Trong những năm qua cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực hiện nền kinh tế mở cửa, hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới. Sự phát triển của doanh nghiệp khẳng định vị trí, vai trò rất quan trọng tạo nên sự thành công, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TR NG I H C TH NG LONGƯỜ ĐẠ Ọ Ă BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Đơn vị thực tập: Chi nhánh Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp - Xí nghiệp xây lắp 3 Sinh viên : Đỗ Thị Ngân Mã Sinh viên : A12039 Lớp : QA20D4 Khoa : Quản lý H Nà ộ i, ng y 10 th¸ng 2 nà ă m 2010 LỜI MỞ ĐẦU Báo cáo thực tập tổng hợp Trýờng Ðại học Thãng Long Trong những năm qua cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực hiện nền kinh tế mở cửa, hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới. Sự phát triển của doanh nghiệp khẳng định vị trí, vai trò rất quan trọng tạo nên sự thành công, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Trong đó xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất trang bị tài sản cố định, năng lực sản xuất cho các ngành khác về phương thức tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ và yêu cầu quản lý. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý trong đó kế toán là một công cụ quản lý quan trọng. Kế toán là một công cụ quản lý giúp các nhà quản trị có những quyết định đúng đắn để đề ra các chiến lược kinh doanh. Có thể nói công tác kế toán có vai trò tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Nhận thức rõ điều đó, khoa Quản lý Trường Đại học Thăng Long thường xuyên tổ chức các đợt thực tập thực tế ở các đơn vị cho sinh viên với phương châm: “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn” đã giúp cho sinh viên chúng em có thể cọ xát, làm quen với thực tế, ứng dụng một cách linh hoạt, hợp lý các kiến thức lý thuyết đã được học trong nhà trường vào đời sống, đồng thời có một cái nhìn chân thực, sâu sắc về công tác kế toán. Bằng kiến thức được trang bị trong trường Đại học kết hợp với quá trình thực tập tìm hiểu thực tế tại chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp-xí nghiệp xây lắp 3, em đã phần nào tiếp cận được với thực tiễn tổ chức sản xuất kinh doanh, nắm bắt được các mối quan hệ kinh tế, các sự kiện và nghiệp vụ nảy sinh trong Xí nghiệp. Mặt khác nó cũng giúp em thấy được những nhiệm vụ mà một nhân viên kế toán đảm nhận, phục vụ đắc lực cho công việc sau này khi ra trường của sinh viên chúng em. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, các anh chị phòng tài chính-kế toán nói riêng và toàn xí nghiệp nói chung thuộc chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp-xí nghiệp xây lắp 3, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập với nội dung cơ bản gồm 3 phần: Phần I : Giới thiệu chung về chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp- xí nghiệp xây lắp 3 Phần II : Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Phần III: Một số nhận xét và kết luận PHẦN I 2 Đỗ Thị Ngân _ A12039 Lớp QA 20d4 Báo cáo thực tập tổng hợp Trýờng Ðại học Thãng Long GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP – XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 3 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP – XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 3 1.1.1 Tên và địa chỉ của Xí nghiệp Theo Biên bản họp hội đồng quản trị công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp phiên thứ 3 ngày 12/04/2006 tại số 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội quyết định đổi tên xí nghiệp xây lắp 3 thành Chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp – xí nghiệp xây lắp 3. Trụ sở: Phường Phố Cò, Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên Số điện thoại: 0280 862 097 Fax: 0280 862 860 Chi nhánh công ty cổ phần và sản xuất công nghiệp(CN CTCP Xây lắp & SXCN) – xí nghiệp xây lắp 3 là doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo luật doanh nghiệp. 1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của chi nhánh công ty cổ phần và sản xuất công nghiệp – xí nghiệp xây lắp 3 Với 41 năm hoạt động, xí nghiệp đã góp phần lớn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. - Thành lập vào 12/1969 với tên gọi là công trường xây lắp 3 thuộc công ty xây lắp cơ khí. Trụ sở tại phường Phố Cò, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Năm 1982 đổi tên thành Xí nghiệp xây lắp 3 thuộc công ty xây lắp 3. Đồng thời chuyển trụ sở tại phường Mỏ Chè, thị xã Sông Công, Thái Nguyên. - Năm 1990 Xí nghiệp Xây lắp 3 thuộc công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp. - Tháng 4 năm 2006 theo quyết định số 07-QĐTCND ngày 03/04/2006 của hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây lắp và sản xuất công nghiệp quyết định thành lập lại và đổi tên Xí nghiệp xây lắp 3 thành Chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp. Với những nỗ lực của toàn thể xí nghiệp đã đạt được những thành tích đáng khích lệ: 3 Đỗ Thị Ngân _ A12039 Lớp QA 20d4 Báo cáo thực tập tổng hợp Trýờng Ðại học Thãng Long + Năm 1997, 1980 đón huân chương lao động hạng III + Tháng 9 năm 2007 đón huân chương lao động hạng II + Đạt huân chương Vàng chất lượng cao và nhiều công trình của chính phủ. 1.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 3 - Thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ do công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp giao. - Xây lắp các công trình xây dựng cơ bản do công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp giao thực hiện và công trình mà xí nghiệp trúng thầu. Ngành nghề kinh doanh của xí nghiệp xây lắp 3 Chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp - xí nghiệp xây lắp 3 đã có bề dày lịch sử 41 năm thực hiện công tác: Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng đến nhóm A, các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu công nghiệp và khu dân cư, công trình giao thông đường bộ, cầu cảng, thuỷ lợi. Xây dựng các công trình văn hoá thể thao. Thi công các công trình cấp thoát nước. Xây lắp đường dây và trạm biến áp, công trình điện đến 35KV. Lắp đặt thiết bị công nghệ, điện nước, đo lường, phòng chống cháy. Mộc, nề, bê tông cốt thép, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn vật liệu xây dựng, gia công cơ khí. Sản xuất kết cấu thép, nhà tiền chế, thiết bị phi tiêu chuẩn, tấm lợp kim loại và phụ kiện, sản xuất các loại vật liệu xây dựng, các sản phẩm bê tông. 1.3 HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 3 Theo đặc thù hoạt động là xây lắp và sản xuất công nghiệp xí nghiệp tổ chức hoạt động theo phương thức là giao khoán công việc cho các tổ, đội sản xuất. Định kỳ xí nghiệp sẽ có sự kiểm tra để sao cho công việc hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng công trình được đảm bảo. 4 Đỗ Thị Ngân _ A12039 Lớp QA 20d4 Phòng tổ chứcHành chính Giám đốc Phó giám đốcKinh doanh Phó giám đốcTài chính Phó giám đốcKỹ thuật Phòng kế toánTài chính Phòng kế hoạch thống kê Phòng kỹ thuật an toàn & chất lượngHành chính Độixâylắp số 1 Độixâylắp số 9 Độixâylắp số 8 Độixâylắp số 7 Độixâylắp số 6Độixâylắp số 5Độixâylắp số 3 Độixâylắp số 2 Báo cáo thực tập tổng hợp Trýờng Ðại học Thãng Long Tại xí nghiệp hiện nay đang có 8 đội xây lắp gồm: đội xây lắp số 1, số 2, số 3, số 5, số 6, số 7, số 8, số 9. Mỗi đội sẽ được phân công xây lắp tại các công trình xí nghiệp trúng thầu. Mỗi đội có một đội trưởng phụ trách quản lý chung đội, có nhiệm vụ phân công công tác cho các đội viên, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ hoạt động của đội mình. Đội trưởng có trách nhiệm tìm thêm lao động phù hợp với khối lượng công việc được giao tại các địa bàn hoạt động. Đội trưởng của các đội xây lắp là: Đội xây lắp số 1: Ông Lại Đức Huy Đội xây lắp số 2: Ông Nguyễn Anh Minh Đội xây lắp số 3: Ông Nguyễn Xuân An Đội xây lắp số 5: Ông Vũ Chí Linh Đội xây lắp số 6: Ông Lại Quang Tuấn Đội xây lắp số 7: Ông Lê Tiến Lực Đội xây lắp số 8: Ông Vũ Trọng An Đội xây lắp số 9: Ông Lâm Văn Học Các đội viên có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao. Hưởng lương theo hình thức lương khoán hoặc theo sản phẩm tuỳ vào khối lượng công trình. Tại công trình các đội xây lắp chịu sự quản lý giám sát của các phòng ban như: phòng kế hoạch theo dõi tiến độ công việc hoàn thành, phòng kỹ thuật an toàn và chất lượng quản lý về chất lượng công trình các chỉ số kỹ thuật của công trình, phòng kế toán tài chính quản lý đội về vấn đề tài chính liên quan đến đội, phòng tổ chức hành chính quản lý đội về số lượng lao động, tiền lương, các phong trào, hoạt động công đoàn cho công nhân, lao động… 1.4 CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP III Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức một cách gọn nhẹ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới. Với đặc điểm của một doanh nghiệp xây lắp các hoạt động sản xuất diễn ra tại các công trình chứ không phải tại xí nghiệp nên hình thức tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng là phù hợp nhất đối với đơn vị. Ta có thể hình dung cơ cấu bộ máy quản lý của xí nghiệp qua sơ đồ sau: 5 Đỗ Thị Ngân _ A12039 Lớp QA 20d4 Báo cáo thực tập tổng hợp Trýờng Ðại học Thãng Long Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp xây lắp 3. 1.5 CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN TRONG XÍ NGHIỆP Giám đốc xí nghiệp điều hành trực tiếp các tổ đội sản xuất tham khảo ý kiến của các phó giám đốc và các phòng ban để ra quyết định quản lý một cách hiệu quả nhất. Phó giám đốc tài chính: phụ trách mảng tài chính tham gia tham mưu cho giám đốc điều hành các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách mảng thị trường, vấn đề tiêu thụ thành phẩm. 6 Đỗ Thị Ngân _ A12039 Lớp QA 20d4 Báo cáo thực tập tổng hợp Trýờng Ðại học Thãng Long Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách các vấn đề về công nghệ sản xuất, xây lắp sản phẩm. Đưa công nghệ mới phù hợp với từng công trình xây lắp. Phòng tổ chức hành chính: trên cơ sở kế hoạch kinh doanh và kế hoạch phục vụ hàng năm, phòng tham mưu cho giám đốc trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy, mạng lưới cán bộ, lao động tiền lương, đề xuất việc tiếp nhận quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, khen thưởng, kỷ luật… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời tôt chức và thực hiện các phong trào văn hoá văn nghệ, các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo… phục vụ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Phòng có trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự trong công ty, bên cạnh đó phòng còn thực hiện công tác văn thư, thanh tra. Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo hoạt động của phòng. Phòng kế toán tài chính: + Tổ chức kế toán, quản lý và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: doanh thu,chi phí, thu nộp ngân sách, lợi nhuận, công nợ, vật tư hàng hoá, các loại vốn bằng tiền, vốn cố định, vốn lưu động khác… tại doanh nghiệp. Trực tiếp giữ quỹ tiền mặt văn phòng. + Tổ chức kiểm kê, quyết toán sản xuất kinh doanh, quyết toán thuế, quyết toán vốn cố định, lưu động, đầu tư xây dựng cơ bản. + Tổ chức huy động vốn, quản lý vốn theo quy định của Nhà nước và của công ty. Nghiên cứu và đề xuất quy chế khoán và các chế độ chi phí. + Trực tiếp mua, quản lý hoá đơn tài chính, hướng dẫn sử dụng và kiểm tra các đơn vị trực thuộc. + Thực hiện đúng pháp lệnh kế toán và thống kê hiện hành của nhà nước, Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo hoạt động của phòng. Phòng kế hoạch thống kê: Cùng sự khan hiếm của vật tư trong thời kỳ hiện nay, phòng đưa ra kế hoạch chặt chẽ cho việc quản lý và sử dụng vật tư một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Phòng kỹ thuật an toàn và chất lượng: Quản lý vấn đề an toàn lao động cho công nhân viên khi thực hiện hoàn thành công việc. Đồng thời phòng này còn phụ trách về mảng chất lượng sản phẩm sản xuất của xí nghiệp để làm sao đưa ra uy tín của xí nghiệp trong việc sản phẩm đảm bảo chất lượng tới các chủ đầu tư. 7 Đỗ Thị Ngân _ A12039 Lớp QA 20d4 Kế toán trưởng Tổ kế toán Tổ thống kê Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Tổ theo dõiđội xây lắpsố 1Tổ theo dõiđội xây lắpsố 2 Tổ theo dõiđội xây lắpsố 3Tổ theo dõiđội xây lắpsố 5Tổ theo dõiđội xây lắpsố 6Tổ theo dõiđội xây lắpsố 7Tổ theo dõiđội xây lắpsố 8Tổ theo dõiđội xây lắpsố 9 Báo cáo thực tập tổng hợp Trýờng Ðại học Thãng Long Tất cả các phòng chức năng đều có sự liên hệ với nhau để trợ giúp Giám đốc ra quyết định đúng đắn nhất. Các tổ đội xây lắp: trực tiếp sản xuất xây lắp. 1.6 MỘT SỐ NÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 3. 1.6.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp xây lắp 3 Do đặc điểm về quy mô và phạm vi hoạt động của xí nghiệp nên toàn bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này tại các công trình có các tổ theo dõi thống kê như tổ theo dõi thống kê tại Hà Tĩnh, tại Hà Giang, tại Sơn La… thu thập số liệu sau đó gửi các số liệu đó về phòng kế toán tại chi nhánh để phân tích và hạch toán. Đến định kỳ kế toán làm báo cáo về xí nghiệp mình cho đơn vị cấp trên. Tổ chức phòng kế toán thống kê bao gồm 2 bộ phận: kế toán và thống kê. Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp xây lắp 3. Ta có thể nêu ngắn gọn chức năng của các bộ phận kế toán tại xí nghiệp xây lắp 3 như sau: 1/ Kế toán trưởng: 8 Đỗ Thị Ngân _ A12039 Lớp QA 20d4 Báo cáo thực tập tổng hợp Trýờng Ðại học Thãng Long Phụ trách chung về tài chính theo chức năng đã được quy định, sắp xếp bộ máy kế toán của xí nghiệp. Tham gia công tác xây dựng kế hoạch và điều hành kế hoạch, tham mưu cho giám đốc các thông tin cũng như các biện pháp tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán trưởng điều hành cả phòng kế toán và phòng thống kê. Chủ trì và phối hợp cùng các phòng quản lý vốn tài sản. 2/ Tổ thống kê: Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê thực hiện kế hoạch công việc sản xuất toàn xí nghiệp về: khối lượng công việc hoàn thành, chất lượng công việc hoàn thành, nguyên vật liệu nhập-xuất kho… Tham gia và cung cấp số liệu cho công tác điều tra thống kê theo sự chỉ đạo của Giám đốc công ty. Cung cấp thông tin, chứng từ một cách đầy đủ,chính xác cho tổ kế toán thực hiện công tác hạch toán. 3/ Các tổ theo dõi thống kê xây lắp Đóng tại các công trình xây lắp thu thập số liệu về khối lượng công trình hoàn thành, sự tăng giảm nguyên vật liệu… cung cấp cho phòng thống kê tổng hợp. 4/ Tổ kế toán - tài chính Phụ trách công tác kế toán cùng kế toán trưởng. Có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn kế toán viên trong phòng, chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ hạch toán kế toán và báo cáo kế toán thống kê. Chỉ đạo thực hiện chế độ chứng từ, hệ thống tài khoản,sổ sách và biểu mẫu báo cáo kế toán thống kê trong phạm vi toàn xí nghiệp. Thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác. 5/ Kế toán ngân hàng Hạch toán nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu, định kỳ lập và gửi báo cáo nhập xuất tồn kho vật tư. Theo dõi và hạch toán sự tăng giảm tài sản cố định, khấu hao và phân bổ khấu hao tại xí nghiệp Theo dõi tình hình tăng giảm vốn bằng tiền. 9 Đỗ Thị Ngân _ A12039 Lớp QA 20d4 Báo cáo thực tập tổng hợp Trýờng Ðại học Thãng Long 6/ Kế toán thanh toán Phụ trách mảng công nợ, khoản phải thu và các khoản phải trả. 7/ Thủ quỹ Theo dõi lương và các khoản trích theo lương, công nợ nội bộ. Hàng tháng cùng các phòng chức năng, trên cơ sở khối lượng xây lắp hoàn thành và đơn giá tiền lương , xác định quỹ lương được hưởng của từng công trình. Phân bổ quỹ lương cho các bộ phận trong xí nghiệp. Theo dõi tình hình thu chi trong toàn xí nghiệp, xác định các khoản phải thu phải trả của cán bộ trong toàn xí nghiệp. 8/ Kế toán tổng hợp Tham gia kiểm tra số liệu báo cáo của các tổ đội thống kê. Trên cơ sở giá thị trường của nguyên vật liệu và của một số mặt hàng có liên quan đến quá trình xây lắp các công trình tham gia xác định giá dự toán. Mở sổ tổng hợp và biểu mẫu kế toán: lập sổ cái, bảng cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản, lập bảng dự toán giá thành sản phẩm, lập bảng dự toán giá thành sản phẩm, lập báo cáo tiền lương và thu nhập, BHXH, BHYT… Lưu trữ báo cáo quyết toán của các công trình. 1.6.2 Hình thức hạch toán áp dụng tại xí nghiệp */ Với quy mô xí nghiệp là doanh nghiệp nhỏ, hệ thống sổ sách đơn giản, dễ phân công lao động xí nghiệp đã áp dụng hình thức Nhật Ký Chung để dễ dàng cho quản lý và công tác kế toán tại xí nghiệp. 10 Đỗ Thị Ngân _ A12039 Lớp QA 20d4