1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẠI HỢP

57 435 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 430,5 KB

Nội dung

HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH ------***------  CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẠI HỢP Giảng viên huớng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo Sinh viên thực hiện : Trần Mạnh Linh Mã SV : LT106112 Chuyên ngành : Ngân hàng Lớp : NGÂN HÀNG 10B Khoá học : 2009 - 2011 Hµ Hà Nội - 2010 MỤC LỤC Lời mở đầu 4 CHƯƠNG I : HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT .6 1.1 Hộ sản suất vai trò của kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1 Khái niệm Hộ sản xuất. .6 1.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ .8 1.1.3. Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế 9 1.1.3.1. Kinh tế HSX với vấn đề việc làm sử dụng tài nguyên ở nông thôn 9 1.1.3.2. Kinh tế hộ sản xuất có khả năng thích ứng được thị trường thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển 11 1.1.3.3. Đóng góp của hộ sản xuất đối với xã hội .11 1.2.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất ở Việt Nam .12 1.2.1.Khái niệm tín dụng, các hình thức tín dụng 12 2 1.2.2. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất ở Việt Nam .14 1.3. Hiệu quả của tín dụng đối với hộ sản xuất 18 1.3.1. Quan điểm về hiệu quả tín dụng .18 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng .19 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng hộ sản xuất 21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN SUẤT TẠI NGÂN HÀNG No & PTNT ĐẠI HỢP 2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Đại Hợp .24 2.1.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội địa phương .24 2.1.2 Khái quát về quá trình hình thành phát triển, bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT Đại Hợp .25 2.1.2.1 Quá trình hình thành phát triển 25 2.1.2.2 Bộ máy tổ chức .26 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây 28 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn 29 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn .31 2.1.3.3 Hoạt động quản lý ngân quỹ 32 2.1.3.4 Kết quả kinh doanh .32 2.2 Thực trạng cho vay hộ sản xuấtchi nhánh NHNo&PTNT Đại Hợp .34 2.2.1 Cơ cấu dư nợ tại NHNo&PTNT Đại Hợp .34 2.2.2 Chất lượng cho vay hộ sản suất .38 2.2.2.1 Nợ quá hạn .38 2.3 Đánh giá chung về cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT Đại Hợp. 3 2.3.1 Những kết quả đạt được .39 2.3.2 Một số tồn tại 41 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên .42 2.3.3.1 Về cơ chế nghiệp vụ của Ngân hàng 42 2.3.3.2 Về thực trạng các hộ vay vốn .42 2.3.3.3 Quản lý của cấp uỷ, chính quyền địa phương .42 CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HSX TẠI NHNo&PTNT ĐẠI HỢP 3.1 Định hướng cho vay HSX của NHNo & PTNT Đại Hợp .43 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT Đại Hợp 45 3.2.1. Thực hiện huy động vốn phù hợp với cơ cấu .45 3.2.2. Thực hiện khoán tài chính đối với cán bộ tín dụng .45 3.2.3. Thực hiện đầy đủ quy trình đầu tư cho vay 46 3.2.4. Áp dụng chính sách linh hoạt về lãi suất cũng như yêu cầu thế chấp cho món vay . 47 3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định để mở rộng đầu tư cho vay HSX .48 3.2.6. Mở rộng cho vay HSX thông qua tổ nhóm tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát 49 3.2.7. Công tác đào tạo sử dụng cán bộ 50 3.2.8. Tăng cường tiếp cận với khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng .51 3.2.9 Trang bị áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ kỹ thuật .51 3.3 Một số kiến nghị 52 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 52 3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN .52 3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam .52 4 3.3.4. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Hải Phòng .53 3.3.5. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương huyện Kiến Thuỵ 54 KẾT LUẬN .55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .56 Lời mở đầu Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhà nước sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển dịch nền kinh tế cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, đất nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới đạt được nhiều thành tựu to lớn, nên kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được củng cố vững chắc. Từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh - xã hội công bằng dân chủ văn minh. Khơi dậy tiềm lực cả trong ngoài nước tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển lớn mạnh đẩy lùi lạm phát, đầu tư sản xuất được mở rộng, thu nhập dân cư được nâng cao, mức tích luỹ cho tái đầu tư ngày càng lớn, thực hiện CNH – HĐH đất nước từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Những thành tựu đạt được của công cuộc đổi mới đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính cung cấp vốn cho các ngành kinh tế. Trong những năn qua các ngân hàng thương mại luôn tăng cường huy 5 động, khai thác mọi nguồn vốn, tích cực đầu tư cho các thành phần kinh tế, đổi mới công tác thanh toán hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Do đó đã giải quyết nguồn vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tăng tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ trong xã hội góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế đạt mức tăng trưởng nhanh bền vững. Trong hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước : Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ( NHNo&PTNT) là một trong những ngân hàng có mạng lưới rộng khắp cả nước, nguồn vốn huy dộng lớn với tiêu chí: “Agribak mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Hiện NHNo&PTNT Việt Nam là 1 ngân thương mại hàng đầu giữ vai chủ đạo chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt nam .Qua thời gian học tập tại trường Trường ĐH Kinh tế quốc dân quá trình thực tập tại NHNo &PTNT Đại Hợp. Em chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả cho vay HSX tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn Đại Hợp ”. làm chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề gồm 3 phần: Lời mở đầu, phần nội dung phần kết luận. Trong phần nội dung gồm 3 chương : Chương 1: Hiệu quả tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất. Chương 2: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Đại Hợp. Chương 3: Nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Đại Hợp. 6 CHƯƠNG I HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT 1.1 Hộ sản suất vai trò của kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1 Khái niệm Hộ sản xuất. Nói đến sự tồn tại của các hộ sản xuất trong nền kinh tế trước hết ta cần thấy rằng, hộ sản xuất không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất cả các nước có nền sản xuất nông nghiệp trên thế gới. Hộ sản xuất đã tồn tại qua nhiều phương thức vẫn đang tiếp tục phát triển. Do đó có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế hộ sản xuất. Có nhiều quan niệm cho rằng: Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà các thành viên đều dựa trên cơ sở kinh tế chung, các nguồn thu nhập do các thành viên cùng tạo ra cùng sử dụng chung. Quá trình sản xuất của hộ được tiến hành một các độc lập điều quan trọng là các thành viên cuả hộ thường có cùng huyết thống, thường cùng chung một ngôi nhà, có quan hệ chung với nhau, họ cũng là một đơn vị để tổ chức lao động. Một nhà kinh tế khác thì cho rằng: Trang trại gia đình là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình nông dân là kiểu trang trại độc lập, sản xuất kinh doanh của từng gia đình có tư cách pháp nhân riêng do một chủ hộ hoặc một người có năng lực uy tín trong gia đình đứng ra quản lý, các thành viên khác trong gia đình tham gia lao động sản xuất. Để phù hợp với chế độ sở hữu khác nhau giữa các thành phần kinh tế (quốc doanh ngoài quốc doanh) khả năng phát triển kinh tế từng vùng (thành thị 7 nông thôn), theo phụ lục của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 499A TDNH ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ sản xuất được nêu như sau: " Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình". Như vậy, hộ sản xuất là một khái niệm (đa thành phần) to lớn ở nông thôn. Có thể chia hộ sản xuất làm 3 loại sau: + Loại thứ nhất: Là các hộ có vốn, có kỹ thuât, kỹ năng lao động, biết tiếp cận với môi trường kinh doanh, có khả năng thích ứng, hoà nhập với thị trường. Như vậy các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, biết tổ chức quá trình lao động sản xuất cho phù hợp với thời vụ để sản phẩm tạo ra có thể tiêu thụ trên thị trường. Chính vì vậy mà các hộ này luôn có nhu cầu mở rộng phát triển sản xuất tức là có nhu cầu đầu tư thêm vốn. Việc vay vốn đối với những hộ sản xuất này hoàn toàn chính đáng rất cần thiết trong quá trình mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Đây chính là các khách hàng mà tín dụng ngân hàng cần phải quan tâm coi là đối tượng chủ yếu quan trọng cần tập trung đồng vốn đầu tư vào đây sẽ được sử dụng đúng mục đích, sẽ có khả năng sinh lời, hơn thế nữa lại có thể hạn chế tối đa tình trạng nợ quá hạn. Đây cũng là một trong những mục đích mà ngân hàng cần thay đổi thông qua công cụ lãi suất tín dụng, thuế… Nhà nước Ngân hàng có khả năng kiểm soát điều tiết hoạt động của các hộ sản xuất bằng đầng tiền, bằng chính sách tài chính ở tầm vĩ mô. + Loại thứ hai là: Các hộ có sức lao động làm việc cần mẫn nhưng trong tay họ không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, tiền vốn hoặc chưa có môi trường kinh doanh. Loại hộ này chiếm số đông trong xã hội do đó việc tăng cường đầu tư tín dụng để các hộ này mua sắm tư liệu sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng để phát huy mọi năng lực sản xuất nông thôn trong lính vực sản xuất nông nghiệp. Việc cho vay vốn không những giúp cho các hộ này có khả năng tự lao động sản xuất tạo sản phẩm tiêu dùng 8 của chính mình mà còn góp phần giúp các hộ này có khả năng tự chủ sản xuất. Mặt khác, bằng các hoạt động đầu tư tín dụng, tín dụng ngân hàng có thể giúp các hộ sản xuất này làm quen với nền sản xuất hàng hoá, với chế độ hạch toán kinh tế để các hộ thích nghi với cơ chế thị trường, từng bước đi tự sản xuất hàng hoá, tự tiêu dùng (tự cung tự cấp) đến sản xuất sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường. + Loại thứ 3 là: Các hộ không có sức lao động, không tích cực lao động, không biết tính toán làm ăn gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, gặp tai nạn ốm đau những hộ gia đình chính sách,… đang còn tồn tại trong xã hội. Thêm vào đó quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hoá cùng với sự phá sản của các nhà sản xuất kinh doanh kém cỏi đã góp thêm vào đội ngũ dư thừa. Phương pháp giải quyết các hộ này là nhờ vào sự cứu trợ nhân đạo hoặc quỹ trợ cấp thất nghiệp, trách nhiệm lương tâm cộng đồng, không chỉ giới hạn về vật chất sinh hoạt mà còn giúp họ về phương tiện kỹ thuật đào tạo tay nghề vươn lên làm chủ cuộc sống, khuyến khích người có sức lao động phải sống bằng kết quả lao động của chính bản thân mình. Về bản chất người nông dân, họ rất yêu quê hương đồng ruộng. Sinh hoạt của họ gắn liền với cây trồng, mảnh ruộng, họ không muốn rời quê hương nếu không vì sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà, hay vì hoàn cảnh khó khăn bắt buộc. Chính sách ổn định về cư trú của người nông dân với đồng ruộng là một trong những điều kiện hết sức quan trọng tạo thuận lợi cả về mặt quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ tín dụng với ngân hàng . 1.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ. Theo khái niệm hộ sản xuất thì hộ sản xuất kinh doanh trong nhiều ngành nghề (Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp - dịch vụ tiểu thủ công nghiệp). Nhưng hiện nay phần lớn là hoạt động trong ngành nông nghiệp - thuần nông. Trong tổng số lao động của ngành sản xuất vật chất thì riêng ngành nông nghiệp đã chiếm tới 80%. Trong số những người lao động nông nghiệp chỉ có 1,5 % thuộc thành phần kinh tế quốc doanh 9 còn 98,5% còn lại là người lao động trong lực lượng hộ sản xuất (chủ yếu là hộ gia đình). Kinh tế hộ gia đình được hiểu là kinh tế của một tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính chất gia đình (truyền thống). Trong các hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, kinh tế gia đình hiện nay đã đang trở thành chủ thể kinh tế phổ biến trong khái niệm trên. Một đặc điểm nữa của kinh tế hộ sản xuất là việc tiến hành sản xuất kinh doanh đa năng, vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi làm nghề phụ. Sự đa dạng ngành nghề sản xuất ở một góc độ nào đó là sự hỗ trợ cần thiết để kinh tế hộ sản xuấthiêụ quả. 1.1.3. Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế 1.1.3.1. Kinh tế hộ sản xuất với vấn đề việc làm sử dụng tài nguyên ở nông thôn. Việc làm hiện nay là một vấn đề cấp bách với nông thôn nói riêng với cả nước nói chung. Đặc biệt nước ta có tới trên 75% dân sống ở nông thôn. Nếu chỉ trông chờ vào khu vực kinh tế quốc doanh, Nhà nước hoặc sự thu hút lao động ở các thành phố lớn thì khả năng giải quyết việc làm ở nước ta còn rất hạn chế. Lao động là nguồn lực dồi dào nhất ở nước ta, là yếu tố năng động là động lực của nền kinh tế quốc dân nhưng việc khai thác sử dụng nguồn nhân lực vẫn đang ở mức thấp. Hiện nay ở nước ta còn khoảng 10 triệu lao động chưa được sử dụng, chiếm khoảng 25% lao động chỉ có 40% quỹ thời gian của người lao động ở nông thôn là được sử dụng. Còn các yếu tố sản xuất chỉ mang lại hiệu quả thấp do có sự mất cân đối giữa lao động, đất đai việc làm ở nông thôn. Kinh tế hộ sản xuất có ưu thế là mức đầu tư cho một lao động thấp, đặc biệt là trong nông nghiệp, kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy: 10

Ngày đăng: 19/07/2013, 14:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết cấu nguồn vốn huy động 2007-2009 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN  NÔNG THÔN ĐẠI HỢP
Bảng 1 Kết cấu nguồn vốn huy động 2007-2009 (Trang 31)
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn - NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN  NÔNG THÔN ĐẠI HỢP
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn (Trang 32)
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ - NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN  NÔNG THÔN ĐẠI HỢP
Bảng 4 Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ (Trang 33)
Bảng 6: Tình hình thu nhập chi phí, lợi nhuận của chi nhánh Đại Hợp - NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN  NÔNG THÔN ĐẠI HỢP
Bảng 6 Tình hình thu nhập chi phí, lợi nhuận của chi nhánh Đại Hợp (Trang 34)
BẢNG 7: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN  NÔNG THÔN ĐẠI HỢP
BẢNG 7 CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 35)
.BẢNG 8: DƯ NỢ BÌNH QUÂN CHO VAY HỘ SẢN XUẤT - NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN  NÔNG THÔN ĐẠI HỢP
BẢNG 8 DƯ NỢ BÌNH QUÂN CHO VAY HỘ SẢN XUẤT (Trang 36)
BẢNG 10 :CƠ CẤU DƯ NỢ HỘ SX THEO THỜI GIAN CỦA NHNo ĐẠI HỢP - NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN  NÔNG THÔN ĐẠI HỢP
BẢNG 10 CƠ CẤU DƯ NỢ HỘ SX THEO THỜI GIAN CỦA NHNo ĐẠI HỢP (Trang 38)
BẢNG 1 3: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT - NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN  NÔNG THÔN ĐẠI HỢP
BẢNG 1 3: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w