trang 35

- Bảng kế số 5; 8;10; 11

- Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 511, 512, 156, 632…

- Và một số các sổ sách kế toán liên quan

Hệ thống sổ sách kế toán bán hàng theo hình thức Nhật ký- Sổ cái:

- Nhật ký- sổ cái các tài khoản: 511, 512, 632, 641, 642,…

- Các sổ chi tiết: + Sổ chi tiết bán hàng

+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán+ Sổ chi tiết các tài khoản có liên quan

Trình bày thông tin trên BCTC

Các thông tin về GVHB, DTBH và các khoản giảm trừ doanh thu, CPBH,CPQLDN được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

- DTBH và cung cấp dịch vụ: Căn cứ vào lũy kế số phát sinh Có các TK 511, TK 512đối ứng phát sinh Nợ TK 111, TK 112… của các tháng trong kỳ báo cáo tổng hợp lại

Trang 36

- CPBH: Căn cứ vào lũy kế số phát sinh Có TK 641 đối ứng với phát sinh Nợ TK 911của các tháng trong kỳ báo cáo.

- CPQLDN: Căn cứ vào lũy kế số phát sinh Có TK 642 đối ứng với phát sinh Nợ TK

911 của các tháng trong kỳ báo cáo

1.3.5.Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong điều kiện ứng dụng

tin học

Kế toán trên máy vi tính là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống

kế toán, nhằm hỗ trợ công tác kế toán trong việc thu thập, xử lý, tính toán, lưu trữ, tìmkiếm và cung cấp thông tin kế toán

Nhằm làm giảm thiểu lượng công việc kế toán, hiện nay đa phần các doanh nghiệp đã áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết

kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định kể trên Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định

Trang 37

Chứng từ ban đầu

Nhập dữ liệu vào máy tínhXử lý theo chương trình Sổ KT tổng hợp

Sổ KT chi tiếtCác báo cáo KT

Quy trình kế toán trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán:

Bước 1: Tổ chức mã hóa các đối tượng: là công việc sắp xếp, phân loại, ký hiệu

theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp

Hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại thường đa dạng về chủng loại, mẫu

mã và biến động thường xuyên Yêu cầu đặt ra là phải quản lý từng loại, từng nhóm, từng thứ và từng danh điểm Chứng từ và tài khoản kế toán là hai đối tượng phải được

mã hóa đầu tiên ngay khi ứng dụng phần mềm kế toán

Bước 2: Ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy:

Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán trong kế toán máy

∗ Khi tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng phần mềm tin học cần phảiquán triệt và tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo phù hợp với chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính nói chung và các nguyêntắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành nói riêng

Trang 38

- Hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính phải đảm bảo phùhợp với đặc điểm, tính chất, mục đích hoạt động, quy mô và phạm vi hoạt động củađơn vị.

- Đảm bảo phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý, trình độ kế toán của đơn vị

- Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ hóa cao và phải tính đến độ tin cậy, an toàn và bảomật trong công tác kế toán

- Tổ chức trang bị đồng bộ về cơ sở vật chất, song phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm vàhiệu quả

∗ Nội dung tổ chức công tác kế toán trong điều kiện kế toán máy:

- Tổ chức mã hóa các đối tượng quản lý

Mã hóa là cách thức thể hiện việc phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớp các đối tượngcần quản lý Nhờ đó sẽ cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, khôngnhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin Mặt khác cho phép tăng tốc độ

xử lý thông tin, tăng độ chính xác, giảm thời gian nhập liệu và tiết kiệm bộ nhớ.Nguyên tắc chung của việc mã hóa các đối tượng là phải đầy đủ, đồng bộ, có hệ thống,đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, phần mềm kế toán.Việc xác định các đối tượng cần mã hóa là hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu quảntrị của DN Thông thường trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bánhàng, những đối tượng chủ yếu sau cần phải được mã hóa:

+ Danh mục tài khoản (TK 511, 131…)

+ Danh mục chứng từ: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho…

+ Danh mục vật tư, hàng hóa…

+ Danh mục khách hàng…

- Khai báo, cài đặt

Sau khi đã mã hóa cho các đối tượng, DN phải khai báo cài đặt thông tin đặc thùliên quan đến các đối tượng này Ví dụ liên quan đến hàng hóa, ta có thể khai báo về:kho, tên, mã, đơn vị tính… Thông qua việc cài đặt những thông số này thì khi làm việcvới đối tượng nào, máy sẽ hiện lên các thông số cài đặt, khai báo liên quan đến đốitượng đó (do đã được ngầm định)

Trang 39

- Tổ chức chứng từ kế toán

Tổ chức chứng từ kế toán là khâu đầu tiên của công tác kế toán nhằm cung cấpthông tin đầu vào, làm cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin biến đổi thành thồn tin kếtoán cung cấp cho các đối tượng sử dụng

Nội dung của tổ chức hệ thống chứng từ bao gồm:

+ Xác định và xây dựng hệ thống danh mục chứng từ trên máy

+ Tổ chức luân chuyển, xử lý và bảo quản chứng từ

Trình tự luân chuyển chứng từ, đảm bảo hợp lý, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu giữa kếtoán bán hàng và xác định kết quả bán hàng với các bộ phận kế toán khác có liên quannhư: kế toán tổng hợp, kế toán tiền mặt… Cuối cùng chứng từ kế toán phải đượcchuyển về bộ phận kế toán đảm nhiệm phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quảbán hàng để tiến hành nhập liệu

- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Trong phần mềm kế toán thường cài đặt sẵn hệ thống tài khoản cấp 1, cấp 2 dựatrên hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành

Các DN cần phải căn cứ vào đặc điểm của DN mình mà xây dựng hệ thống tàikhoản chi tiết cấp 3, cấp 4 theo các đối tượng quản lý đã được mã hóa chi tiết Nhu cầu

sử dụng và khả năng mở tài khoản chi tiết là hoàn toàn phụ thuộc vào DN Tùy theophương pháp kế toán KKTX hay KKĐK mà ta có hệ thống tài khoản tương ứng Khithực hiện kế toán trên máy, chỉ được hạch toán chi tiết vào tài khoản chi tiết nếu tàikhoản kế toán đó đã mở chi tiết Khi tìm, xem, in sổ sách kế toán, người sử dụng có thể

“lọc” theo cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết

- Tổ chức hệ thống sổ sách báo cáo kế toán:

Hệ thống sổ kế toán tổng hợp và trình tự hệ thống hóa thông tin kế toán xác địnhhình thức kế toán

Trang 40

Trên cơ sở hệ thống sổ kế toán tổng hợp, trình tự hệ thống hóa thông tin, yêu cầuquản lý và sử dụng thông tin chi tiết của từng DN, các chương trình phần mềm kế toán

sẽ được thiết kế để sử lý và hệ thống hóa thông tin trên máy theo đúng yêu cầu

Thông thường, thông tin từ các chứng từ gốc nhập vào sẽ được lưu giữ trong cáctệp tin dữ liệu chi tiết, sau đó được hệ thống hóa để lập sổ cái Định kỳ, sổ cái sẽ được

xử lý để lập báo cáo kế toán

Ngày đăng: 26/10/2017, 09:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Tài Chính (Năm 2006), Thông tư 53/2006/TT – BTC ngày 12/06/2006 “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 53/2006/TT – BTC" ngày 12/06/2006 “Hướng dẫnáp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp
3. Bộ Tài Chính (Năm 2008), 26 chuẩn mực Kế toán Việt Nam, NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: 26 chuẩn mực Kế toán Việt Nam
Nhà XB: NXB Tài Chính
4. Bộ Tài Chính (Năm 2009), Thông tư 244/2009/TT – BTC ngày 31/12/2009 “Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 244/2009/TT – BTC" ngày 31/12/2009 “Hướng dẫnsửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp
5. GS. TS. NGND Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (Năm 2010), Giáo trình Kế toán Tài Chính, NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toánTài Chính
Nhà XB: NXB Tài Chính
6. PGS. TS. Đoàn Xuân Tiên (Năm 2009), Giáo trình Kế toán Quản trị doanh nghiệp, NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán Quản trị doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Tài Chính
7. Tài liệu thực tế của công ty TNHH Nhật Huy 8. Các tài liệu liên quan khác.Các nguồn tham khảo trực tuyến 1. http://danketoan.com Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w