1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Giá trị văn hóa nghệ thuật chùa Đồng Bụt (xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội)

120 585 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 575,5 KB
File đính kèm LV 2.rar (112 KB)

Nội dung

Hệ thống hóa các nguồn tư liệu từ trước đến nay viết về chùa Đồng Bụt. Nghiên cứu tổng quan về vùng đất, con người xã Ngọc Liệp làm cơ sở cho việc nghiên cứu giá trị văn hóa nghệ thuật của di tích chùa Đồng Bụt. Xác định niên đại xây dựng của chùa và những lần trùng tu, sửa chữa. Vai trò của ngôi chùa trong đời sống văn hóa địa phương. Tìm hiểu về Thiền sư Từ Đạo Hạnh nhân vật được phối thờ trong chùa qua truyền thuyết, thần tích và các nguồn tư liệu hiện có. Nghiên cứu, đánh giá các giá trị văn hóa vật thể chùa Đồng Bụt, bao gồm: kiến trúc, điêu khắc, hệ thống tượng thờ và các di vật tiêu biểu. Nghiên cứu, đánh giá các giá trị văn hóa phi vật thể chùa Đồng Bụt như: lễ hội, vai trò của lễ hội đối với đời sống cộng đồng. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của chùa Đồng Bụt.

Trang 1

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

MỞ ĐẦU 4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHÙA ĐỒNG BỤT (XÃ NGỌC LIỆP, HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI) 13

1.1 Khái quát về xã Ngọc Liệp 13

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 13

1.1.2 Dân cư và truyền thống lịch sử 14

1.1.3 Đặc điểm kinh tế 19

1.1.4 Đặc điểm văn hóa 22

1.2 Chùa Đồng Bụt trong diễn trình lịch sử 25

1.2.1.Sự tích về Từ Đạo Hạnh - vị Thánh được phối thờ trong chùa 25

1.2.2 Lịch sử hình thành và tồn tại của di tích chùa Đồng Bụt 31

1.2.3 Chùa Đồng Bụt trong hệ thống các di tích thờ thánh Từ Đạo Hạnh ở thành phố Hà Nội 32

Tiểu kết chương 1 38

Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ CHÙA ĐỒNG BỤT 39

2.1 Nghệ thuật kiến trúc chùa Đồng Bụt 39

2.1.1 Không gian cảnh quan và mặt bằng tổng thể 39

2.1.2 Các đơn nguyên kiến trúc 43

2.1.3 Giá trị kiến trúc chùa Đồng Bụt 50

2.2 Nghệ thuật điêu khắc trên kiến trúc 51

2.2.1 Các mảng chạm khắc trang trí trên kiến trúc 51

2.2.2 Ý nghĩa và giá trị các đồ án trang trí mỹ thuật trên kiến trúc 53

2.3 Các di vật tiêu biểu 56

Trang 2

2.3.1 Di vật gỗ 56

2.3.2 Di vật đá 61

2.3.3 Di vật giấy 62

2.3.4 Di vật đồng 62

2.3.5 Giá trị của các di vật, cổ vật 64

2.4 Nghệ thuật điêu khắc tượng thờ 66

2.4.1 Bài trí tượng trong chùa Đồng Bụt 66

2.4.2 Nghệ thuật điêu khắc và ý nghĩa của các tượng thờ 67

2.4.3 Giá trị của hệ thống tượng chùa Đồng Bụt 77

2.5 Giải pháp phát huy giá trị văn hóa vật thể chùa Đồng Bụt 79

Tiểu kết chương 2 81

Chương 3: GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CHÙA ĐỒNG BỤT 83

3.1 Lễ hội chùa Đồng Bụt 83

3.1.1 Thời gian và lịch lễ hội 83

3.1.2 Công tác chuẩn bị lễ hội 85

3.1.3 Các nghi thức chính của lễ hội 88

3.1.4 Các trò chơi dân gian trong lễ hội 94

3.2 Vai trò của lễ hội với đời sống cộng đồng 98

3.2.1 Những giá trị cơ bản của lễ hội chùa Đồng Bụt 98

3.2.2 Những lớp tôn giáo - tín ngưỡng hiện hữu qua lễ hội chùa Đồng Bụt104 3.3 Giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội chùa Đồng Bụt 109

Tiểu kết chương 3 111

KẾT LUẬN 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

PHỤ LỤC 119

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ to lớn, khókhăn và lâu dài trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam Nhiệm vụ đó đòi hỏiphải phát triển nền văn hóa nước ta lên một bước mới, vừa tiếp thu các thànhtựu văn hóa – văn minh nhân loại, vừa kế thừa và phát huy các giá trị truyềnthống quý báu của dân tộc, để xây dựng nên một nền văn hóa Việt Nam tiêntiến đậm đà bản sắc dân tộc

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững,những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được xây dựng và pháttriển qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước Bản sắcvăn hóa dân tộc được thể hiện qua rất nhiều thành tố văn hóa, bao gồm cả vănhóa vật thể và văn hóa phi vật thể

Ngôi chùa Phật giáo ở Việt Nam là một công trình kiến trúc chứa đựngrất nhiều giá trị văn hóa Phật giáo được du nhập từ nước ngoài vào ViệtNam, nhưng ngôi chùa Phật giáo ở Việt Nam lại chứa đựng nhiều giá trị phảnánh sâu đậm bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống Tìm hiểu giá trị văn hóacủa di tích chùa Phật giáo ở Việt Nam qua đó góp phần tìm hiểu bản sắc vănhóa truyền thống dân tộc là công việc đáng quan tâm

1.2.Thực tế của điều kiện tự nhiên và xã hội cũng như thực tế lịch sửdân tộc cho thấy nền văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ nền văn minh nôngnghiệp Làng quê Việt luôn chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống Trongtổng thể các thành tố văn hóa làng, ngôi chùa Phật giáo ở làng có vai trò quantrọng Tục ngữ Việt Nam có câu “Đất vua, chùa làng” như để khẳng định tầmquan trọng của ngôi chùa đối với mỗi người dân Việt Tìm hiểu giá trị vănhóa từ một ngôi chùa ở làng là một hướng nghiên cứu, qua đó giúp chúng tatiếp cận được văn hóa làng truyền thống của Việt Nam

Trang 5

1.3 Phật giáo ở Việt Nam nguyên là một tôn giáo được du nhập vàonước ta Phật giáo ngay khi được truyền vào Việt Nam đã mang tính thíchứng ngay với phong tục tập quán của địa phương và những yếu tố bản địa.Cũng do thích ứng với tín ngưỡng bản địa, với việc thờ cúng tổ tiên nên trongmột số ngôi chùa Việt xuất hiện hiện tượng phối thờ các yếu tố tín ngưỡngkhác như thờ Mẫu, thờ Thánh, thờ các anh hùng dân tộc… Vì vậy, nhiều chùathờ Phật ở nước ta vốn trước đây chỉ thờ Phật, sau thờ thêm cả Thánh và tạo

ra loại chùa có dạng “tiền Phật, hậu Thánh” Chùa Đồng Bụt (xã Ngọc Liệp,huyện Quốc Oai, Tp Hà Nội) là một trong những ngôi chùa như vậy

Chùa Đồng Bụt (tên chữ là Thiền Sư tự) là một ngôi chùa cổ kính, nằmtrong hệ thống các di tích kiểu chùa “tiền Phật hậu Thánh” thờ Đức thánh TừĐạo Hạnh ở Hà Nội Trải qua thời gian với biết bao biến cố thăng trầm củalịch sử, ngôi chùa đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa song vẫn giữ lại đượcdáng vẻ thâm nghiêm, thanh tịnh và những nét kiến trúc cổ xưa

Ngôi chùa tuy không bề thế về mặt quy mô, song nó lại chứa đựngtrong mình nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa nghệ thuật Trong chùa hiện cònlưu giữ nhiều hiện vật, cổ vật quý, đặc biệt là hệ thống tượng thờ với nghệthuật điêu khắc độc đáo Đây là những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, thể hiệntrình độ điêu khắc tượng khéo léo, tinh tế, tài hoa của người thợ dân gian xưa

Ngoài giá trị văn hóa vật thể, chùa Đồng Bụt còn mang trong mình giátrị văn hóa phi vật thể khá đậm nét Trước hết, chùa có một nhân vật thờ tự vôcùng đặc biệt, mà sự xuất hiện của ngài được xem xét như một hiện tượng độcđáo trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đó là vị Thiền sư Từ Đạo Hạnh Chính

vì là chùa “tiền Phật hậu Thánh” nên hàng năm chùa Đồng Bụt vẫn tổ chức lễhội để tưởng nhớ Đức thánh Từ Đạo Hạnh

Như vậy, chùa Đồng Bụt không chỉ là một không gian thiêng, là trungtâm thực hành tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân thôn Đồng Bụt và các vùng

Trang 6

lân cận mà còn là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp củadân tộc Vì vậy, việc nghiên cứu các giá trị văn hóa của ngôi chùa là việc làmcần thiết.

Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Giá trị văn hóa nghệ

thuật chùa Đồng Bụt (xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội)” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học, khóa 2013 – 2015 của

mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lịch sử Phật giáo và kiến trúc chùa Phật giáo ở Việt Nam từ nhiều nămnay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu Trong đó, các di tích lịch sử màđiển hình là các ngôi chùa nổi tiếng đã được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệtquan tâm

Các tài liệu lịch sử từ xưa như: Đại Việt sử ký toàn thư, Việt Điện u linh của Lý Tế Xuyên, An Nam chí lược của Lê Tắc, Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh và Kiều Phú, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn cũng như các tài liệu về lịch sử Phật giáo như: Lịch sử Phật giáo ở Việt Nam của Viện Triết học, Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang đều có ít nhiều đề

cập tới hành trạng, và di tích thờ Từ Đạo Hạnh, đánh giá những đóng gópcủa ông trong văn hóa Việt Nam Tuy nhiên, không có tài liệu nào nói đếnngôi chùa Đồng Bụt

Nhóm tài liệu nghiên cứu về giá trị văn hóa nghệ thuật trong các ngôichùa ở Việt Nam nói chung đã được đề cập tới trong nhiều công trình nghiêncứu, chúng tôi có thể giới thiệu một số tài liệu như:

Cuốn “Chùa Việt Nam” của GS Hà Văn Tấn nghiên cứu về toàn cảnh

các ngôi chùa Việt Nam trong lịch sử và trong đời sống văn hóa dân tộc cũng

Trang 7

như những đặc điểm của Phật giáo và văn hóa tâm linh của dân tộc được thểhiện ở các ngôi chùa Việt Nam Tác giả đi vào giới thiệu khái quát về một sốngôi chùa trên khắp mọi miền đất nước qua các thời kỳ.

Cuốn “Chùa Việt” của Trần Lâm Biền, đã nghiên cứu tính chất văn

hóa, nghệ thuật, kiểu kiến trúc và phong cách tượng Phật giáo tại các ngôichùa của người Việt từ thời Lý (thế kỷ XI, XII) đến thế kỷ XIX Ngoài ra,

tác giả Trần Lâm Biền trong một cuốn sách khác của ông là “Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng châu thổ sông Hồng” cũng đề cập khái lược về

những bước đi của ngôi chùa Việt, từ sự phân bố, niên đại đến sự phát triểnkiến trúc của các ngôi chùa, tổ chức không gian, kiến trúc, kết cấu và chạmkhắc của ngôi chùa Việt qua các thời, từ thời Lý đến thời nhà Nguyễn

Cuốn “Sáng giá chùa xưa – mỹ thuật Phật giáo” và “Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam” của Chu Quang Trứ nghiên cứu kiến trúc các ngôi chùa ở

Việt Nam với nền văn hóa dân tộc cổ truyền Trong đó, tác giả giới thiệu về một

số ngôi chùa và các di vật đặc sắc trong các ngôi chùa ở Việt Nam

Trong nhóm tài liệu này có thể thấy các tác giả có cái nhìn khái quát về lịch

sử kiến trúc, giá trị nghệ thuật của ngôi chùa Việt Nam Các tác giả có lấy ví dụminh họa từ một số ngôi chùa cụ thể nhưng không đề cập tới chùa Đồng Bụt

Nghiên cứu về loại hình chùa “tiền Phật hậu Thánh” gần đây có một sốcông trình khác, chúng tôi giới thiệu tài liệu sau:

Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Di tích chùa Thầy (Hà Tây)” của tác giả

Nguyễn Văn Tiến đã tổng thuật hơn 40 tư liệu viết về chùa Thầy cho đến thờiđiểm đó (2001) Đây là ngôi chùa “tiền Phật hậu Thánh” thờ Thiền sư TừĐạo Hạnh nổi tiếng nhất Trong phần Kết luận, tác giả khẳng định: “chùa tiềnPhật hậu Thánh manh nha từ thế kỷ XII, đó là một dạng kết cấu độc đáo trongkiến trúc Việt Nam và chùa Thầy là khởi nguồn của những ngôi chùa tiền

Trang 8

Phật hậu Thánh này” Tuy nhiên, do luận án thuộc chuyên ngành Khảo cổ họcnên trong phần nội dung tác giả chủ yếu tập trung vào việc mô tả, xác địnhniên đại những đơn nguyên kiến trúc và di vật hiện còn của ngôi chùa; việcnghiên cứu các giá trị văn hóa phi vật thể của chùa Thầy không được đặt ra.

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học “Những ngôi chùa “tiền Phật hậu Thánh” ở vùng châu thổ Bắc Bộ ” (2007) của tác giả Phạm Thị Thu Hương

đã nghiên cứu, xác định các lớp văn hóa tích hợp trong thần tích của các vịThánh, lễ hội và các phong tục liên quan; xác định giá trị chính về kiến trúc,nghệ thuật trang trí và điêu khắc của dạng chùa “tiền Phật hậu Thánh”, qua đógóp phần tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của tục thờ Thánh của ngườiViệt ở vùng châu thổ Bắc Bộ, trong đó có Đức thánh Từ Đạo Hạnh

Ngoài các tư liệu về ngôi chùa Việt nói chung, thì chùa Đồng Bụt nóiriêng từ lâu đã là đối tượng được một số nhà nghiên cứu quan tâm dưới nhiềugóc độ khác nhau Qua các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết tham dựhội thảo, khóa luận tốt nghiệp cũng như các tư liệu đánh máy, viết tay về chùaĐồng Bụt lưu tại Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, phòng Văn hóa Thông tinhuyện Quốc Oai Các tài liệu này đã khái quát sơ lược giá trị văn hóa nghệthuật của di tích cũng như ảnh hưởng của di tích với đời sống cư dân nơi đây

Cụ thể như sau:

Cuốn “Di tích Hà Tây” (1999) do Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây (cũ)

chủ biên, đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về những di tích tiêubiểu của tỉnh Hà Tây (cũ) Trong đó cuốn sách đã dành 03 trang để giới thiệukhái quát về di tích chùa Đồng Bụt trên các phương diện như: niên đại củangôi chùa, nhân vật được phụng thờ, đặc điểm kiến trúc của chùa, những néttiêu biểu trong lễ hội chùa Đồng Bụt

Trang 9

Cuốn “Lý lịch khoa học di tích chùa Đồng Bụt”(1995) [26, tr.1-10] do

Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây (cũ) thực hiện Đây là tài liệu có tính khoa họckhảo tả di tích và bước đầu đánh giá về giá trị của di tích chùa Đồng Bụt trêncác mặt như: đường đến di tích, lịch sử hình thành, nguồn gốc và tên gọi củangôi chùa, giá trị kiến trúc, các di vật cổ vật, tư liệu Hán Nôm, lễ hội của chùa,

để phục vụ công tác xếp hạng và bảo tồn di tích Đây là nguồn tư liệu có giá trịkhoa học làm tiền đề cho các công trình nghiên cứu về di tích sau này

Cuốn “Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Liệp”

(2013), có nhắc đến chùa Đồng Bụt với niềm tự hào đây là một trong nhữngcông trình kiến trúc tiêu biểu và danh thắng nổi tiếng của địa phương trongphần giới thiệu truyền thống văn hóa của xã

Cuốn “Lễ hội Việt Nam” (2005) [45, tr.574-577] do tác giả Lê Trung

Vũ – Lê Hồng Lý đồng chủ biên có ghi chép về lễ hội chùa Đồng Bụt với cácthông tin như: tên di tích, nhân vật phụng thờ, ngày tổ chức lễ hội, diễn trình

lễ hội, các trò chơi trò diễn trong lễ hội

Bài viết “Làng Đồng Bụt và Thiền sư Từ Đạo Hạnh” in trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 – tập 4 (2008) của tác giả Đỗ Danh

Huấn đã đi tới kết luận:

Chùa Thiền sư là một ngôi chùa cổ kính Tới nay, vẫn chưa thấymột công trình nào khảo cứu về ngôi chùa này Đặc biệt hơn, đây làmột ngôi chùa có mô hình thờ tự kiểu “tiền Phật hậu Thánh” - Đứcthánh Từ Đạo Hạnh được thờ trong chùa này Tìm hiểu trong chính

sử và một số công trình đã xuất bản, tác giả thấy hành trạng của TừĐạo Hạnh vẫn cần được bổ khuyết Do vậy, dựa vào những nguồn

tư liệu chính sử và tư liệu thực địa, bài viết muốn góp thêm ý kiến

về nơi sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh và nhấn mạnh rằng làng

Trang 10

Đồng Bụt đã bảo lưu một trữ lượng tư liệu khá tin cậy về sự sinhthành của Đức thánh [14, tr.30-38].

Khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Bảo tàng học của sinh viên

Nguyễn Thị Cải với đề tài “Tìm hiểu di tích chùa Đồng Bụt (xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội)” (2014) là công trình đầu tiên nghiên cứu

một cách có hệ thống về di tích chùa Đồng Bụt Tuy nhiên, khóa luận mới dừnglại ở mức độ mô tả lại kiến trúc, các công trình điêu khắc trang trí trên kiến trúc,điêu khắc tượng thờ, các di vật cổ vật của ngôi chùa, chứ chưa đánh giá sâu vềgiá trị văn hóa nghệ thuật của di tích này Phần lễ hội được tác giả khảo tả sơlược, lồng ghép vào trong chương 1 của khóa luận [9, tr.31-34] chứ không đi sâuvào nghiên cứu dưới góc độ một di sản văn hóa phi vật thể

Từ những tập hợp và phân tích tư liệu trên đây cho thấy, việc nghiêncứu về di tích chùa Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội đãđược tiếp cận ở những góc độ, phạm vi khác nhau và đã đạt được những kếtquả nhất định Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứumột cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về giá trị văn hóa nghệ thuật chùa ĐồngBụt dưới góc độ Văn hóa học Các công trình tiêu biểu của các nhà nghiêncứu về ngôi chùa Việt Nam nói chung và những bản đánh máy, văn bản chéptay lưu tại địa phương về ngôi chùa Đồng Bụt nói riêng, là những nguồn tưliệu cơ bản bước đầu giúp cho tác giả tham khảo, kế thừa và tiếp thu để triểnkhai đề tài nghiên cứu của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 11

Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa các nguồn tư liệu từ trước đến nay viết về chùa Đồng Bụt

- Nghiên cứu tổng quan về vùng đất, con người xã Ngọc Liệp làm cơ sởcho việc nghiên cứu giá trị văn hóa nghệ thuật của di tích chùa Đồng Bụt

- Xác định niên đại xây dựng của chùa và những lần trùng tu, sửa chữa.Vai trò của ngôi chùa trong đời sống văn hóa địa phương

- Tìm hiểu về Thiền sư Từ Đạo Hạnh - nhân vật được phối thờ trong chùa quatruyền thuyết, thần tích và các nguồn tư liệu hiện có

- Nghiên cứu, đánh giá các giá trị văn hóa vật thể chùa Đồng Bụt, baogồm: kiến trúc, điêu khắc, hệ thống tượng thờ và các di vật tiêu biểu

- Nghiên cứu, đánh giá các giá trị văn hóa phi vật thể chùa Đồng Bụtnhư: lễ hội, vai trò của lễ hội đối với đời sống cộng đồng

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể

và phi vật thể của chùa Đồng Bụt

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về chùa Đồng Bụt dưới góc độ một di tíchvăn hóa nghệ thuật và lễ hội chùa Đồng Bụt với đời sống cư dân địa phương

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là: thôn Đồng Bụt, xã NgọcLiệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội - nơi ngôi chùa tồn tại

Phạm vi thời gian nghiên cứu là chùa Đồng Bụt từ khi xây dựng đến

nay Nghiên cứu thời điểm diễn ra lễ hội chùa Đồng Bụt

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 12

- Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp: dựa trên những thông tin

đã có qua phân tích tài liệu, thần tích, thư tịch lưu giữ tại địa phương để có cáinhìn tổng thể về di tích, kết hợp với những tài liệu lí luận về chùa, kiến trúc chùaViệt Nam, lễ hội cổ truyền để đưa ra những so sánh, đối chiếu, phân tích từ đórút ra những kết luận phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp khảo sát điền dã tại di tích với các kỹ năng như: quansát, mô tả, chụp ảnh, ghi hình, phỏng vấn trực tiếp nhằm kiểm tra, đánhgiá chính xác những nguồn thông tin mà tác giả thu thập được

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hóa học, Bảo tàng học, Mỹthuật học, Xã hội học, Khảo cổ học, Văn bản học Những phương pháp nàygiúp tác giả có những tiếp cận, nghiên cứu và đánh giá về các hiện tượng, cácvấn đề văn hóa một cách khoa học, khách quan

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn là công trình nghiên cứu mang tính hệ thống và toàn diệntrong việc nghiên cứu các giá trị văn hóa, nghệ thuật của chùa Đồng Bụt

- Đánh giá vai trò vị trí của di tích và lễ hội chùa Đồng Bụt trong đờisống cộng đồng

- Đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích và

lễ hội chùa Đồng Bụt hiện nay

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về chùa Đồng Bụt (xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội)

Chương 2: Giá trị văn hóa vật thể chùa Đồng Bụt

Trang 13

Chương 3: Giá trị văn hóa phi vật thể chùa Đồng Bụt

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHÙA ĐỒNG BỤT (XÃ NGỌC LIỆP, HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI) 1.1 Khái quát về xã Ngọc Liệp

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Xã Ngọc Liệp là một trong 21 xã, thị trấn của huyện Quốc Oai, thànhphố Hà Nội Trung tâm xã cách trung tâm huyện Quốc Oai 4,5km về phía TâyBắc, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 25 km về phía Tây Xã có vị trí địa lý:phía Đông giáp xã Ngọc Mỹ; phía Tây giáp xã Đồng Trúc (huyện ThạchThất); phía Nam giáp xã Liệp Tuyết, xã Tuyết Nghĩa; phía Bắc giáp xã CầnKiệm và xã Bình Phú (huyện Thạch Thất) Vị trí như trên cho thấy Ngọc Liệp

là xã giáp ranh giữa vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa của huyện Quốc Oaitrên con đường cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội

Nguồn nước ở Ngọc Liệp khá phong phú và dồi dào với hệ thống sông,đầm, ao, kênh, mương và nguồn nước ngầm Trong đó, lưu lượng nước củadòng sông Tích là nguồn cung cấp nước lớn có ý nghĩa quan trọng cho sản xuấtnông nghiệp Sông Tích chảy từ Bắc xuống Nam ở giữa xã nên địa hình của xãNgọc Liệp từ xưa đã chia thành hai vùng tự nhiên rõ rệt: phía Tây là vùng nửa đồinúi với những gò đống mấp mô, đất đai cằn cỗi, quanh năm “đồng khô cỏ cháy”;phía Đông bên những đồi gò là những cánh đồng chiêm trũng Với địa hình nhưtrên, người dân Ngọc Liệp luôn phải sống trong cảnh ngập nước, khó khăn

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Ngọc Liệp là 611,4 ha, trong đó, đấtsản xuất nông nghiệp chiếm 306,6 ha; đất phi nông nghiệp chiếm 291,54 ha(đất ở nông thôn là 46,57 ha và đất chuyên dùng là 200,96 ha,…); đất chưa sửdụng chiếm 13,25 ha Thành phần đất chủ yếu là đất nâu vàng trên phù sa cổ[41, tr.17]

Trang 15

Khí hậu xã Ngọc Liệp có tính chất nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt:mùa Xuân khí hậu ấm, mùa Hạ có khí hậu nóng, mùa Thu tương đối mát mẻ,mùa Đông khí hậu lạnh và khô Nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng trên 30

độ (vào tháng 6 - 7), thấp nhất khoảng từ 8 đến 10 độ (vào tháng 1 - 2).Lượng mưa trung bình năm là 1.500 đến 1.700 mm Tuy nhiên trong nhữngnăm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình khí hậu nước tanói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng có nhiều thay đổi bất thường, gâynhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã Có thể nói,đặc trưng về thời tiết và khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất

và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng cư dân nông nghiệp nơi đây [41, tr.33]

Về giao thông, xã có trục đường Đại lộ Thăng Long chạy qua với tổngchiều dài 4,2km và hệ thống đê tả sông Tích dài 1,5km đã được bê tông hóa.Đường liên xã Ngọc Liệp - Liệp Tuyết và đường trục xã dài 5,262km, trụcđường liên thôn và đường ngõ xóm dài 10,98km

Có thể thấy, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như trên, xã NgọcLiệp có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn trong việc phát triểnkinh tế xã hội Từ thực tế địa phương, Ngọc Liệp từ lâu đã được nhân dân địaphương đấu tranh khai thác qua nhiều thế hệ để xây dựng địa phương thành mộtlàng quê nông nghiệp trù phú và chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống

1.1.2 Dân cư và truyền thống lịch sử

Ngọc Liệp là vùng đất cổ, là nơi sớm có cư dân sinh sống, nằm trongđịa bàn cư trú của người Việt cổ Qua các thời kỳ lịch sử, Ngọc Liệp có nhiều

sự thay đổi về địa dư hành chính cũng như địa danh

Thời Văn lang, Âu Lạc, nơi đây thuộc về bộ Chu Diên Thời Bắc thuộc,người Hán chia nước ta thành các quận huyện, bộ Chu Diên bị đổi thànhhuyện Chu Diên, sau đó đổi tên thành huyện Câu Lậu, huyện Long Bình rồi

Trang 16

huyện Thái Bình thuộc châu Quốc Oai, phủ Đại Thông Đời Lý, địa bàn NgọcLiệp đã hình thành hai trại là Cổ Sư trại và Liệp Hạ trại) thuộc huyện NinhSơn, lộ Quốc Oai Sang đời Trần, nơi đây hình thành bốn trang là Cổ Sưtrang, Ngọc Bài trang, Ngọc Phúc trang và Đồng Bụt trang [41, tr.797] Năm

1466, vua Lê Thánh Tông cho cải cách hành chính, trấn Quốc Oai đổi thànhThừa tuyên Quốc Oai Từ đời Mạc (1527 đến 1592) trở về sau, trải qua cáctriều Lê Trung Hưng, Tây Sơn và Nguyễn, thôn Đồng Bụt thuộc về huyệnYên Sơn, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây [24, tr.1433]

Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng năm 1831 cho ra đời đơn vịhành chính cấp huyện, Đồng Bụt thuộc về xã Phục Lạp, tổng Lạp Thượng,

huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây Sách Các tổng trấn xã danh bị lãm và Đồng Khánh địa dư chí soạn năm 1888 cho biết như vậy [20, tr.805] Sang đầu thế kỷ XX, sách Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ soạn năm

1908 cho biết nơi đây là xã Phục Lạp, tổng Lạp Mai Đến năm 1941, sách

Sơn Tây tỉnh chí cho biết làng Đồng Bụt thuộc xã Phục Liệp, tổng Liệp Mai.

Sách này cũng là tài liệu đầu tiên nhắc đến cái tên Đồng Bụt [20, tr.683]

Năm 1946, bản Hiến pháp của nước Việt Nam bãi bỏ đơn vị hành chínhcấp tổng và phủ, xã Phục Liệp cùng với các xã Ngọc Bài và Liệp Mai hợpnhất thành xã Ngọc Liệp thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây Từ đây, địa dưcủa thôn Đồng Bụt không thay đổi ở cấp xã và huyện Từ tháng 7 năm 1965,tỉnh Sơn Tây hợp nhất với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây đến năm 1976 lạithành tỉnh Hà Sơn Bình (sau khi Hà Tây hợp nhất với tỉnh Hòa Bình), thônĐồng Bụt thuộc về các tỉnh này Tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình lại táchthành Hà Tây và Hòa Bình như cũ [41, tr.98]

Tháng 8 năm 2008 khi toàn tỉnh Hà Tây sáp nhập với Hà Nội, thôn ĐồngBụt trở thành một làng ngoại thành Hà Nội Đến nay xã Ngọc Liệp ổn định vềđịa giới hành chính với bốn làng Đồng Bụt, Liệp Mai, Ngọc Phúc, Ngọc Bài

Trang 17

Riêng đối với làng Đồng Bụt, theo các cụ cao niên trong làng, trướcđây làng được chia thành 02 xóm: xóm Trong và xóm Trại Trải qua thờigian, hiện nay làng được chia thành 04 xóm: xóm Trong, xóm Trại, xóm Sậy,xóm Chín Sào Chùa Đồng Bụt hiện thuộc địa giới xóm Trong Theo khu vựcđịa hình, trước đây làng được chia thành 04 Giáp sau đó thành 8 Giáp Tuynhiên, ngày nay đơn vị Giáp không còn tồn tại.

Những thay đổi về đơn vị hành chính của xã Ngọc Liệp trong suốtchiều dài lịch sử đất nước khá đa dạng, bao gồm sự thay đổi về quy mô, địabàn và tên gọi Đó là nét đặc thù không chỉ riêng ở xã Ngọc Liệp mà còn ởnhiều địa phương khác Mặc dù vậy, nhân dân xã Ngọc Liệp vẫn gắn bó vớimảnh đất quê hương, khai thác các điều kiện tự nhiên thuận lợi và tạo lập chomảnh đất này một nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu lòng nhân ái trongtình làng nghĩa xóm, mang đậm bản sắc riêng

Về mặt dân cư, trước Cách mạng tháng Tám, xã có trên 2.000 người;đến năm 1985 xã có 4.782 nhân khẩu; theo số liệu thống kê báo cáo dân số

xã năm 2010, xã có 8.150 người Trong đó, số người trong độ tuổi lao động

là 4.368 người [41, tr.55] Các cụ cao niên trong làng Đồng Bụt cho biết,trước đây làng có 12 dòng họ, hiện nay dân cư Đồng Bụt có khoảng 20dòng họ, trong đó lớn nhất là họ Đỗ (chiếm hơn một nửa dân số tronglàng); họ Đinh, họ Nguyễn Doãn… Các dòng họ sống đan xen với nhau, cómối quan hệ hòa thuận gắn bó với nhau Trong giai đoạn đổi mới hiện nay,đặc biệt là từ sau năm 2008, nền kinh tế nơi đây đã có bước phát triển rõrệt, ảnh hưởng lớn đến tình hình dân cư địa phương Thành phần cư dântrong làng, xã đa dạng và phức tạp hơn, không còn thuần nông như trước.Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nếp sống, sinh hoạt,mối quan hệ của cộng đồng làng xã

Trang 18

Nhân dân xã Ngọc Liệp có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, cótruyền thống đấu tranh rất đáng tự hào… Trước hết là truyền thống đấu tranhchống lại thiên tai trong sản xuất để duy trì và phát triển cuộc sống Trải quabao đời nối tiếp, ông cha ta đã mất bao mồ hôi, nước mắt và cả máu để tạonên những làng xóm trù phú Ngọc Liệp là một địa phương giàu tiềm năng đấtđai và con người, nhưng cũng không ít khó khăn về thiên nhiên Song cũngchính những khó khăn đó mà từ xưa nhân dân Ngọc Liệp đã có ý thức cố kếtcộng đồng, quyết tâm vượt khó, giúp đỡ nhau trong sản xuất đời sống, đoànkết trong đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm…

Đáng tự hào hơn cả là người dân nơi đây có một truyền thống yêu nướcnồng nàn, một tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm Mang trong mìnhtinh thần yêu nước, người dân Ngọc Liệp đã tạo nên một truyền thống lịch sửhào hùng Theo truyền thuyết và thần phả ở địa phương, thời Hùng Vươngthứ 18, con rể của vua là Nguyễn Tuấn (thần núi Tản Viên) dẫn quân đi đánhgiặc, qua đất Mão Sơn bên bờ sông Tích (nay là gò Miễu, thôn Ngọc Bài),quân tướng nghỉ lại qua đêm, được nhân dân giúp đỡ và thổ thần báo mộngtiếp binh ứng khí thắng trận Khi thắng trận trở về, ông đã sắc phong và cholàng lập đền thờ ông

Trong suốt thời kỳ dài Bắc thuộc, khi các cuộc khởi nghĩa của Hai BàTrưng, Lý Bí, Phùng Hưng nổ ra, người dân Ngọc Liệp đều tích cực hưởngứng Sang thời phong kiến độc lập, trong các cuộc kháng chiến chống ngoạixâm, xã Ngọc Liệp cũng như huyện Quốc Oai là phên giậu phía Tây để bảo

vệ kinh thành Thăng Long, cũng như là địa bàn chiến lược để từ đây các cánhquân tiến về giải phóng kinh đô

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân NgọcLiệp lại nêu cao truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, tích cực tham gianghĩa quân do Nguyễn Văn Giáp chỉ huy Năm 1907, các nhà Nho và tu sĩ

Trang 19

Phật giáo tại địa phương đã lập hội từ thiện tuyên truyền vận động tư tưởngyêu nước trong nhân dân Cùng với cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược,nhân dân còn có tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột của địa chủ cùngbọn cường hào gian ác địa phương.

Sang thời kỳ đấu tranh cách mạng, xuất phát từ lòng yêu nước, nhândân Ngọc Liệp đã kiên trì tập hợp lực lượng quần chúng thành tổ chức đấutranh từ nhỏ tới lớn, từ thấp tới cao, từ bất hợp pháp đến hợp pháp, dũng cảmkiên cường chống mọi mưu mô, thủ đoạn, khủng bố bắn giết của giặc, giànhđược hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Vào những ngày Tháng Tám năm

1945, tại Ngọc Liệp nhân dân đã giải tán chính quyền cũ và thành lập chínhquyền cách mạng lâm thời

Ngay sau đó, cả nước Việt Nam đứng trước một cuộc chiến tranh xâmlược của thực dân Pháp Là một xã có vị trí quan trọng nằm ở cửa ngõ phíaTây của Hà Nội, Ngọc Liệp là một trong những xã địch chiếm đóng làm vànhđai bảo vệ của chúng Đến tháng 4 năm 1949, vùng Ngọc Liệp hoàn toàn bịPháp chiếm, chúng cho lập một bốt quân sự tại Ngọc Bài Nhân dân địaphương đã gấp rút chuẩn bị mọi mặt, xây dựng và phát triển lực lượng chiếnđấu Xã đã tiến hành vận động thanh niên vào đội tự vệ dưới sự chỉ huy của

Uỷ ban bảo vệ xã… Đêm 25 tháng 02 năm 1950, nhân dân địa phương đãphối hợp với bộ đội địa phương Tỉnh tổ chức đánh và tiêu diệt bốt Ngọc Bài

Đó là một chiến thắng quan trọng diễn ra tại địa phương [40, tr.798]

Với lòng dũng cảm quyết tâm đánh giặc trong kháng chiến, nhiều cán

bộ, nhân dân bị địch bắt, bị tra tấn rất dã man nhưng vẫn kiên cường đấu tranhchống lại kẻ thù Ngoài ra, còn có rất nhiều tấm gương đã anh dũng hy sinhkhi đang làm nhiệm vụ Công lao trong cuộc kháng chiến chống thực dânPháp của nhân dân Ngọc Liệp là hết sức to lớn, đó là truyền thống tốt đẹp và

vô cùng quý báu của địa phương

Trang 20

Sau ngày miền Bắc được giải phóng, thời gian yên bình để bắt tay vàocông cuộc xây dựng lại địa phương không được bao lâu, ngày 05/8/1964, Mỹbắt đầu cho máy bay bắn phá miền Bắc Nhân dân Ngọc Liệp đã sẵn sàngchuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả đểđánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nhân dân Ngọc Liệp đã tiễn đưa hàng trăm cán

bộ, Đảng viên và thanh niên ra mặt trận Với khẩu hiệu “thóc không thiếu mộtcân, quân không thiếu một người”, nhân dân Ngọc Liệp ngày đêm dốc sức chiviện cho cách mạng miền Nam Tính đến cuối tháng 4 năm 1975, hàng trămthanh niên địa phương đã lên đường đánh Mỹ Nhiều người con quê hương đãngã xuống để lại phần xương máu của mình trên chiến trường Những ngườicon ưu tú đó là niềm tự hào, tiêu biểu cho ý chí quật cường, lòng dũng cảm,truyền thống yêu nước của nhân dân Ngọc Liệp có từ hàng ngàn năm nay

Hoà bình lập lại, biết bao khó khăn do thiên tai và hậu quả của chiếntranh để lại, nhân dân Ngọc Liệp đã không quản gian lao vất vả, đem hết tinhthần và nghị lực để khôi phục hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộcsống mới, xã hội mới, quan hệ sản xuất mới, phát triển kinh tế và sự nghiệpvăn hoá giáo dục, cải thiện đời sống nhân dân Đồng thời, người dân NgọcLiệp còn tích cực tham gia công tác giữ gìn trật tự, bảo vệ an ninh Tổ quốc

Với truyền thống lịch sử được tạo dựng qua hàng ngàn năm chiến đấu

và lao động, người dân Ngọc Liệp đã nuôi dưỡng cho mình ý thức yêu quêhương, yêu đất nước, gắn bó với cộng đồng Những truyền thống đó góp phầntạo nên những giá trị văn hóa tinh thần vô cùng to lớn, qua đó hun đúc ý thức

tự hào về quá khứ oanh liệt, bảo vệ các giá trị vốn có của quê hương

1.1.3 Đặc điểm kinh tế

Từ bao đời nay, Ngọc Liệp là một vùng quê nông nghiệp Sản xuấtnông nghiệp luôn là ngành kinh tế quan trọng đem lại nhiều thu nhập chongười dân Phần lớn đất đai có thể canh tác được ở địa phương đều được sử

Trang 21

dụng cho sản xuất nông nghiệp Hầu hết lao động chính tại đây cũng đềutham gia hoạt động nông nghiệp Trong tổng số 306,6 ha đất nông nghiệp ởđịa phương, có tới 301,5 ha là đất trồng lúa, chỉ có 5,1 ha là hồ đầm nuôitrồng thủy sản [41, tr.799].

Vốn là cái rốn nước, trước kia, tuyệt đại bộ phận đất nông nghiệp địaphương chỉ cấy được một vụ lúa chiêm Cũng vì ngập lụt thường xuyên màđường làng, ngõ xóm nơi đây quanh năm bùn lầy, nước đọng, các gia đình ởNgọc Liệp đều có thuyền thúng, từ cụ già đến trẻ em đều biết chèo lái giỏi Người dân Ngọc Liệp phải sống trong cảnh nghèo đói mỗi mùa nước dângngập xóm làng, đồng ruộng Từ xa xưa, nơi đây có câu ca dao phần nào chothấy những nét khó khăn trong cuộc sống, lao động sản xuất:

“Quê em đồng trắng nước trong Thóc gạo thì ít, rêu phong thì nhiều”

Ngày nay, bằng sự cần cù chịu khó, người dân nơi đây đã quy hoạch vàxây dựng công trình thủy lợi khá vững chắc, phần lớn chủ động được tưới,tiêu, sản xuất được cải thiện, đời sống nhân dân từng bước được ổn định Cơcấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển đổi hợp lý, áp dụng khoahọc kỹ thuật đồng bộ nhằm giảm sức lao động cho nông dân, nâng cao hiệuquả sản xuất, Hợp tác xã được củng cố và kiện toàn đóng vai trò chủ đạo đốivới các dự án phát triển nông nghiệp tại địa phương Tháng 4 năm 1976 tổchức được Hợp tác xã có quy mô toàn xã, chủ động kế hoạch gieo cấy đảmbảo đúng thời vụ, chủ động phòng chống thiên tai, đầu tư nâng cấp, tu sửa cầucống, nạo vét kênh mương Bước vào thời kỳ đổi mới, với chính sách pháttriển nông nghiệp mới, cách thức sản xuất mới thay thế cho phương thức làm

ăn cũ đã kích thích sự phát triển ở địa phương, đời sống nhân dân được cảithiện, bộ mặt nông thôn qua đó cũng được đổi mới

Trang 22

Tiểu thủ công nghiệp được chú trọng góp phần tạo công ăn việc làm chohàng trăm lao động và tăng thu nhập cho người dân Ngoài làm ruộng, nhân dânNgọc Liệp còn biết đan lờ, đan đó để đánh cá và cũng có nhiều người biết làmnghề xây, nghề mộc, đan lát, làm hàng mã… Ở Ngọc Liệp có rất nhiều đá ongnằm bên hai bờ sông Tích Bằng sức khỏe, chỉ với bàn tay khéo léo, tinh mắt,mỗi năm, những người thợ đào đá ong đã khai thác lộ thiên tại chỗ được hàngchục vạn viên đá ong Người dân Ngọc Liệp còn nổi tiếng với nghề ngõa (lànghề lợp ngói các mái đình, chùa) Thợ ngõa ở Đồng Bụt còn nổi tiếng với nghềđắp nghê, uốn rồng, trổ phượng Tài nghệ của thợ ngõa Đồng Bụt đến nay vẫncòn lưu dấu ấn ở các cột trụ, các nóc đình, chùa quanh vùng

Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dân cư trong

xã còn làm ăn buôn bán nhưng quy mô nhỏ, các sản phẩm chủ yếu là mặthàng nông phẩm phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của nhân dân địa phương

Trong những năm gần đấy, đã có một số doanh nghiệp loại vừa đóngtrên địa bàn góp phần cung cấp việc làm cho các lao động địa phương Cơ cấulao động địa phương có sự biến đổi đáng kể, một bộ phận nông dân trở thànhcông nhân có việc làm và thu nhập ổn định Quá trình công nghiệp hóa diễn ranhanh chóng và mạnh mẽ đã làm cho diện mạo của xã Ngọc Liệp có nhữngthay đổi lớn lao Xã Ngọc Liệp đã chuyển giao 64 ha đất làm đường cao tốcLáng Hòa Lạc, 165 ha làm các khu sinh thái, 50 ha cho dự án các trường Đạihọc và 20 ha cho các khu công nghiệp [41, tr.799]

Quá trình chuyển đổi trên đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuấtcủa địa phương theo xu hướng giảm dần tỉ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng dần

tỉ trọng sản xuất phi nông nghiệp Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nông nghiệp vẫn

là ngành kinh tế chủ đạo ở địa phương, có ý nghĩa chi phối toàn bộ đời sống sinhhoạt và văn hóa của người dân Chính nông nghiệp đã tạo nên bộ mặt văn hóa

Trang 23

nông thôn, quy định các hành vi văn hóa trong ứng xử và là tiền đề cho sự ra đời

và phát triển của các thành tố văn hóa vật thể và phi vật thể ở địa phương

1.1.4 Đặc điểm văn hóa

Ngọc Liệp là một xã có truyền thống lịch sử - văn hoá, có nhiều nét văn

hóa riêng biệt được gìn giữ, bảo tồn Cư dân sống hồn nhiên, mộc mạc, chântình khi tiếp xúc và hiếu khách, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn một cáchtận tình, chu đáo và tỉ mỉ Các phong tục truyền thống tốt đẹp trong cưới xin,tang ma, mừng thọ vẫn được người dân duy trì Trong cuộc sống hiện đại,người dân cố gắng bắt nhịp với những yêu cầu của xã hội nhưng vẫn giữ đượcnhững nét đẹp truyền thống

Nét văn hóa riêng biệt dễ nhận ra đầu tiên của người dân Ngọc Liệp làgiọng nói Cư dân nói có âm điệu của thổ ngữ vùng Sơn Tây với một số đặcđiểm độc đáo Khi phát âm “O” dù ở thanh điệu nào đầu lưỡi đều đè xuống vàkéo dài nguyên âm Về thanh điệu, khác với người Việt ở các nơi sử dụng 6thanh điệu, cư dân vùng này có cách phát âm thanh “ngã” thành “hỏi”, một số

từ thanh “huyền” chuyển thành thanh bằng

Cũng như các vùng nông thôn khác, tại Ngọc Liệp có rất nhiều di tíchlịch sử văn hóa Ở mỗi làng trong xã Ngọc Liệp đều có khu di tích cổ: đình,chùa, quán, miếu… gắn liền với những truyền thuyết dân gian nổi tiếng, mang

ý nghĩa tâm linh và đậm đà bản sắc Hầu hết các di tích đều thờ những người

có công với nước mà tên tuổi đã gắn với lịch sử đấu tranh của dân tộc Các ditích đều là những công trình kiến trúc cổ kính, được chạm trổ tinh vi Đó lànhững công trình văn hóa rất đáng tự hào của nhân dân Ngọc Liệp Có thể kểđến một số di tích tiêu biểu như:

Đình Ngọc Bài thờ tam vị Thành hoàng Đình được xây dựng lâu đời.

Các hạng mục kiến trúc của đình gồm: Nghi môn, Đại bái, Hậu cung, Tả mạc,Hữu mạc

Trang 24

Quán Liệp Mai được xây dựng trên một quả đồi rộng, xưa là khu rừng

lim Quán được xây dựng nhìn về hướng Nam với bố cục mặt bằng kiểu chữNhất Quán gồm ba gian thờ Đức Thánh Tản Viên và thân mẫu Đinh Thị Đen– mẹ của Đức Thánh Tản Viên

Đình Liệp Mai nằm trên một thế đất cao ráo ở trung tâm thôn Liệp Mai.

Đình được xây dựng nhìn về hướng Tây, bố cục chữ Đinh với các hạng mụccông trình chính gồm: Đại bái và Hậu cung, phía trước có sân và cổng đình.Đình Liệp Mai mang những đặc sắc về kiến trúc nghệ thuật điêu khắc cuối thế

kỷ XVII

Chùa Liệp Mai có bố cục kiểu chữ Đinh với các hạng mục kiến trúc

gồm: Tiền đường và Thượng điện Chùa thờ Phật với nhiều lớp tượng Phật.Bên cạnh đó, chùa Liệp Mai còn lưu giữ được khá nhiều di vật quý giá vớinhiều chất liệu khác nhau

Đình Ngọc Phúc: là một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị, trong

đó lưu giữ nhiều hiện vật cổ có niên đại lâu đời Đình Ngọc Phúc từng là hầm

bí mật nuôi giấu cán bộ Đình Ngọc Phúc được Bộ Văn hóa và Thông tincông nhận xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1997

Chùa Ngọc Phúc: là một ngôi chùa “Tiền Phật hậu Thánh” Chùa thờ

Phật và thiền sư Từ Đạo Hạnh Trong chùa lưu giữ được nhiều pho tượng quýhiếm Chùa được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóacấp Quốc gia năm 1997

Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử, nhưng các công trìnhtôn giáo xã Ngọc Liệp vẫn cơ bản giữ được kiểu dáng và phong cách kiếntrúc dân gian truyền thống Bên trong các di tích còn lưu giữ được nhiều divật quý với nhiều chất liệu khác nhau mà qua đó ta có thể hiểu thêm đượclịch sử văn hóa của địa phương Các di tích kể trên cùng với chùa Đồng Bụt

Trang 25

tạo thành một quần thể di tích chứa đựng trong đó nhiều giá trị lịch sử - vănhóa lớn lao.

Song hành cùng với các di tích lịch sử này là các lễ hội được diễn ratheo định kỳ Qua đó thấy được đời sống văn hoá của nhân dân nơi đây rấtphong phú Các hoạt động lễ hội ở các đình, đền, chùa thu hút đông đảokhách thập phương, tạo không khí phấn khởi đoàn kết trong nhân dân Ngoàitết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, cứ vào mùa Xuân hàng năm, các thôntrong xã mở hội đình đám tế lễ, tổ chức đám rước cầu mong mưa thuận gió hòa.Hàng năm vào dịp lễ hội, đình đám, nhân dân có dịp nghỉ ngơi sau những ngàylao động vất vả mệt nhọc Đồng thời cũng là lúc nhân dân đua sức tranh tài trongcác trò chơi dân gian Trên địa bàn Ngọc Liệp có nhiều lễ hội đặc sắc như:

Lễ hội đình làng Ngọc Bài, đình làng Ngọc Phúc vào mùng 7 tháng

Ba (â.l)

Lễ hội đình làng Liệp Mai thường tổ chức trong hai ngày 15 và 16tháng Giêng hàng năm

Lễ hội chùa Đồng Bụt tổ chức vào ngày 10 tháng Ba (â.l)

Các ngôi chùa ở Ngọc Liệp đều có những ngày lễ chính đó là: ngày lễPhật đản vào mồng 8 tháng Tư, ngày xá tội vong nhân vào Rằm tháng Bảy.Vào những ngày này, đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã quy tụ về đâyhành hương viếng chùa, lễ Phật

Ngọc Liệp là vùng đất hình thành khá lâu đời cho nên việc học hành thi

cử cũng đã ăn sâu bám rễ vào tư tưởng của người dân Ngày nay, tiếp thutruyền thống văn hóa quý báu ấy, các thế hệ học sinh Đồng Bụt luôn ý thứcđược trách nhiệm học tập cho tương lai của bản thân Tỷ lệ học sinh khá giỏi,học sinh lên lớp, học sinh tốt nghiệp ở các lớp cuối cấp đều khá cao Nhữngkết quả đó phần nào thể hiện tinh thần hiếu học của con em xã Ngọc Liệp

Trang 26

Có thể thấy, các điều kiện về tự nhiên và xã hội như trên là tiền đề choviệc tạo dựng những giá trị văn hóa ở địa phương Chùa Đồng Bụt được xâydựng nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người dân nơi đây, chùa cũng nằmtrong không gian kinh tế - xã hội như các di tích khác ở xã Ngọc Liệp.

1.2 Chùa Đồng Bụt trong diễn trình lịch sử

1.2.1 Sự tích về Từ Đạo Hạnh - vị Thánh được phối thờ trong chùa

Về sự tích thánh Từ Đạo Hạnh - một vị thiền sư đời Lý được thờ trongchùa có rất nhiều sách ghi chép kể cả chính sử [19, tr.303] và dã sử [46,tr.71] Có thể thấy tiểu sử và hành trạng của ông được biên chép như sau:

Ông họ Từ tên Lộ, tự là Đạo Hạnh Cha tên là Vinh, làm chức Tăngquan đô sát ở triều Lý, lấy mẹ ông là Tăng Thị Ngọc Loan người làng AnLãng (làng Láng, huyện Vĩnh Thuận phía Tây thành Thăng Long) Ông bàdựng nhà ở xóm Nam trong làng Nhà được kiểu đất quý, sinh ra được ĐạoHạnh có khí cốt tiên phật Thủa thiếu niên, thích giao du hào hiệp, phóngkhoáng, có chí lớn, hành động ngôn ngữ không ai có thể lường được, thườngcùng kẻ nho sinh là Phí sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa và người con hát là Phan

Ất kết bạn Đêm thì mải miết đọc sách, ngày thì thổi sáo đánh cầu, diễn lạicác tích trò, vui sự chơi bời Cha mẹ thường trách là trễ nải, một đêm ghédòm qua khe cửa vào trong phòng thấy ngọn đèn gần tàn, sách vở chồng chất,

Lộ gục xuống án mà ngủ, tay vẫn chưa rời khỏi sách; do đó cha mẹ không còn

lo nghĩ nữa Sau Lộ dự kỳ thi Tăng hương thí, đỗ khoa Bạch Liên

Không bao lâu, cha ông dùng tà thuật làm phật ý Diên Thành hầu, DiênThành sai Đại Điên thiền sư dùng phép đánh chết, ném xác xuống sông TôLịch Xác trôi đến trước cửa nhà Diên thành hầu, hốt nhiên đứng dựng lên ởđấy suốt một ngày không trôi đi Đại Điên đến và hét lên rằng: “Người đi tukhông được phép giận quá một ngày, nên biết sống chỉ là đùa bỡn, chết mới

Trang 27

thành đạo Bồ Đề” Dứt lời, thây đổ xuống và trôi đi đến xã Nhân Mục cựudừng lại Người làng thấy thiêng mới dựng lăng miếu và đắp tượng để thờ,hàng năm cứ đến ngày 10 tháng Giêng tại đền có tế lễ Còn mẹ sau mất tángtại chùa Ba Lăng, nay là chùa Hoa Lăng

Lộ nghĩ chuyện báo thù cho cha nhưng chưa nghĩ ra mưu kế Một hômrình Đại Điên đi ra ngoài, gây sự định đánh, bỗng nghe thấy trên không trung

có tiếng thét ngăn lại Lộ sợ hãi quăng gậy mà đi, trong lòng buồn bực đau xót,muốn sang Ấn quốc cầu phép lạ để đánh Điên Từ Lộ bèn cùng Minh Không

và Giác Hải đi qua đất rợ Kim Sỉ thấy hiểm trở định quay về Vừa hay có cụgià chèo thuyền đến, ba người cùng hỏi đường đến Ấn Độ Cụ già nói: “đườngnúi hiểm hóc, đường bộ không qua được, tôi có chiếc thuyền này chở giúp cácông sang, lại có cái gậy này cho các ông cầm, cứ chỉ thẳng về hướng Tây sẽ

đến ngay” Nói xong cụ già đọc bài kệ đại ý rằng: “Đạo lý theo cùng một đường Khen ông chịu đi xa có chí muốn thành danh Mênh mông muôn phái không cần phải khó nhọc Nay mai ở Hoàng Giang sẽ sinh ra thánh” Dứt lời,

thuyền đến Tây Thiên Từ Lộ ở lại giữ thuyền, Giác Hải và Minh Không lên bờhọc trước, được phép thiêng rồi theo lối khác trở về Từ Lộ giữ thuyền ba ngàykhông thấy tin tức liền lên bờ hỏi thăm Một bà cụ già biết chuyện mới dạy cho

Từ Lộ mọi phép thiêng, lại trao cho phép rút đất và thần chú Đà la ni Từ Lộgiận hai bạn mới đọc một câu thần chú, Minh Không và Giác Hải đang điđường bị đau bụng phải ngồi lại Từ Lộ dùng phép rút đất tiến về đến xã NgãiCầu hóa thành hổ gầm thét Hai bạn nhờ phép thuật biết là bạn hóa hình Từ Lộhiện nguyên hình nói với hai bạn: “chúng ta cùng học đạo đức Thế Tôn, nhưngtôi còn vướng bụi trần, sau này sẽ lại ra thế gian ở ngôi nhân chủ, lúc ấy sẽkhông tránh khỏi bệnh nan, xin các anh cứu cho” Ba người bỏ giận cũ cùngnhau truyền phép thuật xuống nước, lên không, vào thần ra quỷ không ai lườngđược Từ Lộ được nhường là anh cả, rồi đến Minh Không và Giác Hải

Trang 28

Minh Không và Giác Hải về tu ở chùa Giao Thủy, Từ Lộ về ẩn cư ở núiSài Sơn lấy hiệu là Đạo Hạnh, thường ngày đọc kinh Đại bi Đà la ni Mộthôm thấy có thần nhân đến trước mặt nói rằng: “Kẻ đệ tử tức Trấn ThiênVương, cảm phục thầy có công trì kinh nên lại đây để thày sai khiến” Lộ biết

là đạo pháp đã thành, thù cha có thể rửa, bèn đến cầu An Quyết (nay thuộc DịchVọng, quận Cầu Giấy), cầm cây gậy chống ở tay ném xuống dòng nước chảyxiết Gậy đi ngược dòng nước tới cầu Tây Dương thì dừng lại Lộ mừng mà nóirằng: “phép của ta thắng được Đại Điên rồi!” Bèn đến thẳng chỗ Điên ở, thấyĐiên nói rằng: “Mày không nhớ chuyện ngày trước sao?” Đạo Hạnh nhìn lênkhông trung, không thấy gì, bèn đánh Điên chết, xác quẳng xuống sông

Từ đó thù xưa đã rửa, tâm trí nhẹ nhàng, Đạo Hạnh mới du ngoạn cácmiền rừng rú để cầu học Phật Nghe tiếng Kiều Trí Huyền tu rất đắc đạo, bèn

cung kính tới bái yết và hỏi về chân tâm, đọc câu kệ đại ý rằng: “Tôi lâu nay

ở nơi phàm trần chưa nhận được chân tâm Tôi không biết chỗ nào là chân tâm, xin rủ lòng mở lối chỉ đường cho tôi biết để khỏi phải khó nhọc đi tìm” Huyền đọc kệ đáp lại: “Bí quyết truyền cho đáng giá ngàn vàng Trong đó rõ ràng có Chân Tâm Ngay chỗ bãi cát bên sông cũng có cảnh Bồ Đề Chẳng cần phải đi tìm ở nơi xa muôn trùng” Đạo Hạnh hoang mang chưa hiểu hết,

bèn đi tới chùa Pháp Linh Sơn yết kiến Sùng Phạm thiền sư, hỏi rằng “nhưthế nào là chân tâm?” Phạm nói: “cái gì mà chẳng là chân tâm” Đạo Hạnhbỗng nhiên tỉnh ngộ, hỏi rằng “Thế nào là phép hành trụ?” Phạm nói “đói thì

ăn, khát thì uống” Đạo Hạnh bái từ đi về chùa Thiên Phúc tu đạo và luyệnphép như trước, từ đó phép lực ngày càng mạnh, duyên thiền ngày càng kết,lấy đạo giúp dân, mọi người đều được nhờ ơn Dân quanh vùng hễ có bệnh tậtđến xin bùa ấn đều được khỏi luôn Lộ đốt ngón tay cầu đảo, chú phép vàonước trị bệnh, không lúc nào không nghiệm Có vị sư hỏi rằng: “Phải chănghành, trụ, tọa, ngọa đều là Phật tâm” Lộ đọc kệ đáp rằng:

Trang 29

“Tác hữu trần sa hữu

Vi không nhất thiết không Hữu không như thủy nguyệt Vật chước khả không không.”

(Có thì có tự mảy may Khi không cả thế gian này cũng không Vầngtrăng vằng vặc in sông Chắc chi có có không không mơ màng)

Khi ấy vua Lý Nhân Tông không có con, tháng ba năm Hội Tường ĐạiKhánh thứ 3, có người nói rằng: ở bãi bể có đứa trẻ kỳ lạ, mới khoảng lên ba, tựxưng là Hoàng đế, lấy hiệu Giác hoàng, phàm vua làm điều gì đứa trẻ ấy cũngbiết, đó chính là Đại Điên hóa sinh Vua sai quan trung sứ tới xem, thấy đúngnhư lời nói, bèn đón về Kinh sư, cho ở chùa Báo Thiên Vua thấy đứa trẻ thôngminh, rất lấy làm yêu dấu, muốn lập làm kẻ kế tự, quần thần đều cố khuyên can

là không thể được, và nói: “nếu kẻ kia thực là linh dị, tất phải thác sinh ở nơicung cấm, sau mới có thể lập được” Vua nghe theo Bèn mở đại hội bảy ngàyđêm cho đầu thai Đạo Hạnh nghe tin bèn nói rằng: “đứa trẻ kia là yêu tà, mêhoặc người ta quá đáng Ta há chịu ngồi yên mà không cứu, để nó làm mê hoặclòng mọi người, rối loạn chính pháp sao?” Nhân đó, giả làm người đi xem hội,mật đem mấy tấm bùa treo trên rèm Hội tới ngày thứ ba thì Giác Hoàng bị bệnhnói với mọi người rằng: “Khắp biên giới trong nước đều có lưới sắt vây che, tuymuốn thác sinh sợ không có lối vậy” Vua nghe có kẻ phá mất bùa chú, bèn saingười đi tìm, quả nhiên bắt được Lộ ở Hưng Thánh lâu, trói lại, họp quần thần

để xét xử Vừa lúc đó Sùng Hiền Hầu đi ngang qua, Lộ năn nỉ nói: “Xin ra sứccứu bần tăng khỏi phải chịu tội, ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đápcông đức này” Hầu gật đầu Sau ngày hội, Hầu tâu với vua rằng: “thần trộmnghĩ nếu như giết, chả thà cho nó thác sinh” Vua bằng lòng Lộ đến thẳng phủ

đệ nhà Hầu, nhằm chỗ phu nhân tắm, nhìn khắp cả, phu nhân giận quá, mách với

Trang 30

Hầu Hầu vốn hiểu ý, để mặc không nói đến Phu nhân vì thế có thai Đạo Hạnhdặn Hầu rằng đến lúc phu nhân lâm bồn phải báo cho biết trước Đến kỳ phunhân Sùng Hiền Hầu lâm bồn, Đạo Hạnh được người báo tin, bèn tắm rửa thayquần áo, bảo học trò rằng: “Mối túc nhân của ta chưa biết, phải thác sinh lần nữa

ở đời, tạm làm đế vương, kịp đến khi già chết làm nhị thập thiên tử Nếu thấythân thể tan ra đất, đó là ta đã thâm nhập vào bùn đất không còn ở trong cõi sốngchết nữa” Học trò nghe nói, ai cũng cảm động sụt sùi Lộ đọc kệ rằng: “Mùa thuđến chẳng báo cho chim nhạn về dễ khiến cho nhân gian động lòng thương cảm.Bảo cho các đệ tử đừng quyến luyến nữa, sư phụ ngày trước đã mấy lần hóathành sư phụ ngày nay” Đọc dứt, Đạo Hạnh lên núi đập đầu vào vách đá, nệnchân lên bàn đá, nghiễm nhiên mà hóa, đến nay dấu vết vẫn còn

Hầu phu nhân bèn sinh con trai, đặt tên là Dương Hoán Khi lên ba, vuaNhân Tông nuôi ở trong cung, lập làm Hoàng Thái tử Nhân Tông băng hà,Thái tử tức vị ấy là vua Thần Tông do Đạo Hạnh thác sinh ra vậy Đạo Hạnh

đã hóa Hơn hai mươi năm Giác Hải và Minh Không không có tin tức gì

Năm 1136, Lý Thần Tông bỗng mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, tiếngkêu đau đớn gầm rú đáng sợ Các lương y trong thiên hạ vâng chiếu mà đến,

kể hàng ngàn hàng vạn đều chịu khoanh tay, khi ấy có đứa trẻ hát rằng: “Dụctrị thiên tử bệnh, tu đắc Nguyễn Minh Không”, nghĩa là: muốn chữa bệnh nhàvua tất phải tìm Nguyễn Minh Không Triều đình bèn sai người đến chùaGiao Thủy để đón sư Khi gặp Thần Tông, Minh Không lớn tiếng nói: “kẻ đạitrượng phu được tôn lên ngôi thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phátbệnh cường loạn như vậy?” Vua nghe nói rất run sợ Minh Không bèn lấy mộtcái vạc lớn đựng dầu, đun lên sôi sùng sục, rồi lấy tay khoắng vào 4 lần, rắcvẩy lên khắp mình vua, bệnh tức thì khỏi hết

Sau khi vua mất, chùa Thiên Phúc hiện lên khí thiêng lạ, địa phươngtâu lên Vua Anh Tông liền sai người làm lễ tế Lúc Đạo Hạnh hóa, xác còn

Trang 31

ở trong động, hàng tháng vẫn còn hương thơm, người làng bèn cho vàokhám thờ Đến khi quân Minh sang cướp nước ta, tìm trong khám thấy chânthân của Thiền sư nét mặt tươi như khi còn sống Người Minh cho là tiênbèn rước sang chùa Hương Sơn hỏa táng Lửa đốt bảy ngày đêm vẫn khôngcháy đến chân thân, người Minh đành bỏ đi Đêm ấy có người về mộng báo:

“Chân thân ta trải từ đời Lý đến nay không nát, phép thiêng không phải ngẫunhiên Nay các ngươi muốn hỏa táng phải lấy gỗ rào mộ mới mà đốt” Ngườidân nghe theo bèn đốt được sau đó thu lấy tro cốt đắp thành tượng đưa vào

am thờ Đời vua Lê Thánh Tông, hoàng hậu Trường Lạc lên động chùaThiên Phúc cầu tự Ít lâu sau, hoàng hậu mộng thấy rồng vàng vào bên sườnrồi có mang sinh ra vua Lê Hiến Tông Nhân thế mới cho lập am Hiển Thụy

ở chùa [23, tr.77]

Có thể thấy các tư liệu chép khá đầy đủ về thân thế hành trạng từ thuởthiếu thời, quê quán, gia đình, quá trình tu hành của ông Một vài điều khácbiệt nhỏ là không có văn bản nào xác định được năm sinh của Thánh Về nămmất, các tài liệu dẫn khác nhau nhưng đều trong khoảng từ 1112 đến 1117.Những dòng tư liệu trên cũng cho biết những địa danh, sự liên hệ của các ditích có thờ Từ Đạo Hạnh với cuộc đời của ông Hai địa danh được nhắc đếnnhiều hơn cả chính là Yên Lãng (làng Láng) nơi gắn với quá trình trưởngthành, môi trường gia đình và núi Sài Sơn nơi gắn với quá trình tu hành đắcđạo của ông Chúng ta cũng không thấy có tài liệu nào ghi chép về liên hệ củaông với làng Đồng Bụt

Qua các nguồn tư liệu được tìm hiểu tại địa phương, chúng tôi thấyđược tại Đồng Bụt có truyền thuyết gắn với nơi sinh ra ông: Thời gian bàTăng Thị Loan có thai, vào thời ấy những người quyền quý thường đi tìm đấtlành để sinh nở Ông bà Từ Vinh đã đi nhiều nơi Một hôm đến thôn ĐồngBụt, tổng Sếp, huyện Quốc Oai thấy một gò đất có hình hoa sen vượng khí

Trang 32

bốc lên dồi dào, nhìn xa chung quanh thấy ba bề núi giăng với những cánhđồng nước láng mênh mông, cò bay thẳng cánh, đất đai màu mỡ, ông bàmừng lắm liền quây màn trên gò sen để sinh nở Nơi ấy ngày nay là vườn Nởthuộc thôn Ngọc Phúc xã Ngọc Liệp Sau này, trong quá trình tu hành, nhớđến nơi khi xưa đã cất tiếng khóc chào đời, ngài bèn về thôn Đồng Bụt ở tổngSếp xây chùa, đúc chuông, tô tượng để thờ Phật và cha mẹ, làm rất nhiều việcthiện Sau khi mất, ngài được thờ ở nhiều nơi trong đó có chùa Đồng Bụt

1.2.2 Lịch sử hình thành và tồn tại của di tích chùa Đồng Bụt

Chùa Đồng Bụt có tên chữ là “Thiền Sư tự” Đây là một ngôi chùa khácbiệt so với các ngôi chùa xung quanh, vừa thờ Phật, vừa thờ Từ Đạo Hạnh –một thiền sư thời Lý từ thế kỷ XI Nhân dân địa phương và nhân dân quanhvùng quen gọi ngôi chùa theo tên của làng là chùa Đồng Bụt Ngôi chùa đượcxây dựng ở vị trí trung tâm của làng Chùa nhìn về hướng Tây Nam, trướccổng chùa là đường chính nối liền hai xóm của làng

Theo truyền thuyết chùa Đồng Bụt, sau khi Từ Đạo Hạnh hóa thân đầuthai làm Thái tử nhà Lý, chùa và vườn Nở - nơi sinh Từ Đạo Hạnh đã được xâydựng để thờ Ngài Trên quả chuông đúc năm Gia Long thứ 18 (1819) ghi rằng:

“Triều Trần (1341-1369), làng Đồng Bụt đã đúc chuông, dựng chùa Vì cógiặc, quả chuông chùa phải đem giấu xuống ao, sau vớt lên đánh không kêunữa nên làng đúc lại quả chuông này” Theo tư liệu này, có thể cho rằng chùaĐồng Bụt ít nhất cũng đã có từ thế kỷ XIV Tuy nhiên, ngày nay không còndấu vết nào của thế kỷ XIV còn lại để minh chứng ngôi chùa được dựng từ thờiTrần Những di vật xưa nhất còn lại ở chùa hiện nay chính là tấm bia “Pháp sư

tự bi” ở bên trái tòa Tiền đường, có niên đại Cảnh Trị thất niên (1669) Nộidung văn bia cho biết những người công đức xây dựng chùa Điều này chứng

tỏ chùa đã được trùng tu lớn vào thế kỷ XVII Ngoài ra, dựa vào một số chi tiết

Trang 33

gỗ trên kiến trúc ngôi chùa cho thấy những nét điêu khắc có từ thế kỷ XVIII vềtrước Từ đây, có thể nhận định rằng truyền thuyết về Từ Đạo Hạnh cùngnhững dấu tích văn hóa vật chất tại chùa Đồng Bụt có những mối liên hệ vớinhau và được bảo lưu hàng nghìn năm trên mảnh đất này.

Trải qua mấy trăm năm lịch sử, kiến trúc xưa đã không còn nguyên vẹnnhư lúc khởi dựng, hiện nay kiến trúc của ngôi chùa mang phong cách và đặcđiểm nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn – thế kỷ XIX

Tóm lại, về lịch sử chùa Đồng Bụt có thể tóm lược như sau: chùa đượckhởi dựng từ thời Trần, trải qua các năm trùng tu lớn vào thời Hậu Lê -Nguyễn Dấu vết kiến trúc chủ yếu của chùa Đồng Bụt hiện tại là vào thờiNguyễn Đến năm 1960, ngôi chùa được trùng tu, tôn tạo với quy mô lớn.Năm 1995, chùa được tiến hành sửa chữa với quy mô nhỏ

Năm 2004, chùa Đồng Bụt bị xuống cấp nghiêm trọng, toàn bộ hoành,

xà, cột đã bị mối ăn mục nát Do vậy, địa phương đã tu sửa lại ngôi chùa đểgiữ gìn những di sản văn hóa của cha ông để lại Cuối năm 2009, công trình

tu sửa chùa Đồng Bụt đã hoàn thành

Như vậy, trải qua thời gian, do tác động của môi trường tự nhiên, ditích chùa Đồng Bụt đã có ít nhiều những biến đổi, được sửa chữa, trùng tu,tôn tạo lại nhiều lần, song nhìn chung không ảnh hưởng nhiều tới cảnh quan,kiến trúc của di tích Với những giá trị tiêu biểu về kiến trúc – tôn giáo, ngày28/6/1996 chùa Đồng Bụt được Bộ Văn hóa và Thông tin cấp bằng công nhận

là Di tích kiến trúc – tôn giáo cấp Quốc gia

1.2.3 Chùa Đồng Bụt trong hệ thống các di tích thờ thánh Từ Đạo Hạnh ở thành phố Hà Nội

Các di tích liên quan đến việc phụng thờ Đức thành Từ Đạo Hạnh kháphổ biến ở nhiều địa phương đặc biệt là tại khu vực Hà Nội và Hà Tây cũ.Ngoài chùa Đồng Bụt còn một số di tích liên quan trực tiếp đến ông như: chùa

Trang 34

Thầy, chùa Ngọc Phúc, chùa Láng, chùa Nền đều ở quận Đống Đa; chùa TamHuyền ở quận Thanh Xuân; chùa Tổng, chùa Cả (xã La Phù, huyện HoàiĐức); chùa Thiên Vũ (xã Dương Nội, huyện Hoài Đức); chùa Ngãi Cầu (xã

An Khánh, huyện Hoài Đức); chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) Cácngôi chùa kể trên đều có những truyền thuyết, lễ hội liên quan đến cuộc đờithiền sư Từ Đạo Hạnh trong đó quan trọng hơn cả là chùa Láng và chùa Thầy.Chúng tôi xin giới thiệu một số ngôi chùa kể trên như sau:

Chùa Láng có tên gọi theo địa danh của làng, tên chữ của chùa là Chiêu

Thiền tự Hiện nay, chùa thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa Chùađược xây dựng theo lệnh của vua Lý Anh Tông để thờ vua cha và tiền thâncủa Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh

Trong quá trình tồn tại, chùa Láng trải qua nhiều lần trùng tu lớn, diệnmạo ngày nay của ngôi chùa có quy mô theo kiểu “Nội công ngoại quốc” Ditích được chia ra làm hai phần rõ rệt: Khu vườn trông ra phía trước và quần thểkiến trúc tập trung ở phía sau Tính từ ngoài vào, các kiến trúc bộ phận của chùabao gồm: ba lớp cổng nằm trên đường gạch lớn dẫn vào sân chùa Cổng chùangoài cùng bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong gắn vào sườn cột, mái giữacao hơn hai mái bên, hơi giống kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa.Giữa sân là nhà bát giác, hai bên có hai dãy dải vũ song song, liền phía sau lànhà Tiền đường, Trung đường, Thiêu hương, Thượng điện Hai bên nhà Thượngđiện có hai dãy hành lang, phía sau có nhà chuông, nhà khách và khu nhà Tổ,nhà thờ Mẫu, khu vườn tháp nằm hơi chếch về phía sau của chùa Vẻ bề thế củaquần thể kiến trúc hài hòa, cân xứng với không gian thoáng đãng khiến cho chùaLáng trở thành ngôi chùa lớn ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa

Ngoài các tượng Phật ở thượng điện, trong hậu cung còn có tượng nhà

sư Từ Đạo Hạnh làm bằng mây đan phủ sơn và tượng Lý Thần Tông làmbằng gỗmít

Trang 35

Hội chùa Láng cử hành vào ngày mồng 7 tháng Ba (â.l) hàng năm.Trong ngày hội, kiệu của Từ Đạo Hạnh được rước đến chùa Hoa Lăng ở xãDịch Vọng, nơi thờ bố mẹ ông Dân gian có câu rằng:

“Nhớ ngày mồng bảy tháng Ba, Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy.”

Chùa Nền (hay còn gọi là Đản Cơ tự) cũng thuộc phường Láng

Thượng, quận Đống Đa Tương truyền, vị trí chùa nằm trên nền nhà của TừĐạo Hạnh Trước đây, chùa có bố cục mặt bằng theo kiểu “Tiền chữ Nhất,hậu chữ Đinh” Chùa Nền ngày nay bao gồm khá nhiều đơn nguyên kiến trúchợp lại, gồm: Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, Cung cấm, nhà Tổ,nhà Mẫu, nhà Vong, tả mạc, hữu mạc

Hệ thống tượng thờ của chùa Nền khá phong phú, đặc biệt là tượngThánh Phụ, Thánh Mẫu được đặt ở tư thế ngồi kiết già Ngoài ra còn lưu giữđược nhiều di vật có giá trị khác có niên đại từ thế kỉ XVII

Chùa Nền tuy không khang trang bề thế như nhiều ngôi chùa khácnhưng vẫn bảo lưu được nhiều giá trị về lịch sử và nghệ thuật Chùa đã đượcxếp hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật ngày 22/4/1992

Chùa Thầy ở chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.Sài Sơn có tên nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy Nếu như

chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùaThầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư

Quanh núi Thầy, có nhiều kiến trúc Phật giáo được xây dựng trongnhững khoảng thời gian khác nhau gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơntự) trên núi và chùa Cả Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là HươngHải am - là nơi tu hành của Thiền sưTừ Đạo Hạnh

Trang 36

Chùa Cả (tức chùa dưới) có tên chữ là Thiên Phúc tự Phía trước chùa,bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn Chùaquay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một

hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng) Phần chính của chùaThầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ là nhà tiền tế, chùa Trung

là nơi thờ Phật Chùa Thượng ở vị trí cao nhất, đồng thời là nhà Thánh Giữachùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế “hạ côngthượng nhất” Xung quanh chùa có hai dãy hành lang, phía sau có lầu chuông,lầu trống Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu Từ sân này

có hai cầu là Nhật Tiên kiều và Nguyệt Tiên kiều nối sang hai bên Cầu NhậtTiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ Cầu NguyệtTiên nối vào đường lên núi Giữa ao Long Chiểu có thủy đình - là nơi diễn ratrò múa rối nước

Tại chùa Thầy có rất nhiều pho tượng đẹp Hai pho tượng Hộ phápđược cho là lớn nhất trong các ngôi chùa Việt Nam, đắp bằng đất thó, giấybản giã nhỏ trộn với mật Các pho tượng đẹp nhất của chùa Thầy tập trung tạichùa Trên Trên cao nhất là tượng Di Đà Tam tôn được tạc vào thế kỷ XVII.Pho tượng Quán Thế Âm bên phải, Pho Đại Thế Chí ở bên trái Ba pho tượngmỗi pho một vẻ không giống nhau, tạo thành một bộ tượng đẹp đặc biệt.Tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp Phật ngồi xếp bằng tròn trên một bệhoa sen còn lại từ đời Lý Bệ hoa sen đặt trên một con sư tử cuộn tròn, dướicon sư tử là một bệ bát giác Hiện nay tượng được đội mũ hoa sen và khoác

áo vàng Bên phải là tượng vua Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mìnhkhoác long bào, ngồi trên ngai vàng Bên trái có tượng Từ Đạo Hạnh trongkiếp Thánh, ngồi trong một khám gỗ chạm trổ cầu kì

Trên núi có chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn

Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên Trên vách núi quanh chùa

Trang 37

còn khắc những bài thơ tức cảnh của các danh sĩ khi đến thăm nơi đây Tươngtruyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác đểđầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa Phía trênchùa Cao, trên đỉnh núi có một mặt bằng gọi là chợ Trời với nhiều tảng đáhình bàn ghế, trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là bàn cờ tiên Từchùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ Đi ngược lên trên là đến đềnThượng Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gianbào mòn trông như tượng Phật Tiếp đó là hang Bò Cách một đoạn là đếnhang Gió Ở chân núi phía Tây còn có chùa Bối Am, còn gọi là chùa MộtMái, chùa có tên như vậy là vì mặt sau chùa dựa vào vách núi.

Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng

Ba (â.l) hàng năm Hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo màcòn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian Trai thanh gái lịch gần

xa tìm đến hội chùa Thầy còn để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khaokhát bày tỏ tình yêu như ca dao đã ghi lại:

“Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ, Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.”

Chùa Tam Huyền (tên chữ là Sùng Phúc tự) thuộc phường Hạ Đình,

quận Thanh Xuân, Hà Nội Hạ Đình có tên nôm là Mọc (Nhân Mục Cựu),một vùng đất cổ bên bờ sông Tô Lịch, phía Tây - Nam kinh thành ThăngLong xưa Theo thư tịch cổ, chùa Tam Huyền được xây dựng từ thời Lý gắnliền với Tăng quan Đô sát Từ Vinh - thân phụ của Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Chùa Tam Huyền đã được tu sửa tôn tạo nhiều lần, tiêu biểu như cácnăm Hoằng Định 14 (1613); năm Cảnh Hưng 41 (1780); năm Duy Tân thứ 2(1907) Từ năm 1992, qua trùng tu lớn, chùa Tam Huyền đã được khôi phụcphần nào quy mô ban đầu của di tích với đầy đủ hạng mục thiết yếu của một

Trang 38

ngôi chùa thờ Phật Hiện nay chùa còn bảo lưu được một số di vật có giá trịnhư một số bi ký, câu đối tạc bằng đá, ngưỡng cửa đá thời Lê Chùa TamHuyền đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc - nghệthuật năm 1996.

Chùa Thiên Hưng (còn được gọi là chùa Tổng) được xây dựng vào thế

kỷ XI theo kiến trúc cổ, có quy mô lớn theo kiểu nội công ngoại quốc với 100gian thờ, thuộc địa phận xã La Phù, được nhân dân hàng tổng lúc bấy giờ thờchung, trong đó có 3 làng La Phù, Ngãi Cầu (An Khánh) và La Dương(phường Dương Nội) ngày nay Để ghi nhận công ơn của ba vị thiền sư, nhândân hàng tổng tạc tượng và tôn thờ các ngài tại chùa Thiên Hưng và lấy ngày

8 tháng Ba (â.l) hàng năm là ngày lễ chính

Chùa Ngọc Phúc được xây dựng từ lâu đời cũng thuộc xã Ngọc Liệp

huyện Quốc Oai Chùa Ngọc Phúc có mặt bằng kiểu chữ Đinh Trong chùabên cạnh nơi thờ Phật còn có ban thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh Tại chùa cònlưu giữ được quyển ngọc phả, là Thánh tích ghi những thông tin về nơi thiền

sư Từ Đạo Hạnh chào đời, đó là vườn Nở (sát cạnh chùa Ngọc Phúc) Đây là

tư liệu có giá trị, kết hợp với những tư liệu lịch sử khác góp phần tìm hiểunguồn gốc của thiền sư Từ Đạo Hạnh

Trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng quý hiếm, là những tác phẩmnghệ thuật điêu khắc tinh xảo từ thế kỷ XVIII Năm 1997, chùa Ngọc Phúcđược công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia

Trong hệ thống các di tích chùa “tiền Phật hậu Thánh” thờ thánh TừĐạo Hạnh, tuy giữa các di tích có sự khác nhau về quy mô, niên đại khởidựng, nhưng đều có chung những liên quan về truyền thuyết và lễ hội về TừĐạo Hạnh Các di tích đều có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh đờisống tâm linh của người dân ở Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử Với “tư cách”

Trang 39

là một vị Thánh sư, Từ Đạo Hạnh đã đi vào thế giới tâm linh của nhân dânnhư một người bảo trợ, một chỗ dựa tinh thần vững chãi giúp họ có niềm tin,

hy vọng vào một cuộc sống thanh bình Việc nghiên cứu, khai thác hệ thống

di tích này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trịvăn hóa đặc sắc, góp phần khẳng định truyền thống văn hóa lâu đời

Tiểu kết chương 1

Thôn Đồng Bụt thuộc xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai Đây là một vùngđất cổ có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa Ngày nay vùng đất này đangchuyển mình từ một vùng quê nông nghiệp – nông thôn trở thành một vùngcông nghiệp mới Trong quá trình phát triển đời sống kinh tế xã hội, NgọcLiệp vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống của mình được hìnhthành trên cơ sở nền văn hóa gốc nông nghiệp Trong những giá trị văn hóa ấy

có di tích chùa Đồng Bụt

Chùa Đồng Bụt là công trình tôn giáo tín ngưỡng của làng Chùa thờPhật nhưng đồng thời cũng phối thờ một nhân vật lịch sử, một cao tăng từngđược nhân dân ngưỡng mộ sùng kính - đó là Từ Đạo Hạnh Từ Đạo hạnh lànhà tu hành nhưng ông có nhiều đóng góp đối với văn hóa đất nước Vì vậyông được nhiều nơi phối thờ trong các ngôi chùa Đối với làng quê Đồng Bụt,ông gắn liền với truyền thuyết được sinh ra tại đây Di tích chùa Đồng Bụt cókhả năng được xây dựng từ đời Trần và đã trải qua nhiều lần trùng tu về saunày ở các thế kỷ XVIII, XIX và đặc biệt là những năm cuối thế kỷ XX Cácđơn nguyên kiến trúc còn lại hiện nay của chùa chủ yếu được trùng tu vàothời Nguyễn muộn Những giá trị về văn hóa vật thể và phi vật thể của chùaĐồng Bụt sẽ được chúng tôi lần lượt trình bày ở các chương tiếp theo củaLuận văn này

Trang 40

Chương 2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ CHÙA ĐỒNG BỤT

Văn hóa vật thể là những thành tố văn hóa được tồn tại dưới dạng vậtchất, tác động trực tiếp vào các giác quan chúng ta và có giá trị lịch sử vănhóa Tại chùa Đồng Bụt, các thành tố văn hóa vật thể cần được xét tới đó làkiến trúc công trình di tích, hệ thống tượng thờ và hệ thống các di vật cổ vậttồn tại trong di tích

2.1 Nghệ thuật kiến trúc chùa Đồng Bụt

2.1.1 Không gian cảnh quan và mặt bằng tổng thể

Không gian cảnh quan là mối quan hệ giữa di tích và điều kiện địa lý tựnhiên với các công trình xung quanh Nghiên cứu không gian cảnh quan làtìm hiểu vị trí di tích theo thế và hướng đất, với địa hình, sông núi tự nhiên

mà văn hóa truyền thống và kinh nghiệm dân gian gọi là thuật phong thủy.Công trình kiến trúc nghệ thuật luôn được thiết kế, xây dựng phù hợp vớicảnh quan không gian tự nhiên Giải quyết tốt điều này cũng làm tăng thêmgiá trị của công trình Những công trình kiến trúc mang vẻ đẹp bản thân đượcgọi là danh lam Công trình đó luôn có sự kết hợp với những vị trí đắc địa,những thắng cảnh nổi tiếng Thắng cảnh nhờ có danh lam để thêm phần mỹ

lệ Danh lam nhờ thắng cảnh mà tăng thêm giá trị Mối quan hệ giữa kiến trúcvới cảnh quan qua đó là mối quan hệ hữu cơ

Chùa là một công trình kiến trúc liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng, lànơi bảo tồn các giá trị văn hoá của làng xã, nơi gửi gắm niềm tin khát vọngcủa người dân Chính vì vậy, địa thế cảnh quan của chùa cũng như các côngtrình kiến trúc mang chức năng tôn giáo tín ngưỡng khác như đình, đền…luôn được cộng đồng quan tâm Người xưa rất chú ý đến việc lựa chọn thế đất

để công trình kiến trúc khi ra đời phải có được một vị trí, một không gian đẹp,

Ngày đăng: 25/10/2017, 13:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
2. Trần Lâm Biền (1993), Cây cỏ trong nghệ thuật tạo hình của người Việt, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ trong nghệ thuật tạo hình của người Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 1993
3. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1996
4. Trần Lâm Biền chủ biên (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang trí trong mỹ thuật truyền thống củangười Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền chủ biên
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuậtHà Nội
Năm: 2001
5. Trần Lâm Biền (2001), Bước đi của ngôi chùa Việt – một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đi của ngôi chùa Việt – một con đường tiếpcận lịch sử
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2001
6. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ thờ trong di tích của người Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóaThông tin
Năm: 2003
7. Trần Lâm Biền (2008), Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng châu thổ sông Hồng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng châu thổsông Hồng
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2008
8. Phan Kế Bính (1972), Việt Nam phong tục, Phong trào văn hóa, Sài gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Năm: 1972
9. Nguyễn Thị Cải (2014), Tìm hiểu di tích chùa Đồng Bụt (xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội), Khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Bảo tàng học, Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu di tích chùa Đồng Bụt (xã Ngọc Liệp,huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội)
Tác giả: Nguyễn Thị Cải
Năm: 2014
10. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
11. Đảng bộ huyện Quốc Oai, BCH Đảng bộ xã Ngọc Liệp (2013), Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Liệp, Nxb Công ty cổ phần Văn hóa Truyền thông Đông Sơn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sửcách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Liệp
Tác giả: Đảng bộ huyện Quốc Oai, BCH Đảng bộ xã Ngọc Liệp
Nhà XB: Nxb Công tycổ phần Văn hóa Truyền thông Đông Sơn
Năm: 2013
12. Trịnh Thị Minh Đức, Nguyễn Đăng Duy (1993), Bảo tồn di tích lịch sử Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn di tích lịch sửVăn hóa
Tác giả: Trịnh Thị Minh Đức, Nguyễn Đăng Duy
Năm: 1993
13. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Phật giáo Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb Khoa họcXã hội
Năm: 1999
14. Đỗ Danh Huấn (2008), “Làng Đồng Bụt và Thiền sư Từ Đạo Hạnh” in trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba – tập 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng Đồng Bụt và Thiền sư Từ Đạo Hạnh” introng "Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba
Tác giả: Đỗ Danh Huấn
Năm: 2008
15. Phạm Thị Thu Hương (2007), Những ngôi chùa “tiền Phật hậu Thánh” ở vùng châu thổ Bắc Bộ, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, chuyên ngành Văn hóa dân gian Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những ngôi chùa “tiền Phật hậu Thánh” ởvùng châu thổ Bắc Bộ
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Năm: 2007
16. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng chủ biên (1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thốngtrong đời sống xã hội hiện đại
Tác giả: Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng chủ biên
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1994
17. Nguyễn Lang (2012), Việt Nam phật giáo sử luận, Nxb Phương Đông 18. Vũ Tam Lang (1991), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phật giáo sử luận", Nxb Phương Đông18. Vũ Tam Lang (1991), "Kiến trúc cổ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lang (2012), Việt Nam phật giáo sử luận, Nxb Phương Đông 18. Vũ Tam Lang
Nhà XB: Nxb Phương Đông18. Vũ Tam Lang (1991)
Năm: 1991
19. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (2004), Đại Việt sử ký toàn thư , Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Tác giả: Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê
Nhà XB: NxbKhoa học Xã hội
Năm: 2004
20. Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Kim Sơn (2010), Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội, Tuyển tập địa chí - Tập 2, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu văn hiến Thăng Long -Hà Nội, Tuyển tập địa chí - Tập 2
Tác giả: Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Kim Sơn
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2010
21. Nhiều tác giả (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Văn hóaDân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w