Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ
Chuyên đề thực tập Trường: ĐH KTQD MỤC LỤC TRANG LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG KHÁNH HUỆ. 7 1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ. 7 1.1.1. Khái quát về vai trò nguyên vật liệu tại công ty TNHHH xây dựng Khánh Huệ. 7 1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ. 7 1.1.2.1. Nguyên vật liệu chính. 8 1.1.2.2. Nguyên vật liệu phụ. 8 1.1.2.3. Nhiên liệu. 8 1.1.2.4. Phụ tùng thay thế. 8 1.1.2.5. Thiết bị xây dựng cơ bản. 9 1.1.2.6. Phế liệu thu hồi. 9 1.1.3. Phân nhóm và mã hóa nguyên vật liệu tại công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ. 9 1.1.4. Danh mục nguyên vật liệu tại công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ. 11 1.1.5. Đánh giá nguyên vật liệu tại công ty TNHH xây dựng khánh Huệ. 14 1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ. 17 1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ. 18 1.3.1. Cơ cấu tổ chức của phòng vật tư. 18 1.3.2. Quản lý khâu thu mua nguyên vật liệu. 19 1.3.3. Quản lý khâu nhập kho, bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu. 20 1.3.4. Quản lý khâu xuất kho nguyên vật liệu. 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG KHÁNH HUỆ. 23 2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ. 23 2.1.1. Thủ tục nhập kho 23 2.1.2. Thủ tục xuất kho. 24 SV: Lê Thị Hải Lớp: KTA1K10B 1 Chuyên đề thực tập Trường: ĐH KTQD SV: Lê Thị Hải Lớp: KTA1K10B 2.1.3. Phương pháp ghi sổ. 24 2.1.4. Quy trình ghi thẻ kho. 25 2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ. 33 2.2.1. Quy trình hạch toán tổng hợp tại công ty. 33 2.2.2. Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu. 34 2.2.2.1. Đối với nguyên vật liệu thanh toán bằng hình thức trả chậm. 35 2.2.2.2. Đối với nguyên vật liệu thanh toán ngay bằng tiền mặt. 35 2.2.2.3. Đối với nguyên vật liệu thanh toán bằng TGNH. 36 2.2.2.4. Đối với nguyên vật liệu thanh toán bằng tạm ứng. 36 2.2.3. Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu. 38 2.2.4. Phương pháp ghi sổ. 38 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG KHÁNH HUỆ 45 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ và phương hướng hoàn thiện. 45 3.1.1. Ưu điểm. 45 3.1.2. Nhược điểm. 46 3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ. 48 3.2.1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu. 48 3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán. 49 3.2.3. Về sổ kế toán chi tiết. 52 3.2.4. Thực hiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu hoàn toàn trên máy. 52 KẾT LUẬN 53 Danh mục tài liệu tham khảo 54 Nhận xét của đơn vị thực tập 55 Nhận xét cảu giáo viên hướng dẫn 56 Nhận xét cảu giáo viên phản biện. 2 Chuyên đề thực tập Trường: ĐH KTQD DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên không viết tắt TSCĐ Tài sản cố định TNHH Trách nhiệm hữu hạn PTNT Phát triển nông thôn BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn BHTN Bảo hiểm thất nghiệp UNC Ủy nhiệm chi KT Kinh tế KH Kế hoạch GTGT Giá trị gia tăng TL Tiền lương LĐTT, NVPX, NVQLDN Lao động trực tiếp, nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý phân xưởng. SX, BH, XDCB Sản xuất, bán hàng, xây dựng cơ bản. SV: Lê Thị Hải Lớp: KTA1K10B 3 Chuyên đề thực tập Trường: ĐH KTQD DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Tên bảng biểu Bảng 1.1 Danh mục nhóm vật tư, hàng hóa Bảng 1.2 Danh mục vật tư, hàng hóa Bảng 1.3 Sổ đăng ký tứ tự danh điểm Bảng 1.4 Sổ đăng ký thứ tự danh điểm vật tư Bảng 1.5 Sổ đăng ký thứ tự danh điểm Biểu 2.1 Hóa đơn giá trị gia tăng Biểu 2.2 Phiếu nhập kho Biểu 2.3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư Biểu 2.4 Phiếu lĩnh vật tư Biểu 2.5 Thẻ kho Biểu 2.6 Bảng kê nhập Biểu 2.7 Bảng kê xuất Biểu 2.8 Trích sổ đối chiếu luân chuyển vật tư Biểu 2.9 Nhật ký chung Biểu 2.10 Sổ cái Biểu 2.11 Bảng kê DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Sơ đồ 2.1 Kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển Sơ đồ 2.2 Quy trình hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu SV: Lê Thị Hải Lớp: KTA1K10B 4 Chuyên đề thực tập Trường: ĐH KTQD LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải cố gắng phấn đấu sao cho chất lượng sản phẩm thật tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh và có lãi. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp phải quan tâm tới tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu bỏ vốn kinh doanh cho đến khâu thu hồi vốn. Sự phát triển kinh tế của đất nước, của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, vào khả năng khai thác chế biến của nền công nghiệp trong nước. Con đường phát triển cơ sở vật chất cho xã hội là tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu vì nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất, trong khi đó nguồn tài nguyên, khoáng sản ngày càng khan hiếm và cạn kiệt do sự khai thác ngày càng gia tăng của con người. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán với vai trò là công cụ quản lý đắc lực phải quản lý, ghi chép, phản ánh tình hình thu mua, nhập, xuất, sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu nhằm đáp ứng yêu cầu tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ, bản thân em, với tư cách là một sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân em nhận thấy công tác kế toán, đặc biệt là kế toán nguyên vật liệu của công ty đã tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý nguyên vật liệu ở công ty. Tuy nhiên, công tác kế toán nguyên vật liệu vẫn còn một số hạn chế cần hoàn thiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phát huy hơn nữa vai trò của công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nhiệp. Vì vậy, khi đi sâu tìm hiểu công tác kế toán nguyên vật liệu của doanh nghiệp, em mong sẽ tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu và mạnh dạn đề xuất một số ý kiến để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu của doanh nghiệp. SV: Lê Thị Hải Lớp: KTA1K10B 5 Chuyên đề thực tập Trường: ĐH KTQD Chính vì những lý do trên, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài : "Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ" Chuyên đề "Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ" gồm các phần như sau: Lời mở đầu : Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ. Chương 2 : Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ. Chương 3 : Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ. Kết luận Do khả năng và thời gian có hạn, đề tài này chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các anh chị trong phòng kế toán của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn cô TS. Trần Thị Nam Thanh đã tận tình hướng dẫn và các anh chị trong phòng Kế toán Công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này./. Hà Nam, ngày 03 tháng 06 năm 2011. SV: Lê Thị Hải Lớp: KTA1K10B 6 Chuyên đề thực tập Trường: ĐH KTQD CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG KHÁNH HUỆ 1.1. ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG KHÁNH HUỆ: 1.1.1. Khái quát về vai trò nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần thiết phải có các yếu tố cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Theo Mác: “ Tất cả mọi vật trong thiên nhiên ở quanh ta mà lao động có ích tác động vào để tạo ra của cải vật chất cho xã hội đều là đối tượng lao động. Đối tượng lao động trở thành nguyên vật liệu khi có bàn tay của con người tác động vào”. Chính vì vậy, không phải bất kỳ đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu. Ví dụ Sắt nằm trong quặng không phải là nguyên vật liệu mà chỉ khi con người tiêu hao lao động để tìm ra nó cung cấp cho các ngành công nghiệp thì nó mới trở thành nguyên vật liệu. Ở mỗi doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là đối tượng lao động - một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất; là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật liệu bị tiêu hao toàn bộ giá trị và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên, giá trị chuyển dịch này lớn hay nhỏ trong giá trị sản phẩm, dịch vụ thì còn tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Thông thường, trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí về các loại vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán vật liệu đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. 1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ: Trong doanh nghiệp có rất nhiều loại NVL khác nhau, có vai trò, công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm. Để có thể quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết đến từng loại vật liệu phục vụ cho kế hoạch quản trị, công ty đã tiến SV: Lê Thị Hải Lớp: KTA1K10B 7 Chuyên đề thực tập Trường: ĐH KTQD hành tổ chức NVL thành các loại các danh mục khác nhau. NVL của công ty được chi tiết thành các loại sau: Nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu phụ Nhiên liệu. Phụ tùng thay thế. Thiết bị xây dựng cơ bản. Phế liệu thu hồi. 1.1.2.1. Nguyên vật liệu chính: Đối với doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm. Gồm các loại nguyên vật liệu phục vụ cho các công trình xây dựng như xi măng, thép xây dựng, gạch xây, gạch ốp, gạch lát, thiết bị vệ sinh, gỗ. Nguồn cung cấp vật liệu của công ty cũng phong phú và đa dạng, phần lớn nguyên vật liệu này được mua từ các công ty trong nước nên đảm bảo cho công ty có thể tiến hành thi công công trình một cách liên tục. 1.1.2.2. Nguyên vật liệu phụ: Là loại vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính, tăng chất lượng sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý, sản xuất.Gồm: Sắt thép cơ khí gồm thép góc, dây thép, sắt góc, sắt tròn, tôn đen, que hàn, hợp kim, inốc, thép hình, . 1.1.2.3. Nhiên liệu: Là loại vật liệu bao gồm các loại ở thể lỏng, khí, rắn dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Là loại vật liệu có tác dụng cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất, kinh doanh: Xăng, dầu cung cấp cho các loại xe chuyên chở vật liệu hoặc xe đưa cán bộ lãnh đạo hay các phòng ban đi công tác. 1.1.2.4. Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa các máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải . SV: Lê Thị Hải Lớp: KTA1K10B 8 Chuyên đề thực tập Trường: ĐH KTQD Là những loại vật liệu mà công ty mua về để thay thế cho các bộ phận chi tiết máy móc, vòng bi, bánh răng, mũi khoan, và các phụ tùng thay thế khác. 1.1.2.5. Thiết bị xây dựng cơ bản: Là các loại thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ, vật kết cấu, vật tư xây dựng dùng cho công việc xây dựng cơ bản. Là những thiết bị phục vụ cho xây dựng cơ bản ví dụ: các loại đường ống dẫn nước,công tắc, phích cắm các loại, dây cáp điện cao thế, hạ thế, dây cho mạng vi tính các loại, đèn chiếu sáng, đèn chùm, chậu rửa, vòi rửa các loại, . 1.1.2.6. Phế liệu thu hồi: Trong quá trình sản xuất không thể không có phế liệu, đó là các phế phẩm bị loại ra trong quá trình sản xuất như: cốp pha định hình, ván khuôn thu hồi, vỏ bao xi măng . 1.1.3. Phân nhóm và mã hóa nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xây dựng Khánh Huệ: Nguyên vật liệu được phân thành các nhóm sau: - Nhóm cấp 1 : Phân loại theo các tài khoản của hệ thống tài khoản bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ… - Nhóm cấp 2 : Phân loại theo các tiểu khoản của hệ thống tài khoản như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng, bán thành phẩm mua ngoài… - Nhóm cấp 3 : Mở chi tiết theo từng loại nguyên liệu, vật tư. Việc đánh mã số được thực hiện theo nhóm trong đó mỗi nhóm đều có mã số riêng, trong từng nhóm lại có sự khác biệt để phân loại nguyên vật liệu trong nhóm. Các tài khoản về nguyên vật liệu được mã hóa và khai báo trong menu danh mục: “ Hệ thống tài khoản” được mở theo chế độ hiện hành và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - TK 152- “ Nguyên liệu, vật liệu” được mở chi tiết như sau: + TK 1521-“Nguyên liệu, vât liệu chính” trong đó mở chi tiết : . TK 152101 Xi măng . TK 152102 Gạch . TK 152103 Gỗ + TK 1522 - “ Vật liệu phụ ” được mở chi tiết : . TK 152201 Thép góc SV: Lê Thị Hải Lớp: KTA1K10B 9 Chuyên đề thực tập Trường: ĐH KTQD . TK 152202 Dây thép . TK 152203 Sắt góc . TK 152204 Sắt tròn . TK 152205 Tôn đen . TK 152206 Que hàn . TK 152207 Hợp kim . TK 152208 Inox . TK 152209 Thép hình + TK 1523-“ Nhiên liệu ” trong đó: . TK 152301 Xăng . TK 152302 Dầu + TK 1524 - “ Phụ tùng thay thế ” được mở chi tiết : . TK 152401 Vòng bi . TK 152402 Bánh răng . TK 152403 Mũi khoan + TK 1526 - Thiết bị xây dựng cơ bản + TK 1528 - Phế liệu thu hồi. Ngoài ra còn có một số TK liên quan: - TK 154 –“ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” + TK 1541 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chính” + TK 1542 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phụ” Các tài khoản này đều được khai báo và cài đặt trong “Danh mục tài khoản” - TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” - TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” + TK 6271 Chi phí NVL phân xưởng + TK 6272 Chi phí CCDC phân xưởng - TK 331 “ Phải trả cho người bán” + TK 3311 Phải trả các đơn vị trong nội bộ Công ty + TK 3312 Phải trả các đơn vị ngoài Công ty SV: Lê Thị Hải Lớp: KTA1K10B 10